BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2007/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: Nội dung công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng nhà trường và tổ chức thực hiện.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là các trường học).
Điều 2. Yêu cầu của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học
1. Là nhiệm vụ thường xuyên của các trường học.
2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong trường học; giữa nhà trường với địa phương và gia đình người học.
3. Chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, chủ động phòng ngừa kết hợp với đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ, nhân viên (sau đây gọi chung là cán bộ, nhà giáo) và người học vi phạm pháp luật.
Điều 3. Các hành vi không được làm trong trường học
1. Truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo.
2. Tuyên truyền chống phá Nhà nước; in, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi truỵ; tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
3. Giảng dạy, phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học, cán bộ, nhà giáo và người khác.
5. Sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật; gian lận trong học tập, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.
6. Đánh nhau, gây rối trật tự xã hội.
7. Mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hoá chất độc hại trái phép vào trường học.
8. Tham gia tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, đánh bạc, mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC
Điều 4. Công tác giáo dục, tuyên truyền
1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của liên Bộ, liên ngành và của địa phương về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đến từng cán bộ, nhà giáo và người học.
2. Giáo dục, định hướng về tư tưởng, chính trị nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của cán bộ, nhà giáo và người học về âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phương thức, thủ đoạn của tội phạm.
3. Thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho người học thông qua một số môn học chính khoá và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. Tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho người học.
1. Ban hành nội quy của trường học trong việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với cán bộ, nhà giáo và người học.
2. Nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, nhà giáo và người học để chủ động giải quyết các vướng mắc theo quy chế dân chủ, không để tồn đọng các vấn đề phức tạp, khiếu kiện tập thể, gây rối an ninh, trật tự xã hội trong trường học.
3. Thực hiện tuần tra, kiểm soát phương tiện, người và tài sản ra, vào trường học để phát hiện và phối hợp ngăn chặn các hiện tượng gây mất trật tự xã hội trong trường học, xâm phạm tài sản công, tài sản của cán bộ, nhà giáo và người học.
4. Thực hiện các quy định hiện hành về phòng, chống cháy, nổ, thiên tai, phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động.
5. Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật có liên quan đến cán bộ, nhà giáo và người học theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội xảy ra trong trường học.
Điều 6. Xây dựng môi trường giáo dục
1. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường học.
2. Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy, học tập, vui chơi, hoạt động văn nghệ, thể thao của cán bộ, nhà giáo và người học.
3. Xây dựng nếp sống văn hoá trong trường học, các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao lành mạnh, bổ ích thu hút cán bộ, nhà giáo và người học tham gia.
1. Chủ động phối hợp với địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình người học trong việc quản lý người học; phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực xung quanh trường học và khu vực có học sinh, sinh viên ở ngoại trú.
2. Định kỳ, chủ trì tổ chức họp giao ban với công an địa phương và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình và bàn biện pháp phối hợp quản lý người học.
3. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương và phương án phối hợp xử lý khi có sự việc xảy ra về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học.
TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC, HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
Điều 8. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan công an cùng cấp hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các trường học trên địa bàn.
2. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy định này trong các trường học thuộc phạm vi quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng (Giám đốc) nhà trường
1. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học.
2. Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan công an ở địa phương trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của trường học.
3. Ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Quy định này. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với đơn vị trực thuộc và toàn thể cán bộ, nhà giáo và người học trong trường học.
1. Hằng năm, các trường học dành khoản kinh phí thích hợp để chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Kinh phí chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được trích từ:
a) Nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định;
b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác của trường học (nếu có).
Kết thúc học kỳ, năm học, các sở giáo dục và đào tạo và các trường học không thuộc phạm vi quản lý của các sở giáo dục và đào tạo báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và báo cáo đột xuất khi có sự việc xảy ra gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.
1. Thực hiện nghiêm túc Quy định về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học là một trong các tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng đối với các trường học, cán bộ, nhà giáo và người học.
2. Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội được trường học, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục xem xét, khen thưởng theo quy định hiện hành.
Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản quy định về công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, được áp dụng cho cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung học, trường tiểu học, trường mầm non (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục).
a. Đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục; xây dựng trường học an toàn, trật tự, không có tội phạm và tệ nạn xã hội.
b. Là cơ sở để xây dựng các tiêu chí đánh giá các cơ sở giáo dục đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
c. Công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội là một trong những công tác trọng tâm của Thủ trưởng các cơ sở giáo dục, là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giảng viên, giáo viên (gọi chung là cán bộ, giáo viên) và các nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, học sinh (gọi chung là người học).
a. Các cơ sở giáo dục thành lập các Ban chỉ đạo công tác bảo về chính trị nội bộ, công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và tệ nạn mại dâm (có thể kết hợp, lồng ghép thành một Ban) do một lãnh đạo cơ sở giáo dục làm trưởng ban; thành viên là trưởng các phòng, ban (khoa, bộ môn), trực thuộc Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên, Cố vấn Đoàn, Đội (nếu có). Ban chỉ đạo có bộ phận thường trực, có quy chế hoạt động, có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ trưởng ban hành kế hoạch theo từng giai đoạn, từng năm.
b. Kiện toàn và tăng cường cho phòng hoặc bộ phận làm công tác học sinh, sinh viên nhằm phát huy vai trò thường trực, nòng cốt, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác này.
a. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:
- Tuyên truyền, phổ biến và có kế hoạch triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Nâng cao ý thức cảnh giác của giáo viên và người học về âm mưu và hoạt động "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.
b. Tổ chức hoạt động:
- Thường xuyên nắm bắt diễn biến về tư tưởng chính trị của giáo viên và người học.
- Có biện pháp kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng, khai thác thông tin trên mạng Internet trong có sở giáo dục. Ngăn chặn có hiệu quả việc in sao, phát tán và tuyên truyền các tài liệu có nội dung phản động, đồi truỵ trong cán bộ, giáo viên và người học. Có quy chế quản lý về quan hệ tiếp xúc, giao lưu, trao đổi thông tin giữa cán bộ, giáo viên và người học cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.
c. Có giải pháp thực hiện việc:
Nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo, các hình thức mang tính truyền đạo trong cơ sở giáo dục; nghiêm cấm giáo viên và người học tham gia các cuộc biểu tình, tự phát lập hội, câu lạc bộ, phát hành các ẩn phẩm sách, báo, tạp chí, bản tin, lập Website và các hình thức khác trái với quy định của pháp luật.
5. Công tác giáo dục phòng, chống tội phạm và các loại tệ nạn xã hội
a. Triển khai phổ biến sâu rộng các văn bản pháp quy của Nhà nước, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác phòng chống tội phạm và các loại tệ nạn xã hội đến từng cán bộ, giáo viên và người học.
b. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm được lồng nghép trong các môn học chính khoá.
c. Tăng cường giáo dục toàn diện đối với người học, quan tâm đến các điều kiện vui chơi, hoạt động văn nghệ, thể thao giúp định hướng người học vui chơi lành mạnh, bổ ích.
d. Thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá cho người học về công tác giáo dục phòng chống tội phạm và các loại tệ nạn xã hội bằng các hình thức phong phú, sinh động, hấp dẫn.
e. Hàng năm tổ chức cho các đơn vị trực thuộc và người học ký cam kết tham gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, tệ nạn mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác.
f. Xây dựng quy trình xử lý cụ thể đối với các trường hợp vi phạm.
g. Bố trí nguồn kinh phí riêng phục vụ công tác phòng chống tội phạm và các loại tệ nạn xã hội.
6. Công tác giữ gìn trật tự, an toàn trong các cơ sở giáo dục
a. Các cơ sở giáo dục có kế hoạch, biện pháp và quy trình xử lý cụ thể để bảo vệ trật tự trị an, chống các hiện tượng gây mất trật tự, an toàn, các hiện tượng mất tài sản công, tài sản của giáo viên và người học.
b. Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về phòng, chống cháy, nổ, tai nạn thương tích.
c. Kiện toàn lực lượng bảo vệ chuyên trách và các lực lượng hỗ trợ (như tự vệ cơ quan, thanh niên, sinh viên xung kích,…), đảm bảo đủ về số lượng, được trang bị các điều kiện làm việc cần thiết, được bồi dưỡng về nghiệp vụ. Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát người, tài sản, vật tư và phương tiện ra vào cơ quan.
7. Công tác giữ gìn kỷ cương, nề nếp trong các cơ sở giáo dục
a. Xây dựng môi trường trong và xung quanh cơ sở giáo dục đạt yêu cầu Xanh, Sạch, Đẹp, quản lý và phối hợp quản lý các quán xá, điểm truy cập Internet trong và xung quanh cơ sở giáo dục, khu nội trú.
b. Các cơ sở giáo dục ban hành nội quy, quy định cụ thể để giữ gìn kỷ cương, nề nếp đối với cán bộ, giáo viên và người học, thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" trong các cơ sở giáo dục.
c. Trú trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, giáo viên, thực hiện tốt phong trào "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" trong cán bộ, giáo viên, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ, giáo viên vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, thân thể của đồng nghiệp và người học.
d. Thường xuyên trú trọng công tác giáo dục đạo đức, ứng xử, nếp sống văn hoá cho người học. Xử lý nghiêm các trường hợp người học có hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm và thân thể cán bộ, giáo viên và người học khác.
e. Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi, kiểm tra. Có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ, giáo viên và người học mua bằng, mua, bán điểm, các biểu hiện gian dối trong thi, kiểm tra.
f. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục định kỳ tổ chức đối thoại với người học theo quy chế dân chủ, chủ động giải quyết tại chỗ các kiến nghị của người học. Không để tồn đọng các vấn đề phức tạp hoặc xảy ra khiếu kiện tập thể, gây rối về an ninh trật tự. Đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người học.
a. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, các đoàn thể như công đoàn giáo dục, đoàn thanh niên, cha, mẹ người học và chính quyền địa phương trong công tác giáo dục và quản lý người học.
b. Chủ động phối hợp với lực lượng công an trong việc quản lý người học ở ngoại trú, nội trú; người học chậm tiến, có biểu hiện vi phạm pháp luật; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện phòng cháy chữa cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất độc.
c. Xây dựng cơ chế phối hợp với các các cơ quan chức năng ở địa phương và phương án phối hợp khi có sự việc xảy ra về an ninh, trật tự.
- Các cơ sở giáo dục xây dựng quy định cụ thể, tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện của đơn vị và triển khai đến các đơn vị thuộc phạm vi phụ trách của mình.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, công nhận mức độ đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc.
Hằng quý, hằng năm các sở giáo dục và đào tạo, các trường ĐH, CĐ, TCCN báo cáo về công tác an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, các bộ, ngành chủ quản và báo cáo đột xuất khi có vụ việc xảy ra.
Công tác giáo dục phòng chống ma tuý
a. Mức 1: Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về công tác phòng chống ma tuý. Chương trình giáo dục phòng, chống ma tuý lồng ghép trong các môn học chính khoá được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; các hoạt động giáo dục ngoại khoá sinh động, hấp dẫn.
b. Mức 2: Nhà trường thường xuyên chú trọng, có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong công tác giáo dục phòng, chống ma tuý, không để ma tuý xâm nhập vào nhà trường. Nhà trường không có cán bộ, giáo viên và người học vi phạm các tội danh liên quan đến ma tuý.
3. Tiêu chí 3: Công tác giáo dục giới tính, phòng, chống tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS
a. Mức 1: Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về công tác giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS. Chương trình giáo dục giới tính, phòng, chống tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS lồng ghép trong các môn học chính khoá được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; các hoạt động giáo dục ngoại khoá sinh động, hấp dẫn.
b. Mức 2: Nhà trường thường xuyên chú trọng, có kế hoạch, biện pháp cụ thể trong công tác giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS. Nhà trường không có cán bộ, giáo viên và người học vi phạm các tội danh liên quan đến tệ nạn mại dâm.
4. Tiêu chí 4: Công tác giáo dục, phòng chống các loại tệ nạn xã hội khác
a. Mức 1:
b. Mức 2: Nhà trường không có cán bộ, giáo viên và người học vi phạm các tệ nạn xã hội như: uống rượu,….các tội danh liên quan đến cờ bạc dưới mọi hình thức.
5. Tiêu chí 5: Công tác giáo dục an toàn giao thông
a. Mức 1:
b. Mức 2:
Chế độ báo cáo
File gốc của Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các Cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 46/2007/QĐ-BGDĐT quy định công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các Cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số hiệu | 46/2007/QĐ-BGDĐT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phạm Vũ Luận |
Ngày ban hành | 2007-08-20 |
Ngày hiệu lực | 2007-09-16 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |