CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN năm 2017
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2017
Kính gửi:
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 70/NQ-CP); Đồng thời tiếp tục kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước theo tinh thần nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 19/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2017 và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại phiên họp giao ban Bộ Tài chính ngày 31/8/2017; Kho bạc Nhà nước yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Sở Giao dịch KBNN (sau đây gọi tắt là KBNN tỉnh) thực hiện một số nội dung sau:
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 19/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 4494/BTC-HCSN ngày 04/4/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017, Công văn số 2547/KBNN-KSC ngày 09/6/2017 của Kho bạc Nhà nước lưu ý một số nội dung về công tác kiểm soát chi NSNN năm 2017, trong đó cần lưu ý một số nội dung cụ thể như sau:
Đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2017 chưa triển khai thực hiện hoặc chưa phê duyệt dự toán hoặc chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch tạm dừng thanh toán, đồng thời tổng hợp báo cáo về Kho bạc Nhà nước bằng văn bản trước ngày 03 hàng tháng theo Mẫu ban hành kèm theo Công văn số 2547/KBNN-KSC ngày 09/6/2017 của Kho bạc Nhà nước, để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
Thực hiện kiểm soát chi các khoản chi bằng tiền mặt theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính; hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án đăng ký nhu cầu rút tiền mặt với KBNN theo đúng quy định Công văn số 1728/KBNN-THPC ngày 28/4/2017 của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính. Kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt do đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án đề nghị không đúng đối tượng quy định được phép chi bằng tiền mặt theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính
a) Đối với việc mua xe ô tô chuyên dùng:
Trường hợp Bộ Công an đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc: Đơn vị không phải gửi đến KBNN nơi giao dịch văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính
b) Đối với việc mua sắm xe ô tô đối với các chương trình/dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn vay thương mại.
c) Về việc mua sắm tài sản nhà nước khác
Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) trang bị cho các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc phạm vi quản lý, mà các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương đó đề nghị mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thi KBNN từ chối thanh toán.
+ Việc mua sắm tài sản nhà nước, mua sắm thuốc theo phương thức tập trung phải được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị hoặc kế hoạch vốn đầu tư năm của chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 4 Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính.
Điều 4 Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính nhưng đơn vị không thực hiện việc mua sắm tập trung hoặc hợp đồng mua sắm tài sản, hợp đồng mua sắm thuốc không phù hợp với thỏa thuận khung và quy định của pháp luật.
Văn bản thỏa thuận khung đã được đơn vị mua sắm tập trung đăng tải trên trang thông tin về tài sản nhà nước của Bộ Tài chính (đối với tất cả các gói thầu mua sắm tập trung) và Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương và tỉnh (đối với các gói thầu mua sắm tập trung của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương), KBNN các tỉnh chủ động khai thác để kiểm soát chi theo quy định. Trường hợp văn bản thỏa thuận khung chưa được đơn vị mua sắm tập trung đăng tải trên các trang thông tin theo quy định, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN nơi giao dịch bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị sử dụng ngân sách và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của văn bản thỏa thuận khung này.
Thực hiện việc kiểm soát chi tiền lương đảm bảo đúng chi tiêu, biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn tại Công văn số 2547/KBNN- KSC ngày 9/6/2017 của KBNN hướng dẫn một số nội dung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước năm 2017.
Kho bạc Nhà nước tỉnh tập trung chỉ đạo các phòng, bộ phận nghiệp vụ (kiểm soát chi, kế toán) tại các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN tỉnh, thực hiện nghiêm các nội dung liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 70/NQ-CP và các nội dung hướng dẫn tại văn bản này, đảm bảo công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước được kịp thời, đúng quy định, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2017; cụ thể như sau:
KBNN các cấp thực hiện việc kiểm soát thanh toán theo đúng danh mục và mức kế hoạch vốn năm 2017 của từng dự án được cấp có thẩm quyền giao theo từng nguồn vốn (đối với nguồn vốn do Trung ương quản lý, vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho địa phương, phải phù hợp với danh mục và mức vốn được Thủ tướng Chính phủ giao tại các Quyết định số 2562/QĐ-TTg ngày 31/12/2016, Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 và Bộ Kế hoạch & Đầu tư thông báo tại Quyết định số 1989/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2016, Quyết định số 692/QĐ-BKHĐT ngày 28/4/2017) và các quyết định khác (nếu có).
Đối với dự án thuộc đối tượng tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/08/2017 của Chính phủ: KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán trong phạm vi kế hoạch vốn được giao, và theo văn bản phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, hoặc tiết kiệm tổng mức đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có).
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, đảm bảo không vượt kế hoạch vốn ODA theo từng chương trình, dự án được giao tại các Quyết định số 2562/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1989/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2017 và các Quyết định giao kế hoạch khác, Quyết điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có).
KBNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác báo cáo theo đúng quy định tại Thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khác (nếu có); Thông báo số 3964/TB- KBNN ngày 22/8/2017 của Kho bạc Nhà nước về thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc về việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình báo cáo nhanh số liệu thu, chi NSNN và huy động vốn phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của KBNN; Công văn số 1536/KBNN-KSC ngày 18/4/2017 về việc thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo quyết toán vốn đầu tư trên Chương trình THBC và Công văn số 2287/KBNN-CNTT ngày 29/5/2017 về việc cập nhật số liệu kiểm soát chi đầu tư XDCB phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. Giám đốc KBNN tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của số liệu báo cáo.
Định kỳ hàng tháng, KBNN các cấp thực hiện công khai tại trụ sở KBNN nơi giao dịch về số liệu giải ngân vốn đầu tư XDCB đối với từng chủ đầu tư trên địa bàn, nhằm giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư/Ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan kịp thời nắm bắt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2017 thuộc phạm vi quản lý, để có biện pháp chỉ đạo và triển khai thực hiện kế hoạch vốn được giao góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2017.
Phối hợp và đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước, không dồn vốn vào cuối năm mới thanh toán.
Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu giải ngân vốn đầu tư theo từng dự án đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đảm bảo chính xác, kịp thời theo quy định hiện hành hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư, ban quản lý dự án theo nguyên tắc: đối với vốn trong nước thực hiện xác nhận theo số vốn đã giải ngân, đối với vốn ngoài nước thực hiện xác nhận theo số vốn chấp nhận và số vốn đề nghị ghi thu ghi chi. Chú trọng đối chiếu, xác nhận số liệu giải ngân vốn đầu tư tại các mốc thời điểm 31/8/2017 và 30/9/2017 để phục vụ việc điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm 2017, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và phục vụ công tác bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2018.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ kiểm soát chi. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công năm 2017.
- Tăng cường quản lý, giám sát của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới nhằm đảm bảo việc kiểm soát chi NSNN của KBNN đúng quy định, quy trình; khắc phục kịp thời những đơn vị làm chưa nghiêm túc, không đúng quy định.
Đề nghị KBNN các cấp chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thường xuyên theo dõi, cập nhật, khai thác các văn bản chế độ mới được ban hành liên quan đến chủ trương, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN nói chung, chi đầu tư nói riêng đề triển khai thực hiện tại đơn vị, đảm bảo kịp thời, đúng quy định, như Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực từ ngày 2/4/2017; Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017; Thông tư số 60/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ (có hiệu lực từ ngày 01/8/2017); Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có hiệu lực từ 15/9/2017; Thông tư số 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư (có hiệu lực từ ngày 05/9/2017); Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017); Thông tư số 82/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công (có hiệu lực từ ngày 15/10/2017); Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (có hiệu lực từ ngày 15/10/2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/6/2017) áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đóng BHXH và các văn bản liên quan khác.
Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Bộ,; (Để b/c) - UBND các tỉnh, TP ; (Để b/c) - Lãnh đạo K.BNN;; (Để b/c) - Vụ NSNN, Vụ ĐT. Vụ HCSN; (Để p/h) - Sở Tài chính các tỉnh, TP; (Để p/h) - Các đơn vị thuộc KBNN; - Lưu VT, KSC (255 bản)
Điều 6. Nội dung chi bằng tiền mặt
1. Các khoản chi thanh toán cá nhân, bao gồm: tiền lương. tiền công. phụ cấp lương. học bổng học sinh, sinh viên. tiền thưởng. phúc lợi tập thể. chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức. chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội. chi lương hưu và trợ cấp xã hội. chi tiền ăn trưa cho trẻ em mầm non, học sinh. các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
Trường hợp chi thanh toán cá nhân cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc diện bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản theo quy định tại Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN, thì các đơn vị giao dịch và KBNN thực hiện như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hưởng lương từ NSNN. cán bộ hợp đồng hưởng lương từ NSNN (trừ lao động hợp đồng vụ, việc, khoán gọn).
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có đăng ký hợp đồng chi trả lương qua tài khoản (các lực lượng thuộc danh mục Mật, Tuyệt mật, Tối mật theo quy định của danh mục bí mật quốc gia thực hiện trả lương theo hình thức thích hợp. các đối tượng công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thực hiện khi điều kiện cho phép).
- Các đối tượng khác hưởng lương từ NSNN.
b) Nội dung thực hiện chi trả qua tài khoản, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương. chi bổ sung thu nhập. tiền điện thoại đối với các chức danh có tiêu chuẩn. các khoản thanh toán cho cá nhân thực hiện chế độ giao khoán kinh phí theo quy định và các khoản chi thanh toán cho cá nhân khác. một số khoản chi thanh toán cá nhân khác theo đề nghị của đơn vị.
c) Tổ chức thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản:
- Đơn vị giao dịch lựa chọn và phối hợp với ngân hàng thương mại tổ chức ký hợp đồng về việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán của đơn vị và các tài khoản thanh toán của cá nhân (tài khoản thanh toán của cá nhân được mở theo từng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị). Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc bảo mật thông tin khi thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản (như tên, số hiệu tài khoản, số tiền thanh toán, tổng số cán bộ). tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng thương mại chỉ sử dụng để làm thủ tục trích chuyển các khoản chi vào các tài khoản thanh toán của cá nhân theo từng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị. đơn vị giao dịch không được phép sử dụng tài khoản này cho các mục đích khác.
- Khi có nhu cầu thanh toán, chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, đơn vị giao dịch lập và gửi đầy đủ hồ sơ, chứng từ chi đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi NSNN và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định. Căn cứ đề nghị của đơn vị giao dịch, KBNN kiểm soát, nếu phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị mở tại ngân hàng thương mại.
Đối với các đơn vị thuộc khối an ninh, quốc phòng, đơn vị giao dịch tự chịu trách nhiệm về nội dung ghi trên chứng từ đề nghị thanh toán, đảm bảo chỉ chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của đơn vị tại ngân hàng thương mại đối với các khoản chi thanh toán cá nhân cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị. đơn vị không được chuyển vào tài khoản này đối với các khoản kinh phí khác.
- Căn cứ danh sách chi trả cá nhân hàng tháng của đơn vị và số tiền trên tài khoản thanh toán của đơn vị, ngân hàng thương mại làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của đơn vị sang các tài khoản thanh toán của cá nhân theo từng cán bộ, công chức đơn vị giao dịch.
d) KBNN phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại khảo sát, đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ thực tế của các hệ thống ngân hàng thương mại tại từng địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định địa bàn bắt buộc phải triển khai thanh toán chi trả cá nhân qua tài khoản cho phù hợp với tình hình thực tế.
Riêng đối với việc thực hiện thanh toán, chi trả cá nhân qua tài khoản của các đơn vị thuộc khối an ninh quốc phòng, các đơn vị KBNN phối hợp với các đơn vị giao dịch thuộc khối an ninh, quốc phòng tổ chức thực hiện trên cơ sở đề nghị thực hiện trả lương qua tài khoản kèm theo danh sách đối tượng thực hiện của các đơn vị thuộc khối an ninh quốc phòng trên địa bàn.
2. Các khoản chi giải phóng mặt bằng trực tiếp cho dân. chi mua sắm vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng được chính quyền địa phương và chủ đầu tư chấp thuận (bao gồm các khoản chi do chủ đầu tư mua để cấp cho đơn vị thi công). chi xây dựng các công trình do dân tự làm của xã.
3. Chi một số nhiệm vụ của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ, bao gồm: mật phí. phụ cấp, tiền ăn hạ sỹ quan binh sĩ (trừ các khoản chi thanh toán cá nhân bằng chuyển khoản quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này). chi thanh toán đoàn ra. công tác phí, đi phép. chi nuôi phạm nhân, can phạm và các nhu cầu chi thường xuyên khác bằng tiền mặt.
4. Chi trả nợ dân (chỉ bao gồm các khoản chi trả trái phiếu, công trái bán lẻ trong hệ thống KBNN cho các cá nhân. chi trả bằng tiền mặt đối với vàng bạc, đá quý, tư trang tạm giữ cho các nguyên chủ).
5. Chi mua lương thực dự trữ (chỉ bao gồm phần do cơ quan Dự trữ Quốc gia thu mua trực tiếp của dân. không bao gồm phần mua qua các Tổng công ty, công ty lương thực được thanh toán bằng chuyển khoản).
6. Các khoản chi của đơn vị giao dịch có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi. các khoản chi cho các đoàn công tác, chi hỗ trợ thôn bản ở các xã và các khoản chi khác cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng, trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định.
Trường hợp đơn vị giao dịch có nhu cầu sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với các khoản chi nêu tại Khoản 6 Điều này hoặc đối với các khoản chi phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (trừ những khoản chi cho những công việc cần phải thực hiện đấu thầu theo chế độ quy định), thì các đơn vị giao dịch và KBNN thực hiện như sau:
a) Đơn vị giao dịch làm thủ tục ký hợp đồng với ngân hàng thương mại để được cung cấp và sử dụng thẻ tín dụng. trên mỗi thẻ tín dụng phải thể hiện rõ tên chủ thẻ (họ và tên cán bộ của đơn vị giao dịch được giao quản lý, sử dụng thẻ) và tên đơn vị giao dịch. Thủ trưởng đơn vị giao dịch phối hợp với ngân hàng thương mại nơi mở thẻ quyết định và tự chịu trách nhiệm về số lượng thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng và hạn mức giao dịch của từng thẻ phù hợp với nhu cầu chi tiêu và yêu cầu quản lý của đơn vị.
b) Khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cán bộ của đơn vị giao dịch (chủ thẻ) sử dụng thẻ tín dụng để làm thủ tục thanh toán tại các địa điểm có thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán. Trường hợp sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ, thì phải đảm bảo trong hợp đồng đã quy định rõ hình thức thanh toán là thẻ tín dụng. đồng thời, trường hợp có thanh toán tạm ứng thì mức tạm ứng phải đảm bảo theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
c) Hàng tháng, sau khi nhận được sao kê tài khoản thẻ tín dụng do ngân hàng thương mại gửi tới, đơn vị giao dịch có trách nhiệm tổ chức đối chiếu khớp đúng với các hóa đơn mua hàng được lưu tại đơn vị (hóa đơn được in tại các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán) với sao kê của từng tài khoản thẻ. Sau đó, chậm nhất trước thời hạn phải thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại là 05 ngày làm việc đối với các khoản tạm ứng hoặc 07 ngày làm việc đối với các khoản thanh toán, đơn vị giao dịch phải gửi đầy đủ hồ sơ chứng từ thanh toán đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi và thanh toán cho ngân hàng theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
d) Căn cứ chứng từ đề nghị thanh toán của đơn vị giao dịch, KBNN kiểm tra, kiểm soát, nếu đảm bảo đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán các khoản chi NSNN, thì KBNN hạch toán và làm thủ tục thanh toán cho ngân hàng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà đơn vị giao dịch đã mua sắm.
Trường hợp các khoản chi không đủ điều kiện chi theo chế độ quy định và bị KBNN từ chối thanh toán, đơn vị giao dịch tự chịu trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng thương mại nơi mở thẻ tín dụng đối với các khoản mua sắm hàng hóa, dịch vụ của đơn vị.
Điều 7. Đăng ký rút tiền mặt
1. Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày (một hoặc nhiều lần thanh toán) vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký với KBNN nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để KBNN có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể mức rút tiền mặt phải đăng ký với KBNN:
a) Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp tỉnh.
b) Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện.
2. Các đơn vị sử dụng NSNN đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán. Việc đăng ký rút tiền mặt với với KBNN được thực hiện theo các hình thức sau:
a) Đăng ký bằng văn bản với KBNN (theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của KBNN nơi giao dịch (Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp tỉnh. Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp huyện). trong trường hợp này, đơn vị phải gửi bổ sung văn bản đăng ký rút tiền mặt khi đến KBNN làm thủ tục thanh toán.
c) Đăng ký qua dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN (trường hợp KBNN đã triển khai thủ tục đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công). trong trường hợp này, đơn vị không phải gửi bổ sung văn bản đăng ký rút tiền mặt.
3. Cuối ngày, cán bộ KBNN nhận đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị tổng hợp, báo cáo Giám đốc KBNN hoặc người được ủy quyền phê duyệt. đồng thời, thông báo số lượng và thời gian dự kiến rút tiền mặt tại ngân hàng cho ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản.
Các đơn vị KBNN phải mở sổ theo dõi việc đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN theo Mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện đăng ký rút tiền mặt ngay trong ngày làm việc tại ngân hàng thương mại nơi KBNN cấp huyện mở tài khoản đối với những khoản chi phải đăng ký rút tiền mặt theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp khoản chi không thuộc mức phải đăng ký rút tiền mặt tại KBNN cấp huyện, song đơn vị có nhu cầu rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi KBNN cấp huyện mở tài khoản, thì sau khi kiểm soát chi NSNN và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định, KBNN cấp huyện chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để đơn vị sử dụng NSNN thực hiện lĩnh tiền mặt tại ngân hàng thương mại theo quy trình quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 4. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
1. Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Thông tư này.
4. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên. nguồn kinh phí từ Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.
5. Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.
Điều 4. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
1. Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác với quy định tại Thông tư này.
4. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên. nguồn kinh phí từ Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.
5. Nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.