HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2013/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 04 tháng 07 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG BÁO ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Nghị định số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 7/6/2013 về việc thông qua Đề án nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao vai trò chỉ đạo của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh trấn áp tội phạm, tập trung ở các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, phức tạp. Kiềm chế và làm giảm đến mức thấp nhất tội phạm và điều kiện phạm tội, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Tăng cường biện pháp, lực lượng ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm mới nổi lên, có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, không để hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Từng bước kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm do người chưa thành niên gây ra…
- Chú trọng đầu tư trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị nghiệp vụ; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ công tác chiến đấu của lực lượng công an các cấp. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nâng cao năng lực khai thác, sử dụng các thiết bị chuyên dụng, chứng cứ, dữ liệu đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
- Đảm bảo ưu tiên việc huy động các nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
a) Phấn đấu hằng năm
- Giảm từ 5-10%/năm tội phạm do thanh thiếu niên gây ra;
- Giảm trên 5% số người nghiện ma túy hiện có;
- 100% xã, phường, thị trấn không trồng cây có chứa chất ma túy;
- 100% số người đã cai nghiện có nguy cơ tái nghiện cao đều được quản lý chặt chẽ sau cai nghiện.
- Tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm hàng năm đạt trên 90%;
- Giảm từ 2-3% tỷ lệ tái phạm tội trong số đối tượng được đặc xá, mãn hạn tù;
- 100% số đối tượng chấp hành xong hình phạt tù, đi cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trở về có nhu cầu được đào tạo nghề, giới thiệu, tạo việc làm.
- 100% cán bộ thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, người đứng đầu các tổ chức thành viên Mặt trận, các bộ các ngành: Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội của cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm;
- 100% phạm nhân trong độ tuổi lao động, đảm bảo các tiêu chí được dạy nghề.
- Tăng cường công tác vận động quần chúng, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm;
- Kết hợp công tác phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội; đấu tranh, trấn áp mạnh các loại tội phạm, kiềm chế tiến tới làm giảm một số loại tội phạm nổi lên trên địa bàn;
- Nâng cao năng lực cơ quan tham mưu phòng, chống tội phạm;
- Hợp tác quốc phòng trong phòng, chống tội phạm;
5. Tổng kinh phí đầu tư và nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư:
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương: 19,33 tỷ đồng; Ngân sách tỉnh: 12,24 tỷ đồng; nguồn kinh phí hợp pháp khác (ủng hộ hợp pháp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư…): 9,21 tỷ đồng.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua./.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật);
- Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Báo Kon Tum; Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.
CHỦ TỊCH
Hà Ban
File gốc của Nghị quyết 11/2013/NQ-HĐND về thông qua Đề án nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015, định hướng 2020 đang được cập nhật.
Nghị quyết 11/2013/NQ-HĐND về thông qua Đề án nâng cao công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015, định hướng 2020
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Số hiệu | 11/2013/NQ-HĐND |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Hà Ban |
Ngày ban hành | 2013-07-04 |
Ngày hiệu lực | 2013-07-14 |
Lĩnh vực | Hình sự |
Tình trạng | Hết hiệu lực |