BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/TT-BQP | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG TRONG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các học viện, trường đại học, trường sĩ quan, trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội (sau đây viết chung là các trường quân đội).
1. Cá nhân thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội.
Lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hóa, sức khỏe và độ tuổi theo quy định vào đào tạo tại các trường quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn mới.
2. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Đào tạo gắn với địa chỉ sử dụng, bảo đảm cơ cấu vùng, miền, ngành nghề phù hợp với trình độ đào tạo, chú trọng diện cử tuyển các đối tượng miền núi, vùng cao, vùng sâu, các địa bàn trọng điểm và nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp công tác tuyển sinh quân sự của cấp mình.
Điều 6. Ứng dụng công nghệ thông tin
2. Các trường quân đội chấp hành nghiêm quy trình sử dụng phần mềm máy tính tuyển sinh theo từng giai đoạn của kỳ thi; trước khi nhập điểm (ghép điểm) bài thi của thí sinh vào chương trình, đánh dấu các thí sinh vắng thi và thí sinh dự thi ở phía Nam thuộc diện hưởng điểm chuẩn ở phía Bắc trong chức năng quy định của phần mềm tuyển sinh quân sự.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CẤP CHIẾN THUẬT, CHIẾN DỊCH HỆ CHÍNH QUY
1. Học viện Lục quân.
3. Học viện Hậu cần.
5. Học viện Phòng không - Không quân.
7. Học viện Biên phòng.
1. Hình thức tổ chức tuyển sinh:
b) Căn cứ vào chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao và nhân sự được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường triệu tập học viên vào đào tạo, kiểm tra sức khỏe, văn bằng, chứng chỉ báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
a) Tổ chức thi tuyển đầu vào đào tạo theo quy định về đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Thời gian thi, đề thi, môn thi, điểm trúng tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định và báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cùng với số đã có bằng đại học.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CẤP PHÂN ĐỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
2. Học viện Quân y.
4. Học viện Phòng không - Không quân.
6. Học viện Biên phòng.
8. Trường Sĩ quan Lục quân 1 (tên dân sự: Trường Đại học Trần Quốc Tuấn).
10. Trường Sĩ quan Chính trị (tên dân sự: Trường Đại học Chính trị).
12. Trường Sĩ quan Thông tin (tên dân sự: Trường Đại học Thông tin liên lạc).
14. Trường Sĩ quan Pháo binh.
16. Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.
18. Trường Sĩ quan Phòng hóa.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này có nguyện vọng đăng ký dự thi, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ đăng ký dự thi những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
3. Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký dự thi không hạn chế.
a) Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sỹ quân y tại Học viện Quân y, Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự;
c) Các trường tuyển sinh theo phương thức lấy từ điểm cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu tuyển sinh quy định.
Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự thi vào một trong hai trường quy định tại Khoản này.
Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm thi phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên.
7. Trường hợp thí sinh đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, nhưng đã chuyển hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam, có bố mẹ đẻ (bố mẹ nuôi theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi) có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, bản thân thí sinh học và thi tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) tại các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (cả thanh niên ngoài Quân đội và quân nhân đang tại ngũ) đăng ký dự thi như sau:
b) Được đăng ký dự thi vào các trường còn lại, nhưng hưởng điểm chuẩn cho thí sinh thuộc các tỉnh phía Bắc;
2. Riêng số lượng tuyển sinh của từng khối thi tại Học viện Quân y chỉ tiêu khối A: 1/4, chỉ tiêu khối B: 3/4 Trường Sĩ quan Chính trị chỉ tiêu khối A: 1/3, chỉ tiêu khối C: 2/3 so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Điều 12. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức
a) Thí sinh tự nguyện đăng ký dự thi vào các trường quân đội;
2. Chính trị, đạo đức:
đ) Trường hợp quân nhân phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;
Điều 13. Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi
1. Trình độ văn hóa:
Người tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;
c) Thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.
1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, hàm - mặt; được lấy những thí sinh đạt sức khoẻ loại 2 về răng.
a) Các trường đào tạo sĩ quan, chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa;
b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích):
- Được tuyển những thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi-ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên;
Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thi vào Trường Sĩ quan Chính trị được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định);
Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân, chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện dự thi vào đào tạo phi công quân sự.
Mục 3. TỔ CHỨC SƠ TUYỂN VÀ ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, giám đốc, hiệu trưởng các trường quân đội chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng về chất lượng sơ tuyển; không để lọt những trường hợp không đủ tiêu chuẩn tuyển sinh vào học; không để xảy ra các sai sót, gian lận trong hồ sơ đăng ký dự thi.
a) Tổ chức chặt chẽ việc sơ tuyển và đăng ký dự thi;
c) Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng nguồn.
Điều 16. Mẫu biểu, hồ sơ tuyển sinh
a) 03 phiếu đăng ký dự thi (ĐK01-A, ĐK01-B, ĐK01-C);
c) 01 bản thẩm tra, xác minh chính trị;
đ) 06 ảnh chân dung cỡ 4x6 cm theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 Thông tư này.
Điều 17. Trình tự đăng ký, tổ chức sơ tuyển và lập hồ sơ tuyển sinh
1. Đăng ký và mua hồ sơ tuyển sinh:
2. Kê khai hồ sơ tuyển sinh:
b) Khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu.
a) Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn nếu có điều kiện thuận lợi tổ chức chụp ảnh tập trung cho thí sinh tại nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi;
Cán bộ chuyên trách tuyển sinh cấp huyện hoặc đơn vị cấp trung đoàn chịu trách nhiệm giám sát việc dán ảnh của thí sinh vào hồ sơ đăng ký dự thi, đồng thời thu hồ sơ đăng ký dự thi ngay sau khi thí sinh dán ảnh xong;
Cán bộ chuyên trách tuyển sinh khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi phải đối chiếu ảnh, người thật, chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ tùy thân của thí sinh;
Khi nhận hồ sơ đã dán ảnh, tuyệt đối không được trả lại hồ sơ cho thí sinh, trường hợp bắt buộc phải trả hồ sơ, khi thu lại hồ sơ phải thực hiện đúng quy trình từ đầu;
d) Cán bộ chuyên trách tuyển sinh tổ chức kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ báo cáo với Trưởng ban Tuyển sinh quân sự cùng cấp ký xác nhận và đóng dấu trùm lên góc bên phải phía dưới ảnh.
5. Tổ chức xác minh chính trị thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
1. Thí sinh là quân nhân:
b) Trường hợp cần khám chuyên khoa hoặc làm các xét nghiệm, do bác sĩ khám chỉ định và thực hiện tại các bệnh viện quân đội;
d) Nếu trúng tuyển, trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khỏe phải có đủ hồ sơ sức khỏe do các đơn vị theo dõi, quản lý trong quá trình tại ngũ.
a) Do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết chung là cấp huyện) khám sơ tuyển: Khám lâm sàng và kết luận sức khỏe theo 8 chỉ tiêu quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự);
3. Các đơn vị, địa phương tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký dự thi vào 2 đợt:
b) Đợt 2: từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 4 hằng năm.
1. Cán bộ được cử đi thẩm tra xác minh là người có phẩm chất chính trị và trình độ năng lực, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức, có tác phong tỷ mỷ thận trọng và phương pháp khoa học, có kinh nghiệm tổng hợp, được bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác xác minh chính trị trong tuyển sinh quân sự.
3. Nội dung thẩm tra toàn diện trên tất cả các mặt, tập trung vào lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân thí sinh đăng ký dự thi từ ông, bà, cha, mẹ, vợ (chồng), cô, dì, chú, bác, anh, chị, em ruột để xác định lý lịch của họ có rõ ràng không, quan hệ chính trị và thái độ chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương như thế nào, từ đó xác định đủ hay không đủ tiêu chuẩn về chính trị để được dự thi tuyển.
a) Tình hình kinh tế, chính trị của gia đình:
- Trường hợp trong gia đình có người đang cư trú ở nước ngoài phải ghi rõ mối quan hệ, họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú, thời gian đi, lý do đi, thời hạn đi, thái độ chính trị, số lần về nước, cơ quan, tổ chức quyết định cho đi, quan hệ hiện nay;
b) Tình hình bản thân: Yêu cầu ghi rõ bản thân người đó khi ở địa phương làm nghề gì, có tham gia các tổ chức đoàn thể, chính quyền và tổ chức kinh tế nào ở địa phương, thái độ chính trị và quan hệ xã hội có gì tốt, xấu;
d) Những trường hợp nội dung dài không ghi hết, phải ghi tiếp sang trang giấy khác và hẹp vào trang cuối của bản xác minh (có đóng dấu giáp lai).
a) Bản Thẩm tra xác minh chính trị có dán ảnh của thí sinh do cán bộ chuyên trách tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn nơi thí sinh đăng ký dự thi cấp;
Trường hợp có bố, mẹ đang công tác tại đơn vị quân đội, người đi xác minh phải liên hệ với cơ quan quản lý của bố, mẹ (cấp trung đoàn trở lên) đề nghị được cung cấp tài liệu, có xác nhận của cấp ủy cơ quan, đơn vị đó;
Trường hợp những nội dung cơ quan quản lý bố, mẹ cung cấp chưa rõ thì phải về nơi cư trú để xác minh bổ sung;
c) Xác nhận ảnh của thí sinh:
Trường hợp cấp ủy cấp xã không xác định được ảnh với người được thẩm tra, thì cán bộ chuyên trách tuyển sinh nơi thí sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp người thật với ảnh khi thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi (phải kiểm tra chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan khác), báo cáo với cấp ủy cơ quan quân sự địa phương cấp huyện và đóng dấu cấp ủy cơ quan quân sự địa phương cấp huyện trùm lên góc phải phía dưới ảnh của thí sinh.
a) Cấp ủy địa phương cấp xã cho ý kiến và kết luận cụ thể về nguồn gốc, thành phần lịch sử, quan hệ xã hội của gia đình nội, ngoại và bản thân thí sinh đăng ký dự thi, từ đó xác định người đó có đủ hay không đủ tiêu chuẩn về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được đi đào tạo sĩ quan tại các trường trong Quân đội, Bí thư Đảng ủy cấp xã ghi rõ họ tên, ký tên, đóng dấu;
c) Cán bộ đi xác minh, sau khi nghe những ý kiến của cấp ủy địa phương cấp xã, người có thẩm quyền, hoặc quần chúng ở địa phương cung cấp, người đi xác minh tổng hợp và ghi ý kiến của mình vào bản xác minh về lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân người được thẩm tra. Ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ của người đi xác minh lý lịch chính trị;
7. Trường hợp thí sinh dự thi vào Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã phần xác minh lý lịch theo mẫu quy định của ngành Cơ yếu cung cấp.
2. Các đơn vị, địa phương nơi thí sinh đến đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu lệ phí tuyển sinh:
b) Thu phí đăng ký dự thi và phí dự thi khi thí sinh đã qua sơ tuyển đủ tiêu chuẩn dự thi.
Điều 21. Xét duyệt hồ sơ tuyển sinh
2. Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh xét duyệt kết quả đề nghị của cấp huyện; tổng hợp, bàn giao hồ sơ, danh sách thí sinh đăng ký dự thi cho các trường và báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
a) Danh sách thí sinh dự thi tại điểm thi phía Bắc;
c) Danh sách thí sinh có hộ khẩu phía Nam, nhưng thuộc diện hưởng điểm chuẩn cho thí sinh các tỉnh phía Bắc theo quy định tại Khoản 7 Điều 10 Thông tư này.
a) Thành phần tổ xét duyệt do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định, gồm: Cán bộ ngành bảo vệ, thanh tra và các cơ quan chức năng của trường;
Kiên quyết không nhận hồ sơ không đúng quy định, như: Xác minh do người đăng ký dự thi tự khai, tự xin xác nhận của cấp ủy địa phương; cấp ủy địa phương kết luận không rõ về lịch sử chính trị và điều kiện phát triển vào Đảng Cộng sản Việt Nam; hồ sơ không dán ảnh, không đóng dấu hoặc đóng dấu không rõ;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả xét duyệt về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng và thông báo cho các đơn vị, địa phương trước ngày 20 tháng 5; gửi phiếu báo thi cho thí sinh đủ điều kiện dự thi trước ngày 27 tháng 5 hằng năm.
Để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh đăng ký dự thi (nhất là với những thí sinh chỉ đăng ký dự thi một trường duy nhất), các trường vẫn bố trí cho thí sinh được dự thi tại trường (nếu thí sinh có nguyện vọng);
Khi tổng hợp báo cáo đề nghị điểm chuẩn tuyển sinh về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, các trường tách riêng kết quả thi của những thí sinh quy định tại Khoản này vào một văn bản riêng.
Điều 22. Giao nhận hồ sơ đăng ký dự thi
2. Các đơn vị, địa phương bàn giao danh sách thí sinh đăng ký dự thi và báo cáo tổng hợp số lượng thí sinh đăng ký dự thi cho Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 23. Thời gian thi, khối thi, môn thi, đề thi, phương pháp thi
1. Thời gian thi: Tổ chức hai đợt.
b) Đợt 2: Thi các khối B, C, D và Năng khiếu trong 02 ngày, cùng đợt 2 của kỳ thi đại học chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Khối thi và môn thi (theo 4 khối cơ bản):
- Khối B, thi các môn: Toán, Hóa học, Sinh học;
- Khối D, thi các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ;
b) Đề thi: Các trường tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học quân sự hệ chính quy dùng đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tất cả các trường đại học trong cả nước.
Thi theo phương pháp trắc nghiệm đối với các môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học; thi theo phương pháp tự luận đối với các môn còn lại.
1. Khu vực thi:
a) Khu vực phía Bắc, tổ chức thi cho thí sinh thuộc địa bàn từ tỉnh Quảng Bình trở ra;
2. Địa điểm tổ chức thi: Tại các trường quân đội; trường hợp thiếu phòng thi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định việc thuê địa điểm thi, phòng thi, nhưng phải đảm bảo được điều kiện sau đây:
b) Phòng thi phải có đủ ánh sáng, bàn ghế, bảng, khoảng cách giữa 2 thí sinh liền kề nhau từ 1,2 m trở lên, không được sử dụng bàn kép (ghép 2 bàn làm 1); các phòng thi có diện tích rộng nếu bố trí làm 2 phòng thi, phải có vách ngăn ở giữa (không ngăn theo chiều dọc phòng thi);
Có phương án xử lý trong trường hợp mưa bão, mất điện (có máy nổ dự phòng trong quá trình thi);
c) Bố trí đủ cán bộ coi thi, nhân viên bảo vệ, phục vụ cho từng điểm thi và số lượng thí sinh từng phòng thi theo đúng quy chế;
d) Trước ngày gửi phiếu dự thi cho thí sinh (ngày 27 tháng 5), Hội đồng tuyển sinh các trường phải xác định xong các điểm thi và chuẩn bị đủ số phòng thi cần thiết.
a) Giấy thi các môn thi tự luận do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in theo mẫu thống nhất;
c) Giấy nháp thi do các trường tự in theo mẫu thống nhất (có đủ các thông tin về họ tên và số báo danh của thí sinh, chữ ký cán bộ coi thi).
1. Trước ngày thi, Ban Coi thi các trường hoàn thành danh sách thí sinh của từng phòng thi để niêm yết trước phòng thi.
2. Ban Coi thi các trường có trách nhiệm:
b) Hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, đệm, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi của thí sinh; những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ tuyển sinh của trường ghi xác nhận vào tờ Phiếu đăng ký dự thi (Mẫu ĐK-01C) và cập nhật ngay vào máy tính;
d) Hướng dẫn cho thí sinh các nội dung cần ghi trên phiếu trả lời trắc nghiệm, để hạn chế thấp nhất những sai sót xảy ra.
1. Bố trí cán bộ và tập huấn công tác coi thi:
Lựa chọn cán bộ coi thi phải là người có chất lượng tốt;
2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ coi thi và các thành viên tham gia kỳ thi các nội dung trọng tâm sau đây:
b) Hướng dẫn cách xác định các giấy tờ giả, dán ảnh giả (giấy báo thi, chứng minh thư, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông);
Trường hợp chưa xác định chính xác lỗi vi phạm quy chế của thí sinh, không được làm ảnh hưởng đến thời gian làm bài, bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
4. Bố trí lực lượng coi thi có số lượng lớn hơn số cán bộ coi thi thực tế từ 5% - 10% để sẵn sàng thay thế những cán bộ vi phạm quy chế, chưa nắm chắc nhiệm vụ, do sức khỏe hoặc lý do khác.
6. Khi phát hiện thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi ngay.
Tăng cường đôn đốc, nhắc nhở cán bộ coi thi xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế và yêu cầu Ban Coi thi xử lý ngay các trường hợp cán bộ coi thi không làm đúng chức trách.
9. Quản lý chặt chẽ giấy thi, đề thi thừa, thu lại toàn bộ giấy thi đã phát cho thí sinh (cả giấy thi thừa và giấy thi thí sinh làm bài hỏng phải thay); riêng phiếu trả lời trắc nghiệm nếu thí sinh làm hỏng xin thay, thực hiện cấp phiếu mới và thu phiếu cũ;
a) Đối với các môn thi tự luận:
- Cán bộ coi thi thứ nhất chỉ được ký và ghi rõ họ tên vào đúng ô quy định trên tờ giấy thi của thí sinh sau khi thí sinh đã ghi đầy đủ họ tên, số báo danh và các mục cần thiết khác trên tờ giấy thi.
11. Quản lý bài thi:
b) Tuyệt đối không để mất bài thi hoặc lẫn bài thi của thí sinh, không cho thí sinh đã nộp bài lấy lại bài thi, thực hiện nghiêm túc quy định giao nhận và bảo quản bài thi;
d) Sau khi kiểm tra đủ số bài thi, phiếu trả lời trắc nghiệm cả 2 cán bộ coi thi và thư ký cùng dán và ký niêm phong vào túi đựng bài thi, túi đựng phiếu trả lời trắc nghiệm;
12. Khi bàn giao cho Ban Chấm thi làm phách (đối với môn thi tự luận), Hội đồng Chấm thi trắc nghiệm khu vực (đối với môn thi trắc nghiệm) phải có đủ thành phần theo quy định và túi đựng bài thi phải còn nguyên dấu và chữ ký niêm phong.
Những trường hợp đặc biệt, các sự cố bất thường, không được tự ý xử lý, phải báo cáo kịp thời Trưởng Điểm thi (Trưởng ban Coi thi) để xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường và Thường trực thi Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
Điểm thi nào để xảy ra tình trạng mất trật tự xung quanh phòng thi, cán bộ tham gia tuyển sinh tìm cách hỗ trợ thí sinh dưới mọi hình thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và cán bộ liên quan đều bị xử lý theo quy chế thi và quy định của pháp luật.
a) Tổ chức khu vực chấm thi: Các trường tổ chức Ban Chấm thi ở nơi biệt lập với bên ngoài, liên tục có lực lượng bảo vệ, canh gác suốt ngày đêm; tất cả cán bộ trong Ban Chấm thi có tiếp xúc với bài thi phải cách ly hoàn toàn với bên ngoài trong suốt thời gian chấm thi.
Nhất thiết phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ quy chế và đáp án chấm thi cho cán bộ chấm thi;
c) Tổ chức làm phách và chấm thi theo đúng quy chế; quản lý đầu phách và bài thi một cách nghiêm ngặt, bảo mật tuyệt đối số phách bài thi, đầu phách không được để cùng với kho chứa bài thi;
d) Bài thi do Trưởng ban Chấm thi trực tiếp quản lý, sau mỗi buổi làm việc, bài thi phải được lưu giữ trong tủ sắt và được khóa bằng 2 khóa khác nhau (Trưởng môn Chấm thi giữ chìa của một khóa, Ủy viên Ban Thư ký giữ chìa của một khóa), kho bảo mật để các tủ đựng bài thi do Trưởng ban Chấm thi giữ chìa khóa; cửa kho và tủ đựng bài thi chỉ được mở khi có đủ các thành viên giữ chìa khóa;
e) Việc dồn túi chấm thi theo quy định một túi chấm được rút trong 5 phòng thi trở lên, đồng thời phải quy định về trách nhiệm cá nhân từng cán bộ liên quan trong việc quản lý bài thi, chống hiện tượng đánh tráo bài thi, viết thêm vào bài thi, chấm sai lệch, cho khống điểm bài thi hoặc các hiện tượng gian lận khác;
2. Môn thi trắc nghiệm:
- Tại Học viện Kỹ thuật quân sự, chấm thi cho các trường khu vực miền Bắc;
- Tại Trường Sĩ quan Lục quân 2, chấm thi cho các trường khu vực miền Nam;
Cử cán bộ tham gia giám sát chặt chẽ quá trình chấm thi trắc nghiệm, thực hiện ghép điểm thi cho từng thí sinh đúng quy trình và bảo đảm chính xác tuyệt đối;
d) Báo cáo kết quả chấm thi về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng và trả kết quả chấm thi cho các trường đúng quy chế.
Mục 5. XÉT DUYỆT ĐIỂM CHUẨN VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ TUYỂN SINH
1. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định điểm chuẩn tuyển sinh của các trường.
a) Trường Sĩ quan Lục quân 2 xác định điểm chuẩn đến từng quân khu phía Nam theo tỷ lệ: Quân khu 5: 31%, Quân khu 7: 31%, Quân khu 9: 28%, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và các đơn vị còn lại: 10%.
đ) Học viện Phòng không - Không quân và các trường Sĩ quan: Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Đặc công, Phòng hóa tuyển tối thiểu 20% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
e) Các trường còn lại căn cứ vào kết quả thi để xác định tỷ lệ tuyển từng miền cho phù hợp;
3. Trường Sĩ quan Không quân: Tuyển sinh có yếu tố đặc thù (phải sơ tuyển sức khỏe đầu vào theo tiêu chuẩn đào tạo Phi công quân sự); trường hợp thí sinh có sức khỏe và tố chất tốt nhưng thiếu điểm tuyển sinh so với quy định, Cơ quan Thường trực có trách nhiệm đề xuất với Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Điều 29. Xét tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung
a) Trên cơ sở kết quả thi của thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 và chỉ tiêu đào tạo của từng trường đề xuất điểm tuyển nguyện vọng 1, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;
2. Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung:
b) Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự: Chỉ xét tuyển những thí sinh dự thi vào đại học hệ quân sự trong các trường quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự khác, có cùng khối thi, đề thi và chỉ được xét tuyển khi trường đó còn chỉ tiêu tuyển sinh;
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo chỉ tiêu, các trường tiếp nhận hồ sơ, xét tuyển, tổng hợp báo cáo theo quy trình, khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triệu tập thí sinh nhập học.
1. Các trường được công bố kết quả thi của thí sinh (danh sách theo thứ tự số báo danh) ngay sau khi có kết quả thi chính thức trên trang thông tin điện tử (website) của trường, Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng (http://bqp.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội.
Mục 6. BÁO GỌI NHẬP HỌC VÀ HẬU KIỂM KẾT QUẢ TUYỂN SINH
1. Giám đốc, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm thông báo kết quả thi và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học theo quyết định điểm chuẩn của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
Tổ chức khám sức khỏe xong trước ngày 10 tháng 9 hằng năm.
Ưu tiên xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào học đại học, cao đẳng hệ dân sự các trường trong Quân đội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh kịp đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng ngoài Quân đội theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật.
4. Thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hệ quân sự nhận được thông báo triệu tập vào học sau khi có Lệnh gọi nhập ngũ, hoặc khi đã nhập ngũ đều được nhập học theo triệu tập của các trường quân đội ngay năm đó, để học tập phục vụ lâu dài trong Quân đội; trường hợp đã nhập ngũ, đơn vị đang quản lý quân nhân chịu trách nhiệm làm thủ tục chuyển đơn vị cho quân nhân vế trường học tập theo thông báo nhập học của trường.
Điều 32. Khám tuyển sức khỏe cho thí sinh trúng tuyển nhập học
Các trường chủ động phối hợp với các bệnh viện quân đội theo sự phân công của Cục Quân y để khám và phân loại sức khỏe cho học viên của trường mình.
3. Cục Quân y hướng dẫn chi tiết việc khám sức khỏe và xét nghiệm HIV, ma túy cho các đối tượng học viên mới nhập trường.
1. Tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh:
b) Tổ chức kiểm tra, đối chiếu ảnh thí sinh trong hồ sơ đăng ký dự thi, ảnh ở bảng ảnh phòng thi, ảnh trong hồ sơ đến nhập học và người đến nhập học phải trùng nhau, đúng là của người đến nhập học;
Kiểm tra kết quả học tập và hạnh kiểm trong học bạ trung học phổ thông của thí sinh.
Trường tổ chức thi chịu trách nhiệm hậu kiểm và trả lời bằng văn bản về kết quả hậu kiểm cho trường có thí sinh nhập học;
d) Giám đốc, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức hậu kiểm toàn bộ công tác tuyển sinh của đơn vị mình xong trước ngày khai giảng năm học mới;
Khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan điều tra có thẩm quyền, Hiệu trưởng các trường quyết định trả thí sinh vi phạm quy chế thi về đơn vị, địa phương.
Kết thúc tuyển sinh các trường lập danh sách thí sinh vào học đầu khóa học, báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thẩm định, làm cơ sở để các trường và cơ quan chức năng quản lý, phong (thăng) quân hàm và cấp bằng tốt nghiệp khi tốt nghiệp ra trường.
1. Các trường lựa chọn số thí sinh trúng tuyển, có kết quả thi tuyển sinh cao gửi đi học ngay theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Thông tư số 195/2011/TT-BQP ngày 24/11/2011 của Bộ Quốc phòng quy định về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG QUÂN SỰ HỆ CHÍNH QUY
1. Các trường đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học được đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ cao đẳng quân sự.
Điều 36. Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh
Điều 37. Tổ chức tuyển sinh, hậu kiểm công tác tuyển sinh.
a) Các trường đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ cao đẳng, chỉ xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ nguồn thí sinh nam có hộ khẩu thường trú ở phía Nam (thí sinh được hưởng điểm chuẩn ở phía Nam, tính từ Quảng Trị trở vào) 3 năm trở lên (tính đến tháng 9 năm thi) dự thi đại học quân sự cấp phân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào học hệ cao đẳng quân sự (theo khối thi của từng trường), được xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển hằng năm được phân bổ theo địa chỉ các quân khu phía Nam, lấy từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu quy định;
b) Trường Sĩ quan Không quân, xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ nguồn thí sinh nam (kể cả quân nhân tại ngũ, quân nhân đã xuất ngũ, công nhân viên quốc phòng, thanh niên ngoài Quân đội) dự thi tuyển sinh đại học quân sự khối A, không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh đăng ký xét nguyện vọng bổ sung vào đào tạo cao đẳng kỹ thuật hàng không tại Trường Sĩ quan Không quân; điểm chuẩn xác định theo 2 miền Nam - Bắc, lấy từ cao xuống thấp đến đủ chỉ tiêu quy định (phía Bắc từ Quảng Bình trở ra, phía Nam từ Quảng Trị trở vào; quy định về hộ khẩu thường trú để xác định thí sinh được hưởng theo điểm chuẩn phía Nam hoặc phía Bắc, thực hiện như tuyển sinh đại học cấp phân đội);
- Các trường căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thực hiện xét tuyển từ điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu được giao, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phê duyệt;
- Thí sinh nhập học nguyện vọng bổ sung đợt 1 nếu còn thiếu, được xét tuyển các đợt tiếp theo đến khi đủ chỉ tiêu quy định.
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ chức thi tuyển vào đào tạo cao đẳng quân sự, như sau:
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo đối tượng tuyển sinh vào từng ngành cho phù hợp với chỉ tiêu đào tạo.
- Sử dụng bộ hồ sơ tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học;
c) Khối thi, môn thi, đề thi thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng ngành tuyển sinh vào đào tạo;
đ) Tổ chức coi thi, chấm thi, xét duyệt điểm tuyển và báo gọi nhập học: Thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học. Điểm chuẩn tuyển sinh xác định theo hộ khẩu thường trú 2 miền Nam - Bắc;
3. Công tác xét duyệt điểm chuẩn, công bố kết quả thi, báo gọi nhập học và hậu kiểm công tác tuyển sinh thực hiện theo các Điều 28, 29, 30, 31, 32 và Điều 33 Thông tư này.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ HỆ CHÍNH QUY
1. Học viện Hậu cần.
3. Trường Sĩ quan Phòng hóa.
5. Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin - Hem Pích).
7. Trường cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô.
9. Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân .
11. Trường Trung cấp Biên phòng 2.
13. Trường Trung cấp Kỹ thuật Thông tin.
15. Trường Trung cấp Trinh sát.
17. Trường Trung cấp Quân y 2.
19. Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã.
21. Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung.
1. Đối tượng:
2. Tiêu chuẩn:
b) Tuổi đời: Từ 18 đến 25 tuổi (tính đến năm xét tuyển);
- Tuyển chọn những thí sinh đạt sức khỏe loại 1 và loại 2 ở các chỉ tiêu: Thể lực, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai-mũi-họng, hàm-mặt; được lấy đến sức khỏe loại 3 về răng;
- Tổ chức khám sơ tuyển, khám tuyển thực hiện như Điều 18 và Điều 32 Thông tư này.
a) 03 phiếu đăng ký dự tuyển (ĐK01-A, ĐK01-B, ĐK01-C);
c) 01 Bản xác minh chính trị;
d) 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên;
1. Thực hiện xét tuyển theo kết quả học bạ trung học phổ thông.
2. Phương thức xét tuyển:
b) Các trường tổ chức xét tuyển, thống nhất lấy tiêu chí xét tuyển bằng tổng cộng điểm tổng kết trung bình các môn học 3 năm học trung học phổ thông cộng với điểm ưu tiên để xét tuyển;
Quân nhân các đơn vị phía Nam xác định điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú.
đ) Về hộ khẩu thường trú xác định thí sinh được hưởng theo điểm chuẩn phía Nam hoặc phía Bắc, thực hiện như quy định tuyển sinh đại học cấp phân đội.
4. Các trường báo cáo kết quả xét tuyển và đề nghị phương án điểm chuẩn về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 7 hằng năm.
a) Sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học, các trường tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh, kiểm tra, đối chiếu toàn bộ hồ sơ thí sinh đăng ký dự tuyển với hồ sơ và người đến nhập học, phải đúng với người đến nhập học;
b) Giám đốc, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức hậu kiểm toàn bộ công tác tuyển sinh của đơn vị mình; trong quá trình tổ chức hậu kiểm, nếu phát hiện các vấn đề nghi vấn, phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ; trường hợp vi phạm, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đề xuất biện pháp giải quyết;
d) Thời gian hậu kiểm phải xong trước khi khai giảng năm học mới.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (ĐÀO TẠO DÂN SỰ)
1. Tuyển sinh đào tạo đại học:
b) Học viện Quân y;
d) Học viện Hậu cần;
e) Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội;
h) Trường Sĩ quan Thông tin.
a) Học viện Kỹ thuật quân sự;
c) Trường Sĩ quan Công binh;
đ) Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin - Hem Pích);
g) Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô;
3. Tuyển sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp:
b) Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng;
d) Trường Trung cấp Quân y 1;
e) Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân;
4. Đối với đào tạo văn bằng 2, liên thông đại học, liên thông cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các lớp liên kết đào tạo ngoài trường, khi được giao chỉ tiêu đào tạo các trường chịu trách nhiệm hoàn thiện các văn bản, thủ tục pháp quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Các trường tuyển sinh đào tạo đại học:
b) Chỉ tiêu cụ thể của từng trường thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;
2. Các trường tuyển sinh đào tạo cao đẳng:
b) Chỉ tiêu cụ thể của từng trường thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;
d) Các trường còn lại tổ chức xét tuyển nguyện vọng bổ sung từ thí sinh không trúng tuyển đại học có cùng khối thi vào học cao đẳng dân sự theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm.
a) Thực hiện theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp;
c) Tổ chức xét tuyển vào đào tạo trung cấp chuyên nghiệp dân sự theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm.
3. Giám đốc, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm thông báo kết quả thi và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học theo quyết định điểm chuẩn của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ CÁC LOẠI HÌNH KHÁC
1. Công tác tuyển sinh các loại hình đào tạo sau đại học thực hiện theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Đào tạo liên thông đại học từ cao đẳng kỹ thuật, cao đẳng cấp phân đội và sĩ quan 3 năm, các ngành chuyên môn nghiệp vụ;
2. Hoàn thiện đại học: Đào tạo hoàn thiện đại học cấp phân đội từ sĩ quan 3 năm và sĩ quan cấp phân đội trình độ cao đẳng; hoàn thiện cao đẳng chỉ huy phân đội từ trung đội trưởng 801 và chỉ huy phân đội từ trợ lý huyện.
Các lớp đào tạo thuộc diện cơ quan quân lực quản lý, tuổi đời thí sinh vào học không quá 40 tuổi.
5. Các loại hình còn lại quy định tại điều này, do các trường tự tổ chức thi tuyển đầu vào đào tạo cùng ngày thi tuyển sinh đại học cấp phân đội của trường hoặc dự thi vào đợt 3 kỳ thi tuyển sinh cao đẳng hằng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Đối tượng, tiêu chuẩn:
b) Tuổi đời không quá 35 (tính đến năm tuyển sinh);
Trường hợp vào đào tạo ngành y sĩ đa khoa, trung cấp điều dưỡng, trung cấp dược phải qua đào tạo y tá sơ cấp, dược tá sơ cấp và làm đúng chuyên ngành đào tạo 24 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).
2. Hồ sơ tuyển sinh và phương thức xét tuyển thực hiện như Điều 39 và Điều 40 Thông tư này.
1. Đối tượng, tiêu chuẩn:
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc các chuyên nghiệp quân sự dôi dư biên chế;
b) Tuổi đời không quá 35 (tính đến năm tuyển sinh), đã tốt nghiệp trung học phổ thông, qua sơ tuyển đạt các tiêu chuẩn quy định.
Điều 48. Tuyển sinh đào tạo đại học văn bằng 2
2. Các trường quân đội có trách nhiệm được giao đào tạo liên kết, đối đẳng với Bộ Công an tổ chức tiếp nhận thí sinh vào học theo chỉ tiêu và quyết định cử đi học của Bộ Công an.
1. Các ngành, nghề đào tạo có tuyển nữ: Y, dược, cơ khí, công nghệ thông tin, thông tin, cơ yếu, nấu ăn, tài chính.
Điều 51. Tuyển sinh các đối tượng còn lại
2. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra đầu vào, quyết định điểm trúng tuyển, số lượng vào học các loại hình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, chuyển loại, học viên tốt nghiệp ra trường thuộc diện cấp giấy chứng nhận, hoặc chứng chỉ của Bộ Quốc phòng, không vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh được giao.
TUYỂN SINH THEO CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
1. Đối tượng:
b) Phải có hộ khẩu thường trú liên tục cùng gia đình 5 năm trở lên (tính đến năm tuyển sinh) tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc;
Khi đã xét các đối tượng trên, nhưng số thí sinh đủ điều kiện xét cử tuyển vẫn ít hơn chỉ tiêu được giao sẽ không xét thêm;
Ưu tiên xét thí sinh là con liệt sỹ, con thương binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh (xếp từ người có mức độ thương tật cao trở xuống);
2. Vùng tuyển:
b) Các địa phương được hưởng chính sách cử tuyển vào học các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân theo các quyết định của Ủy ban Dân tộc và Chính phủ.
Đối tượng được xét cử tuyển và đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội phải qua sơ tuyển, có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe, độ tuổi, vùng tuyển và phải có đủ các điều kiện sau:
2. Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên.
4. Tuổi đời, từ 17 đến 25 tuổi (tính đến năm tuyển sinh).
Điều 54. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
1. Bản sao giấy khai sinh.
3. Bản sao học bạ trung học phổ thông.
5. Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú do Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp (phải ghi rõ thời gian từ khi đến cư trú tại địa phương).
Trường hợp xã mới chia tách hoặc sáp nhập phải có bản photocopy quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời ghi rõ vào phần ghi chú trong danh sách đề nghị của đơn vị.
1. Căn cứ chỉ tiêu cử tuyển do Bộ Quốc phòng giao, Ban Tuyển sinh quân sự và cơ quan chức năng các quân khu hoặc tương đương phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, địa phương trực thuộc và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ tiêu phải bảo đảm đúng cơ cấu vùng miền.
3. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp xét duyệt, thông qua cấp ủy cùng cấp và báo cáo đề nghị với các trường trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
5. Cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị, Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu thẩm định và đề xuất danh sách đủ tiêu chuẩn cử tuyển xong trước ngày 10 tháng 8; tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định trước ngày 30 tháng 8 hằng năm.
a) Thí sinh được cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự phải học 1 năm dự bị;
c) Thí sinh là Quân nhân và Thiếu sinh quân được cử tuyển vào đào tạo trung cấp quân sự không phải học dự bị;
đ) Kết thúc thời gian học dự bị bàn giao học viên về trường được cử tuyển để tiếp tục đào tạo theo quy trình.
Điều 56. Tuyển sinh đào tạo dự bị đại học quân sự
2. Việc khám sức khỏe cho thí sinh dự bị đại học thực hiện theo Khoản 8 Điều 55 Thông tư này.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
Điều 57. Các trường tuyển sinh
a) Trường Sĩ quan Lục quân 1, tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra;
2. Tuyển sinh đào tạo hình thức vừa làm vừa học cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở:
b) Trường Sĩ quan Lục quân 2 liên kết đào tạo với Trường Quân sự Quân khu 5, 7, 9 tuyển thí sinh các tỉnh thuộc địa bàn từng quân khu;
3. Các trường tuyển sinh và tổ chức đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở: Trường Quân sự cấp tỉnh; Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức đào tạo thí sinh trên địa bàn từng tỉnh.
1. Tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở chính quy và cử tuyển đại học:
b) Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
d) Sĩ quan dự bị chưa xếp vào các đơn vị dự bị động viên;
e) Cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên đang công tác tại cơ sở;
2. Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng hình thức vừa làm vừa học: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và các đối tượng là nguồn cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã có bằng trung cấp ngành quân sự cơ sở;
2. Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở thực hiện theo Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
1. Tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở hệ chính quy:
b) Sức khỏe: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2011/TTLT-BYT-BQP của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng. Riêng tiêu chuẩn về thể lực chung và răng được lấy đến loại 4;
d) Chính trị, phẩm chất đạo đức:
- Có phẩm chất đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
2. Tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học hình thức vừa làm vừa học:
b) Sức khỏe: Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; lý lịch rõ ràng; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
3. Tuyển sinh cử tuyển đào tạo đại học:
b) Sức khỏe: Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này; việc khám sức khỏe cho thí sinh cử tuyển đại học thực hiện theo Khoản 7 Điều 55 Thông tư này;
- Là đảng viên hoặc có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
d) Thí sinh phải có hộ khẩu thường trú liên tục 5 năm trở lên (tính đến năm tuyển sinh) tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Thông tư này;
Mục 3. TỔ CHỨC SƠ TUYỂN VÀ ĐĂNG KÝ DỰ THI
Điều 61. Hồ sơ tuyển sinh
1. 03 phiếu đăng ký dự thi ĐK01-A, ĐK01-B, ĐK01-C (sử dụng bộ hồ sơ tuyển sinh đại học cấp phân đội)
3. 01 bản sao Giấy khai sinh.
4. 01 bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh chưa được cấp bằng tốt nghiệp); nếu là thí sinh dự thi đào tạo liên thông có thêm bản sao bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; thí sinh xét tuyển thẳng và cử tuyển có thêm bản sao học bạ trung học phổ thông.
6. 01 phiếu sức khỏe tuyển sinh quân sự.
Trường hợp thí sinh xét cử tuyển có thêm bản sao hộ khẩu và giấy xác nhận thường trú đủ 5 năm liên tục tính đến năm tuyển sinh do công an cấp xã xác nhận; Bản photocopy (không công chứng) quyết định và trang tên địa phương nơi thí sinh cư trú thuộc vùng được cử tuyển; với những xã mới chia tách hoặc sáp nhập phải có bản photocopy quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời ghi rõ vào phần ghi chú trong danh sách đề nghị của đơn vị.
9. 06 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư này.
Điều 62. Tổ chức sơ tuyển và đăng ký dự thi
1. Thí sinh dự thi đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở hệ chính quy đăng ký dự thi riêng theo chỉ tiêu đã phân bổ cho các quân khu.
a) Trực tiếp phổ biến quán triệt trách nhiệm, quyền lợi của thí sinh thực hiện nhiệm vụ đào tạo;
c) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức sơ tuyển, thẩm tra, xác minh chính trị thông qua Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15 tháng 4 hằng năm;
3. Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh:
b) Thông qua Ban Chỉ đạo đào tạo cùng cấp, báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn dự thi về Ban Tuyển sinh quân sự quân khu trước ngày 30 tháng 4 hằng năm; riêng hồ sơ thí sinh cử tuyển xong trước ngày 20 tháng 6 hằng năm.
a) Tổ chức thẩm định, xét duyệt thông qua Ban chỉ đạo Đào tạo cùng cấp;
c) Bàn giao danh sách, hồ sơ thí sinh về Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2 theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
5. Hội đồng tuyển sinh Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2:
b) Báo cáo kết quả xét duyệt về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo đào tạo Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
- Cử tuyển đại học, cao đẳng trước ngày 15 tháng 7 hằng năm;
6. Tổ chức ôn luyện cho thí sinh trước khi thi:
b) Các quân khu và Bộ chỉ huy cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức ôn luyện cho thí sinh dự thi ngành quân sự cơ sở ít nhất 1 tháng trước khi thi bằng kinh phí địa phương.
Điều 63. Địa điểm thi, môn thi, thời gian thi, đề thi
a) Đại học, cao đẳng chính quy:
- Thí sinh thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng trở vào thi tại Trường Sĩ quan Lục quân 2;
b) Thi liên thông từ trung cấp lên cao đẳng hệ vừa làm vừa học: Thi 3 môn (Ngữ văn; Công tác Đảng, Công tác chính trị và môn Chuyên ngành quân sự địa phương);
b) Thi cao đẳng chính quy: Thi trong 02 ngày, đợt 3 kỳ thi cao đẳng chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Thi liên thông từ cao đẳng lên đại học hệ vừa làm vừa học: Thi trong 02 ngày, cùng đợt 3 kỳ thi cao đẳng chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thi đại học, cao đẳng chính quy: Dùng đề thi đại học, cao đẳng khối C của Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo chung cho các trường đại học, cao đẳng;
5. Các trường tuyển sinh liên thông đại học, cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học;
6. Tuyển sinh vào đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở thực hiện theo Thông tư số 117/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.
Thực hiện theo quy định tại các Điều 25, 26 và Điều 27 Thông tư này.
Điều 65. Xét duyệt điểm chuẩn và báo gọi nhập học
a) Đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy:
- Điểm chuẩn tuyển sinh theo phương thức lấy từ thí sinh có điểm thi cao nhất trở xuống theo chỉ tiêu được giao;
b) Đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học hệ vừa làm vừa học: Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định điểm chuẩn tuyển sinh vào các trường.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn và chỉ tiêu được giao, các quân khu, địa phương chỉ đạo việc cử tuyển tập trung ưu tiên cho đối tượng thuộc các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo theo Khoản 2 Điều 52 Thông tư này, nhưng đối tượng là người dân tộc Kinh không được vượt quá 15% tổng chỉ tiêu được giao;
- Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được giao, thì thực hiện xét theo thứ tự ưu tiên thí sinh thuộc các dân tộc chưa được cử tuyển hoặc đã được cử tuyển nhưng số lượng rất ít thì thực hiện xét từ Khu vực III, II, I;
Ưu tiên xét cử tuyển các đối tượng là cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được khen thưởng từ bằng khen trở lên; chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
a) Căn cứ vào quy định điểm chuẩn của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, hiệu trưởng các trường thông báo kết quả thi và danh sách thí sinh trúng tuyển tới các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
c) Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cử thí sinh trúng tuyển đi đào tạo đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ban ngành, bảo đảm ngân sách địa phương chi cho nhiệm vụ đào tạo và bảo đảm chế độ chính sách cho học viên theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng;
Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp ký kết hợp đồng bảo đảm đào tạo với các trường;
đ) Tổ chức hậu kiểm, thẩm định danh sách thí sinh nhập học thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này.
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Điều 66. Chính sách ưu tiên theo đối tượng
1. Thuộc nhóm ưu tiên 1 (UT1): Quân nhân tại ngũ được cử đi học, có 01 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên.
Giao Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quy định cụ thể trong Kế hoạch tuyển sinh hằng năm
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Đối tượng ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm;
2. Riêng đối tượng thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học trung học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ đăng ký xét tuyển thẳng vào các trường Quân đội thực hiện như sau:
- Các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, hệ Kỹ sư hàng không tại Học viện Phòng không - Không quân và hệ đào tạo Phi công quân sự tại Trường Sĩ quan Không quân do đặc thù từng trường chưa thực hiện xét tuyển thẳng các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Hồ sơ xét tuyển, gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh chưa được cấp bằng tốt nghiệp);
- Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh; 02 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm.
- Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá trở lên;
c) Tổ chức xét tuyển:
d) Đối với đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở:
- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về hồ sơ xét tuyển: Thực hiện như quy định tại Điều 61 và Điểm b, Khoản 2 Điều này;
TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA CÔNG TÁC TUYỂN SINH, CHẤM PHÚC KHẢO, CHẤM THANH TRA BÀI THI
1. Căn cứ vào kế hoạch và lịch tuyển sinh hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn bộ các khâu trong công tác tuyển sinh quân sự.
3. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp, Hội đồng tuyển sinh các trường phải thường trực để giải quyết kịp thời các đơn thư kiến nghị hoặc khiếu nại (nếu có) trước, trong và sau kỳ thi tuyển sinh quân sự theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Hội đồng tuyển sinh các trường quân đội chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng về công tác tổ chức chấm và kết quả chấm phúc khảo, chấm thanh tra bài thi vào trường mình theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 71. Chấm phúc khảo bài thi
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức Hội đồng Chấm phúc tra để thẩm định, quyết định kết quả những bài thi đã qua chấm phúc khảo của các trường từ không trúng tuyển thành trúng tuyển.
Điều 72. Chấm kiểm tra, thanh tra bài thi
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng Chấm thanh tra và tổ chức chấm thanh tra bài thi của các trường;
Trường hợp cần thiết, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng sẽ chấm thanh tra toàn bộ số bài có kết quả thi đạt điểm tuyển vào học của các trường.
Tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh, tùy theo thành tích cụ thể, Trưởng ban Tuyển sinh quân sự các cấp hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định khen thưởng, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế, quy định (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tùy theo tính chất, mức độ, bị xử lý, như sau:
2. Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:
b) Do thiếu trách nhiệm để thí sinh lợi dụng làm sai lệch hồ sơ đăng ký dự thi; dùng ảnh của người khác không đúng ảnh của thí sinh, hoặc ảnh của thí sinh nhưng đã qua xử lý kỹ thuật số bằng các phần mềm xử lý ảnh, ảnh có biểu hiện nghi vấn không đúng với thí sinh dán vào hồ sơ đăng ký dự thi;
d) Để cho thí sinh tự do quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện vật dụng trái phép tại phòng thi, bị cán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tra tuyển sinh phát hiện và lập biên bản;
e) Cán bộ coi thi do thiếu trách nhiệm không phát hiện được thí sinh thi kèm trong phòng thi;
3. Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị giáng chức, cách chức, hạ bậc lương, hoặc chuyển đi làm công tác khác, buộc thôi học (nếu là sinh viên đi coi thi) đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:
b) Khi phát hiện có người thi hộ, thí sinh thi kèm trong phòng thi nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng để thí sinh có điều kiện tiếp tục vi phạm quy chế thi;
d) Lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác;
4. Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan; trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể bị tước quân hàm sĩ quan, hoặc bị xử lý theo pháp luật đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:
b) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi;
d) Làm lộ số phách bài thi;
e) Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm;
h) Gian dối trong việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển (kể cả những hành vi sửa chữa học bạ, điểm thi tốt nghiệp trung học để đưa học sinh vào diện tuyển thẳng hoặc diện trúng tuyển);
5. Cán bộ tham gia công tác tuyển sinh do thiếu trách nhiệm không phát hiện việc thí sinh vi phạm quy định, quy chế trong công tác tuyển sinh, sau khi hậu kiểm, kiểm tra, thanh tra mới phát hiện được, thì những người làm sai ở khâu nào trong quy trình công tác tuyển sinh, sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều này.
Điều 75. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế
1. Khiển trách áp dụng đối với những thí sinh phạm lỗi một lần: Nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.
a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế;
c) Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách;
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.
a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế;
c) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;
đ) Có hành động gây nổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;
Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Trưởng điểm thi; phải nộp bài làm và đề thi cho Cán bộ coi thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo; không được dự các đợt thi kế tiếp trong năm đó tại các trường khác.
a) Có hành vi giả mạo hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theo đối tượng trong tuyển sinh;
c) Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;
đ) Sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
e) Đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này;
Trường hợp thí sinh không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản;
g) Thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh phát hiện được sau khi đã nhập học, phải buộc thôi học trả về địa phương, nếu trước khi nhập học chưa phải là quân nhân, thì thời gian học tập tại nhà trường không được tính vào thời gian tại ngũ, không được hưởng chính sách đối với quân nhân xuất ngũ, đơn vị chỉ giải quyết tiền tàu xe đi đường và tiền ăn đường về địa phương.
Trưởng ban Chấm thi, Trưởng ban Chấm kiểm tra xem xét và kết luận các trường hợp vi phạm quy chế, thực hiện xử lý theo các hình thức sau:
Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn Chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 50% điểm toàn bài.
a) Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi;
c) Nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.
a) Phạm các lỗi quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng từ hai môn thi trở lên;
c) Nhờ người khác thi hộ hoặc làm bài hộ cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Trường hợp do thí sinh khác giằng xé làm nhàu nát thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả.
1. Về công tác tạo nguồn và bồi dưỡng nguồn tuyển sinh:
Trường hợp đơn vị có nhiều quân nhân đăng ký dự thi, phải ưu tiên quân số cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Ban Tuyển sinh quân sự đơn vị tổ chức kiểm tra, sơ tuyển chặt chẽ, lựa chọn số quân nhân có chất lượng tốt lập hồ sơ đăng ký đi dự thi; tổ chức cho quân nhân đến địa điểm thi theo đúng quy định.
2. Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, hướng nghiệp vào các trường trong Quân đội
b) Cục Nhà trường - Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm phát hành cuốn: Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội; chủ trì tổ chức gặp gỡ các cơ quan thông tấn, báo chí, thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội, cử cán bộ chuyên trách tham gia tư vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngày hội hướng nghiệp tuyển sinh do các báo, đài tổ chức để tuyên truyền công tác tuyển sinh quân sự ở cấp Bộ Quốc phòng;
3. Từ ngày 10 tháng 3 năm 2014, Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng (http://bqp.vn) là địa chỉ chính thức của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông tin về công tác tuyển sinh quân sự và thông báo kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự.
5. Các đơn vị, địa phương, kiện toàn Ban Tuyển sinh quân sự các cấp, các nhà trường kiện toàn Hội đồng tuyển sinh quân sự và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng.
7. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về kế hoạch tuyển sinh, quyết định thành lập các Hội đồng Chấm thi trắc nghiệm, Hội đồng Chấm Thanh tra, Đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2014 và thay thế Thông tư số 08/2013/TT-BQP ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác Tuyển sinh quân sự năm 2013.
Tổng Tham mưu trưởng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, Hiệu trưởng các trường trong Quân đội, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
:
- Các Thủ trưởng Bộ và CNTCCT;
- Các đầu mối trực thuộc Bộ;
- Các cơ quan thành viên Ban TSQSBQP;
- Các học viện, trường có tuyển sinh quân sự;
- Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
- Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh;
- Vụ pháp chế, Cục Điều tra hình sự BQP;
- Phòng KSTT và CCHC/VPBQP;
- Cổng Thông tin Điện tử BQP;
- Cục Nhà trường và Tuyển sinh CNT;
- Lưu: VT, NCTH, Toản 180.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
File gốc của Thông tư 03/2014/TT-BQP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 03/2014/TT-BQP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng |
Số hiệu | 03/2014/TT-BQP |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Đỗ Bá Tỵ |
Ngày ban hành | 2014-01-16 |
Ngày hiệu lực | 2014-03-05 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |