BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v về việc vướng mắc hoàn thuế | Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
1. Về việc xác minh tình trạng cá nhân ông Nguyễn Hoàng Long không còn nợ thuế quá hạn, tiền chậm nộp theo hướng dẫn tại Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính:
khoản 11, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì không phát sinh trường hợp nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của cá nhân. Vì vậy, vướng mắc nêu tại điểm 1 công văn số 4491/HQHCM-TXNK dẫn trên của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh thực tế không xảy ra.
- Về việc lưu dữ liệu tờ khai phi mậu dịch trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung: khi thực hiện thu thuế của loại hình phi mậu dịch, nếu đơn vị thực hiện cập nhật dữ liệu về việc thu nộp thuế của tờ khai vào Hệ thống thì thông tin thu nộp thuế của tờ khai đó sẽ được lưu trên Hệ thống. Đề nghị Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh thực hiện cập nhật dữ liệu theo đúng quy định.
dẫn tại khoản 3, mục B, phần II Thông tư 32/2006/TT-BTC ngày 10/4/2006 của Bộ Tài chính (nay là Điều 21 Thông tư 212/2014/TT-BTC ngày 31/12/2014 thay thế Thông tư 32/2006/TT-BTC). Theo đó, căn cứ để hạch toán bút toán hoàn thuế phi mậu dịch là quyết định hoàn thuế.
sổ không liên quan tờ khai /1. Nhập chứng từ ghi sổ hạch toán kép để cập nhật thông tin vào hệ thống.
Căn cứ quy định tại Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ và Điều 26 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính về xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa, trường hợp hủy tờ khai thì thực hiện hoàn trả tất cả các loại thuế thuộc tờ khai đó theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa.
: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Hướng dẫn
Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
Điều 29. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa.1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật quản lý thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp Luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân.
2. Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo các cách sau:
a) Bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
b) Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
c) Hoàn trả kiêm bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa nếu người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các loại thuế khác hoặc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
3. Người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được cơ quan quản lý thuế trực tiếp quản lý giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Bộ Luật Dân sự và Khoản 2 Điều này.
4. Bộ Tài chính quy định thủ tục bù trừ, thứ tự thanh toán bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nêu tại Khoản 2 Điều này.
5. Tổ chức chi trả thu nhập tiền lương, tiền công được cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp, trả cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thực hiện Khoản này.
Hướng dẫn
1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ tài khoản tiền gửi (trước là tài khoản tạm thu), cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định.
Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của...". đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn với số tiền thuế nợ hoặc tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ.
c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ.
d) Trường hợp sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm a khoản này.
2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ ngân sách:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quan hải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì trong giấy đề nghị hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của quyết định hoàn thuế đề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
- Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước.
- Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế (chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử) cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để theo dõi, quản lý.
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản phải nộp thì phải lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số 05/ĐNHT kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp, gửi cơ quan hải quan nơi hoàn trả để xem xét giải quyết. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác định số thuế được bù trừ có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại hạch toán theo quy định.
Khi bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định.
Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan được trừ thuế (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của...". đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ quan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
b.2) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
c) Kho bạc Nhà nước sau khi thực hiện hoàn trả thuế gửi một (01) bản chứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế/hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý.
3. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác, nhưng không đề nghị bù trừ số còn phải nộp thì cơ quan hải quan tạm dừng việc hoàn trả và yêu cầu người nộp phải thực hiện nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước hoặc phải có đề nghị bù trừ tiền thuế được hoàn cho số thuế còn phải nộp. Hết thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan hải quan, nếu người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi cơ quan hải quan), thì cơ quan hải quan lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp hoàn trả để thực hiện bù trừ. đồng thời, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại Điều này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không hoàn thuế giá trị gia tăng).
Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan trong năm ngân sách mà người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan phát hiện thì thực hiện điều chỉnh theo mẫu số C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính), đồng thời người nộp thuế nộp bản chính giấy nộp tiền, cơ quan hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên mặt trước bản chính của giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước số tiền thuế giá trị gia tăng đã điều chỉnh sang khoản thuế khác chuyển Kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Các trường hợp thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa khác cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định.
Hướng dẫn
Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế:
...
11. Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 42. Thời hạn nộp thuế
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:
a) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thời hạn nộp thuế tối đa là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế. nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt.
- Tuân thủ pháp luật về kế toán, thống kê.
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên hoặc không được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì phải nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
c) Hàng hóa không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế theo quy định tại Điều 106 của Luật này. Thời hạn bảo lãnh tối đa là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
d) Các trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.”
Hướng dẫn
...
B. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
...
3. Phương pháp kế toán
3.1. Kế toán thuế chuyên thu
3.1.1. Kế toán thu thuế
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc về số tiền thuế đã nộp Ngân sách trong các trường hợp Kho bạc trực tiếp thu tiền thuế tại Hải quan:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp đối tượng nộp thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp đối tượng nộp thuế bằng séc chuyển khoản hoặc Kho bạc trực tiếp thu tiền theo thông báo nhưng chưa báo Có cho Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp đối tượng nộp thuế phi mậu dịch bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp đối tượng nộp thuế tiểu ngạch, phi mậu dịch bằng séc hoặc Kho bạc trực tiếp thu tiền nhưng chưa báo Có, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp Hải quan nộp tiền thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc và nhận được báo Có ngay của Kho bạc:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(8) Trường hợp Hải quan nộp tiền thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(9) Khi Kho bạc gửi giấy báo cáo Có cho Hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách:
(9a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(9b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(10) Khi Hải quan hoặc Kho bạc thu thuế tiểu ngạch và phi mậu dịch bằng tiền mặt không nhập quỹ tiền mặt của Hải quan mà chuyển nộp ngay vào Ngân sách:
(10a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(10b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.1.2. Kế toán ghi thu tiền nộp Ngân sách
(1) Đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được Bộ Tài chính đồng ý cho thanh toán bằng ghi thu, ghi chi cho ngân sách, khi nhận được chứng từ của Bộ Tài chính xác nhận đã ghi thu, ghi chi ngân sách đối với số thuế doanh nghiệp phải nộp, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 334 – Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển số tiền đã được ghi thu ngân sách vào số thu thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 334 - Ghi thu ngân sách (TK CT tương ứng)
3.1.3. Kế toán số nộp ngân sách chuyển đến khấu trừ
(1) Khi Hải quan nhận được quyết định hoàn thuế của đơn vị Hải quan khác và các tài liệu liên quan về số thuế đối tượng đã nộp Ngân sách được chuyển đến khấu trừ cho số thuế phải nộp của đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số thuế khấu trừ cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3551)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển vào số thu thuế theo số thuế chuyển đến khấu trừ, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3551)
3.1.4. Kế toán ra quyết định hoàn thuế
(1) Khi Hải quan có quyết định miễn giảm thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp đối tượng đã nộp thuế, khi Hải quan có quyết định hoàn thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số thuế phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm thuế khi có quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.1.5. Kế toán khấu trừ tại chỗ số thuế được hoàn
Trường hợp đối tượng được khấu trừ tại chỗ số thuế được hoàn cho số thuế phải nộp theo các thông báo thuế khác, phản ánh số thuế đối tượng được khấu trừ tại chỗ, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.1.6. Kế toán chuyển đi khấu trừ số thuế được hoàn
(1) Trường hợp đối tượng được chuyển đi khấu trừ số thuế được hoàn cho số thuế phải nộp tại cơ quan Hải quan khác, khi Hải quan làm thủ tục xác nhận số thuế đối tượng đã nộp ngân sách được chuyển đi khấu trừ, căn cứ số thuế đã được xác nhận chuyển đi khấu trừ, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3541)
(2) Đồng thời kết chuyển phản ánh tăng số thuế đã thu nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3541)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
3.1.7. Kế toán thoái thu tiền thuế từ Ngân sách
(1) Khi nhận được chứng từ thoái thu thuế từ ngân sách đối với số thuế đối tượng được hoàn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35431)
(2) Đồng thời kết chuyển số thuế đối tượng đã được hoàn từ ngân sách, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35431)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
3.1.8. Kế toán hoàn thuế phi mậu dịch bằng tiền mặt
(1) Khi Hải quan có quyết định hoàn trả số tiền thuế phi mậu dịch của đối tượng đã nộp, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền thuế phi mậu dịch phải hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2) Khi Hải quan hoàn thuế phi mậu dịch cho đối tượng:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35441)
Có TK 111, 112
(2b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã hoàn bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35441)
3.1.9. Kế toán thoái thu thuế phi mậu dịch từ ngân sách
(1) Khi Hải quan có quyết định hoàn trả số tiền thuế phi mậu dịch của đối tượng đã nộp, căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền thuế phi mậu dịch phải hoàn, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2) Khi Hải quan nhận được chứng thoái thu thuế phi mậu dịch từ Ngân sách:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
(2b) Đồng thời kết chuyển thuế phi mậu dịch đã được thoái thu từ Ngân sách, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (35432)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
3.2. Kế toán thuế tạm thu
3.2.1. Kế toán thuế tạm thu
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp Hải quan thu thuế tạm thu bằng tiền mặt:
(2a) Căn cứ vào phiếu thu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2b) Khi Hải quan nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Khi đối tượng nộp thuế tạm thu vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, căn cứ vào báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(4) Khi đối tượng tự nộp thuế tạm thu hoặc thuế phi mậu dịch tạm thu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp Hải quan có quyết định không thu thuế tạm thu cho đối tượng:
(5a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 316 - Thuế tạm thu thanh khoản
Có TK 315 – Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển số số tiền không thu thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 316 - Thuế tạm thu thanh khoản
(6) Khi Hải quan nộp tiền từ tài khoản tạm giữ vào Ngân sách theo quyết định phải nộp vào Ngân sách thuế tạm thu:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 – Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 – Tiền gửi Kho bạc (1124)
(6b) Đồng thời kết chuyển số thuế tạm thu thu được đã nộp vào Ngân sách, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 333 – Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.2.2. Kế toán hoàn thuế tạm thu
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc về số thuế tạm thu đối tượng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp đối tượng khấu trừ tại chỗ số thuế được hoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 315 – Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp Hải quan hoàn thuế tạm thu cho đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
3.2.3. Kế toán chuyển thuế tạm thu được hoàn sang khấu trừ cho thuế chuyên thu (Trường hợp được phép)
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của Kho bạc về số thuế tạm thu đối tượng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, để điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Khi Hải quan tổng hợp tờ khai thuế chuyên thu và phát hành thông báo điều chỉnh thuế chuyên thu cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp số thuế tạm thu đượ choàn chuyển sang kkhấu trừ cho thuế chuyên thu, kết chuyển số thuế tạm thu đối tượng đã nộp được hoàn để giảm số phải nộp thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(7) Khi cơ quan Hải quan mang tiền nộp vào ngân sách để khấu trừ cho số thuế chuyên thu:
(7a) Phản ánh số tiền thuế tạm thu hoàn để khấu trừ cho số thuế chuyên thu, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách vào số thu thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.2.4. Kế toán chuyển loại hình nợ thuế
(1) Trường hợp doanh nghiệp tái xuất hàng, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Trường hợp doanh nghiệp bán hàng vào nội địa, điều chỉnh giảm số thuế tạm thu phải thu kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Phản ánh số thuế chuyên thu phải thu theo số hàng bán vào nội địa, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp có quyết định hoàn thuế, kế toán thực hiện đồng thời hai bút toán sau:
(4a) Phản ánh số thuế tạm thu đã thu phải hoàn theo quyết định hoàn thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
(4b) Điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm theo quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(5) Kết chuyển số thuế tạm thu đối tượng đã nộp để giảm số phải nộp thuế chuyên thu, ghi:
Nợ TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(6) Khi cơ quan Hải quan mang tiền nộp vào ngân sách:
(6a) Phản ánh số tiền thuế tạm thu hoàn lại cho đối tượng từ tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
(6b) Kết chuyển số đã nộp ngân sách vào số thu thuế, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp thoái trả doanh nghiệp số thuế tạm thu còn lại, ghi:
Nợ TK 3335 - Thuế tự vệ, chống bán phá giá
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
3.2.5. Kế toán thuế tạm thu nộp thừa chuyển nộp Ngân sách
(1) Khi Hải quan lập Chứng từ ghi sổ theo Tờ khai Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 715 - Số thu thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(2) Khi đối tượng nộp thuế tạm thu theo thông báo vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, căn cứ vào báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1124)
Có TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp đối tượng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Hải quan số tiền lớn hơn thông báo thu thuế tạm thu:
(3a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 315 - Phải thu về thuế tạm thu (TK CT tương ứng)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
(3b) Khi có quyết định nộp ngân sách số tiền doanh nghiệp nộp thừa so với thông báo thuế tạm thu, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3389)
Có TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
(4) Khi Hải quan chuyển tiền thuế tạm thu nộp thừa vào Ngân sách:
(4a) Căn cứ vào giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có 112 - Tiền gửi Kho bạc (TK 1124)
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã nộp Ngân sách, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.3. Kế toán tiền truy thu thuế
3.3.1. Kế toán truy thu thuế
(1) Khi Hải quan quyết định truy thu thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc về số tiền truy thu thuế đã nộp Ngân sách trong các trường hợp Kho bạc trực tiếp thu tiền thuế tại Hải quan:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(3) Trường hợp đối tượng nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp đối tượng nộp tiền truy thu thuế bằng séc chuyển khoản hoặc Kho bạc trực tiếp thu tiền theo thông báo nhưng chưa báo Có cho Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp Hải quan nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc và nhận được báo Có ngay của Kho bạc:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(5b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp Hải quan nộp tiền truy thu thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(7) Khi Kho bạc gửi giấy báo cáo Có cho Hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp Ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.3.2. Kế toán ra quyết định hoàn tiền truy thu thuế
(1) Khi Hải quan có quyết định miễn giảm tiền truy thu thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
(2) Khi Hải quan có quyết định hoàn tiền truy thu thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số thuế phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 716 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT TƯ)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm số thu truy thu thuế khi có quyết định hoàn thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 717 - Số thu truy thu thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.4. Kế toán tiền phạt chậm nộp thuế
3.4.1. Kế toán thu phạt chậm nộp thuế
(1) Khi Hải quan phát hành Quyết định phạt chậm nộp thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
(2) Khi nhận được báo Có của của Kho bạc về số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng đã trực tiếp nộp vào Ngân sách:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời kết chuyển số tiền phạt nộp chậm thuế đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (33371)
(3) Trường hợp đối tượng nộp phạt chậm nộp thuế bằng tiền mặt, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(4) Trường hợp đối tượng nộp tiền phạt chậm nộp thuế bằng séc, hoặc Kho bạc thu tiền nhưng chưa báo có cho Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(5) Trường hợp Hải quan nộp tiền phạt chậm nộp thuế bằng tiền mặt đã thu vào Kho bạc và nhận được báo Có ngay của Kho bạc:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111 - Tiền mặt
(5b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp Hải quan nộp tiền phạt chậm nộp thuế bằng tiền mặt thu được vào Kho bạc nhưng chưa nhận được báo Có của Kho bạc, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có TK 111 - Tiền mặt
(7) Khi Kho bạc gửi giấy báo cáo Có cho Hải quan về số tiền mặt, tiền séc đã nộp ngân sách:
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (33371)
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
(7b) Đồng thời kết chuyển số đã nộp ngân sách theo số tiền Kho bạc báo Có, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với Ngân sách (TK CT tương ứng)
3.4.2. Kế toán số đã nộp ngân sách chuyển đến khấu trừ vào số tiền phạt chậm nộp thuế
Khi Hải quan nhận được xác nhận và các tài liệu liên quan khác về số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng đã nộp ngân sách chuyển đến khấu trừ cho số tiền phạt chậm nộp thuế phải nộp:
(1) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3552)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
(2) Đồng thời kết chuyển giảm số tiền phạt chậm nộp thuế theo số tiền chuyển đến khấu trừ, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 355 - Số chuyển đến khấu trừ (3552)
3.4.3. Kế toán ra quyết định hoàn tiền phạt chậm nộp thuế
(1) Khi Hải quan có quyết định điều chỉnh giảm số thu tiền phạt chậm nộp thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
(2) Khi Hải quan có quyết định hoàn số tiền phạt chậm nộp thuế đã nộp ngân sách cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế:
(2a) Phản ánh số tiền phạt chậm nộp thuế đã thu phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác
(TK CT tương ứng)
(2b) Đồng thời điều chỉnh lại quyết định điều chỉnh giảm số thu phạt chậm nộp thuế, kế toán ghi bút toán đỏ:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7191)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.4.4. Kế toán khấu trừ tại chỗ tiền phạt chậm nộp thuế được hoàn
Khi Hải quan có quyết định khấu trừ tại chỗ số tiền phạt chậm nộp thuế cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, phản ánh giảm số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng phải nộp theo thông báo lần sau, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
3.4.5. Kế toán chuyển đi khấu trừ số tiền phạt chậm nộp thuế được hoàn
Trường hợp đối tượng được chuyển đi khấu trừ số tiền phạt chậm nộp thuế được hoàn cho số tiền phạt chậm nộp thuế phải nộp tại cơ quan Hải quan khác:
(1) Khi Hải quan làm thủ tục xác nhận số tiền phạt chậm nộp thuế đối tượng đã nộp ngân sách được chuyển đi khấu trừ, căn cứ số tiền phạt chậm nộp thuế đã được xác nhận chuyển đi, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3542)
(2) Đồng thời kết chuyển số tiền phạt đã chuyển đi khấu trừ, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3542)
Có TK 719 - Số thu phạt (7191)
3.5. Kế toán thu phí, lệ phí và thu khác
3.5.1. Kế toán thu phí, lệ phí hải quan
(1) Trường hợp kê khai hải quan điện tử, sau khi xác định số phí, lệ phí hải quan đối tượng phải nộp, ghi:
Nợ TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp phí, lệ phí (TK CT tương ứng)
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(2) Khi đối tượng nộp tiền phí, lệ phí hải quan bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp lệ phí (TK CT tương ứng)
(3) Khi đối tượng trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121)
Có TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
(4) Khi nhận được báo Có về số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan đã nộp Ngân sách:
(4a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
Có TK 111, 112
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
(5) Trường hợp đối tượng trực tiếp nộp tiền phí, lệ phí hải quan vào ngân sách:
(5a) Căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
Có TK 318 - Thanh toán với đối tượng nộp lệ phí (TK CT tương ứng)
(5b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan đối tượng đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
(6) Trường hợp nhận được chứng từ về số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(6a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được trích thưởng - nếu có)
Có TK 111, 112
(6b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu từ phí, lệ phí hải quan được trích đã chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 718 - Số thu phí, lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
3.5.2. Kế toán thu tiền phạt hành chính trong lĩnh vực thuế
(1) Khi Hải quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
Có TK 719 - Số thu phạt (7192)
(2) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
Có TK 719 - Số thu phạt (7192)
(3) Hải quan nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bằng tiền mặt vào tài khoản tạm giữ, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11221)
Có TK 111 - Tiền mặt
(4) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11221)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
Có TK 719 - Số thu phạt (7192)
(5) Khi nhận được báo Có về số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nộp ngân sách:
(5a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11221)
(5b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(6) Trường hợp đối tượng trực tiếp nộp tiền phạt vào ngân sách:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, kế toán ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (3336)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3191)
(6b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt đối tượng đã nộp Ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(7) Trường hợp nhận được chứng từ về số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(7a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được trích thưởng - nếu có)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11222)
(7b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
3.5.3. Kế toán thu tiền phạt hành chính ngoài lĩnh vực thuế
(1) Khi Hải quan ra quyết định phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3192)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(2) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế bằng tiền mặt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3192)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(3) Khi Hải quan nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11222)
Có TK 111 - Tiền mặt
(4) Khi đối tượng nộp tiền phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (11222)
Có TK 319 - Thanh toán phạt vi phạm hành chính (3192)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(5) Khi Hải quan nộp tiền mặt hoặc chuyển tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
Có TK 111, 112 (11222)
(6) Khi Hải quan trực tiếp nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào Ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111, 112
(7) Trường hợp đối tượng trực tiếp nộp tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
Có TK 719 - Số thu phạt (7193)
(8) Khi Sở Tài chính thông báo số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế phải nộp ngân sách:
(8a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
(8b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế do Sở Tài chính đã nộp ngân sách, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7193)
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(9) Trường hợp Sở Tài chính thông báo số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế được trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có):
(9a) Căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số được trích thưởng - nếu có)
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3441)
(9b) Đồng thời kết chuyển số tiền thu phạt vi phạm hành chính ngoài lĩnh vực thuế đã trích chuyển sang cho đơn vị dự toán (nếu có), căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7193)
Có TK 343 – Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
3.5.4. Kế toán hoàn phí, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính
(1) Khi Hải quan thu phí, lệ phí hải quan, tiền phạt, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 718, 719
(2) Khi Hải quan nộp tiền phí, lệ phí, tiền thu phạt vào ngân sách Nhà nước:
(2a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Có TK 111, 112
(2b) Đồng thời, kết chuyến số tiền phí, lệ phí, thu phạt đã thu nộp ngân sách, ghi:
Nợ TK 718, 719
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(3) Khi có quyết định hoàn phí, lệ phí, tiền phạt vi phạm hành chính cho đối tượng, phản ánh số lệ phí phải hoàn cho đối tượng, ghi:
Nợ TK 718 - Số phí, thu lệ phí hải quan (TK CT tương ứng)
Nợ TK 719 - Số thu phạt (7192, 7193)
Có TK 336 - Phải hoàn thuế và thu khác (TK CT tương ứng)
(4) Khi Hải quan trả tiền phí, lệ phí hải quan, phạt vi phạm hành chính cho đối tượng được hoàn:
(4a) Căn cứ vào số liệu thực tế phản ánh số tiền phí, lệ phí hải quan đã hoàn làm giảm số thu, ghi:
Nợ TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3544)
Có TK 111, 112
(4b) Đồng thời kết chuyển số tiền đã hoàn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải hoàn thuế và thu khác (TK CT tương ứng)
Có TK 354 - Điều chỉnh giảm số thu (3544)
3.5.5. Kế toán tiền, ngoại tệ tạm giữ chờ xử lý
(1) Khi Hải quan thực hiện quyết định tịch thu tiền mặt, ngoại tệ, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3381)
(2) Khi nộp tiền, ngoại tệ tạm giữ chờ xử lý vào tài khoản tạm giữ của Hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1123)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Trường hợp Hải quan trả lại tiền, ngoại tệ cho đối tượng, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3381)
Có TK 111, 112 (1123)
(4) Khi Hải quan nộp tiền, ngoại tệ vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính:
(4a) Phản ánh số tiền đã chuyển, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3381)
Có TK 111, 112 (1123)
(4b) Nếu số tiền tịch thu là ngoại tệ, kế toán phản ánh đồng thời vào bên Nợ TK 005 “Giá trị tiền, hàng tịch thu chuyển sang Sở Tài chính” theo tỷ giá khi nộp ngoại tệ vào TK của Sở tài chính.
(4c) Nếu số tiền tạm giữ là tiền Việt Nam, kế toán phản ánh đồng thời số thu bán tiền, hàng tịch thu, căn cứ số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(5) Nếu số tiền tịch thu là ngoại tệ, sau khi Sở Tài chính bán ngoại tệ và có quyết định phân phối số tiền tạm giữ:
(5a) Căn cứ vào số tiền bán ngoại tệ thu được, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(5b) Đồng thời vào bên Có TK 005 “Giá trị tiền, hàng tịch thu chuyển sang Sở Tài chính” theo tỷ giá khi nộp ngoại tệ vào TK của Sở Tài chính theo số ngoại tệ, hàng hóa mà Sở Tài chính đã bán.
(6) Khi nộp Ngân sách hoặc chuyển sang đơn vị dự toán theo quyết định phân phối của Sở Tài chính:
(6a) Căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
(6b) Đồng thời kết chuyển số tiền nộp ngân sách và chuyển sang đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (Số nộp ngân sách)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số chuyển sang đơn vị dự toán - nếu có)
3.5.6. Kế toán thu bán hàng tịch thu
(1) Trường hợp Hải quan được ủy quyền bán hàng tịch thu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(2) Khi nộp tiền thu bán hàng tịch thu vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 111 - Tiền mặt
(3) Trường hợp Sở Tài chính bán hàng tịch thu, căn cứ vào số liệu thực tế của hóa đơn bán hàng của Sở Tài chính, ghi:
Nợ TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
Có TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
(4) Căn cứ vào số tiền nộp ngân sách và chuyển sang đơn vị dự toán theo quyết định phân phối của Sở Tài chính, ghi:
Nợ TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
Nợ TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
Có TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở Tài chính (3442)
(5) Đồng thời kết chuyển số tiền nộp ngân sách và chuyển sang đơn vị dự toán, ghi:
Nợ TK 720 - Số thu bán tiền, hàng tịch thu
Có TK 333 - Thanh toán thu nộp với ngân sách (TK CT tương ứng)
(Số nộp ngân sách)
Có TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán
(Số chuyển sang đơn vị dự toán - nếu có)
3.5.7. Kế toán ký quỹ của doanh nghiệp, lệ phí cà phê, lệ phí hạt tiêu
(1) Trường hợp doanh nghiệp phải ký quỹ để nộp thuế do chưa xác định được mã thuế phải nộp, trường hợp Hải quan thu hộ lệ phí cà phê, lệ phí hạt tiêu, căn cứ vào số liệu thực tế, ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1129)
Có TK 338 - Các khoản phải trả (3382, 3383)
(2) Khi Hải quan thanh toán số lệ phí cà phê, lệ phí hạt tiêu thu hộ, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3383, 3384)
Có TK 111 (1112), 112 (1129)
(3) Khi đã xác định số tiền ký quỹ lớn hơn số đối tượng phải nộp, Hải quan lập phiếu chi bằng số tiền đối tượng đã ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3382)
Có TK 111 - Tiền mặt (1112)
(4) Căn cứ vào số thuế đối tượng phải nộp, lập phiếu thu theo số tiền thuế thực thu, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)
Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng)
File gốc của Công văn 1946/TCHQ-GSQL năm 2015 vướng mắc hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Thuế - Phí - Lệ Phí
- Công văn 7330/VPCP-KGVX năm 2021 về phí xét nghiệm COVID-19 đối với những người có bệnh mãn tính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Công văn 3880/TCT-DNNCN năm 2021 về xác định số thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc do Tổng cục Thuế ban hành
- Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 4749/TCHQ-TXNK năm 2021 về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng khai báo là phân bón do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4757/TCHQ-TXNK năm 2021 về nộp thuế điện tử nhờ thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 7116/VPCP-CN năm 2021 về phản ánh của báo chí liên quan đến thu phí trên cao tốc và giá sàn vé máy bay do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 1946/TCHQ-GSQL năm 2015 vướng mắc hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 1946/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành | 2015-03-11 |
Ngày hiệu lực | 2015-03-11 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Văn bản Được hướng dẫn
- Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 212/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- Thông tư 32/2006/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành