UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32-L/CTN | Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1994 |
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 19 tháng 5 năm 1994.
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc giữ gìn, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước, phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Điều 44, Điều 48 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự.
Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình kinh tế, dân sinh có ảnh hưởng tới công trình quốc phòng và khu quân sự, thì phải có ý kiến của cơ quan quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự và được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.
Việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
Mọi hành vi xâm hại đến công trình quốc phòng và khu quân sự phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ
Điều 6. Công trình quốc phòng và khu quân sự được cấp có thẩm quyền xác định địa giới. Tuỳ theo tính chất của công trình quốc phòng và khu quân sự mà cấp có thẩm quyền quy định có khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn.
Điều 7. Căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân loại và có quy chế bảo vệ chặt chẽ đối với từng loại.
Việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải bảo đảm bí mật, an toàn, cường độ và tuổi thọ cho từng công trình; giữ gìn công trình theo yêu cầu thiết kế và luận chứng kinh tế - kỹ thuật; quản lý chặt chẽ các thiết bị, vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng và khu quân sự.
Uỷ ban nhân dân các cấp và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải có kế hoạch phối hợp bảo vệ thường xuyên các công trình quốc phòng và khu quân sự, không để hư hỏng, xuống cấp hoặc sử dụng sai mục đích.
Điều 9. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, huỷ hoại, phá hoại công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng, khai thác, đặt thiết bị và những hành vi khác làm ảnh hưởng đến cấu trúc, tác dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.
Điều 10. Việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và mọi hoạt động khác trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự phải tuân theo Quy chế của Chính phủ về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ
1- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc xây dựng, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
2- Chỉ đạo, xét duyệt quy hoạch chung, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
3- Hướng dẫn việc trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do để bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự và vì lợi ích quốc gia;
4- Ban hành các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
5- Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Điều 12. Bộ Quốc phòng được Chính phủ giao trực tiếp quản lý Nhà nước về bảo vệ và sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Xây dựng các dự án pháp luật về quản lý, bảo vệ, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự; ban hành các quy định về quản lý, bảo vệ, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự theo thẩm quyền.
2- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự.
3- Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, sử dụng và kiểm tra, thanh tra việc quản lý, bảo vệ, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự.
4- Xử lý các vi phạm về quản lý, bảo vệ, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự theo thẩm quyền.
Điều 13. Bộ Nội vụ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, theo chức năng của mình, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Gắn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách với việc xây dựng, quản lý bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự có liên quan; phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
2- Tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
3- Xử lý các vi phạm về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo thẩm quyền.
Điều 14. Uỷ ban nhân dân các cấp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong địa phương mình theo quy định của Chính phủ; gắn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với việc xây dựng, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong địa phương; cùng với các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đóng quân trên địa bàn thống nhất kế hoạch bảo vệ và phối hợp thực hiện;
2- Phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân lập bản đồ địa giới của công trình quốc phòng và khu quân sự và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền;
3- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
3- Xử lý các vi phạm về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo thẩm quyền.
Điều 15. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Người tham gia quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tài sản, thì được giải quyết theo chính sách, chế độ của Nhà nước.
Điều 19. Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 20. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
| Lê Đức Anh (Đã ký) |
File gốc của Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994 đang được cập nhật.
Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Số hiệu | 32-L/CTN |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Người ký | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành | 1994-05-19 |
Ngày hiệu lực | 1994-06-03 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |