BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2019/TT-BTP | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2019 |
QUY ĐỊNH NGHĨA VỤ THAM GIA BỒI DƯỠNG BẮT BUỘC VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA LUẬT SƯ
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;
1. Thông tư này quy định về đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư (sau đây gọi chung là bồi dưỡng); trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư đối với việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng; xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng
2. Bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
1. Tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, nội dung bồi dưỡng bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật;
d) Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư.
Điều 4. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng
2. Đoàn luật sư.
Việc tổ chức bồi dưỡng phải đảm bảo nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.
a) Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết sách, giáo trình được xuất bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hoặc kỹ năng hành nghề luật sư;
c) Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
đ) Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
Điều 6. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
a) Luật sư đang làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Luật sư vì lý do bệnh tật có đơn đề nghị và được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xác nhận;
đ) Luật sư phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh và thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên có Giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy tờ chứng minh của luật sư thuộc trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng cho luật sư.
1. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu BDLS-04 do tổ chức quy định tại Điều 4 của Thông tư này cấp.
3. Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
Cơ quan, tổ chức thực hiện bồi dưỡng thu chi phí bồi dưỡng của người tham gia trên nguyên tắc lấy thu bù chi công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật về tài chính.
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG VÀ CÁC MẪU GIẤY TỜ KÈM THEO
1. Tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
3. Gửi Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên một trong các giấy tờ quy định tại Điều 7 của Thông tư này trước ngày 15/12 hàng năm.
1. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
a) Hướng dẫn, theo dõi, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng của Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm cho các luật sư thành viên tham gia đầy đủ việc bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Liên đoàn luật sư Việt Nam kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư trước ngày 15/01, việc bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng của Liên đoàn luật sư và của các Đoàn luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện bồi dưỡng. Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng, Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo Bộ Tư pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Liên đoàn luật sư Việt Nam về nội dung sửa đổi, bổ sung chậm nhất là 30 ngày trước ngày thực hiện bồi dưỡng;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng của luật sư theo quy định của pháp luật.
a) Theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng của luật sư thành viên;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của Đoàn luật sư trước ngày 15/01; việc bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng của Đoàn luật sư chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện bồi dưỡng. Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng, Đoàn luật sư báo cáo Liên đoàn luật sư Việt Nam, Sở Tư pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc Liên đoàn luật sư về nội dung sửa đổi, bổ sung chậm nhất là 30 ngày trước ngày thực hiện bồi dưỡng;
đ) Xử lý kỷ luật luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng;
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo nghề luật sư
2. Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề luật sư kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của cơ sở đào tạo nghề luật sư trước ngày 15/01, việc bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng của cơ sở đào tạo nghề luật sư chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện bồi dưỡng. Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng thì cơ sở đào tạo nghề luật sư báo cáo Bộ Tư pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề luật sư về nội dung sửa đổi, bổ sung chậm nhất là 30 ngày trước ngày thực hiện bồi dưỡng.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bồi dưỡng của luật sư theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, Sở Tư pháp có trách nhiệm sau đây:
b) Có văn bản xác nhận về việc luật sư tham gia tập huấn, hội thảo, tọa đàm do mình thực hiện, trong đó có đầy đủ thông tin theo mẫu Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng được quy định tại Thông tư này.
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư có trách nhiệm sau đây:
b) Có ý kiến, đình chỉ hoặc hủy bỏ, không công nhận việc thực hiện bồi dưỡng của cơ quan, tổ chức thực hiện bồi dưỡng không đúng với kế hoạch bồi dưỡng hoặc có nội dung trái quy định của pháp luật;
2. Trách nhiệm của Cục Bổ trợ tư pháp:
b) Trong trường hợp tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Bổ trợ tư pháp kế hoạch tập huấn, hội thảo, tọa đàm trước ngày tổ chức; có văn bản xác nhận về việc luật sư tham gia tập huấn, hội thảo, tọa đàm do mình thực hiện, trong đó có đầy đủ thông tin theo mẫu Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng được quy định tại Thông tư này.
1. Báo cáo kết quả bồi dưỡng (Mẫu BDLS-01).
3. Danh sách luật sư tham gia bồi dưỡng (Mẫu BDLS-03).
5. Chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư (Mẫu BDLS-05).
XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Luật sư có hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
b) Cảnh cáo;
Ngoài việc chấp hành hình thức kỷ luật, luật sư có trách nhiệm thực hiện bù nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng của năm đó vào năm kế tiếp.
3. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định kỷ luật luật sư theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
1. Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật về việc vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Điều 86 của Luật luật sư và pháp luật có liên quan.
1. Luật sư vi phạm quy định của Thông tư này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2019, thay thế Thông tư số 10/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Liên đoàn luật sư Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục BTTP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
| Mẫu BDLS-01 |
Tên cơ quan, tổ chức thực hiện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kết quả bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư năm.....
I. Thông tin liên quan
Tên cơ quan/tổ chức thực hiện bồi dưỡng: ........................................................................
Địa chỉ trụ sở: ................................................ Điện thoại: ....................Fax:.......................Website (nếu có):.........................................
II. Kết quả bồi dưỡng
Stt | Hình thức bồi dưỡng[1]/địa điểm, nội dung bồi dưỡng | Thời gian (ghi rõ ngày bồi dưỡng, số giờ đã thực hiện) | Số luật sư tham gia bồi dưỡng | Số luật sư hoàn thành nghĩa vụ bồi dưỡng | Giảng viên, báo cáo viên | Nguồn chi phí
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số luật sư[2]:
Số luật sư hoàn thành nghĩa vụ bồi dưỡng: ......................................................................
Số luật sư có tham gia bồi dưỡng nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ bồi dưỡng:.............
Số luật sư không tham gia nghĩa vụ bồi dưỡng (số liệu thống kê của các Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư Việt Nam):
............................................................................................................................................
Số luật sư được miễn bồi dưỡng (số liệu thống kê của các Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư Việt Nam):........................
III. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị
| Tỉnh (thành phố)…, ngày … tháng … năm … |
Mẫu BDLS-02
(Ban hành kèm theo Thông tư số ……/2019/TT-BTP)
Tên cơ quan, tổ chức thực hiện
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư năm……
Tên cơ quan/tổ chức thực hiện: ………………………………………………………………………..
II. Kế hoạch bồi dưỡng
Stt | Hình thức bồi dưỡng Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức (ghi rõ thời gian dự kiến theo tháng, số giờ dự kiến tổ chức và địa điểm ghi rõ theo tỉnh, thành phố dự kiến tổ chức) | Nội dung Dự kiến số lượng người tham gia | Nguồn chi phí |
| |||
| Mẫu BDLS-03 | ||
Tên cơ quan, tổ chức thực hiện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư năm……
Stt
Họ và tên luật sư tham gia/miễn thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng
Ngày sinh
Thành viên Đoàn luật sư
Số Thẻ luật sư
Số Giấy chứng nhận Hình thức bồi dưỡng Thời gian tham gia (ghi rõ số giờ đã tham gia)
II. Danh sách luật sư chưa hoàn thành nghĩa vụ bồi dưỡng
Stt | Họ và tên luật sư | Số Thẻ luật sư | Chưa hoàn thành nghĩa vụ bồi dưỡng (ghi rõ số giờ đã tham gia Cách thức xử lý Tỉnh (thành phố)..., ngày ... tháng ... năm ... Mẫu BDLS-04 Tên cơ quan, tổ chức thực hiện CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Điện thoại:.............................................................................................................................
Hình thức bồi dưỡngCHỨNG NHẬN
Số Thẻ luật sư: ………………………………………Cấp ngày: ………/………/.......................
Nơi hành nghề/Nơi làm việc:...........................................................................................
Ngày, tháng, năm tham gia bồi dưỡng: ………/………/………
Nội dung bồi dưỡngGiấy chứng nhận này có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, trong năm tham gia bồi dưỡng.
| Tỉnh (thành phố)..., ngày ... tháng ... năm … |
| Mẫu BDLS-05 |
Tên cơ quan, tổ chức thực hiện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Địa chỉ trụ sở:................................................................................................................
Website (nếu có):...........................................................................................................
Hình thức bồi dưỡng Thời gian Nội dung (Tên chuyên đề cụ thể) Giảng viên/Báo cáo viên Từ ... giờ đến ... giờ [1] Ghi rõ hình thức bồi dưỡng là khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề, tên cơ quan, tổ chức thực hiện, năm bồi dưỡng, số thứ tự (ví dụ: Khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề LĐLSVN/2019/01; Khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề HVTP/2019/01...). [2] Các Đoàn luật sư thống kê số liệu luật sư của Đoàn mình bao gồm cả các luật sư tham gia bồi dưỡng do các cơ quan, tổ chức khác thực hiện; Liên đoàn luật sư thống kê số liệu trên toàn quốc; các cơ quan, tổ chức thực hiện bồi dưỡng khác thống kê số luật sư tham gia bồi dưỡng do mình thực hiện. File gốc của Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành
Bộ Tư pháp
Số hiệu
02/2019/TT-BTP
Loại văn bản
Thông tư
Người ký
Phan Chí Hiếu
Ngày ban hành
2019-03-15
Ngày hiệu lực
2019-05-05
Lĩnh vực
Lĩnh vực khác
Tình trạng
Còn hiệu lực
Đăng nhập
Đăng ký