Intelligent\r\ntrasport systems - Reference model architecture (s) for the ITS sector- Part 1:\r\nITS service domains, service groups and services
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 12836-1:2020 hoàn toàn\r\ntương đương với tiêu chuẩn ISO 14813-1:2015
\r\n\r\nTCVN 12836-1:2020 do Viện Khoa\r\nhọc và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
\r\n\r\nISO (the International Organization\r\nfor Standardination - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn quốc tế\r\ncủa các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (các cơ quan thành viên ISO). Công việc chuẩn\r\nbị các tiêu chuẩn quốc tế thường được thực hiện thông qua các Ủy ban kỹ thuật\r\nISO. Đối với mỗi chủ đề có Ủy ban kỹ thuật riêng, các cơ quan thành viên có\r\nquan tâm đều có quyền được đại diện trong Ủy ban đó. Các tổ chức quốc tế, chính\r\nphủ và phi chính phủ, liên lạc với ISO, cũng tham gia vào công việc. ISO hợp\r\ntác chặt chẽ với Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) về tất cả các vấn đề về\r\ntiêu chuẩn kỹ thuật điện.
\r\n\r\nCác quy trình để xây dựng tài liệu này\r\ncũng như để hoàn thiện tài liệu này trong thời gian tới được mô tả trong Chỉ thị\r\nISO / IEC, Phần 1. Cần lưu ý, các tiêu chí phê duyệt có thể khác biệt đối với\r\ncác loại tài liệu ISO khác nhau. Tài liệu này được soạn thảo theo các quy tắc\r\nbiên tập của Chỉ thị ISO / IEC, Phần 2 (xem\r\nwww.iso.org/directives).
\r\n\r\nCần chú ý đến khả năng một số yếu tố của\r\ntài liệu này có thể là đối tượng của quyền sáng chế. ISO sẽ không chịu trách\r\nnhiệm xác định bất kỳ hoặc tất cả các quyền bằng sáng chế đó. Chi tiết về quyền\r\nsáng chế được xác định trong quá trình phát triển tài liệu sẽ có trong phần Giới\r\nthiệu và / hoặc trong danh sách ISO của các tuyên bố bằng sáng\r\nchế nhận được (xem www.iso.org/patents).
\r\n\r\nBất kỳ tên thương mại được sử dụng\r\ntrong tài liệu này là thông tin được cung cấp để thuận tiện cho người dùng và\r\nkhông cấu thành xác nhận.
\r\n\r\nĐể được giải thích về ý nghĩa của các\r\nđiều khoản và biểu thức cụ thể của ISO liên quan đến đánh giá sự phù hợp, cũng\r\nnhư thông tin về việc tuân thủ các nguyên tắc của WTO trong các rào cản kỹ thuật\r\nđối với thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT), hãy xem URL sau:\r\nForeword - Supplementary information.
\r\n\r\nỦy ban chịu trách nhiệm về tài liệu\r\nnày là ISO / TC 204, Hệ thống giao thông thông minh.
\r\n\r\nPhiên bản thứ hai này hủy bỏ và thay\r\nthế phiên bản đầu tiên (ISO 14813-1: 2007), đã được sửa đổi về mặt kỹ thuật.
\r\n\r\nISO 14813 bao gồm các phần sau, dưới\r\ntiêu đề chung Hệ thống giao thông thông minh - Kiến trúc mô hình tham chiếu\r\ncho Hệ thống giao thông thông minh:
\r\n\r\n- Part 1: ITS fundamental services (Phần\r\n1: Các dịch vụ cơ bản của ITS)
\r\n\r\n- Part 5: Requirements for\r\narchitecture description in ITS standards (Phần 5: Yêu cầu\r\nmô tả kiến trúc trong tiêu chuẩn hệ thống giao thông thông minh)
\r\n\r\n- Part 6: Data presentation in ASN.1\r\n(Phần 6: Trình bày dữ liệu trong ASN.1)
\r\n\r\nGiới thiệu
\r\n\r\nCác nhóm và miền dịch vụ của hệ thống\r\ngiao thông thông minh (ITS) phản ánh sự phát triển của các ứng dụng và thực tiễn\r\ngiao thông vận tải theo định hướng công nghệ. Từ trước đến nay, điều này đã có\r\ntrong lĩnh vực vận tải đường bộ, nhưng ITS đang bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực\r\nvận tải hàng hải và đường sắt. Điều này đã trở nên ngày càng quan trọng và đáng\r\nchú ý hơn khi phạm vi của ITS mở rộng ra ngoài phạm vi dịch vụ ban đầu trong quản\r\nlý giao thông đường bộ, thông tin chuyến đi và hệ thống thanh toán điện tử. ITS\r\nhiện cũng dự kiến sẽ hướng tới các dịch vụ trong các phạm vi sau của lĩnh vực vận\r\ntải đường bộ:
\r\n\r\n- Vận hành mạng lưới vận chuyển và những\r\nhoạt động bảo trì;
\r\n\r\n- Vận chuyển hàng hóa và kết nối liên\r\nphương thức;
\r\n\r\n- Di chuyển đa phương thức bao gồm cả\r\nthông tin trước chuyến đi và trong chuyến đi và lập kế hoạch hành trình nơi\r\nchuyến đi bắt đầu và /hoặc kết thúc trong lĩnh vực vận tải đường bộ;
\r\n\r\n- Chiến lược phí đường bộ biến thiên\r\ncho vận chuyển hàng hóa và di chuyển cá nhân;
\r\n\r\n- Sự phối hợp và những hoạt động ứng\r\nphó khẩn cấp và liên quan đến thiên tai tự nhiên;
\r\n\r\n- Nhu cầu an ninh quốc gia liên quan đến\r\ncơ sở hạ tầng giao thông;
\r\n\r\n- ITS hợp tác - đôi khi được gọi là\r\n'phương tiện được kết nối' hoặc 'hệ thống phương tiện / đường cao tốc được kết\r\nnối'.
\r\n\r\nCác dịch vụ trong một số lĩnh vực được\r\nxác định ở trên cũng có những điểm chung với các hoạt động và môi trường bên\r\nngoài lĩnh vực vận tải đường bộ. Hướng tới các vấn đề hợp tác và bảo mật quốc\r\ngia cũng đòi hỏi phải hướng tới các tiêu chuẩn quốc gia cụ thể liên quan đến hoạt\r\nđộng dân sự, liên lạc khẩn cấp và các hoạt động khác. Các điểm chung này, mặc\r\ndù phần lớn nằm ngoài phạm vi của TC 204, tuy nhiên vẫn có những ảnh hưởng quan\r\ntrọng ở bên ngoài tác động đến chức năng của các dịch vụ khắc nhau được hỗ trợ\r\nbởi 'các nhóm và miền dịch vụ ITS'.
\r\n\r\nTất cả các tiêu chuẩn được phát triển\r\ntrong TC 204 phải được phản ánh đến một hoặc nhiều dịch vụ, nhóm dịch vụ và miền\r\nITS được mô tả trong phần này của ISO 14813. Ngoài ra, việc phát triển từ điển\r\ndữ liệu quốc tế tiêu chuẩn và việc đăng ký cho ITS đòi hỏi khả năng để hướng tới\r\ncả dịch vụ hiện tại và mới có mà ITS có thể cung cấp.
\r\n\r\nCác miền, nhóm và dịch vụ của ITS được\r\ntrình bày trong phần này của ISO 14813 đóng vai trò là khung phát triển kiến\r\ntrúc ITS và các khái niệm hoạt động liên quan đến ITS, từ đó dẫn đến định nghĩa\r\nvề các yêu cầu, chức năng và tiêu chuẩn phù hợp cần thiết để triển khai các dịch\r\nvụ ITS cụ thể. Khi phạm vi hoạt động giao thông vận tải sử dụng các công cụ ITS\r\nđược mở rộng, “dịch vụ cơ bản” ban đầu do TC 204 phát triển hiện đã được sửa đổi\r\nvà mở rộng thành “các nhóm và nhóm dịch vụ ITS”.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 - Dịch\r\nvụ ITS - Sơ đồ định nghĩa cho kiến trúc tham chiếu ITS
\r\n\r\nHình 1 minh họa hệ thống phân cấp của\r\ncác định nghĩa chức năng và cách chúng có thể được sử dụng làm đầu vào cho các\r\nkiến trúc ITS. Các miền dịch vụ áp dụng cho ITS được liệt kê trong 6.1 với mỗi\r\nđịnh nghĩa về bản chất của các hoạt động được cung cấp. Mỗi tên miền này sau đó\r\nđược bao hàm bởi các phụ lục riêng trong phần này của ISO 14813, mỗi miền dịch vụ\r\nbao gồm các mô tả về các nhóm dịch vụ và dịch vụ riêng. Những nhóm dịch vụ mô tả\r\ncác hoạt động cụ thể hơn, là một phần của miền dịch vụ và dịch vụ cung cấp những\r\nmô tả chi tiết hơn về những nội dung được đưa ra trong mỗi nhóm dịch vụ.
\r\n\r\nCách thức mô tả các dịch vụ được sử dụng\r\ntrong kiến trúc ITS phụ thuộc vào phương pháp được áp dụng trong việc tạo ra\r\ncác dịch vụ đó. Do vậy, các mô tả dịch vụ có thể được sử dụng để tạo 'tình huống\r\nsử dụng' là đầu vào cho kiến trúc ITS được tạo bằng phương pháp hướng đối tượng\r\n(xem các phần khác của ISO 14813) hoặc 'nhu cầu của người dùng', là đầu vào của\r\nkiến trúc ITS được tạo bằng phương pháp định hướng quy trình (xem ISO / TR\r\n26999).
\r\n\r\nĐể phát triển kiến trúc tham chiếu và\r\nđể thiết lập mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dịch vụ khác nhau\r\ntrong 'hệ thống giao thông thông minh' (ITS), trước tiên, việc xác định các dịch\r\nvụ ITS cơ bản là có lợi. Do đó, mục đích phần này của ISO 14813 là xác định\r\n'Nhóm dịch vụ ITS' và các miền mà nhóm dịch vụ này thuộc về, cùng với nhận thức\r\nhiện tại về lĩnh vực ITS.
\r\n\r\n'Các miền và nhóm dịch vụ ITS' được\r\nxây dựng dựa trên các hệ thống phân loại quốc tế hiện có của Hoa Kỳ, Châu Âu,\r\nNhật Bản và các phân loại quốc tế và quốc gia khác, hoặc các hệ thống phân loại,\r\nngoài ra, chúng cũng có thể cung cấp một cơ sở mô tả chung để so sánh các phân\r\nloại này, cũng như các phân loại khác được phát triển trên thế giới.
\r\n\r\nHiện tại có rất nhiều kiến trúc của\r\nITS đang được sử dụng trên khắp thế giới, với các phần của kiến trúc ITS đang\r\nđược sử dụng làm cơ sở cho một số Tiêu chuẩn quốc tế. Phần này của ISO 14813\r\nbao gồm các khái niệm kiến trúc từ các nguồn sau:
\r\n\r\n- Các hoạt động kiến trúc ITS khác từ\r\nmột số nơi trên thế giới, bao gồm Kiến trúc ITS Quốc gia của Hoa Kỳ và Kiến\r\ntrúc Khung ITS của Châu Âu (FRAME).
\r\n\r\n- Các nhóm làm việc ISO TC 204 và CEN\r\nTC278.
\r\n\r\nHầu hết tất cả các kiến trúc ITS đang\r\nđược sử dụng trên toàn thế giới đều dựa trên Kiến trúc ITS Quốc gia của Hoa Kỳ\r\nhoặc Kiến trúc Khung ITS của Châu Âu (FRAME). Thuật ngữ được sử dụng bởi hai kiến\r\ntrúc ITS này tuy tương tự nhưng lại không giống nhau. Bảng sau đây cho thấy sự\r\nso sánh ở mức độ cao một số thuật ngữ chính được sử dụng trong hai kiến trúc\r\nITS này có liên quan đến phần này của ISO 14813.
\r\n\r\n\r\n ISO 14813-1 \r\n | \r\n \r\n Kiến trúc của\r\n US \r\n | \r\n \r\n Kiến trúc của\r\n FRAME \r\n | \r\n
\r\n Chủ thể (Actor) \r\n | \r\n \r\n Đối tượng tương tác đầu cuối\r\n (Terminator) \r\n | \r\n \r\n Đối tượng tương tác đầu cuối / chủ\r\n thể (Terminator/ Actor) \r\n | \r\n
\r\n Miền dịch vụ ITS \r\n | \r\n \r\n Gói dịch vụ người dùng \r\n | \r\n \r\n Nhóm dịch vụ ITS \r\n | \r\n
\r\n Nhóm dịch vụ ITS \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ người dùng \r\n | \r\n \r\n Chủ đề dịch vụ ITS \r\n | \r\n
\r\n Dịch vụ ITS \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu dịch vụ người dùng \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ ITS \r\n | \r\n
Lưu ý rằng trong Kiến trúc FRAME, nhiều\r\nĐối tượng tương tác đầu cuối được xem là "chung, khái quát". Điều này\r\ncó nghĩa là chúng có một vài hình thức (được gọi là "chủ thể -\r\nactor") cho các trường hợp cụ thể. Một ví dụ về điều này là “Đối tượng\r\ntương tác đầu cuối” hoặc “Người điều khiển phương tiện”, có các trường hợp cụ\r\nthể bao gồm các chủ thể như người điều khiển phương tiện cá nhân, cộng với người\r\nđiều khiển các loại phương tiện khác, ví dụ: giao thông công cộng, vận tải hàng\r\nhóa và khẩn cấp.
\r\n\r\nBằng cách kết hợp các kết quả công việc\r\nđã được thực hiện để phát triển hai kiến trúc này, nhóm làm việc đã sử dụng giả\r\nthuyết cơ bản rằng có thể xác định một tập hợp “các miền, nhóm dịch vụ và dịch\r\nvụ ITS”, tập hợp này có thể được sử dụng trong nhiều loại kết hợp và cấu hình,\r\nnhằm cung cấp một mô tả phác thảo về các phương pháp kiến trúc ITS khác nhau.
\r\n\r\nTài liệu đầy đủ về tất cả các phương\r\npháp kiến trúc có thể là không khả thi do mức độ đòi hỏi cao các nguồn lục cần\r\nthiết để thực hiện điều này. Thật vậy, việc tổng hợp đầy đủ tài liệu và mô tả tất\r\ncả các phương pháp có thể sẽ dễ gây ra rắc rối hơn là một mục nào đó được tiêu\r\nchuẩn hóa. Tuy nhiên, một cách tiếp cận xác định và nhất quán là cần thiết để tạo\r\nthuận lợi cho việc tái sử dụng và khả năng tương tác.
\r\n\r\nNgười dùng áp dụng phần này của ISO\r\n14813 cần lưu ý rằng cũng có thể sử dụng một tập hợp con của các dịch vụ làm điểm\r\nkhởi đầu để tạo kiến trúc ITS, nhằm triển khai ITS cụ thể. Trong quá trình triển\r\nkhai có thể thêm các dịch vụ cụ thể để kiến trúc ITS có thể hỗ trợ tất cả các\r\nbên liên quan mà ITS sẽ cung cấp.
\r\n\r\nMột điểm quan trọng nữa cần lưu ý là\r\ngiả định rằng phạm vi của khu vực ITS luôn có một ranh giới rõ ràng. Kinh nghiệm\r\nđã chỉ ra rằng điều này sẽ thay đổi theo thời gian và nó sẽ cần thiết để Tiêu chuẩn\r\nquốc tế này được sửa đổi lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n
HỆ THỐNG GIAO\r\nTHÔNG THÔNG MINH - KIẾN TRÚC MÔ HÌNH THAM CHIẾU CHO HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG\r\nMINH (ITS)- PHẦN 1: CÁC MIỀN DỊCH VỤ, NHÓM DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ ITS
\r\n\r\nIntelligent\r\ntrasport systems - Reference model architecture (s) for the ITS sector- Part 1:\r\nITS service domains, service groups and services
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này mô tả về các dịch vụ\r\nchính mà việc triển khai ITS có thể mang lại cho người dùng ITS. Các dịch vụ có\r\nmục đích chung có thể được sắp xếp trong cùng “miền dịch vụ ITS” và trong các\r\nmiền dịch vụ có thể có một số “nhóm dịch vụ ITS”. Tiêu chuẩn này xác định 13\r\n(mười ba) miền dịch vụ, và trong đó có nhiều nhóm dịch vụ
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, một chỉ dẫn đã\r\nđược cung cấp để hiển thị mối quan hệ của từng dịch vụ với ITS hợp tác. ITS hợp\r\ntác cung cấp các dịch vụ mà trước đây không có, đặc biệt là các dịch vụ dành\r\ncho người dùng ITS đang di chuyển. ITS hợp tác thực sự có thể được coi là một\r\n"cơ chế phân phối" có thể được sử dụng để tăng cường việc sử dụng và\r\ntính sẵn có của các dịch vụ. Do đó, đối với một số dịch vụ, ITS hợp tác là điều\r\ncần thiết, trong khi đối với những dịch vụ khác, ITS hợp tác làm tăng thêm giá\r\ntrị. Tuy nhiên, đối với một số lượng nhỏ các dịch vụ thì không liên quan.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được dành cho ít nhất\r\nhai nhóm người tham gia vào lĩnh vực ITS. Nhóm đầu tiên là những người tìm kiếm\r\ný tưởng về các dịch vụ mà ITS triển khai có thể cung cấp và nhóm thứ hai dành\r\ncho những người đang phát triển các tiêu chuẩn.
\r\n\r\nĐối với nhóm đầu tiên, tiêu chuẩn này\r\ncung cấp các khái niệm giúp cho việc mô tả các dịch vụ chi tiết hơn. Mức độ chi\r\ntiết có thể khác nhau từ một triển khai ITS này với một triển khai ITS khác,\r\ntùy thuộc vào việc kiến trúc ITS quốc gia có liên quan hay không và kiến trúc\r\nnày dựa trực tiếp vào các dịch vụ hay dựa trên các nhóm chức năng.
\r\n\r\nĐối với các nhà phát triển tiêu chuẩn,\r\ntiêu chuẩn này được áp dụng cho các nhóm làm việc với ISO TC 204 và các Ủy ban\r\nkỹ thuật khác đang phát triển các tiêu chuẩn cho ngành ITS và các ngành liên\r\nquan có ranh giới xuyên qua khu vực ITS (như một số khía cạnh của giao thông\r\ncông cộng (quá cảnh), cùng với vận chuyển hàng hóa liên phương thức và quản lý\r\nđội vận tải). Tiêu chuẩn này được thiết kế để cung cấp thông tin và giải thích\r\nvề các dịch vụ có thể tạo cơ sở và lý do cho việc phát triển các tiêu chuẩn.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này về bản chất là tư vấn\r\nvà thông tin, được thiết kế để hỗ trợ tích hợp các dịch vụ vào một kiến trúc\r\ntham chiếu gắn kết, cộng với khả năng tương tác và sử dụng các định nghĩa dữ liệu\r\nphổ biến. Các dịch vụ được xác định trong các nhóm dịch vụ sẽ là cơ sở để định\r\nnghĩa “trường hợp sử dụng”, “nhu cầu người dùng” hoặc “yêu cầu dịch vụ người\r\ndùng” tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng để phát triển chức năng kiến trúc\r\nITS, cùng với định nghĩa về dữ liệu áp dụng trong từ điển dữ liệu, các tiêu chuẩn\r\ntrao đổi dữ liệu và truyền thông thích hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nISO 14817-3, Intelligent transport\r\nsystems - ITS data dictionaries - Part 3: Object identifier assignments for ITS\r\ndata concepts (Hệ thống giao thông thông minh - Từ điển dữ liệu ITS - Phần 3:\r\nNhiệm vụ định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu ITS).
\r\n\r\nISO/TR 17465-1:2014, Intelligent\r\ntransport systems — Cooperative ITS — Part 1: Terms and definitions (Hệ thống\r\ngiao thông thông minh - ITS hợp tác - Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa).
\r\n\r\nISO 21217:2014, Intelligent\r\ntransport systems - Communications access for land mobiles (CALM) -\r\nArchitecture (Hệ thống giao thông thông minh - Truy cập thông tin liên lạc cho\r\nđiện thoại di động mặt đất (CALM) - Kiến trúc).
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật\r\nngữ và định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1.
\r\n\r\nChủ thể (Actor)
\r\n\r\nChủ thể hoàn thành vai trò, nhiệm vụ.
\r\n\r\n3.2.
\r\n\r\nỨng dụng (Application)
\r\n\r\nCơ chế cung cấp một số hoặc tất cả các\r\nbộ phận của dịch vụ.
\r\n\r\n3.3.
\r\n\r\nITS hợp tác (Cooperative ITS)
\r\n\r\nTập con của ITS tổng thể, liên lạc và\r\nchia sẻ thông tin giữa các trạm ITS để đưa ra sự tư vấn hoặc tạo điều kiện cho\r\ncác hành động cải thiện sự an toàn, bền vững, hiệu quả và tiện nghi ngoài phạm\r\nvi của các hệ thống độc lập.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng được\r\nnêu trong ISO 21217: 2014. Đôi khi, nó được gọi là "phương tiện được kết nối"\r\nhoặc "các hệ thống phương tiện / đường cao tốc được kết nối".
\r\n\r\n3.4.
\r\n\r\nHàng hóa nguy hiểm (Dangerous goods)
\r\n\r\nCác chất hoặc vật phẩm có khả năng gây\r\nnguy hiểm (ví dụ, gây độc cho người, gây hại cho môi trường, chất nổ, dễ cháy\r\nhoặc phóng xạ...) cần có sự kiểm soát theo quy định khi vận chuyển.
\r\n\r\n3.5.
\r\n\r\nMạng lưới giao thông chuyên dụng\r\n(Dedicated transport network)
\r\n\r\nHệ thống giao thông vận chuyển đặc biệt\r\nthông qua một mạng lưới được xây dựng có mục đích, thường là tách biệt nhưng có\r\nthể là một phần của mạng lưới đường bộ hiện có.
\r\n\r\n3.6.
\r\n\r\nĐiều phối (Dispatch)
\r\n\r\nHành động yêu cầu các nguồn lục cụ thể\r\nđể thực hiện các dịch vụ cụ thể.
\r\n\r\nVí dụ: Trung tâm liên lạc khẩn cấp cử\r\nphương tiện cứu thương để ứng phó với sự cố, xác định nơi nạn nhân bị nạn để kịp\r\nthời đưa đến bệnh viện.
\r\n\r\n3.7.
\r\n\r\nDịch vụ ITS (ITS service)
\r\n\r\nChức năng cung cấp cho người dùng hệ\r\nthống giao thông thông minh được thiết kế để tăng tính an toàn, bền vững, hiệu\r\nquả, tiện nghi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng được\r\nnêu trong ISO 21217: 2014.
\r\n\r\n3.8.
\r\n\r\nNhóm dịch vụ ITS (ITS service group)
\r\n\r\nMột hoặc nhiều dịch vụ ITS tương tự hoặc\r\nbổ sung được cung cấp cho người dùng ITS.
\r\n\r\n3.9.
\r\n\r\nMiền dịch vụ ITS (ITS service domain)
\r\n\r\nMiền ứng dụng cụ thể bao gồm một hoặc\r\nnhiều nhóm dịch vụ ITS.
\r\n\r\n3.10.
\r\n\r\nCác bên liên quan của ITS (ITS\r\nstakeholders)
\r\n\r\nCá nhân hoặc tổ chức có quyền hạn,\r\nchia sẻ, yêu cầu hoặc quan tâm đến một hệ thống hoặc bộ phận trực thuộc hệ thống\r\ncó sở hữu các đặc điểm đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của họ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Sự tham gia của các bên\r\nliên quan có thể thông qua việc sử dụng, sản xuất sản phẩm, cung cấp Dịch vụ hoặc\r\nquy định.
\r\n\r\n3.11.
\r\n\r\nNgười dùng ITS (ITS user)
\r\n\r\nNgười trực tiếp nhận và có thể làm việc\r\ntrên dữ liệu ITS hoặc kiểm soát dịch vụ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ngươi dùng ITS là người nhận\r\ntrực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cung cấp, giao dịch dịch vụ ITS; những người dùng\r\ndịch vụ ITS này có thể là con người, hệ thống bên ngoài hoặc một nguồn dữ liệu\r\nkhác, ví dụ: thiết bị phát hiện.
\r\n\r\n3.12.
\r\n\r\nDẫn đường (Navigation)
\r\n\r\nDịch vụ ITS cung cấp thông tin dẫn đường\r\ncho người dùng trong chuyến đi.
\r\n\r\n3.13.
\r\n\r\nTải trọng (Mass)
\r\n\r\nTải trọng của một phương tiện được đo\r\nbởi thiết bị được gắn vào phương tiện quy định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Định nghĩa này cũng được\r\nnêu trong ISO / TS 15638-12.
\r\n\r\n3.14.
\r\n\r\nVận chuyển hành khách khuyết tật\r\n(Paratransit)
\r\n\r\nDịch vụ giao thông công cộng có tuyến\r\nkhông theo lịch trình, không cố định, cho hành khách cần hỗ trợ đặc biệt và đi\r\nđến các điểm cụ thể tại thời điểm người dùng yêu cầu.
\r\n\r\nVí dụ: Người khuyết tật hoặc người cao\r\ntuổi.
\r\n\r\n3.15.
\r\n\r\nDữ liệu thăm dò (Probe data)
\r\n\r\nThông tin cảm biến phương tiện được xử\r\nlý, định dạng và truyền đến trung tâm để xử lý nhằm tạo sự hiểu biết tốt về điều\r\nkiện điều khiển phương tiện.
\r\n\r\n3.16.
\r\n\r\nHệ thống thăm dò/ thiết bị dò xe\r\n(probe vehicle system /vehicle probe)
\r\n\r\nHệ thống bao gồm (1) phương tiện thu\r\nthập và truyền dữ liệu thăm dò và (2) trung tâm thực hiện xử lý dữ liệu thăm\r\ndò.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Quá trình giám sát xây dựng\r\nsự hiểu biết chính xác về tổng thể đường và điều kiện điều khiển phương tiện bằng\r\ncách kết hợp và phân tích dữ liệu thăm dò được gửi từ nhiều phương tiện và từ các\r\nnguồn dữ liệu khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Dữ liệu thăm dò được xử\r\nlý này có thể được gửi lại cho các phương tiện để giúp chúng và ngươi điều khiển\r\nphương tiện hoạt động tốt hơn, giúp cho cơ quan quản lý hệ thống giao thông và\r\ncho những người dùng khác với nhiều mục đích khác nhau.
\r\n\r\n3.17.
\r\n\r\nHướng dẫn tuyến đường (Route guidance)
\r\n\r\nDịch vụ sử dụng thông tin định hướng,\r\nthông tin về điểm đến hoặc dữ liệu thời gian thực để chọn tuyến thích hợp, trước\r\nhoặc trong chuyến đi.
\r\n\r\n3.18. Quá cảnh (Transit)
\r\n\r\nThuật ngữ thay thế cho giao thông công\r\ncộng được sử dụng ở một số quốc gia và trong một số trường hợp và được mở rộng\r\nthành "quá cảnh công cộng".
\r\n\r\n3.19.
\r\n\r\nỨng dụng viễn thông cho các phương tiện\r\nđược quy định (telematics applications for regulated vehicles)
\r\n\r\nCung cấp dịch vụ viễn thông cho các\r\nphương tiện được quy định bởi một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng giao tiếp với một\r\nphương tiện được quy định (thường là thương mại) sử dụng liên lạc từ trạm ITS\r\nnày đến trạm ITS kia.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các chữ\r\nviết tắt sau:
\r\n\r\n\r\n C-ITS \r\n | \r\n \r\n (Cooperative-ITS)\r\n ITS hợp tác \r\n | \r\n
\r\n EETS \r\n | \r\n \r\n (European\r\n Electronic Toll Service) Dịch vụ thu phí điện tử châu Âu \r\n | \r\n
\r\n EFC/ETC \r\n | \r\n \r\n (Electronic\r\n Fee/Toll Collection) Thu phí điện tử \r\n | \r\n
\r\n HAZMAT \r\n | \r\n \r\n (Hazardous\r\n materials) Vật liệu nguy hại \r\n | \r\n
\r\n IFMS \r\n | \r\n \r\n (Interoperable Fare\r\n Management Systems) Hệ thống quản lý phí tương tác \r\n | \r\n
\r\n ITS \r\n | \r\n \r\n (Intelligent\r\n transport systems) Hệ thống giao thông thông minh \r\n | \r\n
\r\n OBE \r\n | \r\n \r\n (On-board\r\n Equipment) Thiết bị trên phương tiện \r\n | \r\n
\r\n PT \r\n | \r\n \r\n (Public Transport)\r\n Phương tiện giao thông công cộng \r\n | \r\n
\r\n RSE \r\n | \r\n \r\n (Roadside\r\n Equipment) Thiết bị bên đường \r\n | \r\n
\r\n TARV \r\n | \r\n \r\n (Telematics\r\n applications for regulated vehicles) Ứng dụng viễn thông cho phương tiện được\r\n quy định \r\n | \r\n
\r\n TICS \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thông tin\r\n và kiểm soát vận chuyển (thuật ngữ cũ của ITS) | \r\n
\r\n UML \r\n | \r\n \r\n (Unified modelling\r\n language) Ngôn ngữ mô hình thống nhất \r\n | \r\n
5.1 Miền dịch\r\nvụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS
\r\n\r\n5.1.1 Đặc điểm của miền dịch vụ ITS
\r\n\r\nCác dịch vụ và các nhóm dịch vụ ITS\r\nthường được kết hợp thành các lĩnh vực áp dụng khác nhau. Các lĩnh vực áp dụng\r\nnày tập trung vào một hoặc nhiều nhóm người dùng ITS, như hành khách, nhà điều\r\nhành mạng lưới đường bộ, người điều khiển phương tiện, những người vận chuyển\r\nhàng hóa. Đây là mức độ cao nhất trong kiến trúc ITS, và được gọi là miền dịch\r\nvụ.
\r\n\r\nCác dịch vụ ITS không đại diện cho\r\ncông nghệ hay chức năng nào. Trên thực tế, công nghệ và chức năng được sử dụng\r\nbởi các ứng dụng ITS có thể thay đổi khi triển khai xây dựng ITS và nội dung của\r\ncác ứng dụng ITS có thể khác nhau do sự khác biệt trong cấu trúc tổ chức được sử\r\ndụng ở các khu vực địa lý khác nhau.
\r\n\r\nKhông có mối quan hệ đóng giữa các miền\r\ndịch vụ ITS và các lĩnh vực chức năng chung được bao gồm trong các kiến trúc\r\nITS khác nhau. Đôi khi một mối quan hệ có thể tồn tại, nhưng điều này thường\r\nkhông chắc chắn và phản ánh sự lựa chọn tên cho các lĩnh vực chức năng chung.\r\nVí dụ: cả Kiến trúc ITS quốc gia của Hoa Kỳ và Kiến trúc khung ITS của châu Âu\r\n(FRAME) bao gồm một miền dịch vụ gọi là "Quản lý giao thông", hỗ trợ\r\ncác dịch vụ ITS ngoài các dịch vụ trong miền dịch vụ ITS "Vận hành và quản\r\nlý giao thông" được mô tả trong ISO 14813-1.
\r\n\r\n5.1.2 Đặc điểm của nhóm dịch vụ ITS
\r\n\r\nMột miền dịch vụ bao gồm một hoặc nhiều\r\nloại dịch vụ ITS. Mỗi loại dịch vụ ITS có thể bao gồm một số dịch vụ liên quan.\r\nSự sắp xếp các dịch vụ liên quan được gọi là "nhóm dịch vụ ITS". Nhóm\r\ndịch vụ ITS bao gồm một hoặc nhiều dịch vụ tương tự hoặc bổ sung có thể được\r\ncung cấp cho người dùng ITS.
\r\n\r\nCó một số đặc điểm của nhóm dịch vụ\r\nITS:
\r\n\r\na) Mỗi "nhóm dịch vụ ITS" hướng\r\nđến một hoạt động cụ thể liên quan đến việc quản lý hoặc thông tin của mạng lưới\r\ngiao thông, được chia thành các dịch vụ cụ thể nhằm chỉ ra người dùng hoặc các\r\nphương thức cụ thể.
\r\n\r\nb) Tên của từng nhóm dịch vụ sẽ phản\r\nánh loại hoạt động được hỗ trợ (ví dụ: "thông tin trước chuyến đi").
\r\n\r\nc) Mỗi dịch vụ trong nhóm dịch vụ phải\r\ntham chiếu cả hoạt động của nhóm dịch vụ và bản chất của người dùng hoặc phương\r\nthức hỗ trợ bởi dịch vụ (ví dụ: "thông tin trước chuyến đi - giao thông\r\ncông cộng").
\r\n\r\nd) Mỗi cấp độ của hệ thống phân cấp phải\r\nở mức độ chi tiết tương đương.
\r\n\r\n5.1.3 Đặc điểm của dịch vụ ITS
\r\n\r\nDịch vụ ITS bao gồm một sản phẩm hoặc\r\ncác hoạt động có thể được cung cấp cho người dùng ITS cụ thể. Do đó, các dịch vụ\r\nITS được coi là các thành phần cơ bản của kiến trúc ITS và các triển khai ứng dụng\r\nITS.
\r\n\r\nMức độ chi tiết trong tiêu chuẩn này\r\nđược tập trung ở cấp độ tên miền, nhóm dịch vụ và các dịch vụ cụ thể. Các quốc\r\ngia khác nhau phân vùng kiến trúc tham chiếu của họ theo những cách khác nhau -\r\nmột số thông qua dịch vụ chi tiết hơn hoặc cần định nghĩa, những quốc gia khác ở\r\nmức độ trừu tượng cao hơn. Tuy nhiên, để cung cấp một mức độ nhất quán và tránh\r\nsự mơ hồ phát sinh từ các định nghĩa khác nhau của các dịch vụ có cùng tên, các\r\nđịnh nghĩa ở mức độ cao được cung cấp cho các dịch vụ cụ thể. Mặc dù vậy, người\r\ndùng vẫn có thể thêm hoặc thay thế một số dịch vụ cụ thể được mô tả trong tiêu\r\nchuẩn này để phản ánh các vị trí cụ thể và/hoặc các yêu\r\ncầu về mặt pháp lý và/hoặc các yêu cầu xã hội. Khi đó, tên của các dịch vụ mới\r\nhoặc thay thế này không được xung đột hoặc sao chép tên của các dịch vụ được sử\r\ndụng trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nViệc xây dựng các dịch vụ ITS cụ thể\r\nphải được thực hiện một cách nhất quán trong mọi kiến trúc cụ thể. Có một số\r\nphương pháp hỗ trợ sự phát triển của sự nhất quán này,
\r\n\r\nCác tiêu chuẩn kiến trúc ISO ITS không\r\nyêu cầu sử dụng một phương pháp cụ thể và có thể sử dụng Ngôn ngữ mô hình hóa\r\nthống nhất (UML - xem ISO / TR 24529) hoặc các kỹ thuật định hướng quy trình\r\n(xem ISO 26999). Sự lựa chọn phương pháp phải được xuất phát từ các yếu tố như\r\nvấn đề trong quy trình thực hiện ITS mà kiến trúc đang được phát triển và đối\r\ntượng mục tiêu của kiến trúc.
\r\n\r\nISO 14813-5 hướng dẫn về các yêu cầu\r\nmô tả kiến trúc trong các tiêu chuẩn ITS và ISO 17452 hướng dẫn và trợ giúp cho\r\nviệc sử dụng UML trong việc xác định giao diện ITS.
\r\n\r\n\r\n\r\nNgười dùng ITS được định nghĩa là một\r\nngười nhận dịch vụ ITS thông qua tương tác với các ứng dụng trong triển khai ITS.\r\nNgười dùng ITS được mô tả là một trong những “bên liên quan”, có liên quan đến\r\nviệc triển khai ITS. Theo định nghĩa này, tất cả sự tương tác của con người với\r\nviệc triển khai ITS liên quan đến các chủ thể bên ngoài giao thoa với các ứng dụng\r\ntrên ranh giới của hệ thống.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Người tương tác với các ứng\r\ndụng trong triển khai ITS đôi khi được gọi là "người dùng ITS bên\r\nngoài".
\r\n\r\n6 Cấu trúc của miền\r\ndịch vụ ITS
\r\n\r\n\r\n\r\nPhân loại các hoạt động ITS là một\r\ntrong những bước đầu tiên trong việc xác định phạm vi hoạt động, một số hoặc tất\r\ncả các hoạt động đó có thể được hỗ trợ khi triển khai ITS. Phân loại các hoạt động\r\nITS phục vụ việc phân định các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp ITS.
\r\n\r\nDưới đây mô tả 13 miền dịch vụ ITS,\r\nbao gồm:
\r\n\r\n- Thông tin chuyến đi - miền dịch vụ\r\nnày cung cấp cả thông tin tĩnh và động về mạng lưới giao thông cho người dùng\r\ntrước và trong chuyến đi, bao gồm các tùy chọn đa phương thức, sự chuyển đổi giữa\r\ncác phương thức và trạng thái của các phương thức vận tải khác.
\r\n\r\n- Quản lý và điều hành giao thông - miền\r\ndịch vụ này đề cập cụ thể đến việc quản lý hoạt động của tất cả các loại phương\r\ntiện, hành khách và người đi bộ trên mạng lưới giao thông, bao gồm cả hoạt động\r\ngiám sát và kiểm soát tự động, các quy trình ra quyết định (cả tự động và thủ\r\ncông) nhằm giải quyết các sự cố xảy ra trong thời gian thực và các xáo trộn\r\nkhác trên mạng lưới giao thông, cũng như quản lý nhu cầu đi lại khi cần thiết để\r\nduy trì sự lưu thông của hệ thống.
\r\n\r\n- Phương tiện giao thông - miền dịch vụ\r\nnày tập trung vào việc tăng cường an toàn, bảo mật và hiệu quả trong hoạt động\r\ncủa phương tiện bằng các cảnh báo và hỗ trợ cho người dùng hoặc các dữ liệu đầu\r\nvào cung cấp cho hoạt động của phương tiện. Các dịch vụ này sử dụng thông tin\r\nbên ngoài từ các thiết bị cảm biến trên phương tiện, từ liên lạc không dây với\r\ncác nguồn khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các điểm chính trong tiêu\r\nchuẩn hóa các vấn đề trên phương tiện sẽ được thống nhất giữa TC204 và TC22.
\r\n\r\n- Vận tải hàng hóa - miền dịch vụ này\r\nđề cập đến việc quản lý hoạt động của các phương tiện thương mại và vận tải\r\nhàng hóa, bao gồm các hoạt động thúc đẩy quy trình, thủ tục xử lý vận chuyển\r\nhàng hóa xuyên quốc gia, các hoạt động thúc đẩy vận chuyển đa phương thức và hoạt\r\nđộng của các phương tiện vận tải hàng hóa sử dụng các ứng dụng viễn thông để\r\ntăng cường hoạt động và quản lý đối với phương tiện.
\r\n\r\n- Giao thông công cộng - miền dịch vụ\r\nnày đề cập đến việc quản lý giao thông công cộng (vận chuyển) để cung cấp các dịch\r\nvụ hoạt động kịp thời và hiệu quả hơn, cung cấp thông tin vận hành cho nhà điều\r\nhành và người dùng, bao gồm cả các hoạt động đa phương thức.
\r\n\r\n- Dịch vụ khẩn cấp - miền dịch vụ này\r\nđược cung cấp để ứng phó với các sự cố được xác định là trường hợp khẩn cấp và\r\ncho phép các dịch vụ khẩn cấp nhanh chóng được triển khai và giải quyết nhanh\r\nhơn trong mạng lưới giao thông.
\r\n\r\n- Thanh toán trong giao thông vận tải\r\n- miền dịch vụ này giải quyết các hoạt động thanh toán cho các dịch vụ và\r\nphương tiện vận tải thông qua thanh toán không dùng tiền mặt và không dừng, hoặc\r\nsử dụng các cơ chế yêu cầu phương tiện dừng lại.
\r\n\r\n- An toàn cá nhân trong giao thông vận\r\ntải đường bộ - các dịch vụ trong miền này chịu trách nhiệm bảo vệ sự an toàn cá\r\nnhân của người sử dụng phương tiện/ dịch vụ vận tải, bao gồm cả người đi bộ và\r\ncác cá nhân sử dụng phương tiện/ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
\r\n\r\n- Giám sát điều kiện thời tiết và môi\r\ntrường - các dịch vụ trong miền này chịu trách nhiệm cho các hoạt động giám sát\r\nvà thông báo cho người dùng và người quản lý về điều kiện thời tiết và môi trường\r\ncó khả năng ảnh hưởng đến người dùng và mạng lưới giao thông.
\r\n\r\n- Quản lý và điều phối ứng phó thảm họa - các dịch vụ\r\ntrong miền này liên quan đến hoạt động quản lý vận tải dựa trên sự quản lý từ\r\nnhiều khu vực pháp lý trong các ứng phó đối với thiên tai, bạo động, tấn công\r\nkhủng bố...
\r\n\r\n- An ninh guốc gia - các dịch vụ trong\r\nlĩnh vực này liên quan đến việc giám sát phương tiện từ xa để phát hiện chất nổ\r\nhoặc phát hiện vật liệu nguy hại (HAZMAT) và kiểm soát hoạt động của các phương\r\ntiện cho phép ngừng hoạt động phương tiện nếu phương tiện đang bị kẻ khủng bố\r\nchiếm giữ hoặc được trang bị để gây ra sự phá hoại (ví dụ được trang bị thuốc nổ).
\r\n\r\n- Quản lý dữ liệu ITS - các dịch vụ\r\ntrong miền này chịu trách nhiệm xác định và quản lý dữ liệu có khả năng được sử\r\ndụng bởi các dịch vụ khác được mô tả trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n- Quản lý hiệu suất - các dịch vụ\r\ntrong miền này chịu trách nhiệm mô phỏng trực tuyến và ngoại tuyến về vận hành\r\nmạng lưới giao thông bằng cách sử dụng dữ liệu lưu trữ và / hoặc dữ liệu trực\r\ntiếp thu được từ việc giám sát mạng lưới giao thông.
\r\n\r\nViệc phân loại các dịch vụ thành 13\r\nnhóm cũng không quy định rằng tất cả các kiến trúc ITS và việc triển khai từ kiến\r\ntrúc đó được yêu cầu để tuân theo việc xây dựng này. Cấu trúc mà ITS sử dụng phải\r\nphù hợp nhất với mục đích sử dụng cuối cùng của chúng và phải độc lập với các dịch\r\nvụ mà chúng hỗ trợ.
\r\n\r\nCác dịch vụ thường phụ thuộc các dịch\r\nvụ khác trong một nhóm dịch vụ hoặc những người hỗ trợ chính cho việc cung cấp\r\ndịch vụ trong các nhóm dịch vụ khác.Trong các kiến trúc ITS dựa trên các dịch vụ\r\nnày, điều quan trọng là lược đồ phân loại được đề xuất và xác định người chịu\r\ntrách nhiệm cho việc cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\n6.2 ITS hợp\r\ntác (Cooperative-ITS)
\r\n\r\nSự ra đời của ITS hợp tác được coi là\r\nmột dịch vụ hoặc nhóm dịch vụ hoàn toàn mới. Tuy nhiên, phần lớn những gì mà\r\nITS hợp tác "cung cấp" trên thực tế có thể được phân loại theo một\r\ntrong các nhóm dịch vụ hiện có. Ví dụ, việc cung cấp thông tin hành khách trên\r\nmột phương tiện thông qua giao tiếp với cơ sở hạ tầng bên đường và / hoặc các\r\nphương tiện khác thuộc nhóm “Thông tin hành khách”. Các thuộc tính quan trọng\r\nmà ITS hợp tác cung cấp là cách cải thiện giao tiếp để thu thập dữ liệu giao\r\nthông đường bộ từ đó thông tin có thể được lấy và cung cấp thông tin theo thời\r\ngian thực cho người ngồi trên phương tiện. Nó cũng cho phép dữ liệu được chia sẻ\r\ngiữa các phương tiện và với các đối tượng khác trong quá trình triển khai ITS.\r\nĐịnh nghĩa ITS hợp tác được cung cấp trong ISO/TR 17465- 1: 2014.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia, thuật ngữ\r\n"ITS hợp tác" còn được sử dụng là "Phương tiện giao thông được kết\r\nnối".
\r\n\r\n\r\n\r\nBảng 1 thể hiện cấu trúc của các miền\r\ndịch vụ, trong mỗi miền là một số nhóm, mỗi nhóm có thể có một hoặc nhiều dịch\r\nvụ cấu thành.
\r\n\r\nBảng 1 - Cấu\r\ntrúc của các nhóm và miền dịch vụ ITS
\r\n\r\n\r\n Miền dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Nhóm dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Dịch vụ \r\n | \r\n \r\n Xem mục \r\n | \r\n
\r\n Thông tin\r\n chuyến đi \r\n | \r\n \r\n Thông tin\r\n trạng thái giao thông theo thời gian thực \r\n | \r\n \r\n Thông tin giao thông và đường bộ \r\n | \r\n \r\n A.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Thông tin giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n A.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin đa phương thức \r\n | \r\n \r\n A.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin sân bay \r\n | \r\n \r\n A.2.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin bãi đỗ phương tiện \r\n | \r\n \r\n A.2.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Hiển thị\r\n thông tin theo thời gian thực trên phương tiện \r\n | \r\n \r\n Chỉ dẫn trong phương tiện - hướng dẫn\r\n và quy định tuyến đường \r\n | \r\n \r\n A.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Chỉ dẫn trong phương tiện - thông\r\n tin chỗ đỗ phương tiện \r\n | \r\n \r\n A.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Chỉ dẫn trong phương tiện - kiểm\r\n soát tốc độ và làn đường \r\n | \r\n \r\n A.3.2.3. \r\n | \r\n ||
\r\n Chỉ dẫn trong phương tiện - cảnh báo\r\n và tư vấn trước \r\n | \r\n \r\n A.3.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin liên quan đến phương tiện\r\n giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n A.3.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin\r\n và hướng dẫn tuyến đường theo thời gian thực \r\n | \r\n \r\n Hướng dẫn lộ trình trên phương tiện\r\n sử dụng thông tin thời gian thực \r\n | \r\n \r\n A.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Hướng dẫn lộ trình cá nhân linh hoạt\r\n sử dụng thông tin thời gian thực \r\n | \r\n \r\n A.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giao thông công cộng - Hướng dẫn\r\n chuyến đi cụ thể \r\n | \r\n \r\n A.4.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Lập kế hoạch\r\n chuyến đi đa phương thức \r\n | \r\n \r\n Hướng dẫn chuyến đi - so sánh các\r\n phương thức \r\n | \r\n \r\n A.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Lập kế hoạch chuyến đi tập trung sử\r\n dụng đầu vào chính sách và theo thời gian thực \r\n | \r\n \r\n A.5.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin dịch\r\n vụ du lịch \r\n | \r\n \r\n Thông tin dịch vụ du lịch - điểm đến \r\n | \r\n \r\n A.6.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Thông tin dịch vụ du lịch - vị trí\r\n hiện tại \r\n | \r\n \r\n A.6.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý và\r\n điều hành giao thông \r\n | \r\n \r\n Quản lý và\r\n kiểm soát giao thông \r\n | \r\n \r\n Giám sát giao thông \r\n | \r\n \r\n B.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Kiểm soát giao thông trên đường - điều\r\n khiển tín hiệu giao thông \r\n | \r\n \r\n B.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Kiểm soát giao thông trên đường cao\r\n tốc - kiểm soát đoạn đường dẫn \r\n | \r\n \r\n B.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Kiểm soát giao thông đường cao tốc -\r\n tốc độ trên làn đường chính và quản lý làn đường \r\n | \r\n \r\n B.2.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Ưu tiên cho các loại phương tiện cụ\r\n thể (ưu tiên tín hiệu và nhường đường) \r\n | \r\n \r\n B.2.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý làn đường được phép đổi hướng \r\n | \r\n \r\n B.2.2.6 \r\n | \r\n ||
\r\n Phối hợp kiểm soát giao thông trên\r\n đường bộ và đường cao tốc \r\n | \r\n \r\n B.2.2.7 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý các nút giao đa phương thức\r\n trên đường cao tốc \r\n | \r\n \r\n B.2.2.8 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý bãi đỗ phương tiện \r\n | \r\n \r\n B.2.2.9 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý giao thông khu vực làm việc \r\n | \r\n \r\n B.2.2.10 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông tin tư vấn và cảnh báo giao\r\n thông \r\n | \r\n \r\n B.2.2.11 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát và xác nhận sự cố \r\n | \r\n \r\n B.2.2.12 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý sự\r\n cố giao thông \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ xử lý sự cố cho người điều\r\n khiển phương tiện \r\n | \r\n \r\n B.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Hỗ trợ xử lý sự cố cho người tham\r\n gia giao thông \r\n | \r\n \r\n B.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Phối hợp và giải quyết sự cố \r\n | \r\n \r\n B.3.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát và quản lý các vật liệu\r\n nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n B.3.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Thu thập thông tin sự cố từ các\r\n phương thức vận tải khác \r\n | \r\n \r\n B.3.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý nhu\r\n cầu \r\n | \r\n \r\n Xác định phí sử dụng đường - làn đường\r\n dành riêng \r\n | \r\n \r\n B.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Xác định phí sử dụng đường - toàn bộ\r\n hệ thống đường \r\n | \r\n \r\n B.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Xác định phí sử dụng đường cho các\r\n khu vực hạn chế \r\n | \r\n \r\n B.4.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý truy cập (vào/ra) của phương\r\n tiện \r\n | \r\n \r\n B .4.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý làn đường dành cho phương tiện\r\n chở nhiều người \r\n | \r\n \r\n B.4.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý hệ thống đường dựa trên chất\r\n lượng không khí \r\n | \r\n \r\n B.4.2.6 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý bảo\r\n trì cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ \r\n | \r\n \r\n Quản lý xây dựng và bảo trì hệ thống\r\n đường \r\n | \r\n \r\n B.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Bảo trì trong điều kiện thời tiết\r\n mùa đông \r\n | \r\n \r\n B.5.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý điều kiện mặt đường \r\n | \r\n \r\n B.5.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý đường tự động \r\n | \r\n \r\n B.5.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý an toàn khu vực công trường \r\n | \r\n \r\n B.5.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Chấp hành\r\n quy định giao thông \r\n | \r\n \r\n Kiểm soát truy cập (vào/ra) của\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n B.6.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Sử dụng làn đường dành cho phương tiện\r\n chở nhiều người \r\n | \r\n \r\n B.6.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Chấp hành quy định đỗ phương tiện \r\n | \r\n \r\n B.6.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quy định giới hạn tốc độ \r\n | \r\n \r\n B.6.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Chấp hành tín hiệu giao thông \r\n | \r\n \r\n B.6.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Phương tiện\r\n giao thông \r\n | \r\n \r\n Tăng cường\r\n khả năng quan sát liên quan đến giao thông đường bộ \r\n | \r\n \r\n Hỗ trợ khả năng quan sát cho người\r\n điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng từ bên trong phương tiện \r\n | \r\n \r\n C.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Hỗ trợ khả năng quan sát cho người\r\n điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng bên ngoài phương tiện \r\n | \r\n \r\n C.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Hỗ trợ khả năng quan sát cho người\r\n đi bộ và người đi xe đạp \r\n | \r\n \r\n C.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Vận hành\r\n phương tiện tự động \r\n | \r\n \r\n Vận hành tự động trên đường cao tốc \r\n | \r\n \r\n C.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Tự động điều khiển tốc độ thấp \r\n | \r\n \r\n C.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Dừng đỗ phương tiện tự động \r\n | \r\n \r\n C.3.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Điều khiển hành trình thích ứng \r\n | \r\n \r\n C.3.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Điều khiển hành trình thích ứng có\r\n tương tác \r\n | \r\n \r\n C.3.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Hỗ trợ phương tiện giao thông công cộng\r\n dừng/đỗ đúng vị trí \r\n | \r\n \r\n C.3.2.6 \r\n | \r\n ||
\r\n Giảm thiểu\r\n / tránh va chạm \r\n | \r\n \r\n Giảm thiểu / tránh va chạm theo chiều\r\n di chuyển của phương tiện \r\n | \r\n \r\n C.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Giảm thiểu / tránh các va chạm bên \r\n | \r\n \r\n C.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giảm thiểu / tránh các va chạm tại\r\n các điểm giao cắt \r\n | \r\n \r\n C.4.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Nâng cao an\r\n toàn \r\n | \r\n \r\n Giám sát hệ thống bên trong phương\r\n tiện \r\n | \r\n \r\n C.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Giám sát tình trạng bên ngoài phương\r\n tiện \r\n | \r\n \r\n C.5.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Triển khai\r\n hạn chế va chạm trước khi xảy ra sự cố \r\n | \r\n \r\n Triển khai hạn chế va chạm trước khi\r\n xảy ra sự cố \r\n | \r\n \r\n C.6.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Vận chuyển\r\n hàng hóa \r\n | \r\n \r\n Thông quan\r\n điện tử cho phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n Hệ thống cân động \r\n | \r\n \r\n D.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Thông quan điện tử không cần dừng lại\r\n để kiểm tra \r\n | \r\n \r\n D.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát hồ sơ an toàn phương tiện \r\n | \r\n \r\n D.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quy trình\r\n quản lý phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n Trao đổi thông tin vận chuyển hàng hóa \r\n | \r\n \r\n D.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Tự động xác định, theo dõi và trao đổi\r\n thông tin phản hồi khẩn cấp đối với hàng hóa nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n D.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Tự động cung cấp thông tin hồ sơ xác\r\n thực \r\n | \r\n \r\n D.3.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý tự động phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n D.3.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Tự động qua biên giới \r\n | \r\n \r\n D.3.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Kiểm tra an\r\n toàn bên đường tự động \r\n | \r\n \r\n Truy cập từ xa vào dữ liệu an toàn\r\n phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n D.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Truy cập từ xa vào dữ liệu điều khiển\r\n phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n D.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát an\r\n toàn trên phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n Giám sát hệ thống bên trong phương\r\n tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n D.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Giám sát cảnh báo cho người điều khiển\r\n phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n D.5.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát trạng thái hàng hóa trên\r\n phương tiện thương mại \r\n | \r\n \r\n D.5.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý\r\n đoàn vận tải hàng hóa liên tỉnh \r\n | \r\n \r\n Theo dõi đoàn phương tiện thương mại\r\n liên tỉnh \r\n | \r\n \r\n D.6.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Điều phối đoàn phương tiện thương mại\r\n liên tỉnh \r\n | \r\n \r\n D.6.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý\r\n thông tin đa phương thức \r\n | \r\n \r\n Trao đổi thông tin giữa phương tiện\r\n và nơi đến của hàng hóa \r\n | \r\n \r\n D.7.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Hỗ trợ khách hàng truy cập thông tin\r\n vận chuyển hàng hóa \r\n | \r\n \r\n D.7.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa \r\n | \r\n \r\n D.7.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý và\r\n kiểm soát hoạt động các trung tâm đa phương thức \r\n | \r\n \r\n Quản lý trang thiết bị, nguồn lực\r\n trung tâm đa phương thức \r\n | \r\n \r\n D.8.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Kiểm soát phương tiện và hàng hóa đa\r\n phương thức \r\n | \r\n \r\n D.8.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý vận\r\n chuyển hàng hóa nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n Thu thập và chia sẻ dữ liệu vận chuyển\r\n hàng hóa nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n D.9.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Đăng ký dữ liệu vận chuyển hàng hóa\r\n nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n D.9.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Phối hợp đoàn phương tiện vận chuyển\r\n hàng hóa nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n D.9.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Phối hợp trong vận chuyển hàng hóa\r\n nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n D.9.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát vị trí di chuyển cửa hàng\r\n hóa nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n D.9.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý\r\n phương tiện chở hàng nặng \r\n | \r\n \r\n Thu thập và chia sẻ dữ liệu phương\r\n tiện chở hàng nặng \r\n | \r\n \r\n D.10.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Xử lý đăng ký phương tiện chở hàng nặng \r\n | \r\n \r\n D.10.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát vị trí phương tiện chở hàng\r\n nặng \r\n | \r\n \r\n D.10.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý\r\n phương tiện giao hàng địa phương \r\n | \r\n \r\n Theo dõi đoàn phương tiện giao hàng \r\n | \r\n \r\n D.11.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Điều phối đoàn phương tiện giao hàng \r\n | \r\n \r\n D.11.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Dịch vụ thông tin bãi đỗ phương tiện\r\n và khu vực giao hàng \r\n | \r\n \r\n D.11.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Ứng dụng viễn\r\n thông đối với phương tiện được quy định (Telematics applications for\r\n regulated vehicles - TARV) \r\n | \r\n \r\n Thủ tục và quy định thực thi đối với\r\n các nhà cung cấp dịch vụ được quy định \r\n | \r\n \r\n D.12.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Cung cấp bảo mật hệ thống \r\n | \r\n \r\n D. 12.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp thông tin phương tiện \r\n | \r\n \r\n D.12.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp quản lý truy cập phương tiện \r\n | \r\n \r\n D.12.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp giám sát thiết bị đo tốc độ\r\n từ xa \r\n | \r\n \r\n D.12.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp hệ thống nhắn tin khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n D.12.2.6 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp hồ sơ bản ghi công việc của\r\n người điều khiển phương tiện \r\n | \r\n \r\n D.12.2.7 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp giám sát “tải trọng” phương\r\n tiện \r\n | \r\n \r\n D.12.2.8 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp dữ liệu vị trí, tốc độ\r\n phương tiện và hàng hóa vận chuyển \r\n | \r\n \r\n D.12.2.9 \r\n | \r\n ||
\r\n Cung cấp hướng dẫn đỗ phương tiện \r\n | \r\n \r\n D.12.2.10 \r\n | \r\n ||
\r\n Nhận dạng\r\n và trao đổi thông tin vận tải hàng hóa \r\n | \r\n \r\n Thu thập dữ liệu nhận dạng vận chuyển\r\n hàng hóa \r\n | \r\n \r\n D.13.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Trao đổi dữ liệu nhận dạng vận chuyển\r\n hàng hóa \r\n | \r\n \r\n D.13.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giao thông\r\n công cộng \r\n | \r\n \r\n Quản lý\r\n giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n Quản lý vận hành giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n E.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Quản lý đội phương tiện vận tải công\r\n cộng \r\n | \r\n \r\n E.2,2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát thiết bị phương tiện giao\r\n thông công cộng \r\n | \r\n \r\n E.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Lập kế hoạch và giám sát dịch vụ\r\n giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n E.2.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Chiến lược hoạt động giao thông công\r\n cộng \r\n | \r\n \r\n E.2.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Hiển thị trạng thái giao thông công\r\n cộng \r\n | \r\n \r\n E.2.2,6 \r\n | \r\n ||
\r\n Vận chuyển\r\n có sự chia sẻ và đáp ứng nhu cầu \r\n | \r\n \r\n Quản lý đội phương tiện vận tải công\r\n cộng theo nhu cầu \r\n | \r\n \r\n E.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Quản lý chia sẻ phương tiện theo nhu\r\n cầu \r\n | \r\n \r\n E.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Vận tải hàng hóa theo yêu cầu \r\n | \r\n \r\n E.3.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Dịch vụ khẩn\r\n cấp \r\n | \r\n \r\n Thông báo vận\r\n chuyển khẩn cấp và an toàn cá nhân \r\n | \r\n \r\n Cuộc gọi cứu nạn từ người dùng \r\n | \r\n \r\n F.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Cuộc gọi khẩn cấp tự động và tín hiệu\r\n cứu hộ \r\n | \r\n \r\n F.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Tự động cảnh báo xâm nhập và trộm cắp \r\n | \r\n \r\n F.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Thu hồi\r\n phương tiện bị đánh cắp \r\n | \r\n \r\n Ngừng hoạt động phương tiện từ xa \r\n | \r\n \r\n F.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Theo dõi phương tiện bị đánh cắp \r\n | \r\n \r\n F.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý\r\n phương tiện khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n Theo dõi đội phương tiện khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n F.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Quản lý đội phương tiện khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n F.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Phối hợp quản lý giao thông cho\r\n phương tiện khẩn cấp - phối hợp quản lý giao thông \r\n | \r\n \r\n F.4.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông báo vật\r\n liệu nguy hiểm và sự cố \r\n | \r\n \r\n Giám sát và theo dõi các phương tiện\r\n vận chuyển hàng hóa HAZMAT \r\n | \r\n \r\n F.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Giám sát lộ trình phương tiện vận\r\n chuyển hàng hóa HAZMAT \r\n | \r\n \r\n F.5.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Tự động thực hiện cuộc gọi khẩn cấp\r\n HAZMAT / thông báo nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n F.5.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Dịch vụ ưu tiên HAZMAT \r\n | \r\n \r\n F.5.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Thanh toán\r\n trong giao thông vận tải \r\n | \r\n \r\n Giao dịch\r\n thanh toán điện tử cho việc sử dụng đường bộ \r\n | \r\n \r\n Hệ thống thu phí điện tử tương tác \r\n | \r\n \r\n G.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Thu phí điện tử\r\n (Electronic Toll Collection - ETC) \r\n | \r\n \r\n G.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Xác định phí sử dụng đường theo\r\n quãng đường \r\n | \r\n \r\n G.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý nhu cầu dựa trên phí sử dụng\r\n đường \r\n | \r\n \r\n G.2.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Xác định phí sử dụng đường theo phân\r\n loại phương tiện \r\n | \r\n \r\n G.2.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Hệ thống thanh toán tại bãi đỗ\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n G.2.2.6 \r\n | \r\n ||
\r\n Dịch vụ quản\r\n lý vé điện tử \r\n | \r\n \r\n Hệ thống vé điện tử (Electronic Fare\r\n Collection) \r\n | \r\n \r\n G.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Hệ thống quản lý vé tương tác (IFMS\r\n - Interoperable Fare Management Systems) \r\n | \r\n \r\n G.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giao dịch\r\n thanh toán điện tử liên quan đến giao thông vận tải \r\n | \r\n \r\n Thanh toán dịch vụ giao thông điện tử \r\n | \r\n \r\n G.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Hệ thống thanh toán điện tử liên\r\n quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức \r\n | \r\n \r\n G.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Các cơ chế\r\n khác để thu phí sử dụng đường bộ \r\n | \r\n \r\n Thu phí sử dụng đường không dùng tiền\r\n mặt \r\n | \r\n \r\n G.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Thu phí sử dụng đường bằng tiền mặt \r\n | \r\n \r\n G.5.2.2 \r\n\r\n | \r\n ||
\r\n An toàn cá\r\n nhân liên quan đến vận tải đường bộ \r\n | \r\n \r\n Bảo đảm an\r\n toàn công cộng \r\n | \r\n \r\n Báo động không âm thanh \r\n | \r\n \r\n H.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Cuộc gọi khẩn cấp/ cảnh báo nguy hiểm\r\n của phương tiện giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n H.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Phát hiện xâm nhập \r\n | \r\n \r\n H.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát giao thông công cộng \r\n | \r\n \r\n H.2.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Tăng cường\r\n an toàn cho người sử dụng đường bộ dễ bị tổn thương \r\n | \r\n \r\n Giám sát phương tiện thô sơ và người\r\n đi bộ \r\n | \r\n \r\n H.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Hệ thống giám sát phương tiện chuyên\r\n dụng \r\n | \r\n \r\n H.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Tăng cường\r\n an toàn cho người khuyết tật \r\n | \r\n \r\n Giám sát phương tiện giao thông\r\n chuyên dụng tại các điểm giao cắt \r\n | \r\n \r\n H.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Cảnh báo cho người điều khiển phương\r\n tiện về các phương tiện giao thông chuyên dụng \r\n | \r\n \r\n H.4.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quy định an\r\n toàn cho người đi bộ sử dụng nút giao thông minh và liên kết \r\n | \r\n \r\n Hiển thị tín hiệu cảnh báo trước \r\n | \r\n \r\n H.5.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Cảnh báo phương tiện phía trước sắp\r\n tới (đối với nút giao không có tín hiệu) \r\n | \r\n \r\n H.5.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Hệ thống cảnh báo và tín hiệu trong\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n H.5.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát điều\r\n kiện thời tiết và môi trường \r\n | \r\n \r\n Theo dõi thời\r\n tiết \r\n | \r\n \r\n Giám sát thông tin thời tiết \r\n | \r\n \r\n I.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Dự báo thời tiết đường bộ \r\n | \r\n \r\n I.22.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát\r\n các điều kiện môi trường \r\n | \r\n \r\n Theo dõi và dự báo mực nước \r\n | \r\n \r\n I.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Giám sát địa chấn \r\n | \r\n \r\n I.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát mức độ ô nhiễm \r\n | \r\n \r\n I.3.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Theo dõi tuyết lở (nếu có), trượt đất\r\n và đá rơi \r\n | \r\n \r\n I.3.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý và\r\n điều phối ứng phó thảm họa \r\n | \r\n \r\n Quản lý dữ\r\n liệu về thảm họa \r\n | \r\n \r\n Thu thập dữ liệu về thiên tai và các\r\n tình huống khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n J.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Chia sẻ dữ liệu về thiên tai và các\r\n tình huống khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n J.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý ứng\r\n phó thảm họa \r\n | \r\n \r\n Lập kế hoạch ứng phó thảm họa \r\n | \r\n \r\n J.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Triển khai ứng phó thảm họa \r\n | \r\n \r\n J.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Phối hợp với\r\n các đơn vị ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n Phối hợp ứng phó thảm họa \r\n | \r\n \r\n J.4.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n An ninh quốc\r\n gia \r\n | \r\n \r\n Giám sát và\r\n kiểm soát các phương tiện khả nghi \r\n | \r\n \r\n Giám sát phương tiện vận chuyển để\r\n xác định vật liệu nguy hại (HAZMAT) và chất nổ \r\n | \r\n \r\n K.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Xác định phương tiện khả nghi \r\n | \r\n \r\n K.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Vô hiệu hóa phương tiện khả nghi \r\n | \r\n \r\n K.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý giao thông đường bộ đối với\r\n các phương tiện khả nghi \r\n | \r\n \r\n K.2.2.4 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan\r\n phụ trách hoặc các phương tiện khả nghi \r\n | \r\n \r\n K.2.2.5 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát đường\r\n ống hoặc công trình hạ tầng \r\n | \r\n \r\n Giám sát vật liệu nguy hại (HAZMAT)\r\n / chất nổ nơi có công trình hạ tầng và đường ống \r\n | \r\n \r\n K.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Thực hiện các chiến lược giảm thiểu \r\n | \r\n \r\n K.3.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan\r\n phụ trách \r\n | \r\n \r\n K.3.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Quản lý dữ\r\n liệu ITS \r\n | \r\n \r\n Đăng ký dữ\r\n liệu \r\n | \r\n \r\n Đăng ký các khái niệm dữ liệu ITS \r\n | \r\n \r\n L.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Đăng ký các chương trình con của ITS\r\n để sử dụng lại và khả năng tương tác \r\n | \r\n \r\n L.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Từ điển dữ\r\n liệu \r\n | \r\n \r\n Đăng ký định nghĩa các thuật ngữ được\r\n sử dụng trong ITS \r\n | \r\n \r\n L.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Quản lý hiệu\r\n suất \r\n | \r\n \r\n Lưu trữ dữ\r\n liệu \r\n | \r\n \r\n Lưu trữ dữ liệu \r\n | \r\n \r\n M.2.2.1 \r\n | \r\n
\r\n Kho dữ liệu \r\n | \r\n \r\n M.2.2.2 \r\n | \r\n ||
\r\n Giám sát khí thải \r\n | \r\n \r\n M.2.2.3 \r\n | \r\n ||
\r\n Mô phỏng \r\n | \r\n \r\n Mô phỏng hiệu suất hệ thống (trực\r\n tuyến) \r\n | \r\n \r\n M.3.2.1 \r\n | \r\n |
\r\n Mô phỏng hiệu suất hệ thống (ngoại\r\n tuyến) \r\n | \r\n \r\n M.3.2.2 \r\n | \r\n
6.4 Nhóm dịch\r\nvụ ITS cho mỗi miền
\r\n\r\nCác nhóm dịch vụ ITS mô tả sâu hơn về\r\ncác lĩnh vực khác nhau của hoạt động ITS được thể hiện bởi các miền được mô tả\r\ntrong 5.1. Mô tả cụ thể các loại hoạt động khác nhau được thực hiện trong mỗi\r\nmiền. Các nhóm dịch vụ được mô tả theo miền trong các Phụ lục sau đây không nhất\r\nthiết phải đề cập đến người dùng, phương thức hoặc đối tượng cụ thể cho các hoạt\r\nđộng này. Mức độ chi tiết đó được cung cấp bởi các dịch vụ cụ thể, được xác định\r\ntheo từng nhóm dịch vụ. Điều này cho phép nhà quản lý điều hành giao thông vận\r\ntải lựa chọn dịch vụ trong mỗi nhóm dịch vụ phù hợp với nhu cầu, phù hợp quy định\r\nvà bổ sung thêm địa điểm, dịch vụ cụ thể theo thẩm quyền nếu có và khi được yêu\r\ncầu.
\r\n\r\nCác tiêu chuẩn ITS (như được định\r\nnghĩa bởi ISO TC204 và được các cơ quan thành viên phê duyệt) tập trung vào\r\nlĩnh vực vận tải đường bộ và các giao diện với các phương thức vận tải khác.\r\nCác Ủy ban khác xác định các tiêu chuẩn và thực tiễn cho đường sắt, đường hàng\r\nkhông, đường thủy. Tuy nhiên, có nhiều khu vực nơi các tiêu chuẩn ITS có thể ảnh\r\nhưởng đến cả đường bộ và các phương thức vận tải khác.(Tương tự, có các tiêu\r\nchuẩn cho các phương thức vận tải khác ảnh hưởng đến khu vực ITS). Điều này đặc\r\nbiệt áp dụng trong lĩnh vực thông tin du lịch, lập kế hoạch và kiểm soát giao\r\nthông.
\r\n\r\n6.5 Sử dụng\r\ncác dịch vụ ITS để cung cấp Định danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu
\r\n\r\nMột mã định danh đối tượng duy nhất\r\n(Object Identifier - OID) cho các khái niệm dữ liệu sẽ được sử dụng trong các\r\ntiêu chuẩn liên quan đến ITS khác được đưa ra bởi ISO TC204. Định dạng của OID\r\nnày sẽ được định nghĩa thông qua việc sử dụng miền dịch vụ ITS, số dịch vụ sử dụng,\r\nkhái niệm dữ liệu được sử dụng và tuân theo các quy trình xác định OID được định\r\nnghĩa bởi ISO / IEC JTC1 / SC6 và ITU-T SG17. Một mô tả đầy đủ về cách thực hiện\r\nsẽ được cung cấp trong ISO 14817-3.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ thông tin chuyến đi
\r\n\r\nA.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm việc cung cấp\r\ncả thông tin tĩnh và động về giao thông cho người dùng cả trước và trong suốt\r\ncác chuyến đi của họ. Điều này bao gồm thông tin về các tùy chọn đa phương thức,\r\nsự chuyển đổi giữa các phương thức và trạng thái của các phương thức vận tải\r\nkhác được sử dụng bởi một số người dùng.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ sau:
\r\n\r\n1. Thông tin trạng thái giao thông\r\ntheo thời gian thực;
\r\n\r\n2. Hiển thị thông tin theo thời gian\r\nthực trên phương tiện;
\r\n\r\n3. Thông tin và hướng dẫn tuyến đường\r\ntheo thời gian thực;
\r\n\r\n4. Lập kế hoạch chuyến đi đa phương thức;
\r\n\r\n5. Thông tin dịch vụ du lịch.
\r\n\r\nA.2 Thông tin trạng thái giao thông\r\ntheo thời gian thực
\r\n\r\nA.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm thông tin du\r\nlịch nhận được tại nhà, nơi làm việc, khách sạn, các địa điểm công cộng lớn,\r\nnhư trung tâm mua sắm và trên các thiết bị đầu cuối di động trước chuyến đi.\r\nCác dịch vụ thông tin trước chuyến đi có thể nhắm mục tiêu đến các cơ sở hạ tầng\r\ngiao thông, giao thông công cộng, vận chuyển hàng hóa và người sử dụng giao\r\nthông đa phương thức và xe thô sơ. Tùy thuộc vào dịch vụ được cung cấp, thông\r\ntin trước chuyến đi bao gồm thông tin hiện tại về tình trạng giao thông, lịch\r\ntrình và vị trí của phương tiện giao thông công cộng liên quan đến vị trí người\r\ndùng, thông tin về đường và thời tiết, quy định giao thông và các loại phí hiện\r\nhành, về mặt địa lý, các thông tin sẽ liên quan đến các phần của mạng lưới giao\r\nthông gần với vị trí hiện tại của người dùng và không phụ thuộc vào tuyến đường\r\nvà phương thức của chuyến đi mà người dùng đang thực hiện.
\r\n\r\nA.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nA.2.2.1 Thông tin giao thông và đường\r\nbộ
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về\r\ntình trạng giao thông và đường bộ hiện tại. Thông tin giao thông sẽ cho hành\r\nkhách thấy trạng thái lưu lượng giao thông theo thời gian thực, gồm tốc độ,\r\ntình trạng tắc nghẽn, xếp hàng tại trạm thu phí, cầu và bến phà đường bộ. Thông\r\ntin đường bộ sẽ làm nổi bật nhiều nội dung như sự xuất hiện của đá rơi, nước trên\r\nmặt đường và các điều kiện khác có khả năng ảnh hưởng đến sự di chuyển của các\r\nphương tiện giao thông đường bộ.
\r\n\r\nA.2.2.2 Thông tin giao thông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này bao gồm đường bộ và các phương\r\nthức vận tải khác mà hành khách có khả năng quan tằm trước chuyến đi. Dịch vụ sẽ\r\nbao gồm bốn chức năng chính: (1) Thông tin dịch vụ sẵn có, (2) Thông tin hoàn cảnh\r\nhiện tại, (3) Dịch vụ lập kế hoạch chuyến đi và (4) Truy cập người dùng. Các chức\r\nnăng được mô tả dưới đây.
\r\n\r\n(1) Thông tin dịch vụ sẵn có: bao gồm\r\nthông tin về:
\r\n\r\n- Vị trí của các trạm dừng xe buýt,\r\ntàu điện (nếu có) cùng với ga đường sắt, bến phà và sân bay;
\r\n\r\n- Lịch trình và dịch vụ cho đường bộ\r\nvà các phương thức vận tải khác;
\r\n\r\n- Lịch sử chuyến đi;
\r\n\r\n- Giá vé vận chuyển và chi phí vận\r\nchuyển.
\r\n\r\n(2) Thông tin hoàn cảnh hiện tại: bao\r\ngồm thông tin về:
\r\n\r\n- Tuyến đường, dịch vụ đặc biệt và sự\r\nchậm trễ dự kiến (tình trạng hiện tại và gần tới);
\r\n\r\n- Bãi đỗ phương tiện hiện có gần điểm\r\ndừng của phương tiện công cộng.
\r\n\r\n(3) Dịch vụ lập kế hoạch chuyến đi:\r\ncung cấp kế hoạch chuyến đi cho các chuyến đi hiện tại hoặc sắp tới của người\r\ndùng.
\r\n\r\n(4) Quyền truy cập của người dùng:\r\ncung cấp thông tin về các kênh người dùng để truy cập lập kế hoạch và thông tin\r\ntheo thời gian thực về các dịch vụ hiện có, tình trạng hiện tại và lập kế hoạch\r\nchuyến đi.
\r\n\r\nA.2.2.3 Thông tin đa phương thức
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về\r\ncác phương tiện có sẵn cho người dùng để có thể chuyển đổi phương thức di chuyển\r\ngiữa các phương thức vận tải khác nhau. Điều này sẽ bao gồm các tùy chọn chuyển\r\nđổi phương thức cùng với các vị trí chuyển đổi được đề xuất giữa các phương thức\r\ndựa trên cả thông tin cố định và thông tin thời gian thực.
\r\n\r\nThông tin cố định sẽ được cung cấp bởi\r\nnhững người sở hữu, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông và bao gồm:
\r\n\r\n- Vị trí các điểm trung chuyển (chuyển\r\nđổi) đa phương thức;
\r\n\r\n- Giờ hoạt động;
\r\n\r\n- Phương thức trung chuyển có thể thực\r\nhiện;
\r\n\r\n- Trang thiết bị trung chuyển, ví dụ:\r\nthang máy, cầu thang và thang cuốn.
\r\n\r\nThông tin thời gian thực sẽ được cung\r\ncấp bởi các nhà khai thác mạng và nhà cung cấp dịch vụ và bao gồm:
\r\n\r\n- Dịch vụ hiện có khả dụng;
\r\n\r\n- Thời gian khởi hành dự kiến tiếp\r\ntheo cho các dịch vụ có sẵn;
\r\n\r\n- Thời gian trung chuyển hiện tại.
\r\n\r\nCả hai loại thông tin này sẽ được hiển\r\nthị thông qua: điểm phổ biến thông tin tại chỗ, Internet, màn hình trên phương\r\ntiện và các thiết bị cá nhân.
\r\n\r\nA.2.2.4 Thông tin sân bay
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin hoạt\r\nđộng theo thời gian thực tế về các chuyến đến và đi dự kiến của các chuyến bay\r\ntại sân bay. Nó cũng sẽ cung cấp thông tin về sự chậm trễ hoặc hủy bỏ tại thời điểm\r\nhiện tại được biết, thông tin khả dụng của bãi đỗ phương tiện và tình trạng hiện\r\ntại (đến và đi) của các dịch vụ được cung cấp bởi các phương thức vận tải khác.\r\nThông tin cố định sẽ bao gồm các cơ sở hạ tầng của sân bay như vị trí và loại\r\n(các loại) bãi đậu phương tiện và truy cập bằng các phương thức vận tải khác.
\r\n\r\nA.2.2.5 Thông tin bãi đỗ phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về\r\ncác chỗ đỗ phương tiện và tình trạng hiện tại.
\r\n\r\nCác thông tin thời gian thực bao gồm:
\r\n\r\n- Số lượng hiện tại của bãi đỗ phương\r\ntiện;
\r\n\r\n- Dự đoán số lượng chỗ đỗ phương tiện.
\r\n\r\nCác thông tin này sẽ được cung cấp cho\r\ntừng loại phương tiện đỗ.
\r\n\r\nCác thông tin cố định bao gồm:
\r\n\r\n- Chỉ đường đến nơi đỗ phương tiện;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Thời gian lưu trú cho phép;
\r\n\r\n- Hạn chế, ví dụ: không cắm trại hoặc\r\nđỗ phương tiện qua đêm...;
\r\n\r\n- Phí đỗ phương tiện.
\r\n\r\nCả hai loại thông tin này sẽ được phổ\r\nbiến thông qua nhiều cơ chế cung cấp thông tin đầu ra tại điểm phổ biến thông\r\ntin tại chỗ hoặc thông qua Internet.
\r\n\r\nA.3 Hiển thị thông tin theo thời gian\r\nthực trên phương tiện
\r\n\r\nA.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm thông tin được\r\ncung cấp cho người dùng trên phương tiện, cung cấp toàn bộ hoặc được điều chỉnh\r\ntheo địa điểm cụ thể của phương tiện hoặc hành khách hoặc dọc theo tuyến đường\r\ngiao thông. Thông tin được cung cấp dưới dạng tư vấn và có thể bao gồm thông\r\ntin giao thông theo thời gian thực, bao gồm thời gian ước tính đến điểm đến dựa\r\ntrên điều kiện hiện tại, cũng như khu vực công trường, sự cố, thời tiết, phí cầu\r\nđường, chỗ đỗ phương tiện và thông tin khác cho người dùng.
\r\n\r\nA.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nA.3.2.1 Chỉ dẫn trong phương tiện -\r\nhướng dẫn và quy định tuyến đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp cho việc hướng\r\ndẫn tuyến đường và thông tin quy định sẽ được hiển thị cho người điều khiển\r\nphương tiện trong phương tiện của họ. Thông tin hướng dẫn tuyến đường sẽ được dựa\r\ntrên các dữ liệu được cung cấp bởi người điều khiển phương tiện trước khi bắt đầu\r\nchuyến đi của họ:
\r\n\r\n- Điểm bắt đầu và điểm đến;
\r\n\r\n- Tuyến đường;
\r\n\r\n- Thời gian đến đề nghị;
\r\n\r\n- Đặc điểm phương tiện.
\r\n\r\nMột số dữ liệu sẽ được phương tiện tự\r\nđộng cung cấp và các mục khác như điểm khởi hành, điểm đến và tùy chọn tuyến đường\r\ncó thể được lấy từ danh sách được xác định trước của những người sử dụng thường\r\nxuyên nhất. Các thông báo điều chỉnh sẽ bao gồm như hạn chế về tải trọng, kích\r\nthước và loại phương tiện đi vào.
\r\n\r\nA.3.2.2 Chỉ dẫn trong phương tiện -\r\nthông tin chỗ đỗ phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin chỗ\r\nđỗ phương tiện được hiển thị cho người điều khiển phương tiện trong phương tiện\r\ncủa họ. Thông tin này có thể bao gồm:
\r\n\r\n- Vị trí của chỗ đỗ phương tiện, là vị\r\ntrí của khu vực đỗ phương tiện hoặc không gian trong khu vực đỗ phương tiện;
\r\n\r\n- Phí đỗ phương tiện;
\r\n\r\n- Thời gian lưu trú tối đa được phép\r\nvà các giới hạn khác, ví dụ: không cắm trại, hoặc kích thước tối đa của phương\r\ntiện...;
\r\n\r\n- Loại và mức độ bảo mật, ví dụ: giám\r\nsát phương tiện ra vào, giám sát nhân viên giữ phương tiện và giám sát video.
\r\n\r\nThông tin này có thể được hiển thị tại\r\nmột hoặc nhiều khu vực đỗ phương tiện trong vùng lân cận của phương tiện hoặc tại\r\nmột địa điểm được xác định bởi người điều khiển phương tiện (ví dụ: điểm đến\r\nchuyến đi) để đặt chỗ trước.
\r\n\r\nA.3.2.3 Chỉ dẫn trong phương tiện -\r\nkiểm soát tốc độ và làn đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin kiểm\r\nsoát tốc độ và làn đường được hiển thị cho người điều khiển phương tiện trong\r\nphương tiện của họ. Dịch vụ này có thể bao gồm:
\r\n\r\n- Giới hạn tốc độ hiện tại;
\r\n\r\n- Giới hạn tốc độ trên tuyến đường\r\nphía trước của phương tiện (khi có khác biệt với giới hạn tốc độ hiện tại);
\r\n\r\n- Phương tiện ở ngoài làn đường;
\r\n\r\n- Phương tiện di chuyển trên làn đường\r\nkhông phù hợp với loại phương tiện đó và/ hoặc số người ngồi trong phương tiện;
\r\n\r\n- Khoảng cách với xe phía trước không\r\nan toàn đối với tốc độ hiện tại, phương tiện và điều kiện đường.
\r\n\r\nNội dung của thông tin này phụ thuộc\r\nvào loại và/ hoặc kích thước phương tiện, tình trạng hiện tại của phương tiện,\r\ncũng như trạng thái hiện tại của người điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nA.3.2.4 Chỉ dẫn trong phương tiện - cảnh\r\nbáo và tư vấn trước
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi\r\ncho việc thông tin tư vấn và cảnh báo trước để hiển thị cho người điều khiển\r\nphương tiện trong phương tiện của họ. Thông tin này có thể bao gồm các cảnh báo\r\nvà tư vấn về:
\r\n\r\n- Điều kiện bất lợi theo lộ trình đã\r\nlên kế hoạch, hoặc trong quỹ đạo của phương tiện đã dự báo;
\r\n\r\n- Thay đổi trong giới hạn tốc độ;
\r\n\r\n- Thay đổi điều kiện thời tiết;
\r\n\r\n- Vào hoặc sắp đến trạm thu phí/ khu vực\r\nthu phí;
\r\n\r\n- Hạn chế vào tuyến đường phía trước;
\r\n\r\nĐiều khiển phương tiện trong trạng\r\nthái không bình thường, ví dụ: do mệt mỏi;
\r\n\r\n- Vấn đề với tình trạng của phương tiện.
\r\n\r\nNội dung của thông tin này phụ thuộc\r\nvào loại, kích thước phương tiện, tình trạng hiện tại của phương tiện.
\r\n\r\nA.3.2.5 Thông tin liên quan đến\r\nphương tiện giao thông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này cung cấp cho người dùng\r\nthông tin phương tiện giao thông công cộng theo thời gian thực tích hợp thông\r\ntin từ các phương thức vận tải khác nhau và hiển thị để người dùng ra quyết định.\r\nDo đó, dịch vụ này cho phép lựa chọn thay thế phương thức di chuyển ngay cả khi\r\nngười dùng đang trên đường. Các chức năng chính gồm:
\r\n\r\n(1) Phân phối thông tin: cung cấp\r\nthông tin tình huống theo thời gian thực cho người dùng thông qua các tín hiệu\r\nhoặc thông báo theo thông tin hiện thời hoặc điểm dừng tiếp theo trên phương tiện\r\ngiao thông công cộng.
\r\n\r\n(2) Tiếp nhận thông tin: bao gồm quy định\r\nsau::
\r\n\r\n- Thông tin trên các thiết bị di động,\r\nthiết bị tại một địa điểm cố định nơi hành khách lên hoặc xuống khỏi phương tiện\r\ngiao thông công cộng hoặc trên phương tiện giao thông công cộng;
\r\n\r\n- Phổ biến thông tin tương tác hoặc cố\r\nđịnh trên chuyến đi thông qua các kênh thông tin hình ảnh hoặc âm thanh;
\r\n\r\n- Tình trạng hiện tại và / hoặc thông\r\ntin dự đoán về các dịch vụ giao thông công cộng hiện tại,
\r\n\r\n(3) Xử lý thông tin: cung cấp dịch vụ\r\nđể lưu trữ, xác nhận và thanh toán cho dịch vụ giao thông công cộng, ví dụ bảo\r\nvệ kết nối, chia sẻ đi xe, lệch tuyến cố định, đỗ phương tiện và các dịch vụ\r\ngiao thông công cộng khác (hoặc dịch vụ đa phương thức kết nối với các chuyến\r\nđi giao thông công cộng).
\r\n\r\nA.4 Thông tin và hướng dẫn tuyến đường\r\ntheo thời gian thực
\r\n\r\nA.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này được phân loại là dịch\r\nvụ lập kế hoạch được thực hiện trong chuyến đi, cho phép người dùng hoàn thành\r\nchuyến đi theo kế hoạch. Các dịch vụ trong nhóm này có thể cho phép thiết lập các\r\ntùy chọn tuyến đường tốt nhất dựa trên thông tin mạng và giao thông công cộng\r\nvà kết hợp các tùy chọn đa phương thức.
\r\n\r\nA.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nA.4.2.1 Hướng dẫn lộ trình trên\r\nphương tiện sử dụng thông tin thời gian thực
\r\n\r\nDịch vụ này cung cấp cho người điều\r\nkhiển phương tiện các thông tin hướng dẫn tuyến đường trong phương tiện của họ.\r\nCác thông tin này được cập nhật liên tục trong chuyến đi. Thông tin hướng dẫn tuyến\r\nđường sẽ được cung cấp bởi người điều khiển phương tiện trước khi bắt đầu chuyến\r\nđi của họ, bao gồm:
\r\n\r\n- Điểm khởi hành và điểm đến;
\r\n\r\n- Tuyến đường;
\r\n\r\n- Thời gian đến yêu cầu;
\r\n\r\n- Đặc điểm phương tiện.
\r\n\r\nCác dữ liệu này sẽ được phương tiện tự\r\nđộng cung cấp và các mục khác như điểm khởi hành, điểm đến và tùy chọn tuyến đường\r\nđược lấy từ danh sách được xác định trước của những người sử dụng thường xuyên\r\nnhất. Khi chuyến đi diễn ra, thông tin hướng dẫn tuyến đường có thể được chuyển\r\nthành thông tin:
\r\n\r\n- Tình trạng đường;
\r\n\r\n- Tình trạng giao thông, ví dụ: tắc\r\nnghẽn và sự cố;
\r\n\r\n- Tình trạng của phương tiện;
\r\n\r\n- Trạng thái của người điều khiển\r\nphương tiện, ví dụ: mệt mỏi gây ra sự thiếu tập trung.
\r\n\r\nCác thay đổi đối với hướng dẫn tuyến\r\nđường sẽ cho phép người điều khiển phương tiện tránh những điều trên. Nếu trạng\r\nthái của người điều khiển phương tiện tiếp tục điều khiển phương tiện có khả\r\nnăng gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, thì hướng dẫn tuyến\r\nđường có thể cung cấp thông tin hướng đến khu vực nghỉ ngơi gần đó.
\r\n\r\nA.4.2.2 Hướng dẫn lộ trình cá nhân\r\nlinh hoạt sử dụng thông tin thời gian thực
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp cho người dùng\r\ncác thông tin hướng dẫn tuyến đường thông qua một số loại thiết bị di động được\r\ncập nhật một cách linh hoạt khi tiến hành chuyến đi. Thông tin hướng dẫn tuyến\r\nđường sẽ được cung cấp bởi người điều khiển phương tiện trước khi bắt đầu chuyến\r\nđi của họ:
\r\n\r\n- Điểm khởi hành và điểm đến;
\r\n\r\n- Tùy chọn tuyến đường;
\r\n\r\n- Thời gian đến dự kiến;
\r\n\r\n- Yêu cầu ưu tiên cho các phương thức\r\nvận tải sẽ được sử dụng;
\r\n\r\n- Tình trạng người dùng, ví dụ: tàn tật,\r\nhoặc người già;
\r\n\r\n- Đặc điểm của phương tiện vận chuyển\r\nriêng của người dùng, ví dụ: xe đạp, xe máy và xe ô tô.
\r\n\r\nCác dữ liệu này có thể được cung cấp tự\r\nđộng từ danh sách được xác định trước của những dữ liệu được sử dụng thường\r\nxuyên nhất, ví dụ: điểm khởi hành và đích đến cộng với ưu tiên tuyến đường và\r\nhình thức. Khi chuyến đi diễn ra, thông tin hướng dẫn tuyến đường sẽ có thể được\r\nchuyển thành các thông tin:
\r\n\r\n- Điều kiện giao thông, ví dụ: thời tiết,\r\ntắc nghẽn, các phương thức vận tải có sẵn khác;
\r\n\r\n- Tình trạng của phương tiện vận chuyển\r\nriêng của người dùng;
\r\n\r\n- Trạng thái của người dùng, ví dụ: mệt\r\nmỏi gây ra sự thiếu tập trung.
\r\n\r\nNhững thay đổi trong hướng dẫn tuyến đường\r\nsẽ cho phép người dùng tránh những điều trên. Cũng có thể đưa ra những hướng dẫn\r\nthay đổi đối với việc sử dụng các phương thức vận tải khác, cũng như hướng dẫn\r\nđến nơi có thể nghỉ ngơi.
\r\n\r\nA.4.2.3 Giao thông công cộng - Hướng\r\ndẫn chuyến đi cụ thể
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép hành khách được\r\ncung cấp thông tin hướng dẫn tuyến đường thông qua màn hình hiển thị thông tin\r\ncó sẵn trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc tại các trang bị khác của\r\nhệ thống giao thông công cộng. Thông tin hướng dẫn tuyến đường có thể bao gồm một\r\nsố hoặc tất cả các thông tin sau:
\r\n\r\n- Lịch trình thời gian dự kiến của các\r\ndịch vụ tiếp theo;
\r\n\r\n- Đặc tính dịch vụ hiện tại, ví dụ: kết\r\nthúc muộn hoặc sớm;
\r\n\r\n- Các dịch vụ khác có sẵn tại điểm dừng\r\ntiếp theo và thời gian khởi hành của các dịch vụ đó;
\r\n\r\n- Các phương thức vận tải khác có sẵn\r\ntại điểm dừng tiếp theo.
\r\n\r\nTính xác thực của thông tin này và cơ\r\nchế hiển thị được sử dụng sẽ phụ thuộc vào vị trí thực tế nơi thông tin đó được\r\nhiển thị.
\r\n\r\nA.5 Lập kế hoạch chuyến đi đa phương\r\nthức
\r\n\r\nA.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\ncho phép người dùng lên kế hoạch cho các chuyến đi liên quan đến việc sử dụng\r\nhai hoặc nhiều phương thức vận tải. Các dịch vụ trong nhóm này có thể tính toán\r\ncác tùy chọn tuyến tốt nhất dựa trên thông tin mạng và giao thông công cộng và\r\nkết hợp các tùy chọn đa phương thức.
\r\n\r\nA.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nA.5.2.1 Hướng dẫn chuyến đi - so sánh\r\ncác phương thức
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép người dùng lên kế\r\nhoạch cho các chuyến đi khác nhau và sau đó so sánh chúng. Các chuyến đi sẽ\r\nliên quan đến việc sử dụng hai hoặc nhiều phương thức vận tải, ít nhất một\r\ntrong số đó phải liên quan đến việc sử dụng mạng lưới đường bộ, để đi bộ, đi xe\r\nđạp, đi xe máy, lái xe ô tô hoặc sử dụng giao thông công cộng. Việc so sánh sẽ\r\nđược thực hiện bởi người dùng khi chọn một hoặc nhiều tham số sau:
\r\n\r\n- Chi phí;
\r\n\r\n- Tổng thời gian chuyến đi, tức là bao\r\ngồm thời gian chờ đợi khí chuyển đổi hình thức;
\r\n\r\n- Số lượng phương thức sử dụng;
\r\n\r\n- Số lượng thay đổi phương thức.
\r\n\r\nTheo kết quả so sánh, người dùng sẽ có\r\nthể lọc các chi tiết của một số hoặc tất cả các chuyến đi và so sánh. Khi được\r\nngười dùng lựa chọn, chuyến đi có thể được giữ lại để sử dụng ngay lập tức hoặc\r\ntrong tương lai.
\r\n\r\nA.5.2.2 Lập kế hoạch chuyến đi tập\r\ntrung sử dụng đầu vào chính sách và theo thời gian thực
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp kế hoạch chuyến\r\nđi diễn ra bằng hệ thống “tập trung”. Trong trường hợp này, “tập trung” có\r\nnghĩa là dịch vụ sẽ được cung cấp bởi một tổ chức có quyền truy cập vào chính\r\nsách vận chuyển và dữ liệu du lịch thời gian thực mà họ có được từ các tổ chức\r\nkhác hoặc tự thực hiện. Dữ liệu chuyến đi thời gian thực sẽ bao gồm:
\r\n\r\n- Dữ liệu giao thông, bao gồm tốc độ\r\nlưu thông và tình trạng tắc nghẽn;
\r\n\r\n- Dữ liệu dịch vụ giao thông cống cộng,\r\nbao gồm độ lệch lịch trình hiện tại và dự kiến;
\r\n\r\n- Dữ liệu thời tiết, bao gồm cả các điều\r\nkiện hiện tại và dự báo thay đổi có khả năng ảnh hưởng xấu đến việc đi lại trên\r\nđường.
\r\n\r\nCác quy định đầu vào sẽ bao gồm: yêu cầu\r\ncho các chuyến đi, các phương thức vận tải cụ thể theo sở thích. Các đầu vào\r\nchính sách cũng có thể cho phép sử dụng một phương thức vận tải cụ thể được yêu\r\ncầu hoặc bị cấm, trong đó các chế độ được người dùng lựa chọn không phải là các\r\nchế độ được sử dụng trong kế hoạch chuyến đi vì những hạn chế về quy định, người\r\ndùng sẽ được thông báo về những thay đổi.
\r\n\r\nA.6 Thông tin dịch vụ du lịch
\r\n\r\nA.6.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc cung cấp\r\ncác dịch vụ khác, các dịch vụ này có tiềm năng được sử dụng cho người dùng trước\r\nhoặc trong chuyến đi. Thông tin có sẵn từ các dịch vụ trong nhóm này có thể\r\nliên quan đến điểm đến được đề xuất của chuyến đi hoặc đến địa điểm hiện tại của\r\nngười dùng.
\r\n\r\nA.6.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nA.6.2.1 Thông tin dịch vụ du lịch -\r\nđiểm đến
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về\r\ncác dịch vụ dành cho người dùng tại điểm đến của chuyến đi, trước khi chuyến đi\r\nđược thực hiện hoặc trong khi chuyến đi đang diễn ra. Thông tin có thể là cố định\r\nhoặc thay đổi theo thời gian thực, người dùng được cung cấp chỉ dẫn phù hợp cho\r\ntừng thông tin.
\r\n\r\nThông tin cố định có thể bao gồm các\r\nthông tin sau đây:
\r\n\r\n- Khách sạn;
\r\n\r\n- Nhà hàng và cửa hàng thực phẩm hoặc\r\nthực phẩm mang theo;
\r\n\r\n- Địa điểm giải trí;
\r\n\r\n- Cơ sở y tế;
\r\n\r\n- Điểm ưa thích, ví dụ: địa danh và địa\r\nđiểm lịch sử;
\r\n\r\n- Địa điểm cung cấp dịch vụ khác, ví dụ:\r\nngân hàng và trao đổi tiền tệ.
\r\n\r\nThông tin thay đổi có thể bao gồm\r\nthông tin sau đây:
\r\n\r\n- Khách sạn sẵn có và chi phí;
\r\n\r\n- Nhà hàng sẵn có và chi phí;
\r\n\r\n- Tình hình thời tiết hiện tại và dự\r\nbáo.
\r\n\r\nTính chính xác của thông tin này và cơ\r\nchế hiển thị sẽ phụ thuộc vào vị trí thực tế từ nơi thông tin được hiển thị, có\r\nthể là một thiết bị cố định, máy tính, phương tiện và thiết bị cá nhân. Trong\r\ntrường hợp máy tính và thiết bị cá nhân, người dùng có thể đặt trước các khách\r\nsạn, nhà hàng và đặt hàng nâng cao tại các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc mang đi\r\n(take-away)...
\r\n\r\nA.6.2.2 Thông tin dịch vụ du lịch - vị\r\ntrí hiện tại
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp thông tin về\r\ncác dịch vụ có sẵn cho người dùng tại nơi họ đang ở. Nếu thông tin này được\r\ncung cấp trước khi chuyến đi bắt đầu thì nó có thể cho biết về nguồn gốc chuyến\r\nđi. Thông tin có thể là cố định hoặc thay đổi theo thời gian thực, người dùng\r\nđược cung cấp chỉ dẫn phù hợp cho từng thông tin.
\r\n\r\nThông tin cố định sẽ bao gồm các thông\r\ntin:
\r\n\r\n- Nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh\r\nhoặc mang đi;
\r\n\r\n- Địa điểm giải trí;
\r\n\r\n- Cơ sở y tế;
\r\n\r\n- Địa điểm cung cấp dịch vụ khác, ví dụ:\r\nngân hàng và trao đổi tiền tệ.
\r\n\r\nThông tin thay đổi sẽ bao gồm các\r\nthông tin:
\r\n\r\n- Các chuyến đến và đi hiện tại, dự đoán\r\ncủa các phương tiện giao thông công cộng có sẵn;
\r\n\r\n- Tình hình thời tiết hiện tại và dự\r\nbáo.
\r\n\r\nTính chính xác của thông tin này và cơ\r\nchế hiển thị sẽ phụ thuộc vào vị trí thực tế từ nơi thông tin được hiển thị, có\r\nthể là một thiết bị cố định, máy tính, phương tiện và thiết bị cá nhân.Trong\r\ntrường hợp máy tính và thiết bị cá nhân, người dùng có thể đặt trước các khách\r\nsạn, nhà hàng và đặt hàng nâng cao tại các cửa hàng thức ăn nhanh hoặc mang đi.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ quản lý và điều hành giao thông
\r\n\r\nB.1 Giới thiệu
\r\n\r\nDịch vụ bao gồm việc quản lý, điều\r\nhành di chuyển của tất cả các loại phương tiện, người tham gia giao thông và\r\nngười đi bộ trên toàn mạng lưới giao thông đường bộ; giám sát, kiểm soát tự động\r\ncũng như quá trình đưa ra quyết định (cả tự động và thủ công) để giải quyết các\r\nsự cố trên mạng lưới giao thông, cũng như quản lý nhu cầu đi lại khi cần thiết\r\nđể duy trì khả năng di chuyển tổng thể.
\r\n\r\nDịch vụ bao gồm các nhóm như sau:
\r\n\r\n1. Quản lý và kiểm soát giao thông;
\r\n\r\n2. Quản lý sự cố giao thông;
\r\n\r\n3. Quản lý nhu cầu;
\r\n\r\n4. Quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng giao\r\nthông đường bộ;
\r\n\r\n5. Chấp hành quy định giao thông.
\r\n\r\nB.2 Quản lý và kiểm soát giao thông
\r\n\r\nB.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ thực hiện việc quản lý\r\nlưu lượng giao thông qua mạng lưới đường bộ. Bao gồm việc sử dụng các cơ chế\r\nkhác nhau trong giám sát và quản lý giao thông qua mạng lưới đường bộ, bao gồm\r\ncả cơ sở vật chất dành ưu tiên cho việc di chuyển của các loại phương tiện cụ\r\nthể như xe buýt và taxi, các phương tiện phục vụ dịch vụ khẩn cấp, cũng như quản\r\nlý hệ thống đường, phương thức giao thông và khu vực đỗ phương tiện.
\r\n\r\nB.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nB.2.2.1 Giám sát giao thông
\r\n\r\nDịch vụ cho phép giám sát các điều kiện\r\ngiao thông hiện thời trong mạng lưới đường do hệ thống ITS quản lý. Dữ liệu\r\ntheo dõi sẽ bao gồm một số hoặc tất cả những nội dung sau:
\r\n\r\n- Lưu lượng giao thông (số đo số lượng\r\nphương tiện di chuyển qua các điểm cụ thể);
\r\n\r\n- Tốc độ giao thông (cho các phương tiện\r\ndi chuyển qua các điểm cụ thể);
\r\n\r\n- Khoảng cách thời gian giữa các phương\r\ntiện trên cùng một đường (tại các điểm và làn đường cụ thể);
\r\n\r\n- Tắc nghẽn giao thông.
\r\n\r\nCác dữ liệu trên được đo tại một hoặc\r\nnhiều điểm trong mạng lưới đường. Ngoài ra, dữ liệu có thể được phân loại theo\r\nloại phương tiện giao thông đường bộ, ví dụ: xe con, xe buýt, phương tiện chở\r\nhàng và xe đạp. Ngoài ra, dữ liệu thu thập có thể được lưu trữ, thuận tiện để sử\r\ndụng với các ứng dụng dành cho các dịch vụ khác.
\r\n\r\nB.2.2.2 Kiểm soát giao thông trên đường\r\n- điều khiển tín hiệu giao thông
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép lưu lượng giao\r\nthông trên các đường giao nhau được quản lý theo cách mà cơ quan quản lý cho là\r\nphù hợp. Điều cần thiết là cách thức quản lý lưu lượng giống nhau trong tất cả\r\ncác phần của mạng lưới đường bộ.
\r\n\r\nCác phương thức quản lý có thể được áp\r\ndụng là một trong những phương thức sau :
\r\n\r\n- Kiểm soát cục bộ, sử dụng bộ điều\r\nkhiển tín hiệu giao thông dựa trên các điều kiện tại chỗ;
\r\n\r\n- Điều khiển phương tiện, sử dụng bộ\r\nđiều khiển tín hiệu giao thông trên cơ sở sử dụng thiết bị phát hiện sự hiện diện\r\ncủa phương tiện;
\r\n\r\n- Điều khiển thời gian cố định, sử dụng\r\nbộ điều khiển tín hiệu giao thông được lập trình sẵn;
\r\n\r\n- Điều khiển người đi bộ, sử dụng bộ\r\nđiều khiển tín hiệu giao thông có thể đáp ứng nhu cầu của người đi bộ để được\r\nphép băng qua đường:
\r\n\r\n- Điều khiển thích nghi, sử dụng bộ điều\r\nkhiển tín hiệu giao thông tuân theo một hoặc nhiều phương pháp khác nhau;
\r\n\r\n- Không kiểm soát - giao thông được\r\nphép lưu thông mà không cần phải quản lý.
\r\n\r\nCó thể áp dụng các phương pháp quản lý\r\ngiao thông như trên tại một phần hoặc toàn bộ các tuyến đường tại các thời điểm\r\nkhác nhau trong ngày hoặc trong năm. Thông tin người đi bộ sang đường trong hệ\r\nthống đường cũng có thể được cung cấp để phục vụ việc quản lý mà không cần\r\nthông tin từ người đi bộ.
\r\n\r\nB.2.2.3 Kiểm soát giao thông trên đường\r\ncao tốc - kiểm soát đoạn đường dẫn
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép kiểm soát đoạn\r\nđường dẫn để các phương tiện đi vào đường cao tốc. Việc kiểm soát này có thể hạn\r\nchế lưu lượng phương tiện vào đường cao tốc, giảm thiểu tác động lên dòng\r\nphương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc. Các tiêu chí được sử dụng để quyết\r\nđịnh giới hạn phương tiện đi vào đường cao tốc bao gồm:
\r\n\r\n- Lưu lượng giao thông trên đường cao\r\ntốc;
\r\n\r\n- Tốc độ giao thông trên đường cao tốc;
\r\n\r\n- Điều kiện giao thông trên các đường\r\ngiao gần với với đoạn đường dẫn vào đường cao tốc.
\r\n\r\nHai tiêu chí đầu tiên dựa trên các yếu\r\ntố làn đường cao tốc và / hoặc loại phương tiện và hạn chế tham gia giao thông\r\ncó thể được áp dụng theo thời gian trong ngày hoặc năm. Nếu cần, có thể sửa đổi\r\nhạn chế việc tham gia giao thông hiện tại hoặc áp dụng quy định mới mà không dựa\r\ntrên các điều kiện giao thông trên đường cao tốc hiện tại, ví dụ: trong trường\r\nhợp sự cố, hoặc trường hợp khẩn cấp. Mọi thay đổi trong kiểm soát phải được áp\r\ndụng một cách an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông.
\r\n\r\nB.2.2.4 Kiểm soát giao thông đường\r\ncao tốc - tốc độ trẽn làn đường chính và quản lý làn đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép lưu lượng giao\r\nthông trên đường cao tốc được kiểm soát. Việc kiểm soát lưu lượng có thể dựa\r\ntrên một hoặc cả hai nội dung sau đây:
\r\n\r\n- Tốc độ đường chính, tức là tốc độ\r\ntrung bình của phương tiện trên đường cao tốc;
\r\n\r\n- Quản lý làn đường, tức là mỗi làn đường\r\ntrên cao tốc được quy định sử dụng riêng.
\r\n\r\n- Quản lý làn đường, tức là việc sử dụng\r\nđường được thiết lập cho mỗi làn đường của đường cao tốc
\r\n\r\nCó thể áp dụng một trong hai phương\r\npháp kiểm soát này cho một hoặc nhiều làn đường trên đường cao tốc, thay đổi từ\r\nvị trí này sang vị trí khác và được áp dụng theo những cách khác nhau cho các\r\nloại phương tiện khác nhau. Mọi thay đổi trong kiểm soát phải được áp dụng một\r\ncách an toàn, không dẫn đến giảm thiểu sự an toàn của các phương tiện sử dụng\r\nđường cao tốc.
\r\n\r\nB.2.2.5 Ưu tiên đối với các loại\r\nphương tiện cụ thể (ưu tiên tín hiệu và nhường đường)
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép ưu tiên đối\r\ncác loại phương tiện cụ thể. Dịch vụ chủ yếu được áp dụng cho các đoạn đường\r\ngiao nhau.
\r\n\r\nCác loại phương tiện được ưu tiên bao\r\ngồm:
\r\n\r\n- Xe đạp;
\r\n\r\n- Phương tiện giao thông công cộng,\r\nbao gồm xe buýt, xe điện và các phương tiện đường sắt có tuyến đường tương tác\r\nvới mạng đường bộ;
\r\n\r\n- Phương tiện khẩn cấp như phương tiện\r\ncủa Công an, xe cứu hỏa và cứu thương;
\r\n\r\n- Phương tiện chở hàng;
\r\n\r\n- Phương tiện đặc biệt, ví dụ: phương\r\ntiện quân sự hoặc phương tiện chở hàng nguy hiểm.
\r\n\r\nCó thể ưu tiên cho từng loại phương tiện\r\ntại cùng một vị trí và cho các loại phương tiện khác nhau tại các vị trí cụ thể\r\ntrên toàn mạng đường bộ.
\r\n\r\nB.2.2.6 Quản lý làn đường được phép đổi\r\nhướng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thay đổi hướng\r\ncủa luồng giao thông trong làn đường. Dịch vụ này có thể được áp dụng trên cơ sở\r\nchọn lọc và phải được thực hiện một cách an toàn cho các phương tiện lưu thông\r\ntrên mạng lưới đường.
\r\n\r\nCác thay đổi được thực hiện phải đảm bảo\r\ngiảm thiểu gián đoạn cho luồng giao thông hiện tại. Hướng đi thay đổi phải được\r\nxác định rõ ràng theo cách mà tất cả người điều khiển phương tiện nhận thức được.\r\nĐiều này sẽ áp dụng cho những người điều khiển phương tiện đang sử dụng làn đường\r\nbị ảnh hưởng hoặc những người điều khiển phương tiện đang chuẩn bị đi vào làn\r\nđường bị ảnh hưởng từ những nhánh khác của mạng lưới đường, ví dụ: các đoạn đường\r\nphụ. Tất cả các thay đổi về hướng lưu thông đều được bắt đầu bằng việc cấm sử dụng\r\nlàn đường để đảm bảo các phương tiện giao thông không đi vào đoạn đường đó.
\r\n\r\nCác thay đổi sẽ không phải là thường\r\nxuyên, tức là thay đổi chỉ có thể được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định\r\n(ví dụ: một giờ).
\r\n\r\nB.2.2.7 Phối hợp kiểm soát giao thông\r\ntrên đường bộ và đường cao tốc
\r\n\r\nDịch vụ này giúp cho việc phối hợp kiểm\r\nsoát giao thông trên các tuyến đường bộ giao nhau và đường cao tốc trong hệ thống\r\nđường. Các hoạt động được hỗ trợ bao gồm:
\r\n\r\n- Chuyển đổi lưu lượng giữa đường bộ\r\nvà các phần đường cao tốc trong hệ thống để giao thông cân bằng;
\r\n\r\n- Chuyển đổi lưu lượng giữa đường bộ\r\nvà các phần đường cao tốc trong hệ thống để giảm thiểu tắc nghẽn;
\r\n\r\n- Chuyển đổi lưu lượng giữa đường bộ\r\nvà các phần đường cao tốc trong hệ thống khi đang thực hiện cấm, hạn chế lưu\r\nthông;
\r\n\r\n- Hạn chế tạm thời tham gia lưu thông\r\ncủa một hoặc nhiều loại phương tiện đối với đường bộ và các phần đường cao tốc\r\ntrong hệ thống.
\r\n\r\nCó thể áp dụng các hoạt động trên đối\r\nvới một số hoặc tất cả các đoạn đường bộ giao nhau và các đoạn đường cao tốc\r\ntrong hệ thống. Ngoài ra, các hoạt động này có thể được áp dụng khi một số hoặc\r\ntất cả các đoạn đường bộ và các đoạn đường cao tốc trong hệ thống được quản lý,\r\nvận hành bởi các cơ quan và tổ chức hợp pháp khác.
\r\n\r\nB.2.2.8 Quản lý nút giao đa phương thức\r\ntrên đường cao tốc
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý các\r\nnút giao đa phương thức trên đường cao tốc sao cho mọi hạn chế tạm thời đối với\r\nhoạt động của một phương thức này được giảm thiểu sự gián đoạn đối với phương\r\nthức khác. Các hoạt động tại các nút giao đa phương thức được dịch vụ này hỗ trợ\r\nbao gồm:
\r\n\r\n- Dừng một hoặc nhiều phương thức giao\r\nthông để ưu tiên cho một hoặc nhiều phương thức giao thông khác, ví dụ: dừng\r\ngiao thông đường bộ để cho phép các phương tiện đường sắt nặng hoặc nhẹ di chuyển\r\nqua nút giao đa phương thức, hoặc đóng cửa một phần của mạng lưới đường để cho\r\nphép một cây cầu bắc qua sông hoặc kênh để mở cho giao thông đường thủy;
\r\n\r\n- Áp dụng hạn chế tốc độ tạm thời cho\r\nmột hoặc nhiều phương thức giao thông để không bị ảnh hưởng khi các phương tiện\r\nsử dụng một hoặc nhiều phương thức giao thông khác đi qua.
\r\n\r\nCó thể áp dụng các hoạt động này cho một,\r\nmột số hoặc tất cả các phương thức giao thông sử dụng nút giao đa phương thức,\r\ncảnh báo thích hợp và đầy đủ về một trong hai hoạt động này đang diễn ra sẽ được\r\ncung cấp cho người điều khiển phương tiện của tất cả các phương thức giao thông\r\nmột cách hiệu quả trước khi phương tiện đi qua nút giao đa phương thức. Đối với\r\nmạng lưới đường bộ khi có thể và phù hợp, có thể cảnh báo về hoạt động trên\r\nđang được diễn ra để khuyến nghị về việc sử dụng tạm thời một hoặc nhiều tuyến\r\nđường khác thay thế.
\r\n\r\nB.2.2.9 Quản lý bãi đỗ phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép sử dụng các\r\nbãi đỗ phương tiện trong hệ thống đường được quản lý. Việc quản lý này có thể\r\nbao gồm một hoặc nhiều biện pháp sau đây;
\r\n\r\n- Việc mở và / hoặc đóng cửa một số hoặc\r\ntất cả bãi đỗ phương tiện, vĩnh viễn hoặc trong một thời gian tạm thời;
\r\n\r\n- Việc cung cấp thông tin theo thời\r\ngian thực cho người điều khiển phương tiện về số lượng chỗ trống trong bãi đỗ\r\nphương tiện;
\r\n\r\n- Giám sát thời gian thực về việc sử dụng\r\nbãi đỗ phương tiện để xác định có bao nhiêu chỗ trống còn lại tại bất kỳ thời\r\nđiểm nào;
\r\n\r\n- Giám sát thời gian thực toàn bộ khu\r\nvực đỗ xe và / hoặc một số hoặc tất cả các không gian riêng lẻ trong khu vực đỗ\r\nxe để xác định các phương tiện đã đỗ lâu hơn thời gian đã trả tiền và / hoặc thời\r\ngian tối đa cho phép.
\r\n\r\nCác biện pháp này có thể được áp dụng\r\ncho một số hoặc tất cả các khu vực đỗ xe trong một số hoặc toàn bộ mạng lưới đường\r\nbộ. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp khác nhau tại mỗi khu vực đỗ xe và\r\ncác biện pháp cũng được áp dụng cho một hoặc nhiều loại phương tiện khác nhau tại\r\nmỗi khu vực đỗ xe.
\r\n\r\nB.2.2.10 Quản lý giao thông khu vực\r\ncông trường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý giao\r\nthông qua các khu vực công trường (công trình đường bộ). Các hoạt động được hỗ\r\ntrợ bao gồm:
\r\n\r\n- Áp dụng hạn chế tốc độ đối với một số\r\nhoặc tất cả các đoạn trong hệ thống đường gần khu vực công trường (công trình\r\nđường bộ) đang hoạt động;
\r\n\r\n- Áp dụng hạn chế tốc độ khác nhau đối\r\nvới một số hoặc tất cả các đoạn trong hệ thống đường gần khu vực công trường\r\n(công trình đường bộ) đang hoạt động;
\r\n\r\n- Quản lý làn đường phù hợp để đảm bảo\r\nan toàn cho công nhân thi công và người tham gia giao thông qua lại;
\r\n\r\n- Cung cấp các rào cản, vật chắn để đảm\r\nbảo an toàn cho cả công nhân thi công và người đi qua;
\r\n\r\n- Đóng các đoạn đường trong hệ thống gần\r\nkhu vực công trường (công trình đường bộ);
\r\n\r\n- Cung cấp quyền cho công nhân thi\r\ncông, phương tiện chở máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng ra/vào khu vực\r\ncông trường (công trình đường bộ);
\r\n\r\n- Cung cấp cảnh báo tiên tiến thích hợp\r\ncho người tham gia giao thông về các biện pháp như trên.
\r\n\r\nMỗi biện pháp nêu trên có thể được thực\r\nhiện tại một số hoặc tất cả các khu vực công trường (công trình đường bộ) hiện\r\ncó trong mạng lưới đường và cho các biện pháp khác được thực hiện tại mỗi khu vực\r\ncông trường (công trình đường bộ).
\r\n\r\nB.2.2.11 Thông tin tư vấn và cảnh báo\r\ngiao thông
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép cung cấp thông\r\ntin tư vấn và cảnh báo giao thông cho người tham gia giao thông. Thông tin có\r\nthể bao gồm một hoặc các nội dung dưới đây:
\r\n\r\n- Thông báo, tư vấn các điều kiện giao\r\nthông bất lợi đang gây tắc nghẽn;
\r\n\r\n- Cảnh báo thời tiết bất lợi ở vị trí\r\nhiện tại và / hoặc theo hướng di chuyển;
\r\n\r\n- Ảnh hưởng có thể có của tắc nghẽn và\r\n/ hoặc thời tiết bất lợi đối với tốc độ và / hoặc thời gian hành trình;
\r\n\r\n- Cảnh báo khu vực công trường (công\r\ntrình đường bộ) phía trước, bao gồm các giới hạn tốc độ tạm thời;
\r\n\r\n- Cảnh báo về các hạn chế lưu thông\r\ntrên làn đường phía trước, như làn đường hẹp, cầu, đường cong, hạn chế tải trọng;
\r\n\r\n- Cảnh báo đóng đường theo hướng di\r\nchuyển;
\r\n\r\n- Tư vấn về các tuyến đường thay thế\r\ncho các cảnh báo được xác định trước đó..
\r\n\r\nThông tin tư vấn và cảnh báo sẽ được\r\ncung cấp sao cho dễ đọc hiểu trong mọi điều kiện ánh sáng, thời tiết và ở tốc độ\r\ntrung bình của phương tiện. Thông tin cũng phải được thông báo kịp thời và tại\r\ncác địa điểm mà người tham gia giao thông có thể đưa ra quyết định về việc lựa\r\nchọn tuyến đường thay thế, tùy thuộc vào điều kiện có thể.
\r\n\r\nThông tin tư vấn và cảnh báo sẽ được\r\ncung cấp ở dạng dễ đọc trong mọi điều kiện ánh sáng dự kiến, cho dù là điều kiện\r\nban ngày và đêm hay do thời tiết xấu, và ở tốc độ xe trung bình phổ biến, theo\r\nquy định của địa phương có hiệu lực. Thông tin cũng phải được trình bày một\r\ncách kịp thời và tại các địa điểm nơi người điều khiển phương tiện có thể đưa\r\nra quyết định về việc lựa chọn tuyến đường thay thế nào, tùy thuộc vào những gì\r\ncó sẵn.
\r\n\r\nB.2.2.12 Giám sát và xác nhận sự cố
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ giám sát dữ liệu và sử\r\ndụng dữ liệu đó để phát hiện, xác nhận các sự cố đã xảy ra làm ảnh hưởng đến sự\r\ndi chuyển của các phương tiện trong hệ thống đường. Có thể phát hiện sự cố bằng\r\nmột hoặc nhiều cơ chế sau đây:
\r\n\r\n- Giám sát lưu lượng giao thông;
\r\n\r\n- Giám sát tắc nghẽn;
\r\n\r\n- Những thay đổi của dịch vụ giao\r\nthông công cộng do có sai lệch so với dự kiến;
\r\n\r\n- Lỗi của các thiết bị bên đường;
\r\n\r\n- Thông tin từ công an hay các dịch vụ\r\nkhẩn cấp khác;
\r\n\r\n- Thông tin từ người tham gia giao\r\nthông và các cá nhân có thông tin về hệ thống đường nhưng không trực tiếp tham\r\ngia giao thông;
\r\n\r\n- Thông tin từ người điều khiển phương\r\ntiện, hoặc các thông tin từ dịch vụ công cộng hoặc thông tin cá nhân;
\r\n\r\n- Thông tin tự động từ các trạm dữ liệu\r\nITS, ví dụ thiết bị trên xe hoặc thiết bị bên đường;
\r\n\r\nCó thể sử dụng một hoặc tất cả các cơ\r\nchế này để cung cấp một dấu hiệu về khả năng xảy ra sự cố. Khả năng gán "mức\r\nđộ tin cậy" cho từng dấu hiệu sẽ bao gồm và phụ thuộc vào cơ chế cung cấp\r\ndấu hiệu sự cố và số lượng cơ chế báo cáo từng sự cố. Do đó, có thể xác nhận rằng\r\nmột sự cố đã xảy ra được cung cấp bởi một nguồn duy nhất có "mức độ tin cậy"\r\ncao hoặc nhiều nguồn có tổng "mức độ tin cậy" cao.
\r\n\r\nB.3 Quản lý sự cố giao thông
\r\n\r\nB.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này cung cấp khả năng ứng\r\nphó với các sự cố khác nhau trong mạng lưới giao thông, đặc biệt liên quan đến\r\ncác nguyên nhân bắt nguồn từ trong mạng đường bộ thay vì hoàn toàn từ các nguồn\r\nbên ngoài (ví dụ: thiên tai, tấn công khủng bố). Giả định rằng việc phát hiện sự\r\ncố sẽ được cung cấp bởi các dịch vụ khác, ví dụ; từ các dịch vụ trong nhóm “Quản\r\nlý và kiểm soát giao thông”, nhưng một số dịch vụ trong nhóm này sẽ hỗ trợ phát\r\nhiện các sự cố tiềm ẩn bởi các hệ thống chịu trách nhiệm quản lý các phương thức\r\nvận tải khác, ví dụ: đường sắt và đường hàng không.
\r\n\r\nB.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nB.3.2.1 Hỗ trợ xử lý sự cố cho người\r\nđiều khiển phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ giúp người điều khiển\r\nphương tiện được hỗ trợ xử lý sự cố mọi lúc, mọi nơi, bao gồm:
\r\n\r\n- Di chuyển phương tiện gặp sự cố đến\r\nnơi an toàn, không gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác và\r\nngười ngồi trên phương tiện;
\r\n\r\n- Di chuyển phương tiện gặp sự cố đến\r\nnơi sửa chữa;
\r\n\r\n- Sửa chữa phương tiện gập sự cố tại\r\nkhu vực an toàn;
\r\n\r\n- Di chuyển những người trên phương tiện\r\ncần hỗ trợ về y tế bằng phương tiện khẩn cấp phương tiện giao thông đường bộ hoặc\r\ntrên không, ví dụ như máy bay trực thăng hoặc máy bay) đến nơi xử lý y tế.
\r\n\r\n- Di chuyển một phần hoặc tất cả hàng\r\nhóa của phương tiện vận chuyển hàng hóa, đặc biệt khi hàng hóa đó có thể gây\r\nnguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, kể cả hàng hóa không được xếp\r\nvào loại vật liệu nguy hiểm.
\r\n\r\nKhông có giới hạn về số lần hỗ trợ người\r\nđiều khiển phương tiện tham gia giao thông. Mỗi lần hỗ trợ được được mô tả như\r\ntrên.
\r\n\r\nB.3.2.2 Hỗ trợ xử lý sự cố cho người\r\ntham gia giao thông
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép hỗ trợ người\r\ntham gia giao thông gặp sự cố mọi lúc, mọi nơi, bao gồm:
\r\n\r\n- Hỗ trợ y tế để hỗ trợ người tham gia\r\ngiao thông hoàn thành hành trình của họ;
\r\n\r\n- Di chuyển người tham gia giao thông\r\nđến nơi có thể điều trị y tế liên tục trong trường hợp họ không thể tiếp tục\r\nhành trình;
\r\n\r\n- Tư vấn về những thay đổi cần được thực\r\nhiện cho hành trình của người tham gia giao thông;
\r\n\r\n- Tư vấn về vị trí các khu vực gần đó\r\nnhư khách sạn, nhà hàng, bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, ngân\r\nhàng v.v...;
\r\n\r\n- Tư vấn về vị trí của các điểm trung\r\nchuyển và các phương thức di chuyển có sẵn.
\r\n\r\nKhông có giới hạn về số lần hỗ trợ người\r\ntham gia giao thông. Mỗi lần hỗ trợ được được mô tả như trên.
\r\n\r\nB.3.2.3 Phối hợp và giải quyết sự cố
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép phối hợp và giải\r\nquyết sự cố có ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. “Phối hợp và giải quyết\r\nsự cố” có thể liên quan đến các Dịch vụ khẩn cấp (Cứu hỏa, Công an và Y tế),\r\ncũng như các hình thức hỗ trợ khác để di chuyển người, phương tiện và vận chuyển\r\nhàng hóa từ nơi xảy ra sự cố.
\r\n\r\nB.3.2.4 Giám sát và quản lý các vật\r\nliệu nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép giám sát sự di\r\nchuyển các vật liệu nguy hiểm trên hệ thống đường (bao gồm đường bộ, giao lộ,\r\nđường cao tốc, trạm thu phí cũng như các đoạn đường đang sửa chữa, xây dựng,\r\ncác khu vực tập kết nguyên vật liệu nguy hiểm, khu vực đang chờ giải tỏa...).
\r\n\r\nViệc di chuyển các vật liệu nguy hiểm\r\nqua tuyến đường cho phép phải được lên kế hoạch và giám sát. Dịch vụ cũng sẽ\r\ncho phép các dịch vụ khẩn cấp được cảnh báo nếu trạng thái của các vật liệu\r\nnguy hiểm trở thành mối nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác, hoặc\r\nngười và các đối tượng gần kề với hệ thống đường.
\r\n\r\nB.3.2.5 Thu thập các thông tin sự cố\r\ntừ các phương thức vận tải khác
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thu thập các\r\nthông tin về sự cố đã xảy ra trên các phương thức vận tải khác, bao gồm:
\r\n\r\n- Phương tiện giao thông;
\r\n\r\n- Vị trí;
\r\n\r\n- Sự ảnh hưởng đến hoạt động của các phương\r\ntiện giao thông liên quan đến sự cố;
\r\n\r\n- Sự triển khai các dịch vụ khẩn cấp.
\r\n\r\nCó thể sử dụng các thông tin này làm\r\nnguồn thông báo cảnh báo và thông báo tư vấn cho người điều khiển phương tiện\r\nvà người tham gia giao thông, đồng thời là nguồn thông tin để đánh giá tác động\r\ncủa sự cố đối với việc di chuyển của phương tiện trên hệ thống đường.
\r\n\r\nB.4 Quản lý nhu cầu
\r\n\r\nB.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc phát triển\r\nvà thực hiện các chiến lược quản lý và kiểm soát nhu cầu đi lại. Nhóm dịch vụ\r\nnày có thể ảnh hưởng đến mức độ nhu cầu đi lại vào các thời điểm khác nhau\r\ntrong ngày và nhu cầu đối với các phương thức vận tải khác nhau, thông qua việc\r\nquản lý phí, kiểm soát ra/vào khu vực quy định và các cơ sở hạ tầng dành riêng\r\ncho các phương tiện cỡ lớn chở nhiều người.
\r\n\r\nB.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nB.4.2.1 Xác định phí sử dụng đường -\r\nlàn đường dành riêng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép mức phí sử dụng\r\nmột làn đường cụ thể trong mạng lưới đường được cố định hoặc thay đổi theo thời\r\ngian, dựa trên các yếu tố sau:
\r\n\r\n- Tổng chiều dài làn đường;
\r\n\r\n- Một hoặc một số phần trong tổng chiều\r\ndài làn đường;
\r\n\r\n- Loại đường;
\r\n\r\nCó thể thực hiện thay đổi phí sử dụng\r\nđường theo khoảng thời gian trong ngày, theo ngày hoặc theo giai đoạn trong\r\nnăm. Phí sử dụng đường phải được chỉ định rõ ràng và dễ dàng nhận biết cho tất\r\ncả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các thay đổi cần được\r\nthông báo rõ ràng trước khi thực hiện, để người điều khiển phương tiện có thể\r\nquyết định sử dụng làn đường khác và có phí rẻ hơn.
\r\n\r\nB.4.2.2 Xác định phí sử dụng đường -\r\ntoàn bộ hệ thống đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thay đổi mức\r\nphí sử dụng một phần cụ thể của hệ thống đường, Mức phí sẽ được áp dụng cho tất\r\ncả các làn đường trong phần được chọn của hệ thống đường và trong bất kỳ khoảng\r\nthời gian nào. Có thể áp dụng một số mức phí sử dụng đường khác nhau cho một số\r\nhoặc toàn bộ hệ thống đường.
\r\n\r\nCó thể thực hiện thay đổi phí sử dụng\r\nđường theo khoảng thời gian trong ngày, theo ngày hoặc theo giai đoạn trong\r\nnăm. Phí sử dụng đường phải được chỉ định rõ ràng và dễ dàng nhận biết cho tất\r\ncả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các thay đổi cần được\r\nthông báo rõ ràng trước khi thực hiện, để người điều khiển phương tiện có thể\r\nquyết định sử dụng làn đường khác và có phí rẻ hơn.
\r\n\r\nB.4.2.3 Xác định phí sử dụng đường\r\ncho các khu vực hạn chế
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép áp dụng xác định\r\nphí sử dụng đường tại các khu vực hạn chế. Có thể có một hoặc nhiều khu vực này\r\nvà mức phí có thể được thay đổi.
\r\n\r\nCó thể thực hiện thay đổi phí sử dụng\r\nđường theo khoảng thời gian trong ngày, theo ngày hoặc theo giai đoạn trong năm.\r\nPhí sử dụng đường phải được chỉ định rõ ràng và dễ dàng nhận biết cho tất cả\r\nngười điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các thay đổi cần được thông\r\nbáo rõ ràng trước khi thực hiện, để người điều khiển phương tiện có thể quyết định\r\nsử dụng làn đường khác và có phí rẻ hơn.
\r\n\r\nB.4.2.4 Quản lý truy cập (vào/ra) của\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thực hiện việc\r\ntruy cập (vào/ra) của phương tiện tại một số đoạn hoặc toàn bộ mạng lưới đường\r\nđược quản lý. Có thể quản lý truy cập theo một hoặc nhiều cách kết hợp sau đây:
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Phương tiện vận chuyển hàng hóa;
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày;
\r\n\r\n- Ngày trong năm;
\r\n\r\n- Điều kiện giao thông trong một phần\r\ncủa mạng lưới đường mà quyền truy cập đang được quản lý,
\r\n\r\nQuản lý truy cập có thể thay đổi theo\r\nthời gian trong ngày và ngày trong năm. Khi việc quản lý được áp dụng thì phải\r\nthông báo rõ ràng dễ đọc tới người điều khiển phương tiện tham gia giao thông\r\nmà không phải dừng phương tiện. Thông tin phải được hiển thị tại các vị trí mà\r\nngười điều khiển phương tiện có thể đưa ra quyết định lựa chọn làn đường di\r\nchuyển.
\r\n\r\nB.4.2.5 Quản lý làn đường dành cho\r\nphương tiện chở nhiều người
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý các\r\nlàn đường trong hệ thống đường được sử dụng cho các phương tiện chở nhiều người,\r\ndựa trên:
\r\n\r\n- Số lượng người trên phương tiện;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày;
\r\n\r\n- Ngày trong năm;
\r\n\r\n- Hướng di chuyển.
\r\n\r\nCó thể kết hợp áp dụng các tiêu chí\r\ntrên cho các làn loại này trong hệ thống đường. Các hạn chế về việc sử dụng làn\r\nđường và phải được thông báo, hiển thị rõ ràng cho người điều khiển khi đang điều\r\nkhiển phương tiện tham gia giao thông. Những hạn chế này phải được hiển thị tại\r\ncác vị trí mà người điều khiển phương tiện có thể thay đổi việc sử dụng làn đường\r\ndành cho phương tiện chở nhiều người mà không vi phạm các quy định.
\r\n\r\nB.4.2.6 Quản lý hệ thống đường dựa\r\ntrên chất lượng không khí
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý việc sử\r\ndụng mạng lưới đường theo chất lượng không khí mà người tham gia giao thông cảm\r\nnhận. Có thể hạn chế sử dụng khu vực có chất lượng không khí thấp kém theo các\r\ntiêu chí sau:
\r\n\r\n- Loại chất lượng không khí kém;
\r\n\r\n- Mức độ chất lượng không khí;
\r\n\r\n- Dự báo điều kiện thời tiết;
\r\n\r\n- Loại phương tiện giao thông.
\r\n\r\nCó thể áp dụng kết hợp các tiêu chí\r\nnày cho một số hoặc toàn bộ hệ thống đường bộ. Các hạn chế phải được thông báo\r\nvà hiển thị rõ ràng cho người điều khiển phương tiện khi đang điều khiển tham\r\ngia giao thông. Các hạn chế về việc tham gia giao thông vào hệ thống đường đi sẽ\r\nđược hiển thị tại các vị trí nơi người điều khiển phương tiện có thể thay đổi\r\ntuyến đường của mình để không vi phạm các quy định.
\r\n\r\nB.5 Quản lý bảo trì cơ sở hạ tầng\r\ngiao thông đường bộ
\r\n\r\nB.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc quản lý\r\nbảo trì mạng lưới đường bộ, cộng với việc duy trì cơ sở hạ tầng truyền thông và\r\nmáy tính được sử dụng để hỗ trợ người tham gia giao thông. Ngoài việc duy trì hệ\r\nthống đường bộ (bao gồm cả những đoạn đường cho xe đạp và người đi bộ), nhóm dịch\r\nvụ này cũng thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong điều kiện thời tiết mùa đông,\r\nxây dựng đường và quản lý an toàn cho những người thực hiện công việc bảo trì\r\nđường bộ.
\r\n\r\nB.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nB.5.2.1 Quản lý xây dựng và bảo trì hệ\r\nthống đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý các hoạt\r\nđộng xây dựng và bảo trì đường bộ. Có thể quản lý các hoạt động này để giảm thiểu\r\ntối đa sự gián đoạn cho người tham gia giao thông trong khi duy trì môi trường\r\nan toàn cho công nhân thực hiện công việc xây dựng, bảo trì.
\r\n\r\nB.5.2.2 Bảo trì trong điều kiện thời\r\ntiết mùa đông
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các hoạt động\r\nbảo trì trong điều kiện mùa đông diễn ra trên một số phần hoặc toàn bộ hệ thống\r\nđường. Có thể áp dụng các hoạt động này để giảm thiểu sự gián đoạn cho người\r\ntham gia giao thông do điều kiện mùa đông, trong khi vẫn duy trì môi trường làm\r\nviệc an toàn cho công nhân làm đường. Các loại hoạt động bảo trì có thể được áp\r\ndụng như sau (nếu có):
\r\n\r\n- Cào tuyết;
\r\n\r\n- Rải đá;
\r\n\r\n- Phá băng tuyết;
\r\n\r\n- Dọn tuyết dày.
\r\n\r\nB.5.2.3 Quản lý điều kiện mặt đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý điều\r\nkiện mặt đường, giữ cho mặt đường ở điều kiện phù hợp để tiếp tục sử dụng với mức\r\nlưu lượng dự kiến mà không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Các hoạt\r\nđộng quản lý mặt đường phải được thực hiện tại các thời điểm phù hợp mà không\r\ngây gián đoạn cho người tham gia giao thông.
\r\n\r\nB.5.2.4 Quản lý đường tự động
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép quản lý mạng\r\nlưới đường một cách tự động.
\r\n\r\nB.5.2.5 Quản lý an toàn khu vực công\r\ntrường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các khu vực\r\ncông trường (công trình đường bộ) được quản lý theo cách an toàn cho cả công\r\nnhân và người tham gia giao thông. Các hoạt động quản lý của dịch vụ này có thể\r\nbao gồm:
\r\n\r\n- Áp dụng hạn chế tốc độ;
\r\n\r\n- Áp dụng hạn chế kích thước, trọng tải\r\nvà loại phương tiện giao thông;
\r\n\r\n- Áp dụng một số hoặc tất cả các hạn\r\nchế này đối với một hoặc nhiều làn đường giao thông trong vùng lân cận của khu\r\nvực công trường (công trình đường bộ);
\r\n\r\n- Phân chia khu vực công trường (công\r\ntrình đường bộ), đảm bảo cung cấp môi trường làm việc an toàn, và giảm thiểu\r\ntác động đối với giao thông trên đường;
\r\n\r\n- Cung cấp cảnh báo đầy đủ về vị trí của\r\nkhu vực công trường (công trình đường bộ) và các hạn chế có hiệu lực trong việc\r\ntham gia giao thông;
\r\n\r\n- Các cảnh báo hạn chế khác (ngoài tốc\r\nđộ) sẽ được thông báo tại vị trí mà các phương tiện có thể sử dụng các đoạn đường\r\nthay thế.
\r\n\r\nCó thể áp dụng các hạn chế trên tại một\r\nphần hoặc toàn bộ hệ thống đường trong khoảng thời gian cần thiết.
\r\n\r\nB.6 Chấp hành quy định giao thông
\r\n\r\nB.6.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ thực hiện các quy định\r\npháp luật về giao thông và các quy định điều chỉnh cách sử dụng mạng lưới đường\r\nbộ. Nhóm dịch vụ này bao gồm giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật,\r\ncác quy định về giao thông và thu thập thông tin để có thể sử dụng trong các biện\r\npháp xử lý tiếp theo. Tuy nhiên, việc thực hiện một (hoặc các) biện pháp xử lý\r\nvề pháp lý được coi là nằm ngoài miền dịch vụ ITS.
\r\n\r\nNhiều phương tiện vận tải được sử dụng\r\nnhưng không phải do người sở hữu phương tiện điều khiển. Do đó, điều quan trọng\r\nlà thông tin thu được về danh tính của người điều khiển phương tiện khi vi phạm\r\npháp luật, quy định về giao thông bên cạnh thông tin về phương tiện. Cả hai\r\nnhóm thông tin sẽ được sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm và sẽ được lưu lại,\r\nphục vụ các cơ quan thực thi pháp luật đối với những người vi phạm thường\r\nxuyên.
\r\n\r\nB.6.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nB.6.2.1 Kiểm soát truy cập (vào/ ra)\r\ncủa phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ sẽ kiểm soát, giám sát và yêu\r\ncầu các phương tiện chấp hành việc vào/ra một số phần của mạng lưới đường (khu\r\nvực) hoặc phần đường tùy thuộc vào chính sách quản lý giao thông và các quy định\r\ntương ứng, dựa trên các yếu tố như:
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày / ngày trong tuần;
\r\n\r\n- Quyền ưu tiên của người điều khiển\r\nphương tiện;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Đặc điểm phương tiện (kích cỡ, trọng\r\ntải);
\r\n\r\n- Mục đích của hành trình (ví dụ: giao\r\nhàng, cứu hộ cứu nạn, du lịch);
\r\n\r\n- Phí đường bộ;
\r\n\r\nCác cơ quan quản lý có thẩm quyền có\r\nthể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.
\r\n\r\nB.6.2.2 Sử dụng làn đường dành cho\r\nphương tiện chở nhiều người
\r\n\r\nDịch vụ sẽ kiểm soát, giám sát và yêu\r\ncầu chấp hành việc sử dụng các làn đường dành riêng cho các phương tiện có với\r\nquy định về số lượng người tối thiểu. Những làn đường này thường được gọi là “làn\r\nđường dành cho phương tiện chở nhiều người” và nhằm giảm tắc nghẽn và ô nhiễm bằng\r\ncách khuyến khích sử dụng phương tiện chờ nhiều người, ví dụ chia sẻ hay đi\r\nchung xe. Hoạt động kiểm tra hợp pháp sẽ được bắt đầu khi số lượng người dưới mức\r\ntối thiểu quy định cho làn đường mà phương tiện đang sử dụng.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép quy định số lượng\r\nngười tối thiểu ngồi trên phương tiện trên tất cả các làn đường trên hệ thống,\r\nhoặc các làn đường cụ thể và áp dụng dựa trên đoạn đường cụ thể. Các quy định\r\nnày cũng có thể là quy định tạm thời vào các thời điểm cụ thể trong ngày, các\r\nngày trong tuần.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thu thập các thông số, bao\r\ngồm nhưng không giới hạn các thông số sau:
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày, ngày trong tuần;
\r\n\r\n- Vị trí;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Nhận dạng phương tiện;
\r\n\r\n- Hướng di chuyển.
\r\n\r\nCác cơ quan quản lý có thẩm quyền có\r\nthể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.
\r\n\r\nB.6.2.3 Chấp hành quy định đỗ phương\r\ntiện
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép thực thi các quy định\r\nvề vị trí đỗ phương tiện trên đường và ngoài đường, dựa trên các yếu tố:
\r\n\r\n- Cấm đỗ phương tiện tạm thời, hạn chế\r\nhoặc vĩnh viễn;
\r\n\r\n- Phí đỗ phương tiện và bán vé;
\r\n\r\n- Giấy phép cho người sử dụng đường đặc\r\nbiệt (ví dụ: cư dân, người khuyết tật).
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thu thập các thông số để thực\r\nhiện quy định chấp hành, bao gồm nhưng không giới hạn các thông số sau:
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày, ngày trong tuần;
\r\n\r\n- Vị trí chỗ đỗ phương tiện;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Nhận dạng phương tiện.
\r\n\r\nCác cơ quan quản lý có thẩm quyền có\r\nthể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.
\r\n\r\nB.6.2.4 Quy định giới hạn tốc độ
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép giới hạn tốc độ\r\ncho từng đoạn đường trong hệ thống đường. Có thể áp dụng cả giới hạn tốc độ tối\r\nđa, tốc độ tối thiểu và áp dụng các giới hạn tốc độ khác nhau cho các trường hợp\r\nsau:
\r\n\r\n- Theo loại phương tiện;
\r\n\r\n- Theo các loại thời tiết đặc biệt\r\n(như mưa, sương mù), cộng với các điều kiện khác có khả năng gây ra sự cố cho\r\nngười điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nCó thể bỏ việc tuân thủ các giới hạn tốc\r\nđộ đối với các phương tiện khẩn cấp ứng phó với các sự cố hoặc trong các trường\r\nhợp đặc biệt khác, ví dụ: Đoàn phương tiện ưu tiên.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thu thập đủ các thông số để\r\ncho phép xử lý theo quy định, bao gồm nhưng không giới hạn các thông số sau:
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày, ngày trong tuần;
\r\n\r\n- Vị trí;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Nhận dạng phương tiện;
\r\n\r\n- Hướng di chuyển.
\r\n\r\nCác cơ quan quản lý có thẩm quyền có\r\nthể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.
\r\n\r\nB.6.2.5 Chấp hành tín hiệu giao thông
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép tuân thủ hoạt\r\nđộng của các tín hiệu giao thông. Có thể áp dụng thực hiện theo các tín hiệu\r\nriêng lẻ, ví dụ, một phương tiện cá nhân sử dụng pha tín hiệu xanh để các\r\nphương tiện công cộng có thể phát hiện được từ xa.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thu thập đủ các thông số để\r\ncho phép thực thi được xử lý các vi phạm, bao gồm nhưng không giới hạn các\r\nthông số sau:
\r\n\r\n- Thời gian trong ngày / ngày trong tuần;
\r\n\r\n- Vị trí;
\r\n\r\n- Loại phương tiện;
\r\n\r\n- Nhận dạng phương tiện;
\r\n\r\n- Pha tín hiệu phù hợp với chuyển động\r\ncủa phương tiện.
\r\n\r\nCác cơ quan quản lý có thẩm quyền có\r\nthể áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm giao thông theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ phương tiện giao thông
\r\n\r\nC.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này cung cấp dịch vụ ITS\r\ntrên các phương tiện giao thông. Mục tiêu là tăng cường an toàn, an ninh và hiệu\r\nquả trong hoạt động của phương tiện, bằng các cảnh báo và hỗ trợ cho người dùng\r\nhoặc thông tin đầu vào cho hoạt động của phương tiện. Có hai loại dịch vụ: các\r\ndịch vụ sử dụng thông tin bên ngoài, các dịch vụ chỉ sử dụng thông tin trong\r\nphương tiện. Tuy nhiên, không dịch vụ nào có thể thực sự kiểm soát toàn bộ\r\nphương tiện vì mọi dịch vụ thực hiện đều được khống chế theo các tiêu chuẩn\r\nphát triển do Ủy ban kỹ thuật khác trong ISO và các Tổ chức phát triển tiêu chuẩn\r\nkhác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: trong ISO, việc dẫn đầu về\r\ntiêu chuẩn hóa cho các vấn đề trên phương tiện phải được thống nhất giữa ISO\r\nTC204 và ISO TC22
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ sau:
\r\n\r\n1. Tăng cường khả năng quan sát liên\r\nquan đến giao thông đường bộ;
\r\n\r\n2. Vận hành phương tiện tự động;
\r\n\r\n3. Giảm thiểu/tránh va chạm;
\r\n\r\n4. Nâng cao an toàn;
\r\n\r\n5. Triển khai hạn chế va chạm trước sự\r\ncố.
\r\n\r\nC.2 Tăng cường khả năng quan sát liên\r\nquan đến giao thông đường bộ
\r\n\r\nC.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ bao gồm việc nâng cao nhận\r\nthức của người điều khiển phương tiện thông qua việc sử dụng các thiết bị trên\r\nphương tiện. Điều này cũng bao gồm nhu cầu cung cấp thông tin rõ ràng cho những\r\nngười tham gia giao thông khác, chẳng hạn như người đi bộ, xe thô sơ và các\r\nphương tiện công cộng. Trong nhiều trường hợp, định dạng và bố cục thông tin hiển\r\nthị phải tuân thủ theo quy định của quốc gia, khu vực.
\r\n\r\nC.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nC.2.2.1 Hỗ trợ khả năng quan sát cho\r\nngười điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng từ bên trong phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này hỗ trợ khả năng quan sát\r\ncho người điều khiển phương tiện bằng các thiết bị được đặt trong phương tiện.\r\nTất cả các hoạt động quản lý phải tuân thủ quy định quốc gia, khu vực, có tính\r\nđến các yêu cầu về ánh sáng và mức độ dễ đọc. Các hoạt động quản lý mà dịch vụ\r\nnày dự kiến cung cấp sẽ được áp dụng cho làn đường phía trước và phía sau\r\nphương tiện để người điều khiển phương tiện có thể nhìn thấy tất cả các vật thể\r\nxung quanh phương tiện, bao gồm:
\r\n\r\n- Cung cấp ánh sáng để người điều khiển\r\nphương tiện có thể quan sát đầy đủ trong mọi điều kiện ánh sáng môi trường xung\r\nquanh.
\r\n\r\n- Giảm thiểu ảnh hưởng của mưa, tuyết,\r\nbăng, sương mù đối với khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện.
\r\n\r\n- Giảm thiểu ảnh hưởng của mưa, tuyết,\r\nbăng và sương mù đối với khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nCác hoạt động quản lý của dịch vụ này\r\nkhông được gây mất tập trung không cần thiết hoặc không an toàn cho người điều\r\nkhiển phương tiện, cần phải thuận tiện cho người lái xe có thể lấy lại được tầm\r\nnhìn để điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nC.2.2.2 Hỗ trợ khả năng quan sát cho\r\nngười điều khiển phương tiện sử dụng các ứng dụng bên ngoài phương tiện.
\r\n\r\nDịch vụ này hỗ trợ khả năng quan sát\r\ncho người điều khiển phương tiện khi sử dụng các thiết bị, ứng dụng bên ngoài\r\nphương tiện. Tất cả các màn hình thông tin phải tuân thủ các quy định quốc gia,\r\nkhu vực, có tính đến các yêu cầu về ánh sáng và mức độ dễ đọc. Các màn hình\r\ncũng phải được lắp đặt tại các vị trí phù hợp trong hệ thông đường mà tại đó\r\nngười điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể phản ứng an toàn và\r\nđúng cách với thông tin được cung cấp, ví dụ chuyển hướng vào một tuyến đường\r\nthay thế gần nhất, hoặc tránh được vị trí đỗ phương tiện không cho phép.
\r\n\r\nC.2.2.3 Hỗ trợ khả năng quan sát cho\r\nngười đi xe đạp và người đi bộ
\r\n\r\nDịch vụ này hỗ trợ khả năng quan sát\r\ncho người đi bộ và người đi xe đạp qua màn hình hiển thị tại vị trí được phép\r\ntrên hệ thống đường. Tất cả các màn hình thông tin phải tuân thủ các quy định\r\nquốc gia, khu vực, có tính đến các yêu cầu về ánh sáng và mức độ dễ đọc. Các\r\nmàn hình cũng phải được lắp đặt tại các vị trí phù hợp cho người đi bộ và người\r\nđi xe đạp trong hệ thống đường để có thể phản ứng an toàn và đúng cách với\r\nthông tin được cung cấp, ví dụ: an toàn khi sang các tuyến đường có sự tham gia\r\ncủa các phương tiện giao thông khác.
\r\n\r\nC.3 Vận hành phương tiện tự động
\r\n\r\nC.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm tự động hóa\r\nquá trình điều khiển phương tiện toàn bộ hoặc điều khiển hỗ trợ vận hành tự động\r\nmột phần. Đối với phương tiện giao thông công cộng, có thể sử dụng các công cụ\r\ncụ thể để cho phép các phương tiện được căn chỉnh chính xác tại các điểm dừng,\r\nđảm bảo đến được các vị trí có chiều cao phù hợp hoặc cho phép sự tham gia giao\r\nthông của người khuyết tật (ví dụ: thang máy, xe lăn, cơ chế hạ của bậc lên xuống\r\ntrên xe buýt).
\r\n\r\nC.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nC.3.2.1 Vận hành tự động trên đường\r\ncao tốc
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép các phương tiện\r\nhoạt động mà không cần sự can thiệp của người điều khiển phương tiện qua hệ thống\r\ngiao thông chuyên dụng hoặc các đoạn cụ thể của hệ thống đường được trang bị\r\ntính năng vận hành tự động trên đường cao tốc. Chỉ những phương tiện được trang\r\nbị và vận hành phù hợp mới được phép đi vào hệ thống giao thông chuyên dụng.\r\nCác phương tiện còn lại được yêu cầu sử dụng các tuyến đường khác.
\r\n\r\nKhi di chuyển vào hệ thống giao thông\r\nchuyên dụng được trang bị để vận hành tự động, phương tiện sẽ được điều khiển\r\nvà dẫn đường theo một số hạn chế nhất định, bao gồm:
\r\n\r\n- Duy trì đường đi - duy trì phương tiện\r\nhoạt động trong hệ thống giao thông chuyên dụng hoặc đoạn đường cụ thể được\r\ntrang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc;
\r\n\r\n- Duy trì làn đường - giữ phương tiện\r\nhoạt động trong làn đường được sử dụng khi bắt đầu hệ thống giao thông chuyên dụng\r\nhoặc đoạn đường cụ thể được trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên\r\nđường cao tốc và chỉ thay đổi làn đường khi có lệnh cụ thể;
\r\n\r\n- Duy trì tốc độ - duy trì tốc độ\r\nphương tiện theo yêu cầu của mạng giao thông chuyên dụng hoặc đoạn đường cụ thể\r\nđược trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc, chỉ thay\r\nđổi tốc độ khi có lệnh cụ thể;
\r\n\r\n- Khoảng thời gian giữa các phương tiện\r\n- duy trì khoảng thời gian thích hợp với phương tiện phía trước dựa trên tốc độ,\r\nđiều kiện đường và tình trạng hoạt động của phương tiện.
\r\n\r\nCác phương tiện được trang bị và vận\r\nhành phù hợp có thể tham gia và rời khỏi hệ thống giao thông chuyên dụng hoặc\r\nđoạn đường cụ thể được trang bị khả năng thực hiện vận hành tự động trên đường\r\ncao tốc ở những các vị trí cho phép khác ngoài ngoài điểm đầu và / hoặc điểm cuối\r\ncủa đường. Việc tham gia hoặc rời khỏi tuyến đường sẽ được thực hiện mà không ảnh\r\nhưởng đến các phương tiện khác.
\r\n\r\nNếu phương tiện gặp sự cố gây cản trở\r\nvận hành tự động trên đường cao tốc thì sẽ được di chuyển vào khu vực an toàn của\r\nhệ thống giao thông mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của các phương tiện khác,\r\nhoặc đi đến một điểm dừng hoàn toàn.Trong cả hai trường hợp, người điều khiển\r\nphương tiện, người tham gia giao thông sẽ được thông báo sự cố. Ngoài ra, trong\r\ntrường hợp các cơ chế thực hiện vận hành tự động trên đường cao tốc hoạt động\r\nkhông chính xác, tất cả các phương tiện sẽ được người điều khiển phương tiện điều\r\nkhiển một cách an toàn hoặc dừng lại hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, dấu hiệu\r\ncảnh báo sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện, người tham gia giao\r\nthông.
\r\n\r\nC.3.2.2 Tự động điều khiển tốc độ thấp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện\r\nđược trang bị và vận hành phù hợp để tự động thực hiện các thao tác điều khiển\r\ntốc độ thấp, không có nhiều sự tham gia điều khiển của người điều khiển phương\r\ntiện. Người điều khiển phương tiện có thể hủy chế độ vận hành phương tiện này bất\r\ncứ lúc nào và sau đó phương tiện sẽ trở lại hoạt động bình thường.
\r\n\r\nCó thể sử dụng điều khiển tốc độ thấp\r\ntự động do người điều khiển phương tiện khởi động và cho tất cả các phương tiện\r\ncảnh báo khác như các thiết bị phát hiện các vật thể ở gần để duy trì hoạt động\r\ntrong quá trình điều khiển. Nếu có nhiều chế độ điều khiển tốc độ thấp có sẵn\r\ntrong phương tiện, thì người điều khiển phương tiện có thể sử dụng dễ dàng hơn.\r\nKhi thực hiện thao tác điều khiển tự động, phương tiện sẽ thực hiện mọi hoạt động\r\ncần thiết để đảm bảo duy trì sự an toàn cho người bên trong phương tiện và của\r\nnhững người sử dụng hệ thống giao thông hoặc đường bộ chuyên dụng khác.
\r\n\r\nNếu phương tiện không thể khởi động hoặc\r\nhoàn thành quá trình điều khiển tốc độ thấp tự động thì dịch vụ sẽ đưa ra cảnh\r\nbáo ngay lập tức cho người điều khiển phương tiện. Phương tiện sẽ ngay lập tức\r\nngừng thực hiện thao tác điều khiển được yêu cầu mà không ảnh hưởng đến sự an\r\ntoàn của người ngồi trên phương tiện và của những người sử dụng hệ thống giao\r\nthông hoặc đường bộ chuyên dụng khác.
\r\n\r\nC.3.2.3 Dừng đỗ phương tiện tự động
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện\r\nđược trang bị và vận hành phù hợp để tự động thực hiện thao tác dừng đỗ mà\r\nkhông cần người điều khiển phương tiện tham gia vào hoạt động của phương tiện.
\r\n\r\nNgười điều khiển phương tiện có thể khởi\r\nđộng các trình điều khiển dừng đỗ phương tiện tự động bắt đầu từ bên trong hoặc\r\nbên ngoài. Nếu người điều khiển phương tiện ở ngoài phương tiện, thì cơ chế\r\nliên lạc sẽ đảm bảo rằng người điều khiển phương tiện điều khiển chỉ cách đó một\r\nquãng ngắn để có thể quan sát được phương tiện. Khi thực hiện dừng đỗ phương tiện\r\ntự động, phương tiện sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết để đảm bảo duy trì sự\r\nan toàn của chính phương tiện và của những người sử dụng khác, hoặc nếu đỗ bên\r\nđường, thì đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khác.
\r\n\r\nNếu phương tiện không thể khởi động hoặc\r\nhoàn thành việc dừng đỗ phương tiện tự động thì dịch vụ sẽ đưa ra cảnh báo ngay\r\nlập tức cho người điều khiển phương tiện, thông qua cơ chế bên ngoài nếu người\r\nđiều khiển không ở trong phương tiện, hoặc bên trong nếu người điều khiển\r\nphương tiện đang ở trong phương tiện. Phương tiện sau đó sẽ ngay lập tức dừng\r\nthực hiện việc dừng đỗ phương tiện tự động mà không ảnh hưởng xấu đến sự an toàn\r\ncủa chính phương tiện và của những người sử dụng khác, nếu đỗ bên đường, và những\r\nngười tham gia giao thông khác.
\r\n\r\nC.3.2.4 Điều khiển hành trình thích ứng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các hệ thống\r\ntrên phương tiện được hướng dẫn để tự động duy trì phạm vi hoặc khoảng cách đã\r\nchọn so với phương tiện phía trước khi di chuyển qua hệ thống giao thông hoặc\r\nđường bộ chuyên dụng. Các hệ thống phải điều khiển phương tiện duy trì khoảng\r\ncách này tương ứng với thay đổi tốc độ của phương tiện phía trước.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ được bắt đầu bởi một đầu\r\nvào thông tin cụ thể từ người điều khiển phương tiện và sẽ ngừng hoạt động khi\r\nngười điều khiển phương tiện không sử dụng dịch vụ, hoặc dùng phanh. Một thông\r\nbáo về tình trạng điều khiển hành trình thích ứng sẽ được cung cấp cho người điều\r\nkhiển phương tiện trong khi dịch vụ đang hoạt động.
\r\n\r\nC.3.2.5 Điều khiển hành trình thích ứng\r\ncó tương tác
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ tăng cường khả năng điều\r\nkhiển hành trình thích ứng bằng cách bổ sung giao tiếp không dây với các phương\r\ntiện trước đó và / hoặc cơ sở hạ tầng để tăng khả năng cảm biến chủ động điều\r\nkhiển hành trình thích ứng cho các phương tiện được kết nối. Dịch vụ này sẽ sử\r\ndụng dữ liệu cảm biến chủ động như khoảng cách với phương tiện phía trước, dữ\r\nliệu phương tiện đang dùng dịch vụ, dữ liệu không dây từ các phương tiện xung\r\nquanh khác và từ cơ sở hạ tầng, và người điều khiển phương tiện đưa vào để điều\r\nkhiển phương tiện theo chiều dọc thông qua điều khiển ga và phanh.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ được bắt đầu bởi một đầu\r\nvào thông tin cụ thể từ người điều khiển phương tiện và sẽ ngừng hoạt động khi\r\nngười điều khiển phương tiện không sử dụng dịch vụ, hoặc sử dụng phanh. Một\r\nthông báo về tình trạng điều khiển hành trình thích ứng tương tác sẽ được cung\r\ncấp cho người điều khiển phương tiện trong khi dịch vụ đang hoạt động.
\r\n\r\nC.3.2.6 Hỗ trợ phương tiện giao thông\r\ncông cộng dừng/đỗ đúng vị trí
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện\r\ngiao thông công cộng dừng, đỗ chính xác tại bất cứ điểm cụ thể nào trong hệ thống\r\ngiao thông hoặc đường bộ chuyên dụng. Điều này sẽ giúp cho hành khách lên/xuống\r\nphương tiện một cách an toàn và không có bất cứ hạn chế nào, ví dụ: lề đường\r\nkhông cùng chiều cao với lối lên/xuống của phương tiện và khoảng cách lớn giữa\r\nlề đường với lối lên/xuống của phương tiện.
\r\n\r\nNgười điều khiển phương tiện cần đạt\r\nđược khả năng điều khiển dừng đỗ chính xác thông qua hướng dẫn từ phương tiện\r\nhoặc tự động. Khi người điều khiển phương tiện bắt đầu sử dụng, dịch vụ sẽ cho\r\nphép người điều khiển phương tiện hủy dịch vụ bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng\r\nđến hành khách trên phương tiện, hành khách chờ lên phương tiện hoặc người sử dụng\r\nphương tiện chuyên dụng khác hoặc mạng lưới đường bộ.
\r\n\r\nC.4 Giảm thiểu/ tránh va chạm
\r\n\r\nC.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ giảm thiểu/tránh va chạm\r\nsử dụng các cảm biến, thiết bị phát hiện và hệ thống kiểm soát để phát hiện khả\r\nnăng va chạm giữa các phương tiện hoặc giữa các phương tiện với các đối tượng\r\nkhác trong khu vực xung quanh. Mỗi dịch vụ trong nhóm này có thể nhắc người điều\r\nkhiển phương tiện thực hiện hoạt động điều khiển hoặc tự động thực hiện một số\r\nhình thức tránh va chạm theo cách không gây mất an toàn cho những người tham\r\ngia giao thông khác.
\r\n\r\nC.4.2 Dịch vụ thành phần
\r\n\r\nC.4.2.1 Giảm thiểu/ tránh va chạm\r\ntheo chiều di chuyển của phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện\r\ntránh va chạm với các phương tiện, các vật thể khác nằm trong quỹ đạo di chuyển\r\ndự đoán của phương tiện. Dịch vụ này dựa vào việc sử dụng các hệ thống phát hiện\r\nvà theo dõi chướng ngại vật để có thể xác định được khả năng tác động, do đó sẽ\r\ngiảm thiểu va chạm. Dịch vụ sẽ có thể gửi yêu cầu hành động cho người điều khiển\r\nphương tiện bằng các cảnh báo phù hợp. Trường hợp không tự động giảm thiểu va\r\nchạm, dịch vụ sẽ giảm thiểu tác động dựa trên tốc độ và hành động của người điều\r\nkhiển phương tiện. Dịch vụ có thể điều chỉnh tốc độ của phương tiện để tránh va\r\nchạm nếu người điều khiển phương tiện không có hành động.
\r\n\r\nC.4.2.2 Giảm thiểu / tránh va chạm\r\nbên
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các phương tiện\r\ntránh va chạm với các phương tiện, các vật thể khác nằm ngoài quỹ đạo dự đoán của\r\nphương tiện. Dịch vụ này dựa vào việc sử dụng các hệ thống (như cảm biến và hệ\r\nthống điều khiển) trong phương tiện để giám sát các mối nguy tiềm ẩn đối với\r\nphương tiện khi duy trì làn đường, thay đổi làn đường, đi vào/ra khỏi đường cao\r\ntốc và vượt phương tiện khác. Dịch vụ sẽ gửi yêu cầu cho người điều khiển\r\nphương tiện bằng các cảnh báo phù hợp. Trường hợp không tự động giảm thiểu va\r\nchạm, dịch vụ sẽ giảm thiểu tác động dựa trên tốc độ và hành động của người điều\r\nkhiển phương tiện. Dịch vụ có thể điều chỉnh tốc độ của phương tiện để tránh va\r\nchạm nếu người điều khiển phương tiện không có hành động.
\r\n\r\nC.4.2.3 Giảm thiểu / tránh va chạm tại\r\ncác điểm giao cắt
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép một phương tiện\r\nđến gần điểm giao cắt có thể tránh va chạm với các phương tiện khác đang đến gần\r\nđiểm giao cắt đó. Dịch vụ này dựa vào việc sử dụng các hệ thống (như cảm biến\r\nvà hệ thống điều khiển) trong mỗi phương tiện để theo dõi tiến trình của các\r\nphương tiện khác về phía điểm giao cắt. Khi một phương tiện xác định khả năng\r\nva chạm với một phương tiện khác đến gần điểm giao cắt đó, dịch vụ này có thể\r\nyêu cầu các hệ thống trên phương tiện thay đổi tốc độ phương tiện để ngăn ngừa\r\nva chạm và cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về lý do thay đổi tốc độ.\r\nTuy nhiên, nếu điều này không loại bỏ khả năng xảy ra va chạm, người điều khiển\r\nphương tiện sẽ được thông báo về các hành động tránh chướng ngại vật cần phải\r\nđược thực hiện.
\r\n\r\nC.5 Nâng cao an toàn
\r\n\r\nC.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ về nâng cao an toàn sử dụng\r\ncác hệ thống giám sát và cảnh báo cho tất cả các loại phương tiện và người điều\r\nkhiển phương tiện, bao gồm cả các điều kiện của phương tiện giao thông và các\r\nđiều kiện xung quanh phương tiện.
\r\n\r\nC.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nC.5.2.1 Giám sát hệ thống bên trong\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép giám sát hoạt\r\nđộng của các hệ thống bên trong phương tiện. Hoạt động giám sát sẽ không ảnh hưởng\r\nđến hoạt động của các hệ thống khác bên trong phương tiện, nghĩa là dịch vụ sẽ\r\ngiám sát thụ động. Dữ liệu được thu thập thông qua quá trình giám sát sẽ được xử\r\nlý và khi phát hiện hoạt động bất thường, chỉ dẫn phù hợp sẽ được cung cấp cho\r\nngười điều khiển phương tiện. Khi đó, người điều khiển phương tiện sẽ phải thực\r\nhiện tất cả các hành động cần thiết để đảm bảo an toàn cho phương tiện, người\r\ntrong phương tiện và những người tham gia giao thông khác.
\r\n\r\nC.5.2.2 Giám sát tình trạng bên ngoài\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép phương tiện\r\ngiám sát các điều kiện xung quanh phương tiện ở vị trí hiện tại. Việc giám sát\r\nnày có thể thực hiện theo thời gian thực và dữ liệu thu thập sẽ được cập nhật\r\nkhi điều kiện thay đổi. Các thông báo về các điều kiện xung quanh sẽ được cung\r\ncấp liên tiếp cho người điều khiển phương tiện dựa trên thông tin tiếp nhận cụ\r\nthể cho đến khi người điều khiển thực hiện hủy bỏ thông báo.
\r\n\r\nC.6 Triển khai hạn chế va chạm trước\r\nkhi xảy ra sự cố
\r\n\r\nC.6.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc xác định\r\nnhu cầu triển khai các hệ thống hạn chế va chạm vật cản phía trước, bao gồm cả\r\ncác dịch vụ chưa được ISO TC22 xác định.
\r\n\r\nC.6.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nC.6.2.1 Triển khai hạn chế va chạm\r\ntrước khi xảy ra sự cố
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các hệ thống hạn\r\nchế va chạm trước khi xảy ra sự cố hoạt động khi phát hiện ra rằng một vụ va chạm\r\ntiềm ẩn sắp xảy ra. Dịch vụ có thể khởi động tự động mà không cần thông tin đầu\r\nvào từ người điều khiển phương tiện, hoặc người ngồi trên phương tiện (nếu có).\r\nKhi hoạt động của các hệ thống được bắt đầu, thông báo phù hợp sẽ được cung cấp\r\ntrong phương tiện để đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện (và bất cứ\r\nngười sử dụng nào khác nếu có) và cho những đơn vị xử lý khi xảy ra va chạm, ví\r\ndụ: các dịch vụ khẩn cấp.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ vận chuyển hàng hóa
\r\n\r\nD.1. Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm việc quản lý\r\nhoạt động của các nhóm phương tiện thương mại và quá trình di chuyển vận tải\r\nhàng hóa, bao gồm các hoạt động xúc tiến quá trình cấp phép cho vận chuyển để\r\ndi chuyển qua các biên giới quốc gia và phạm vi thẩm quyền phù hợp quy định hiện\r\nhành, các hoạt động đẩy nhanh vận chuyển hàng hóa đa phương thức và hoạt động của\r\ncác phương tiện vận chuyển hàng hóa sử dụng các ứng dụng viễn thông để tăng cường\r\nhoạt động và quản lý.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ sau:
\r\n\r\n1. Thông quan điện tử cho phương tiện\r\nthương mại;
\r\n\r\n2. Quy trình quản lý phương tiện\r\nthương mại;
\r\n\r\n3. Kiểm tra an toàn bên đường tự động;
\r\n\r\n4. Giám sát an toàn trên phương tiện\r\nthương mại;
\r\n\r\n5. Quản lý đội vận tải hàng hóa liên tỉnh;
\r\n\r\n6. Quản lý thông tin đa phương thức;
\r\n\r\n7. Quản lý và điều khiển các trung tâm\r\nđa phương thức;
\r\n\r\n8. Quản lý vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
\r\n\r\n9. Quản lý phương tiện chở hàng nặng;
\r\n\r\n10. Quản lý phương tiện giao hàng địa\r\nphương;
\r\n\r\n11. Ứng dụng viễn thông đối với phương\r\ntiện được quy định (Telematics applications for regulated vehicles - TARV);
\r\n\r\n12. Nhận dạng và trao đổi thông tin vận\r\ntải hàng hóa.
\r\n\r\nD.2 Thông quan điện tử cho phương tiện\r\nthương mại
\r\n\r\nD.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ thông quan điện tử cho\r\nphương tiện thương mại cung cấp các dịch vụ cho phép phương tiện thương mại,\r\nbao gồm cả xe tải và xe buýt/ xe khách có chứng chỉ xác thực và các tài liệu\r\nkhác, tình trạng an toàn và tải trọng được kiểm tra tự động ở tốc độ di chuyển\r\nthông thường. Mục tiêu chính của dịch vụ này là thực hiện thông quan trước với\r\nmức độ gián đoạn tối thiểu đối với hành trình di chuyển và lưu lượng giao thông\r\nchung.
\r\n\r\nD.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.2.2.1 Hệ thống cân động
\r\n\r\nDịch vụ sẽ phát hiện và ghi lại thông\r\ntin về tổng tải trọng và tải trọng trục phương tiện khi các phương tiện di chuyển\r\nqua một điểm đo. Việc thu thập thông tin này sẽ được thực hiện mà phương tiện\r\nkhông cần phải dừng lại.
\r\n\r\nDịch vụ có thể hỗ trợ dịch vụ thông\r\nquan điện tử mà không cần dừng lại (xem D.2.2.2) ở tốc độ bình thường và / hoặc\r\ncân chính xác từng phương tiện ở tốc độ thấp. Dịch vụ này cũng có thể hỗ trợ\r\ncác dịch vụ khác như, kiểm soát ra/ vào tuyến đường, giám sát và bảo vệ cơ sở hạ\r\ntầng, thu phí người sử dụng đường, thực thi pháp luật và lập kế hoạch cơ sở hạ\r\ntầng.
\r\n\r\nD.2.2.2 Thông quan điện tử không cần\r\ndừng lại để kiểm tra
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thông tin về\r\nan toàn, chứng chỉ xác thực và dữ liệu về kích thước và tải trọng của các\r\nphương tiện có trang bị thiết bị truyền dẫn (transponder) sẽ được kiểm tra điện\r\ntử trước khi chúng đến địa điểm kiểm tra. Các phương tiện bất hợp pháp hoặc có\r\nkhả năng không an toàn sẽ được yêu cầu vào địa điểm để kiểm tra. Những đơn vị\r\nvà phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn và hợp pháp sẽ có thể đi mà không cần\r\ndừng lại để kiểm tra tại các trạm cân, nơi xuất nhập cảnh và các địa điểm kiểm\r\ntra khác.
\r\n\r\nD.2.2.3 Giám sát hồ sơ an toàn phương\r\ntiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các hồ sơ an\r\ntoàn của phương tiện có thể được truy cập và theo dõi khi phương tiện đi qua một\r\nđiểm kiểm tra trong mạng lưới đường bộ. Việc thu thập thông tin trong các hồ sơ\r\ncủa phương tiện sẽ được thực hiện mà không cần phương tiện dừng lại. Có thể sử\r\ndụng thông tin thu thập được để kiểm tra xem phương tiện, hàng hóa có vi phạm\r\ncác quy định an toàn hay không.
\r\n\r\nD.3 Quy trình quản lý phương tiện\r\nthương mại
\r\n\r\nD.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này cho phép một số dịch\r\nvụ riêng được cung cấp cho người điều khiển và vận hành đội phương tiện thương\r\nmại, những người chủ sở hữu hàng hóa. Họ sẽ có thể trao đổi thông tin về quá\r\ntrình vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả các quá trình sử dụng các phương thức vận\r\ntải khác nhau, để tự động xác định, giám sát và trao đổi thông tin phản hồi khẩn\r\ncấp về hàng hóa nguy hiểm, để mua chứng chỉ xác thực hàng năm và chứng chỉ\r\nphương tiện đặc biệt, sử dụng công nghệ truyền thông và máy tính. Từ đó cho\r\nphép các dịch vụ trong nhóm này kích hoạt các chứng chỉ xác thực gồm những\r\nthông tin cần thiết cho việc vượt qua ranh giới khu vực và quốc gia
\r\n\r\nD.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.3.2.1 Trao đổi thông tin vận chuyển\r\nhàng hóa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp trao đổi thông\r\ntin cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác\r\nnhau, vận tải đa phương thức và vận chuyển qua biên giới quốc gia.
\r\n\r\nDịch vụ này được áp dụng cho các lô\r\nhàng vận chuyển xuất phát từ một quốc gia và kết thúc ở một quốc gia khác hoặc ở\r\ntrong cùng quốc gia. Dịch vụ này có thể được áp dụng cho các lô hàng vận chuyển\r\nđược thực hiện hoàn toàn bằng các phương tiện giao thông đường bộ và vận chuyển\r\nhàng hóa bắt đầu hoặc kết thúc ở phương thức vận tải đường bộ kết hợp các\r\nphương thức vận tải khác.
\r\n\r\nD.3.2.2 Tự động xác định, theo dõi và\r\ntrao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp đối với hàng hóa nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp cho việc áp dụng\r\nnhận dạng tự động, giám sát và trao đổi thông tin phản hồi khẩn cấp đối với\r\nhàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên các phương tiện vận tải đường bộ. Các\r\nthông tin đó có thể bao gồm thông tin nhận dạng, số lượng và tình trạng hiện tại\r\ncủa hàng hóa nguy hiểm (như áp suất và nhiệt độ), cũng như các thông tin liên\r\nquan được yêu cầu khi cần có phản ứng khẩn cấp. Các phương tiện được trang bị\r\nphù hợp chở hàng nguy hiểm sẽ có thể trả lời các truy vấn về tình trạng của\r\nphương tiện/ hàng hóa từ các tổ chức được ủy quyền hoặc tự gửi thông tin cho\r\ncác tổ chức đó, thông tin có thể được chuyển đến các tổ chức được ủy quyền bằng\r\nbất cứ phương tiện liên lạc nào phù hợp với hệ thống bên đường.
\r\n\r\nD.3.2.3 Tự động cung cấp thông tin hồ\r\nsơ xác thực
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép tự động nộp chứng\r\nchỉ xác thực về phương tiện và người điều khiển phương tiện thương mại. Điều\r\nnày có thể được thực hiện bằng điện tử (qua ứng dụng trên cả giao diện cố định\r\nhoặc giao diện di động), hoặc thông qua việc nhập thủ công vào ứng dụng bởi người\r\nquản lý đội phương tiện thương mại, chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện\r\nthương mại.
\r\n\r\nChứng chỉ xác thực cho phương tiện\r\nthương mại sẽ bao gồm một hoặc tất cả những thông tin sau đây và sau khi đăng\r\nnhập, có thể cập nhật thông tin khi phương tiện thực hiện nhiệm vụ được giao:
\r\n\r\n- Thông tin về phương tiện, ví dụ: thông\r\ntin nhận dạng, phân loại và số lượng trục, cộng với số lượng xe rơ mooc và cách\r\nmóc nối;
\r\n\r\n- Thông tin bên vận chuyển, ví dụ: nhận\r\ndạng bên vận chuyển, nhận dạng của phương tiện trong đoàn xe, chi tiết về giấy\r\nphép hoạt động hợp lệ, chi tiết liên lạc;
\r\n\r\n- Thông tin hàng hóa, ví dụ: loại hàng\r\nhóa và có/không được phân loại là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ,\r\nnguồn gốc, điểm đến của hàng hóa, chủ sở hữu và người thanh toán vận chuyển;
\r\n\r\n- Thông tin quá trình vận chuyển, ví dụ:\r\nđiểm xuất phát, điểm đến, điểm dừng trên đường (bao gồm cả những nơi cần xếp/dỡ\r\nhàng hóa và các điểm dừng nghỉ cho người điều khiển phương tiện theo quy định),\r\nthời gian khởi hành và đến dự kiến, tuyến đường;
\r\n\r\n- Thông tin người điều khiển phương tiện,\r\nví dụ: thông tin cá nhân, trình độ (có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện),\r\nkinh nghiệm, số giờ làm việc và thông tin chi tiết của các giấy phép xác thực.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép chứng chỉ xác thực\r\nlà tạm thời hay không, với thời gian hết hiệu lực được cung cấp cho lần sau\r\ncùng. Chứng chỉ xác thực về hàng hóa sẽ có khả năng được chia thành từng mặt\r\nhàng, do đó có thể dễ dàng xác định được một số mặt hàng trên một phương tiện\r\ntrong một chuyến đi, những mặt hàng có nguồn gốc, điểm đến khác nhau có thể dễ\r\ndàng được xác định. Dịch vụ cũng sẽ cung cấp một phản hồi thích hợp để cho thấy\r\nrằng chứng chỉ xác thực đã cung cấp (hoặc được cập nhật) đã được chấp nhận hoặc\r\nnếu không được chấp thuận thì cần làm gì để được chấp nhận.
\r\n\r\nD.3.2.4 Quản lý tự động phương tiện\r\nthương mại
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều\r\nhành đội phương tiện thương mại và / hoặc chủ sở hữu / người điều khiển phương\r\ntiện mua chứng chỉ xác thực, thu thập và báo cáo thông tin sử dụng nhiên liệu\r\nvà quãng đường. Điều này có thể được thực hiện bằng điện tử (qua ứng dụng trên\r\ncả giao diện cố định hoặc giao diện di động) hoặc thông qua việc nhập thủ công\r\nvào ứng dụng bởi người quản lý đội phương tiện thương mại, chủ sở hữu hoặc người\r\nđiều khiển phương tiện thương mại.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép các loại chứng chỉ\r\nsau được mua hoặc thanh toán cho các lần mua trước:
\r\n\r\n- Chứng chỉ điện tử hàng năm, hàng\r\ntháng hoặc hàng tuần, tức là những chứng chỉ chỉ có hiệu lực trong một khoảng\r\nthời gian xác định;
\r\n\r\n- Chứng chỉ điện tử tạm thời, tức là\r\nnhững chứng chỉ chỉ có giá trị cho một chuyến hàng cụ thể, bất kể có hàng hóa\r\nnào được vận chuyển hay không;
\r\n\r\n- Các loại giấy phép để thực hiện các\r\nchuyến hàng cụ thể, hoặc mang theo hàng hóa cụ thể trên nhiều chuyến hàng được\r\nxác định;
\r\n\r\n- Giấy phép cho tình huống cụ thể, tức\r\nlà bao gồm việc vận chuyển một hàng hóa cụ thể hoặc sử dụng một tuyến đường cụ\r\nthể hoặc dịch vụ phương tiện thương mại khác.
\r\n\r\nDịch vụ cũng sẽ cho phép các loại báo\r\ncáo sau được cung cấp hoặc để cập nhật các báo cáo được gửi trước đó:
\r\n\r\n- Báo cáo hàng quý về việc sử dụng\r\nphương tiện, bao gồm cả quãng đường đã đi;
\r\n\r\n- Nhật ký điện tử của phương tiện cho\r\nbiết tình trạng của phương tiện, bao gồm mọi hoạt động bảo trì, sửa chữa đã được\r\nthực hiện;
\r\n\r\n- Dữ liệu về lượng nhiên liệu đã được\r\nmua, bao gồm ngày, loại và số lượng;
\r\n\r\n- Tạo ra các báo cáo cần thiết cho mục\r\nđích kiểm toán hoặc thuế.
\r\n\r\nTất cả các giao dịch mua và thanh toán\r\nsẽ được xử lý bằng điện tử, với khả năng cung cấp thêm thông tin ngân hàng nếu\r\nđược yêu cầu. Dịch vụ cũng sẽ cung cấp một phản hồi thích hợp để cho thấy rằng\r\nviệc mua, thanh toán hoặc nhập báo cáo đã được chấp nhận hoặc nếu không được chấp\r\nnhận thì cần làm gì để được chấp nhận.
\r\n\r\nD.3.2.5 Tự động qua biên giới
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều\r\nhành đội phương tiện thương mại và/ hoặc chủ sở hữu/ người điều khiển phương tiện\r\ngửi dữ liệu cần thiết cho phương tiện và hàng hóa của họ để vượt qua biên giới\r\nvà để dữ liệu đó được xác minh. Quá trình xác minh sẽ cho phép phương tiện\r\nthương mại vượt qua biên giới quốc gia mà không cần phải dừng lại, trừ khi cần\r\nkiểm tra tại chỗ hoặc vì một lý do khác. Điều này có thể được thực hiện bằng điện\r\ntử (qua ứng dụng trên cả giao diện cố định hoặc giao diện di động), hoặc thông\r\nqua việc nhập thủ công vào ứng dụng bởi người quản lý đội phương tiện thương mại,\r\nchủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện thương mại.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép các dữ liệu sau\r\nđây về phương tiện, hàng hóa và người điều khiển phương tiện được gửi và xác\r\nminh để phương tiện có thể đi qua biên giới quốc gia mà không dừng lại:
\r\n\r\n- Thông tin về người điều khiển phương\r\ntiện, bao gồm cả thông tin cá nhân;
\r\n\r\n- Tình trạng/đặc tính của hàng hóa,\r\nbao gồm mọi vấn đề an toàn, các loại thuế, phí phải được thanh toán;
\r\n\r\n- Thông tin về phương tiện chở hàng,\r\nbao gồm cả nguồn gốc, tải trọng và chứng chỉ xác thực;
\r\n\r\n- Chi tiết về người gửi hàng, đặc biệt\r\nnếu đó không phải là chủ sở hữu hoặc phương tiện chở hàng hóa;
\r\n\r\n- Thông tin về hồ sơ an toàn của chủ sở\r\nhữu và / hoặc người điều khiển phương tiện chở hàng.
\r\n\r\nTất cả các xác minh dữ liệu này sẽ được\r\nxử lý bằng điện tử với khả năng bổ sung thông tin và thanh toán các thuế, phí\r\nchưa thanh toán khi được yêu cầu. Dịch vụ cũng sẽ cung cấp một phản hồi thích hợp\r\nđể cho thấy rằng dữ liệu đã gửi đã được xác minh và chấp nhận hoặc nếu không được\r\nchấp nhận thì phải làm gì để được chấp nhận.
\r\n\r\nD.4 Kiểm tra an toàn bên đường tự động
\r\n\r\nD.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ kiểm tra an toàn bên đường\r\ntự động bao gồm các dịch vụ cung cấp quyền truy cập bên đường vào hồ sơ an toàn\r\ncủa người quản lý đội phương tiện thương mại, các phương tiện thương mại và người\r\nđiều khiển phương tiện. Điều này sẽ tăng cường các hệ thống kiểm tra tại chỗ bằng\r\ncách cung cấp cho người kiểm tra truy cập vào dữ liệu hiện tại có liên quan đến\r\nviệc kiểm tra.
\r\n\r\nD.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.4.2.1 Truy cập từ xa vào dữ liệu an\r\ntoàn phương tiện thương mại
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu về hoạt\r\nđộng và trạng thái được lưu giữ điện tử trên phương tiện thương mại có thể được\r\ntruy cập từ một địa điểm từ xa. Vị trí từ xa này có thể nằm ở bên đường để dữ\r\nliệu được truy cập khi phương tiện thương mại đi qua, hoặc ở một số vị trí như\r\ntrạm kiểm tra phương tiện, qua biên giới hoặc trung tâm chịu trách nhiệm về một\r\nsố lĩnh vực của quản lý đường bộ, ví dụ quản lý giao thông hoặc thu phí.
\r\n\r\nLoại dữ liệu an toàn có thể truy cập từ\r\nxa từ một phương tiện thương mại bao gồm:
\r\n\r\n- Nhận dạng phương tiện, loại phương\r\ntiện, tải trọng (có hàng và không hàng), số lượng trục, loại và số lượng rơ\r\nmoóc;
\r\n\r\n- Dữ liệu bảo dưỡng phương tiện bao gồm:\r\nthời điểm bảo dưỡng gần nhất, chi tiết về kiểm tra khí thải, với (các) ngày thực\r\nhiện kiểm tra;
\r\n\r\n- Dữ liệu sửa chữa phương tiện bao gồm:\r\nsự cố và tai nạn mà phương tiện đã bị hư hỏng, thông tin về những nội dung đã\r\nđược sửa chữa;
\r\n\r\n- Các thông số vận hành phương tiện hiện\r\ntại, bao gồm hệ thống truyền động, phanh và hệ thống treo cộng với độ mòn và áp\r\nsuất lốp;
\r\n\r\n- Trạng thái nhiên liệu, tức là có bao\r\nnhiêu nhiên liệu trong (các) bình chứa;
\r\n\r\nTất cả các dữ liệu này sẽ được thu thập\r\ncho chính phương tiện cũng như cho mỗi rơ moóc mà nó đang kéo. Nếu dữ liệu\r\nkhông thể được lấy bằng hệ thống thu thập điện tử từ phương tiện thương mại,\r\nthì hệ thống này sẽ được cung cấp thông tin bởi hệ thống chịu trách nhiệm thu\r\nthập dữ liệu từ xa từ phương tiện. Một báo cáo cũng sẽ được lập khi người điều\r\nkhiển phương tiện phải được liên lạc để lấy dữ liệu phương tiện, hoặc có vấn đề\r\nvề kết nối liên lạc.
\r\n\r\nD.4.2.2 Truy cập từ xa vào dữ liệu điều\r\nkhiển phương tiện thương mại
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu về\r\ntình trạng hiện tại và lịch sử được lưu giữ điện tử trên phương tiện thương mại\r\nvề người điều khiển phương tiện của nó có thể được truy cập từ một địa điểm từ\r\nxa. Vị trí từ xa này có thể nằm ở bên đường để dữ liệu được truy cập khi phương\r\ntiện thương mại đi qua, hoặc ở một số vị trí như trạm kiểm tra phương tiện, qua\r\nbiên giới hoặc trung tâm chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực của quản lý đường\r\nbộ, ví dụ quản lý giao thông hoặc thu phí.
\r\n\r\nTình trạng người điều khiển phương tiện\r\nvà dữ liệu lịch sử có thể truy cập từ xa từ một phương tiện thương mại sẽ bao gồm:
\r\n\r\n- Thông tin cá nhân và trình độ;
\r\n\r\n- Các giấy phép, với các thuộc tính,\r\nngày và địa điểm;
\r\n\r\n- Số giờ người điều khiển phương tiện\r\nđã làm việc kể từ giờ nghỉ cuối cùng;
\r\n\r\n- Số giờ người điều khiển phương tiện\r\ndự định làm việc trước khi nghỉ ngơi tiếp theo.
\r\n\r\nNếu dữ liệu không thể được lấy bằng hệ\r\nthống thu thập điện tử từ phương tiện thương mại, thì hệ thống này sẽ được cung\r\ncấp thông tin bởi hệ thống chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ xa của phương\r\ntiện. Một báo cáo cũng sẽ được lập khi người điều khiển phương tiện phải được\r\nliên lạc để lấy dữ liệu phương tiện, hoặc có vấn đề về kết nối liên lạc.
\r\n\r\nD.5 Giám sát an toàn trên phương tiện\r\nthương mại
\r\n\r\nD.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này sẽ bao gồm việc sử dụng\r\ncác hệ thống giám sát trên phương tiện (bao gồm cảm biến và tiến hành thu thập\r\ndữ liệu về các hệ thống bên trong của phương tiện thương mại, tình trạng hàng\r\nhóa và người điều khiển phương tiện) để kiểm tra tình trạng an toàn của phương\r\ntiện thương mại, người điều khiển phương tiện thương mại và hàng hóa trong toàn\r\nbộ quá trình vận chuyển. Các dịch vụ trong nhóm này có thể cho phép cung cấp\r\ncác cảnh báo cho người điều khiển phương tiện, các cơ sở giám sát từ xa.
\r\n\r\nD.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.5.2.1 Giám sát hệ thống bên trong\r\nphương tiện thương mại
\r\n\r\nDịch vụ sẽ sử dụng các hệ thống giám\r\nsát trên phương tiện để giám sát tình trạng an toàn của phương tiện thương mại\r\ntrong suốt quá trình vận chuyển. Hệ thống giám sát bao gồm các cảm biến và tiến\r\nhành thu thập dữ liệu thời gian thực về hoạt động và trạng thái của các hệ thống\r\nbên trong phương tiện thương mại, chẳng hạn như phanh, lốp phương tiện và thiết\r\nbị chiếu sáng.
\r\n\r\nDữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng\r\nđể cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực cho cả người điều khiển phương tiện\r\nthương mại và/hoặc hệ thống giám sát từ xa, ví dụ: hệ thống quản lý đội phương\r\ntiện. Trong phương tiện, người điều khiển phương tiện được cảnh báo bằng phương\r\ntiện âm thanh và/hoặc cơ học (ví dụ: vô lăng rung). Các hệ thống giám sát từ xa\r\ncũng có thể lưu trữ dữ liệu được thu thập theo lịch sử vận hành của phương tiện\r\nthương mại, cho phép xác định nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. Việc\r\ncung cấp dữ liệu (kể cả dữ liệu được lưu trữ) cũng sẽ được thực hiện khi có yêu\r\ncầu của các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát sự an toàn các hoạt động\r\ncủa phương tiện.
\r\n\r\nD.5.2.2 Giám sát cảnh báo cho người\r\nđiều khiển phương tiện thương mại
\r\n\r\nDịch vụ sẽ sử dụng các hệ thống trên\r\nphương tiện bao gồm cảm biến và tiến hành thu thập dữ liệu thời gian thực để\r\ngiám sát các hoạt động điều khiển phương tiện của người điều khiển phương tiện\r\nthương mại, ví dụ: bằng cách theo dõi mắt của người điều khiển phương tiện, vô\r\nlăng, ga và phanh.
\r\n\r\nDữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng\r\nđể cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực cho cả người điều khiển phương tiện\r\nthương mại, hệ thống giám sát từ xa, ví dụ: hệ thống quản lý đội phương tiện.
\r\n\r\nTrong phương tiện, người điều khiển\r\nphương tiện được cảnh báo bằng phương tiện âm thanh và/hoặc cơ học (ví dụ: vô\r\nlăng rung). Các hệ thống giám sát từ xa cũng có thể lưu trữ dữ liệu mà người điều\r\nkhiển phương tiện thực hiện trong chuyến đi hiện tại và trước đây để cho phép\r\nxác định nhu cầu nghỉ ngơi, hướng dẫn, đào tạo. Việc cung cấp dữ liệu (kể cả dữ\r\nliệu được lưu trữ) cũng sẽ được thực hiện khi có yêu cầu của các cơ quan quản\r\nlý chịu trách nhiệm giám sát giờ làm việc của người điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nD.5.2.3 Giám sát trạng thái hàng hóa\r\ntrên phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ sẽ sử dụng các hệ thống trên\r\nphương tiện để theo dõi trạng thái của hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện\r\nthương mại (và / hoặc rơ mooc được kéo theo trong suốt quá trình vận chuyển. Dịch\r\nvụ sẽ bao gồm cảm biến và thu thập dữ liệu thời gian thực về trạng thái của\r\nhàng hóa. Dữ liệu được thu thập có liên quan đến một hoặc nhiều nội dung sau\r\nđây:
\r\n\r\n- Các đặc tính vật lý hiện tại của\r\nhàng hóa như nhiệt độ, thể tích, áp suất, độ ẩm hoặc trọng lượng;
\r\n\r\n- Trạng thái của quá trình hóa học hoặc\r\nvật lý đang diễn ra, ví dụ: lên men, hoặc bay hơi;
\r\n\r\n- Vị trí của hàng hóa trên phương tiện,\r\nđặc biệt nếu điều này thay đổi trong suốt chuyến hàng;
\r\n\r\n- Mọi thay đổi về tình trạng của hàng\r\nhóa trong chuyến đi chưa được thông báo ở các điểm trước đó.
\r\n\r\nDữ liệu được thu thập sẽ được sử dụng\r\nđể cung cấp các cảnh báo theo thời gian thực cho cả người điều khiển phương tiện\r\nthương mại, hệ thống giám sát từ xa, ví dụ: hệ thống quản lý đội phương tiện.
\r\n\r\nTrong phương tiện, người điều khiển\r\nphương tiện được cảnh báo bằng phương tiện âm thanh và/hoặc cơ học (ví dụ: vô\r\nlăng rung). Các hệ thống giám sát từ xa cũng có thể lưu trữ dữ liệu để có thể\r\nxem xét tình trạng của hàng hóa trong chuyến đi hiện tại và trước đây để cho\r\nphép xem xét và cập nhật cách thức vận chuyển các loại hàng hóa cụ thể. Việc\r\ncung cấp dữ liệu (kể cả dữ liệu được lưu trữ) sẽ được thực hiện khi có yêu cầu\r\ncủa các cơ quan quản lý có liên quan.
\r\n\r\nD.6 Quản lý đoàn phương tiện vận tải\r\nhàng hóa liên tỉnh
\r\n\r\nD.6.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ vận tải hàng hóa liên tỉnh\r\nbao gồm việc điều phối và theo dõi các phương tiện thương mại trong các chuyến\r\nđi để cho phép tối ưu hóa việc sử dụng và an toàn của các phương tiện. Do đó,\r\nnhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng vị trí phương tiện tự động (Automatic\r\nVehicle Location - AVL) để tự động xác định vị trí vận chuyển hàng hóa/ vị trí\r\ncontainer và thông tin liên lạc giữa phương tiện với trung tâm điều khiển để\r\ncung cấp vị trí phương tiện và thông tin trạng thái khác cho các hệ thống quản\r\nlý vận hành đội phương tiện.
\r\n\r\nD.6.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.6.2.1 Theo dõi đoàn phương tiện\r\nthương mại liên tỉnh
\r\n\r\nDịch vụ sẽ tự động và liên tục xác định\r\nvị trí của phương tiện thương mại có liên quan đến vận tải hàng hóa liên tỉnh\r\nvà gửi dữ liệu này đến một trung tâm điều phối nơi đơn vị điều hành có thể giám\r\nsát hành trình của phương tiện đó. Dịch vụ sẽ có thể hiển thị dữ liệu vị trí của\r\nphương tiện này cho tất cả các phương tiện của một đoàn phương tiện để người điều\r\nkhiển đội phương tiện có thể biết được vị trí của tất cả các phương tiện.
\r\n\r\nD.6.2.2 Điều phối đoàn phương tiện\r\nthương mại liên tỉnh
\r\n\r\nDịch vụ sẽ hỗ trợ liên lạc giữa các\r\nphương tiện thương mại có liên quan đến vận tải hàng hóa liên tỉnh và (các)\r\ntrung tâm điều phối để đảm bảo rằng thông tin về trạng thái trên các phương tiện,\r\nvề hàng hóa trên các phương tiện (như nguồn gốc và điểm đến) sẽ được gửi đến\r\n(các) trung tâm điều phối phụ trách hoạt động của đoàn phương tiện.
\r\n\r\nDịch vụ này cũng sẽ cho phép các đơn đặt\r\nhàng vận chuyển và hướng dẫn được gửi từ người điều khiển đoàn phương tiện đến\r\nngười điều khiển phương tiện, và xác định rằng người điều khiển phương tiện đã\r\nnhận được lệnh và hướng dẫn để gửi lại cho trung tâm điều phối phụ trách hoạt động\r\ncủa đoàn phương tiện.
\r\n\r\nD.7. Quản lý thông tin đa phương thức
\r\n\r\nD.7.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc trao đổi\r\nthông tin về việc vận chuyển hàng hóa qua các phương thức vận tải khác nhau,\r\nbao gồm thông tin về địa điểm, điều kiện và tình trạng của các đơn vị vận chuyển\r\nhàng hóa, thông tin về phương tiện vận chuyển. Cũng có thể xác định vị trí các\r\nđơn vị trung gian, cung cấp cho khách hàng thông tin về quá trình vận chuyển\r\nhàng hóa của họ.
\r\n\r\nD.7.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.7.2.1 Trao đổi thông tin giữa\r\nphương tiện và nơi đến của hàng hóa
\r\n\r\nNgười sử dụng dịch vụ này là các nhà\r\nquản lý đội phương tiện, đơn vị vận tải đa phương thức và người quản lý các vị\r\ntrí lưu trữ hàng hóa.
\r\n\r\nD.7.2.2 Hỗ trợ khách hàng truy cập\r\nthông tin vận chuyển hàng hóa
\r\n\r\nNgười sử dụng dịch vụ này là khách\r\nhàng và đơn vị vận chuyển.
\r\n\r\nD.7.2.3 Theo dõi quá trình vận chuyển\r\nhàng hóa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép xác định tự động\r\nvị trí hiện tại của container chở hàng, số hiệu của container có thể được xác định\r\nvà sử dụng làm thông tin nhận dạng của container. Vị trí và số hiệu container sẽ\r\nđược gửi liên tục đến một trung tâm sắp xếp của đơn vị vận chuyển chịu trách\r\nnhiệm vận chuyển container trong suốt hành trình vận chuyển. Do đó, vị trí của\r\ncontainer có thể được truyền từ đơn vị vận chuyển này sang đơn vị vận chuyển\r\nkhác nếu có nhiều hơn một đơn vị tham gia vào quá trình vận chuyển container từ\r\nđiểm xuất phát đến đích.
\r\n\r\nDịch vụ này cũng sẽ cho phép thông tin\r\nđược cung cấp cho (các) tổ chức đã ký hợp đồng với bên vận chuyển có thể theo\r\ndõi vị trí và trạng thái hiện tại của hàng hóa.
\r\n\r\nD.8 Quản lý và kiểm soát các trung\r\ntâm đa phương thức
\r\n\r\nD.8.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\nquản lý hoạt động của các trung tâm đa phương thức. Dịch vụ này khác với các dịch\r\nvụ khác trong lĩnh vực này bởi vì nó liên quan đến các trang thiết bị, nguồn lực,\r\nkhông phải là phương tiện thương mại hoặc container hàng hóa. Các dịch vụ trong\r\nnhóm này bao gồm quản lý sự vận hành của các nút giao thông đa phương thức và\r\nquản lý nhân sự liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
\r\n\r\nD.8.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.8.2.1 Quản lý trang thiết bị, nguồn\r\nlực trung tâm đa phương thức
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép hoạt động xử lý phối\r\nhợp của các trang thiết bị tại các trung tâm đa phương thức bao gồm các nút\r\ngiao đa phương thức. Dịch vụ bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý tất cả các\r\nnguồn lực nội bộ của một trung tâm đa phương thức để vận chuyển hàng hóa, tức\r\nlà:
\r\n\r\n- Thiết bị xếp dỡ, ví dụ: cần cẩu\r\ngiàn;
\r\n\r\n- Các phương tiện vận chuyển nội bộ để\r\ndi chuyển hàng hóa, ví dụ: hệ thống băng tải, cầu trục di động, cần cẩu di động;
\r\n\r\n- Khu vực lưu trữ và phương tiện lưu\r\ntrữ, ví dụ: kho lạnh;
\r\n\r\n- Việc quản lý nhân sự làm việc trong\r\ncác trang thiết bị.
\r\n\r\n"Hoạt động" được kiểm soát bởi\r\ndịch vụ này sẽ bao gồm các yếu tố của chuỗi xử lý đầy đủ, tức là.
\r\n\r\n- Việc nhận hàng;
\r\n\r\n- Việc xếp dỡ hàng hóa của các trang\r\nthiết bị:
\r\n\r\n- Việc lưu trữ và sắp xếp lại các lô hàng\r\nnhận được để phân phối đến nhiều điểm đến khác nhau và sử dụng các phương thức\r\nvận tải khác nhau;
\r\n\r\n- Việc gửi đi hàng hóa đã nhận trước\r\nđó.
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ hỗ trợ tổ chức và giám\r\nsát tất cả các quy trình quản lý và lập kế hoạch liên quan theo yêu cầu của\r\ntrung tâm đa phương thức.
\r\n\r\nD.8.2.2 Kiểm soát phương tiện và hàng\r\nhóa đa phương thức
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép giám sát và kiểm\r\nsoát việc vận chuyển và xếp dỡ của các phương tiện đa phương thức và container\r\nhàng hóa, bất kể việc có chở hàng hóa hay không. Trong bối cảnh của dịch vụ\r\nnày, các phương tiện vận tải đa phương thức có thể là các loại như xe Container\r\nrời, xe rơ moóc hoặc semi rơ moóc. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng có thể bao gồm\r\ncác phương tiện chuyên dụng có khả năng sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải,\r\nví dụ: xe tải đường sắt (road-rail trucks).
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cung cấp các quy trình trên\r\ntoàn bộ chuỗi vận chuyển từ người gửi hàng đến người nhận hàng như gửi hàng,\r\ntheo dõi, truy tìm và thông báo trạng thái. Giữa điểm đi và điểm đến của chuyến\r\nhàng, các phương tiện đa phương thức hoặc container sẽ được vận chuyển bằng\r\ncách thay đổi phương tiện vận tải, ví dụ: đường sắt, đường bộ và hàng hải (ví dụ\r\nphà và tàu).
\r\n\r\nD.9 Quản lý vận chuyển hàng hóa nguy\r\nhiểm
\r\n\r\nD.9.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\nquản lý hoạt động của các đội phương tiện vận tải liên quan đến sự vận chuyển của\r\nhàng hóa nguy hiểm, bao gồm giám sát điều kiện và tình trạng hàng hóa và sự vận\r\nchuyển qua mạng lưới giao thông đường bộ và phương thức vận tải được sử dụng.\r\nNhóm dịch vụ này cũng bao gồm việc trao đổi thông tin với các tổ chức chịu\r\ntrách nhiệm vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
\r\n\r\nD.9.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.9.2.1 Thu thập và chia sẻ dữ liệu vận\r\nchuyển hàng hóa nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép thu thập và chia sẻ\r\ndữ liệu nhằm cung cấp tổng quan về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo kế\r\nhoạch đã được phê duyệt và đang tiến hành vận chuyển trong một khu vực địa lý\r\nxác định. Khu vực địa lý này có thể được xác định bởi các ranh giới hành chính\r\nquốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố hoặc nằm trong một phần của quốc gia, vùng,\r\ntỉnh hoặc thành phố, hoặc bao gồm nhiều kết hợp của các khu vực địa lý này.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cung cấp thông tin về việc\r\nvận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho sự quan tâm của các bên liên quan như công\r\nan, dịch vụ khẩn cấp và cơ quan quản lý đường bộ. Thông tin này sẽ bao gồm:
\r\n\r\n- Đặc tính “nguy hiểm”;
\r\n\r\n- Số lượng hàng hóa;
\r\n\r\n- Loại phương tiện sử dụng để vận chuyển\r\nhàng hóa;
\r\n\r\n- Kế hoạch các tuyến đường theo lộ\r\ntrình phương tiện sẽ đi;
\r\n\r\n- Vị trí hoặc các phương tiện trong thời\r\ngian thực, sẽ được thu thập từ các cảm biến trên phương tiện.
\r\n\r\nCũng có thể cung cấp dữ liệu cho các\r\nchuyên gia trong việc vận chuyển hàng nguy hiểm để tư vấn về các tuyến đường và\r\nsự cần thiết phải đề phòng trong trường hợp sự cố được sử dụng bởi công an, dịch\r\nvụ khẩn cấp và cơ quan quản lý đường bộ.
\r\n\r\nD.9.2.2 Đăng ký dữ liệu vận chuyển\r\nhàng hóa nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cung cấp các công cụ để thu\r\nthập, lưu trữ và quản lý dữ liệu có hệ thống về việc vận chuyển hàng hóa nguy\r\nhiểm trong một khu vực địa lý xác định. Khu vực địa lý này có thể được xác định\r\nbởi các ranh giới hành chính quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố hoặc nằm trong\r\nmột phần của quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố, hoặc bao gồm nhiều kết hợp của\r\ncác khu vực địa lý này.
\r\n\r\nDữ liệu sẽ bao gồm việc vận chuyển\r\nhàng hóa nguy hiểm theo kế hoạch đã được phê duyệt và đang tiến hành vận chuyển.\r\nDữ liệu này sẽ được sử dụng để cung cấp dịch vụ khác cho việc vận chuyển hàng\r\nhóa nguy hiểm, ví dụ: dịch vụ được mô tả trong D.9.2.1. Dữ liệu có thể được lưu\r\ntrữ và sử dụng như một ghi chép đầy đủ về thời điểm, cách thức các loại hàng\r\nhóa nguy hiểm cụ thể được vận chuyển trong quá khứ.
\r\n\r\nD.9.2.3 Phối hợp đoàn phương tiện vận\r\nchuyển hàng hóa nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ sẽ hỗ trợ cho việc điều xe để\r\nvận chuyển hàng nguy hiểm từ trong một đội phương tiện được thiết kế cho mục\r\nđích vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc một phương tiện được thiết kế đặc biệt từ\r\ntrong một đội phương tiện để vận chuyển tất cả các loại hàng hóa. Dịch vụ này sẽ\r\ncho phép các hành động sau đây được thực hiện:
\r\n\r\n- Lập kế hoạch và cấp lệnh vận chuyển\r\ncho người điều khiển phương tiện và người gửi hàng;
\r\n\r\n- Giám sát tình trạng của phương tiện\r\ntheo thời gian thực;
\r\n\r\n- Theo dõi theo thời gian thực của vị\r\ntrí phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và chuyển động của\r\nphương tiện sau khi hàng hóa được vận chuyển đã được dỡ xuống;
\r\n\r\n- Giám sát theo thời gian thực tình trạng\r\ncủa hàng hóa nguy hiểm;
\r\n\r\n- Giám sát theo thời gian thực về trạng\r\nthái vận hành và tình trạng của phương tiện;
\r\n\r\n- Giám sát theo thời gian thực về tình\r\ntrạng của người điều khiển phương tiện, đặc biệt chú ý đến khả năng điều khiển\r\nphương tiện khi thực hiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
\r\n\r\nDịch vụ cũng sẽ cung cấp phương tiện để\r\nliên lạc hai chiều với người điều khiển phương tiện vận tải, sử dụng giao tiếp\r\nthoại và/ hoặc trao đổi dữ liệu để cung cấp các hướng dẫn cho người điều khiển\r\nphương tiện để người điều khiển phương tiện có thể báo cáo bất cứ vấn đề nào có\r\nkhả năng ảnh hưởng đến hàng hóa nguy hiểm khi được vận chuyển bằng phương tiện\r\nvận tải.
\r\n\r\nD.9.2.4 Phối hợp trong vận chuyển\r\nhàng hóa nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp hỗ trợ để cho\r\nphép phối hợp các hoạt động của công an, các dịch vụ khẩn cấp khác có liên quan\r\nvà các cơ quan quản lý đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Dịch vụ sẽ\r\ncung cấp các tiện ích sau:
\r\n\r\n- Quy trình lập kế hoạch, đăng ký và\r\nphê duyệt cho tuyến đường được sử dụng để vận chuyển từng mặt hàng nguy hiểm;
\r\n\r\n- Xác định và thực hiện các biện pháp đảm\r\nbảo vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm. Những biện pháp này có thể bao gồm\r\nnhững việc như đóng đường và cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý đường bộ,\r\ndịch vụ khẩn cấp và các bên liên quan khác;
\r\n\r\n- Giám sát thời gian thực quá trình di\r\nchuyển của các phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
\r\n\r\n- Cung cấp và thực hiện các biện pháp\r\nhộ tống, ví dụ; phương tiện hộ tống.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ có thể hỗ trợ các quy định\r\nkhác nhau cho việc lựa chọn tuyến đường, các đối tượng cần tránh, thời gian vận\r\nchuyển và các yếu tố liên quan đến vận chuyển khác (ví dụ: thời tiết), tùy thuộc\r\nvào tính chất của hàng hóa nguy hiểm sẽ được vận chuyển.
\r\n\r\nD.9.2.5 Giám sát vị trí di chuyển của\r\nhàng hóa nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép xác định vị\r\ntrí theo thời gian thực và theo dõi phương tiện chờ hàng hóa nguy hiểm. Vị trí\r\nsẽ được gửi cùng với ID phương tiện đến hệ thống trung tâm nơi dữ liệu vị trí\r\nđược đưa vào bản đồ kỹ thuật số để có thể giám sát chuyển động của phương tiện\r\nvận tải. Nếu "trung tâm" không phải là trung tâm được điều hành bởi\r\ncác cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về hàng hóa nguy hiểm đang được vận\r\nchuyển, thì có thể dữ liệu thu thập sẽ được cung cấp cho các trung tâm đó.
\r\n\r\nDữ liệu này cũng có thể được lưu trữ để\r\ncung cấp một hồ sơ ghi chép về lịch sử vận chuyển của hàng hóa nguy hiểm. Dữ liệu\r\nlưu trữ này sẽ có sẵn để phục hồi và phân tích tiếp theo bởi một tổ chức có\r\nliên quan.
\r\n\r\nD.10 Quản lý phương tiện chở hàng nặng
\r\n\r\nD.10.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm này bao gồm các dịch vụ liên quan\r\nđến sự di chuyển của các phương tiện chở hàng nặng hoặc do tính chất của hàng\r\nhóa mà chúng mang theo có trọng lượng không tài cao bất thường. Do đó, những\r\nphương tiện này được xác định là những phương tiện vì trọng lượng toàn bộ của\r\nchúng cần một số hình thức cho phép để đi qua mạng lưới đường bộ. Việc giám sát\r\ncác phương tiện này cũng được yêu cầu để kiểm tra phương tiện vận tải này sử dụng\r\ncác phần của mạng lưới đường phù hợp với trọng lượng,
\r\n\r\nD.10.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.10.2.1 Thu thập và chia sẻ dữ liệu\r\nphương tiện chở hàng nặng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp tổng quan một\r\nkế hoạch đã được phê duyệt và đang thực hiện vận chuyển của phương tiện chở\r\nhàng nặng trong một khu vực địa lý xác định. Khu vực địa lý này có thể được xác\r\nđịnh bởi các ranh giới hành chính quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố hoặc nằm\r\ntrong một phần cửa quốc gia, vùng, tỉnh hoặc thành phố, hoặc bao gồm nhiều kết\r\nhợp của các khu vực địa lý này.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép thu thập và cung cấp\r\nthông tin theo thời gian thực về hành trình của phương tiện chở hàng nặng cho\r\ncác bên liên quan như công an và cơ quan quản lý đường bộ để sử dụng chung. Dịch\r\nvụ sẽ cho phép thu thập và chia sẻ dữ liệu sau:
\r\n\r\n- Tính chất của hàng hóa, ví dụ: trọng\r\nlượng và kích thước của nó;
\r\n\r\n- Dữ liệu về phương tiện chở hàng nặng,\r\nví dụ: tổng trọng lượng phương tiện, kích thước và tải trọng trục;
\r\n\r\n- Tuyến đường phương tiện chở hàng nặng\r\ndi chuyển;
\r\n\r\n- Vị trí theo thời gian thực của\r\nphương tiện chở hàng nặng.
\r\n\r\nDữ liệu được thu thập này có thể được\r\ncung cấp và chia sẻ với tất cả các cơ quan quản lý đường bộ có liên quan và các\r\ncơ quan chức năng khác có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc di chuyển của các phương\r\ntiện chở hàng nạng, ví dụ: các tổ chức cung cấp dịch vụ có sử dụng cáp ngầm, đường\r\nống v.v... trên hoặc gần tuyến đường sẽ được sử dụng.
\r\n\r\nD.10.2.2 Xử lý đăng ký phương tiện chở\r\nhàng nặng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp các công cụ\r\ncho phép hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng nặng có thể được đăng ký. Các hoạt động\r\nbao gồm:
\r\n\r\n- Kế hoạch và phê duyệt tuyến đường mà\r\nphương tiện vận tải chở hàng nặng sẽ di chuyển;
\r\n\r\n- Quy trình đăng ký và phê duyệt cho\r\nphương tiện vận tải chở hàng nặng;
\r\n\r\n- Sự chuẩn bị các biện pháp an toàn cần\r\nthiết cho việc di chuyển của phương tiện chở hàng nặng, ví dụ: đóng đường,\r\nthông báo cho cơ quan quản lý và các bên liên quan khác;
\r\n\r\n- Cung cấp dịch vụ hộ tống cho quá\r\ntrình di chuyển phương tiện vận tải chở hàng nặng;
\r\n\r\n- Giám sát thời gian thực quá trình di\r\nchuyển của phương tiện vận tải chở hàng nặng dọc theo tuyến đường dự kiến.
\r\n\r\nDịch vụ có thể hỗ trợ các quy định\r\nkhác nhau cho việc lựa chọn tuyến đường, các đối tượng cần tránh, thời gian di\r\nchuyển có thể diễn ra và các yếu tố liên quan đến vận chuyển khác (ví dụ: thời\r\ntiết), tùy thuộc vào trọng lượng của các phương tiện vận tải chở hàng nặng.
\r\n\r\nD.10.2.3 Giám sát vị trí phương tiện\r\nchở hàng nặng
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép xác định tự động\r\nvà liên tục vị trí của một phương tiện chở hàng nặng trong suốt hành trình qua\r\nmạng lưới đường bộ. Dữ liệu này có thể được gửi đến trung tâm điều phối mà từ\r\nđó hành trình của chiếc phương tiện có thể được giám sát bởi người điều hành. Nếu\r\n"trung tâm" không phải là trung tâm được điều hành bởi các cơ quan quản\r\nlý đường bộ có thẩm quyền về hàng hóa nguy hiểm đang được vận chuyển, thì dữ liệu\r\nthu thập có thể được cung cấp cho các trung tâm đó.
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép vị trí của\r\nphương tiện vận tải chở hàng nặng được hiển thị theo cơ chế thích hợp cho người\r\nđiều hành trong trung tâm điều phối giám sát chuyển động của phương tiện. Có thể\r\nkiểm tra xem phương tiện có đi theo tuyến đường đã được xác định trước đó hay\r\nkhông. Nếu tuyến đường này chưa được xác định thì kiểm tra xem phương tiện đó\r\ncó sử dụng đúng các phần của mạng lưới đường theo tải trọng hay không.
\r\n\r\nD.11 Quản lý phương tiện giao hàng địa\r\nphương
\r\n\r\nD.11.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm này bao gồm các dịch vụ liên quan\r\nđến việc quản lý di chuyển của các phương tiện vận tải đang thực hiện giao hàng\r\nvà/ hoặc nhận hàng trong một khu vực địa lý hạn chế. Do đó, các chặng hành\r\ntrình phải được xác định để xếp/ dỡ hàng hóa tại hai hay nhiều địa điểm, đòi hỏi\r\nphải tối ưu hóa các tuyến đường và trình tự thực hiện các chuyến đi. Các dịch vụ\r\ntrong nhóm này có thể bao gồm nhu cầu cung cấp thông tin về việc quản lý hoạt động\r\nra/ vào các khu vực trong mạng lưới đường bộ và tính sẵn sàng của bãi đỗ phương\r\ntiện vận tải để cho phép xếp/ dỡ hàng hóa.
\r\n\r\nD.11.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.11.2.1 Theo dõi đoàn phương tiện\r\ngiao hàng
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép xác định tự động\r\nvà liên tục vị trí của phương tiện giao hàng khi thực hiện việc giao hoặc nhận\r\nhàng. Dữ liệu này (bao gồm cả thời gian, ngày tháng và thông tin phương tiện)\r\ncó thể được gửi đến trung tâm điều phối mà từ đó hành trình của phương tiện vận\r\ntải có thể được giám sát bởi đội vận hành.
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép vị trí của\r\nphương tiện vận tải được hiển thị trong trung tâm điều phối. Điều này được thực\r\nhiện cho tất cả các phương tiện vận tải của một đội phương tiện để người điều\r\nhành đội có được cái nhìn tổng quan về vị trí của tất cả các phương tiện và\r\ntheo dõi tiến trình việc giao hàng và / hoặc nhận hàng.
\r\n\r\nD.11.2.2 Điều phối đoàn phương tiện\r\ngiao hàng
\r\n\r\nDịch vụ sẽ hỗ trợ liên lạc giữa các\r\nphương tiện vận tải và trung tâm điều phối trong quá trình giao hoặc nhận hàng.\r\nĐiều này sẽ đảm bảo rằng thông tin tình trạng phương tiện, hàng hóa và tiến\r\ntrình của phương tiện vận tải với các nhiệm vụ vận chuyển hiện tại được gửi đến\r\ntrung tâm điều phối.
\r\n\r\nDịch vụ cũng sẽ cho phép các lệnh vận\r\nchuyển và hướng dẫn được gửi từ người điều hành đội phương tiện đến người điều\r\nkhiển phương tiện. Các hướng dẫn này có thể bao gồm các thay đổi về tuyến đường\r\nđể đạt được tối ưu hóa tốt hơn cho việc sử dụng phương tiện và / hoặc người điều\r\nkhiển phương tiện, bao gồm các thay đổi đối với trình tự giao hàng hoặc nhận\r\nhàng. Người điều khiển phải có khả năng để cung cấp một xác nhận rằng đã nhận\r\nđược và hiểu được những thay đổi.
\r\n\r\nD.11.2.3 Dịch vụ thông tin bãi đỗ\r\nphương tiện và khu vực giao hàng
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép người điều khiển\r\nphương tiện giao hàng được cung cấp thông tin về sự sẵn sàng của bãi đỗ xe để\r\ncho phép vận chuyển hàng hóa trong phương tiện được xếp/ dỡ. Điều này có thể được\r\nthực hiện trước khi bắt đầu và/ hoặc trong chuyến đi giao/ nhận hàng.
\r\n\r\nNếu không có chỗ đỗ xe phù hợp cho việc\r\nxếp/ dỡ hàng thì dịch vụ sẽ hướng dẫn người điều khiển đến một vị trí có chỗ đỗ\r\nxe cho đến khi có thể thực hiện xếp/ dỡ hàng. Vị trí đo có thể là một khu vực đỗ\r\nxe hợp lệ hoặc khu vực bên đường không gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao\r\nthông khác.
\r\n\r\nD.12 Ứng dụng viễn thông đối với\r\nphương tiện được quy định (Telematics applications for regulated vehicles -\r\nTARV)
\r\n\r\nD.12.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm khuôn khổ cho\r\nmột loạt ứng dụng viễn thông cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa thương mại\r\nđược quy định. Phạm vi tổng thể bao gồm khái niệm vận hành, các vấn đề pháp lý,\r\nquy định và cung cấp dịch vụ hợp tác chung cho các phương tiện vận tải hàng hóa\r\nthương mại được quy định, sử dụng nền tảng ITS trên phương tiện để cung cấp một\r\nloạt các dịch vụ có chi phí - hiệu quả giao hàng cao. Việc cung cấp các dịch vụ\r\nnày dựa trên điều khoản tiếp cận theo định hướng nhằm phê duyệt và kiểm tra của\r\ncác nhà cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nD.12.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.12.2.1 Thủ tục và quy định thực thi\r\nđối với các nhà cung cấp dịch vụ được quy định
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép giám sát và thực\r\nthi các phương tiện được quy định và phê duyệt các thủ tục cần thiết bởi cơ\r\nquan phê chuẩn. Việc giám sát, thực thi và các thủ tục cần thiết dự kiến sẽ có\r\ntính chất chung và độc lập với một ứng dụng hoặc nền tảng cụ thể.
\r\n\r\nD.12.2.2 Cung cấp bảo mật hệ thống
\r\n\r\nDịch vụ này giải quyết cả hai khía cạnh\r\nphần cứng và phần mềm cho TARV và bao gồm chứng nhận dịch vụ cùng với kiểm tra\r\ncủa nhà cung cấp dịch vụ nhằm duy trì niềm tin của khách hàng và tránh rủi ro\r\ncho quyền riêng tư. Điều này cũng bao gồm việc quản lý bảo mật cho các thông điệp,\r\ndanh tính và kiểm soát truy cập.
\r\n\r\nD.12.2.3 Cung cấp thông tin phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu cơ bản\r\nchung của phương tiện được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng để sử\r\ndụng cho các hệ thống trên phương tiện trong việc cung cấp các dịch vụ khác và\r\nhỗ trợ các hệ thống giao thông thông minh có thể tương tác. Dữ liệu được cung cấp\r\nbởi dịch vụ này sẽ là các thông tin liên quan trọng phạm vi quyền hạn cụ thể hoặc\r\nđối với một nhóm TARV trong phạm vi quyền hạn. Các phương tiện được trang bị hoạt\r\nđộng quốc tế phải mang theo tất cả các dữ liệu bổ sung theo yêu cầu của tất cả\r\ncác khu vực pháp lý mà họ hoạt động, để có thể cung cấp các dịch vụ dự kiến.
\r\n\r\nD.12.2.4 Cung cấp quản lý truy cập\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp cho phương tiện\r\nquyền tiếp cận khu vực địa lý được giám sát và quản lý bởi cơ quan quản lý phù\r\nhợp hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể áp dụng các hạn\r\nchế tiếp cận, đặc biệt là khi có bất kỳ phần nào của lô hàng được vận chuyển bằng\r\nphương tiện được phân loại là "hàng nguy hiểm". Dịch vụ sẽ cho phép\r\nnhận dạng của cơ quan quản lý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi như phương\r\ntiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển\r\nhàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định bằng\r\ncách sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch\r\nvụ.
\r\n\r\nD.12.2.5 Cung cấp giám sát thiết bị\r\nđo tốc độ từ xa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp một thiết bị\r\nđo tốc độ phương tiện để được giám sát từ xa bởi một cơ quan quản lý, hoặc nhà\r\ncung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể nhận dạng của cơ quan quản\r\nlý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực\r\nnày sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể\r\nđược cung cấp thông qua một khung được quy định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn\r\nchung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nD.12.2.6 Cung cấp hệ thống nhắn tin\r\nkhẩn cấp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp 'Hệ thống nhắn\r\ntin khẩn cấp' cho các phương tiện bởi một cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch\r\nvụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể nhận dạng của cơ quan quản lý hoặc nhà\r\ncung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực\r\nkhác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp\r\nthông qua một khung được quy định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung để\r\nliên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nD.12.2.7 Cung cấp hồ sơ bản ghi công\r\nviệc của người điều khiển phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp một số hoặc tất\r\ncả các hồ sơ bản ghi công việc của người điều khiển phương tiện cho cơ quan quản\r\nlý hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Có thể nhận dạng của\r\ncơ quan quản lý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển\r\ntừ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch\r\nvụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy định sử dụng các tiêu chuẩn\r\nchung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nD.12.2.8 Cung cấp giám sát ‘tải trọng’\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp 'tải trọng' của\r\nmột phương tiện được trang bị để giám sát bởi cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp\r\ndịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Dịch vụ sẽ cho phép giám sát 'tải trọng' để\r\ncho phép cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và phê duyệt\r\nthực hiện việc kiểm soát và thực thi quyền hạn, để nhận dạng của cơ quan quản\r\nlý và/ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi khi phương tiện di chuyển từ khu vực\r\nnày sang khu vực khác thông qua quá trình vận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể\r\nđược cung cấp thông qua một khung được quy định sử dụng các tiêu chuẩn chung để\r\nliên lạc bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nD.12.2.9 Cung cấp dữ liệu vị trí, tốc\r\nđộ và vận chuyển hàng hóa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ trang bị cho phương tiện\r\ntrang bị phù hợp được giám sát sao cho vị trí, tốc độ và chi tiết của lô hàng\r\nđang được vận chuyển có thể cung cấp liên tục cho cơ quan quản lý thích hợp hoặc\r\nnhà cung cấp dịch vụ được chỉ định và chấp thuận. Điều này bao gồm giám sát bổ\r\nsung được yêu cầu khi lô hàng được phân loại là "hàng nguy hiểm". Dịch\r\nvụ sẽ cho phép nhận dạng của cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi\r\nkhi phương tiện di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thông qua quá trình\r\nvận chuyển hàng hóa. Dịch vụ có thể được cung cấp thông qua một khung được quy\r\nđịnh bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung để liên lạc bởi một hoặc nhiều nhà\r\ncung cấp dịch vụ.
\r\n\r\nD.12.2.10 Cung cấp hướng dẫn đỗ\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp các tiện ích dừng\r\nđỗ bởi trang bị phù hợp cho phương tiện vận chuyển hàng hóa để được quản lý thực\r\ntế theo cách hiệu quả nhất. Đơn vị quản lý sẽ cho phép các phương tiện đặt chỗ\r\nđể đi vào và đi ra từ điểm đỗ xe đã được quy định. Các cơ sở này có thể được\r\ncung cấp để xếp / dỡ hàng hóa hoặc để đỗ phương tiện an toàn trong thời gian\r\nnghỉ theo quy định, hoặc trong khi chờ đợi một bãi xếp/ dỡ hàng. Dịch vụ sẽ có\r\nsẵn từ một hoặc nhiều nhà cung cấp phù hợp, đặc điểm nhận dạng có thể khác nhau\r\n(hoặc giống nhau) cho mỗi và mọi điểm đỗ phương tiện.
\r\n\r\nD.13 Nhận dạng và trao đổi thông tin\r\nvận tải hàng hóa
\r\n\r\nD.13.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\ncho phép xác định nội dung của các lô hàng đang được vận chuyển bằng đường bộ.\r\nViệc xác định có thể dành cho các mặt hàng hoặc kiện hàng cụ thể và container\r\nđược sử dụng để vận chuyển hàng hóa, bất kể chúng trống hay đầy. Nhóm dịch vụ\r\nnày cũng bao gồm một dịch vụ cung cấp thông tin liên lạc để chuyển dữ liệu nhận\r\ndạng giữa hàng hóa (hoặc container) và điểm thu thập dữ liệu mà dữ liệu có thể\r\nđược các tổ chức khác nhau sử dụng để cung cấp cho các dịch vụ khác.
\r\n\r\nD.13.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nD.13.2.1 Thu thập dữ liệu nhận dạng vận\r\nchuyển hàng hóa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện việc thu thập\r\ndữ liệu nhận dạng về vận chuyển hàng hóa đang được vận chuyển bằng đường bộ và\r\nđược lấy từ chính quá trình vận chuyển hàng hóa. Dữ liệu có thể là về một mặt\r\nhàng vận chuyển cụ thể, kiện hàng hoặc container khi đang được vận chuyển hoặc\r\ncó thể được vận chuyển vì container hiện đang trống.
\r\n\r\nD.13.2.2 Trao đổi dữ liệu nhận dạng vận\r\nchuyển hàng hóa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp cho việc truyền\r\nthông dữ liệu xác định vận chuyển hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ. Dữ liệu\r\ncó thể liên quan đến một hàng hóa riêng lẻ, kiện hàng hóa, hoặc một container\r\nhàng hóa hoặc một container rỗng. Việc truyền dữ liệu thực tế sẽ sử dụng một hoặc\r\nnhiều tiêu chuẩn quốc tế hiện có giữa vận chuyển hàng hóa và điểm thu thập dữ\r\nliệu, tại đó tất cả dữ liệu được thu thập sẽ được hợp nhất theo cách thức kết hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ giao thông công cộng
\r\n\r\nE.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm việc quản lý\r\ngiao thông công cộng (vận chuyển) để cung cấp các dịch vụ một cách kịp thời và\r\nhiệu quả hơn, và cung cấp thông tin vận hành cho nhà điều hành và người dùng.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ như sau:
\r\n\r\n1. Quản lý giao thông công cộng:
\r\n\r\n2. Vận chuyển có sự chia sẻ và đáp ứng\r\nnhu cầu.
\r\n\r\nE.2 Quản lý giao thông công cộng
\r\n\r\nE.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc vận\r\nhành, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động giao thông công cộng, bao gồm việc\r\náp dụng các hệ thống sắp xếp và lập kế hoạch giao thông công cộng để đảm bảo\r\ncác kết nối đáng tin cậy giữa các phương thức khác nhau (ví dụ: dịch vụ xe buýt\r\nvà đường sắt). Ngoài ra, nhóm dịch vụ này còn cung cấp thông tin theo thời gian\r\nthực về vị trí và tình trạng phương tiện, điều đó cho phép xác định các chuyến\r\nkhởi hành theo tịch trình và có thể thay đổi lịch trình một cách linh động. Điều\r\nnày cũng giúp theo dõi tình trạng phương tiện giao thông công cộng như: lượng\r\nhành khách và hệ thống phương tiện.
\r\n\r\nE.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nE.2.2.1 Quản lý vận hành giao thông\r\ncông cộng
\r\n\r\nDịch vụ này bao gồm hoạt động bình thường\r\ncủa các phương tiện giao thông công cộng được lên kế hoạch sử dụng để tạo ra lợi\r\nnhuận thông qua việc vận chuyển hành khách. Dịch vụ này bao gồm lập kế hoạch hoạt\r\nđộng, bao gồm thiết kế và lập kế hoạch điều hành, lịch trình phương tiện và tuyến\r\nđường, điều phối và các hoạt động lập kế hoạch cho các sự kiện đặc biệt, cùng với\r\ncác hoạt động lập kế hoạch khẩn cấp và ứng phó sự cố với các cơ quan vận tải\r\nkhác.
\r\n\r\nE.2.2.2 Quản lý đội phương tiện giao\r\nthông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này thực hiện công việc quản\r\nlý các phương tiện giao thông công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu cùa khách hàng. Điều\r\nnày bao gồm việc quản lý khoảng cách thời gian giữa các phương tiện giao thông\r\ncông cộng, ví dụ như là thời gian rời bến, dịch vụ giao thông công cộng cho các\r\nsự kiện đặc biệt và các phương tiện giao thông công cộng có sẵn.
\r\n\r\nE.2.2.3 Giám sát thiết bị phương tiện\r\ngiao thông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này đáp ứng nhu cầu của các tổ\r\nchức giao thông công cộng để thu thập và giám sát dữ liệu từ các hệ thống nội bộ\r\ncủa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động bảo dưỡng phương tiện. Điều này cho\r\nphép các tổ chức giao thông công cộng cải thiện các hoạt động bảo dưỡng phương\r\ntiện, bằng cách thực hiện giám sát hiệu suất cùa phương tiện, để đưa ra quyết định\r\nbảo dưỡng nếu cần. Dữ liệu được thu thập từ các phương tiện bao gồm các dữ liệu\r\nvề vận hành, tình trạng phương tiện và dữ liệu về môi trường trên xe cho hành\r\nkhách, cùng với dữ liệu về cách người lái xe đang sử dụng phương tiện.
\r\n\r\nE.2.2.4 Lập kế hoạch và giám sát dịch\r\nvụ giao thông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này bao gồm việc thu thập,\r\ngiám sát và quản lý các dịch vụ giao thông công cộng theo kế hoạch và nhu cầu sử\r\ndụng dịch vụ. Dịch vụ sẽ thực hiện cung cấp thông tin theo thời gian thực về vị\r\ntrí và tình trạng phương tiện, cho phép xác định các chuyến khởi hành theo lịch\r\ntrình, giám sát nhu cầu dịch vụ như lượng hành khách, giá đỡ xe đạp và các tiện\r\nnghi khác liên quan đến hành khách. Việc xác định hiệu suất sẽ hỗ trợ các chiến\r\nlược về quản lý nhu cầu giao thông công cộng, các hoạt động lập kế hoạch, cũng\r\nnhư là việc cải thiện các dịch vụ giao thông công cộng.
\r\n\r\nE.2.2.5 Chiến lược hoạt động giao\r\nthông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thu thập hiệu\r\nsuất của dịch vụ và thiết bị, cũng như các dữ liệu về thời tiết, tắc nghẽn và\r\nthông tin hiệu suất đã có trước đây, để có thể áp dụng các chiến lược hoạt động\r\nphù hợp để cải thiện tốc độ, mức độ tin cậy của giao thông, cũng như tạo ra các\r\ndịch vụ linh hoạt hơn cho khách hàng khi sử dụng giao thông công cộng. Các dịch\r\nvụ linh hoạt hơn bao gồm quản lý nhu cầu và quản lý hành lang tích hợp, bảo vệ\r\nkết nối giữa các dịch vụ (đặc biệt khi dịch vụ bị gián đoạn), sai lệch so với\r\ncác tuyến cố định... để mang lại một dịch vụ giao thông công cộng tốt hơn,\r\ntránh tắc nghẽn giao thông và ưu tiên tín hiệu giao thông đường bộ.
\r\n\r\nE.2.2.6 Hiển thị trạng thái giao\r\nthông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép hiển thị thông\r\ntin về các dịch vụ giao thông công cộng tại các điểm chờ bên đường. Các địa điểm\r\nnày có thể là nơi các phương tiện giao thông công cộng dừng lại trên các tuyến\r\nđường đang di chuyển hoặc các điểm tại các nút giao thông, cửa hàng bán lẻ và\r\ncác địa điểm công cộng khác. Thông tin được cung cấp có thể là thông tin tĩnh,\r\nmô tả các tuyến đường mà phương tiện đi qua, thời gian đến và đi theo lịch\r\ntrình của phương tiện và/ hoặc hiển thị thông tin theo thời gian thực của các\r\nphương tiện phục vụ với thời gian dự kiến đến nơi, dựa trên vị trí hiện tại của\r\nphương tiện.
\r\n\r\nE.3 Vận chuyển có sự chia sẻ và đáp ứng\r\nnhu cầu
\r\n\r\nE.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc cung cấp\r\ndịch vụ vận chuyển theo nhu cầu cá nhân và / hoặc nhóm hành khách. Dịch vụ này\r\nđáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách bằng cách cung cấp một phương tiện vận\r\nchuyển chung thay vì phải sử dụng phương tiện cá nhân và cũng giải quyết nhu cầu\r\nđi lại của các nhóm khách cụ thể như là người già và người khuyết tật, cũng như\r\nlà nhu cầu của những người muốn vận chuyển hàng hoá cụ thể từ nơi này đến nơi\r\nkhác.
\r\n\r\nCác dịch vụ trong nhóm này sẽ cho phép\r\nngười dùng yêu cầu điểm khởi hành và điểm đến cùng với yêu cầu đặc biệt như:\r\nmang theo xe đẩy trẻ em, cơ cấu nâng cho xe lăn v.v... hoặc các dịch vụ đặc biệt\r\nkhác cho người khuyết tật. Loại phương tiện thích hợp nhất sẽ được triển khai tại\r\ntừng khu vực, sau đó sẽ được gửi đến hành khách qua hệ thống điều phối. Các loại\r\nphương tiện được triển khai trong nhóm dịch vụ này có thể bao gồm xe taxi, xe\r\nvan, xe khách và phải phù hợp với quy định hiện hành.
\r\n\r\nE.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nE.3.2.1 Quản lý đội phương tiện vận tải\r\ntheo nhu cầu
\r\n\r\nDịch vụ này thực hiện việc quản lý đội\r\nphương tiện vận tải được sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải công cộng theo\r\nnhu cầu. Dịch vụ bao gồm các nội dung sau:
\r\n\r\n- Lập kế hoạch thời gian thực và tuyến\r\nđường đi cho các phương tiện để có thể phục vụ nhu cầu của hành khách một cách\r\ntối ưu;
\r\n\r\n- Giám sát hiệu suất của các phương tiện\r\nđể có thể bảo dưỡng đúng cách;
\r\n\r\n- Giám sát người điều khiển phương tiện\r\nđể đảm bảo rằng họ đang điều khiển phương tiện với đầy đủ\r\ncác kỹ năng cần thiết và không vượt quá số giờ tối đa được phép giữa các lần\r\nnghỉ.
\r\n\r\nCác phương tiện hoặc người điều khiển\r\nphương tiện được sử dụng dịch vụ này sẽ được quản lý bởi một hoặc nhiều cơ\r\nquan. Mỗi cơ quan sẽ thực hiện các hoạt động quản lý hoặc tập trung hoặc thông\r\nqua một cơ chế thúc đẩy sự tự quản cho mỗi người điều khiển phương tiện và\r\nphương tiện của họ. Nếu thực hiện trao quyền tự quản lý cho người điều khiển\r\nphương tiện đối với phương tiện của họ, thì họ sẽ chỉ được cung cấp thông tin về\r\nnhu cầu dịch vụ giao thông công cộng khi họ yêu cầu, và chỉ khi họ đã cung cấp\r\nthông tin cho thấy họ tuân thủ tất cả các quy tắc và quy định.
\r\n\r\nE.3.2.2 Quản lý chia sẻ phương tiện\r\ntheo nhu cầu
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện việc quản lý\r\nchia sẻ phương tiện giữa những hành khách có nhu cầu. Điều này có nghĩa là lên\r\nlịch cho phương tiện thích hợp nhất để đón hành khách vào thời gian yêu cầu và\r\nđưa họ đến điểm đến đặt trước bằng việc kết hợp các yêu cầu đi lại của nhiều\r\nngười.
\r\n\r\nE.3.2.3 Vận tải hàng hóa theo yêu cầu
\r\n\r\nDịch vụ này thực hiện công việc vận\r\nchuyển và giao hàng theo yêu cầu. Thông thường, dịch vụ sẽ bao gồm việc vận\r\nchuyển hàng hóa từ vị trí của người giao hàng đến địa điểm yêu cầu, sử dụng tốt\r\nnhất khả năng sẵn có của phương tiện vận chuyển và nếu cần thiết thì có thể sử\r\ndụng hai hoặc nhiều phương thức vận tải khác nhau. Do đó, người dùng có thể là\r\nbất kỳ ai, từ công ty cho đến cá nhân.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
F.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm công việc quản\r\nlý giao thông công cộng (vận chuyển) để cung cấp các dịch vụ một cách kịp thời\r\nvà hiệu quả hơn, cùng với đó là việc cung cấp thông tin vận hành cho nhà điều\r\nhành và người dùng.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ như sau:
\r\n\r\n1. Thông báo vận chuyển khẩn cấp và an\r\ntoàn cá nhân;
\r\n\r\n2. Thu hồi phương tiện bị đánh cắp;
\r\n\r\n3. Quản lý phương tiện khẩn cấp;
\r\n\r\n4. Thông báo vật liệu nguy hiểm và sự\r\ncố.
\r\n\r\nF.2 Thông báo vận chuyển khẩn cấp và\r\nan toàn cá nhân
\r\n\r\nF.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này cung cấp dịch vụ an\r\nninh cho cả cá nhân/ người điều khiển phương tiện và thông báo sự cố tự động\r\ncho người điều khiển phương tiện ô tô cá nhân và người điều khiển phương tiện vận\r\ntải. Nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ báo tự động gửi phương tiện khẩn cấp\r\nđể ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (các cuộc gọi gặp nạn từ người dùng, cùng\r\nvới cảnh báo tự động về xâm nhập và trộm cắp phương tiện).
\r\n\r\nChú thích: Các tiêu chuẩn cho nhóm dịch\r\nvụ này phải được thỏa thuận giữa TC204 và TC22.
\r\n\r\nF.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nF.2.2.1 Cuộc gọi cứu nạn từ người\r\ndùng
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thực hiện gửi cuộc gọi cứu\r\nnạn đến trung tâm trong trường hợp khẩn cấp. Hoạt động của dịch vụ sẽ dựa trên\r\nsự chủ động liên quan từ người dùng, chẳng hạn như người điều khiển phương tiện\r\nhoặc hành khách trên phương tiện liên quan đến tình huống khẩn cấp. Thông báo sẽ\r\nđược cung cấp cho phương tiện mà cuộc gọi cứu nạn đã thực hiện.
\r\n\r\nDịch vụ này cũng bao gồm việc nhận cuộc\r\ngọi cấp cứu tại trung tâm khẩn cấp và sự sắp xếp của đơn vị điều hành tại trung\r\ntâm đó theo các biện pháp ứng phó thích hợp. Việc xác định "các biện pháp ứng\r\nphó phù hợp" sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá tình huống khẩn cấp của đơn vị\r\nđiều hành và các cảnh báo dịch vụ khẩn cấp cần thiết. Thông tin về sự đáp ứng\r\nđược xử lý sẽ được cung cấp cho phương tiện.
\r\n\r\nCó thể phát đi cuộc gọi cứu nạn bằng\r\ncách gửi dữ liệu, thông tin thoại hoặc kết hợp cả hai. Tương tự như vậy, phản hồi\r\ncuộc gọi cứu nạn sẽ được hiển thị qua tin nhắn, kích hoạt chỉ thị cảnh báo,\r\nthông tin thoại hoặc kết hợp với nhau. Khi sử dụng thông tin thoại sẽ có một cuộc\r\nđối thoại giữa phương tiện và đơn vị điều hành tại trung tâm dịch vụ, để xác định\r\nrõ hơn lý do của cuộc gọi cứu nạn và đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất.
\r\n\r\nF.2.2.2 Cuộc gọi khẩn cấp tự động và\r\ntín hiệu cứu hộ
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ tự động phát hiện ra nếu\r\nnhư có phương tiện đang gặp trường hợp khẩn cấp. Với sự trợ giúp của các hệ thống\r\nkĩ thuật trên phương tiện, nó sẽ tự động tạo và gửi một cuộc gọi khẩn cấp đến\r\ntrung tâm khẩn cấp.
\r\n\r\nDịch vụ cũng sẽ cho phép nhận cuộc gọi\r\nkhẩn cấp từ trung tâm khẩn cấp và lên kế hoạch ngay lập tức các biện pháp khẩn\r\ncấp cần thiết. Điều này sẽ liên quan đến việc đánh giá tình huống khẩn cấp của\r\nđơn vị điều hành và các cảnh báo khẩn cấp.
\r\n\r\nF.2.2.3 Tự động cảnh báo xâm nhập và\r\ntrộm cắp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ tự động phát hiện sự\r\nxâm nhập vào một phương tiện hoặc phương tiện đã bị đánh cắp. Với sự trợ giúp của\r\ncác hệ thống trên phương tiện, dịch vụ sẽ tự động tạo và gửi thông điệp cảnh\r\nbáo đến trung tâm dịch vụ chuyên dụng và/ hoặc cho chủ phương tiện để thực hiện\r\ncác biện pháp thích hợp. Điều này cho phép ngay lập tức xác định nguy cơ thiệt\r\nhại để có thể bắt đầu một cuộc điều tra. Hoạt động của dịch vụ này sẽ không thể\r\nhiện rõ cho người trong phương tiện, trừ khi có sự yêu cầu từ chủ sở hữu phương\r\ntiện hoặc trung tâm dịch vụ chuyên dụng.
\r\n\r\nF.3 Thu hồi phương tiện bị đánh cắp
\r\n\r\nF.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này cho phép theo dõi, ngừng\r\nhoạt động và/ hoặc thu hồi các phương tiện bị đánh cắp. Việc theo dõi các\r\nphương tiện sẽ bắt đầu từ thời điểm chứng bị đánh cắp. Việc ngừng hoạt động phương\r\ntiện sẽ không tự động và chỉ được thực hiện theo lệnh để đảm bảo rằng việc đó\r\nđược thực hiện theo cách không ảnh hưởng đến sự an toàn của những người tham\r\ngia giao thông khác và/ hoặc người ngồi trên phương tiện.
\r\n\r\nF.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nF.3.2.1 Ngừng hoạt động phương tiện từ\r\nxa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép ngừng hoạt động\r\nphương tiện từ xa. Việc ngừng hoạt động sẽ dựa trên các hệ thống kĩ thuật được\r\ntrang bị trên phương tiện, cho phép gửi đến lệnh ngừng hoạt động phương tiện từ\r\nmột địa điểm bên ngoài. Địa điểm bên ngoài này sẽ phải có các phương tiện cần\r\nthiết để lệnh được phát đi và trong trạng thái tĩnh, ví dụ: tại nhà hoặc nơi\r\nlàm việc của chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện, và/ hoặc một trung\r\ntâm quản lý thích hợp, hoặc trong một thiết bị được mang theo bởi chủ sở hữu hoặc\r\nngười điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nViệc ngừng hoạt động phương tiện sẽ\r\nbao gồm việc di chuyển phương tiện sang bên đường hoặc đến bất kỳ vị trí nào\r\nkhác không gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Sự hoạt động\r\ncủa dịch vụ này sẽ rõ ràng đối với người ngồi trong phương tiện, thực tế là chiếc\r\nxe đang di chuyển mà không có sự tham gia của người ngồi ở vị trí điều khiển\r\nphương tiện và cũng rõ ràng với những người bên ngoài phương tiện.
\r\n\r\nF.3.2.2 Theo dõi phương tiện bị đánh\r\ncắp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép nhận dạng một\r\nphương tiện được cho là "bị đánh cắp" khi nó bị lấy đi bởi một người\r\nkhông được phép. Việc "lấy đi" sẽ có thể là hành động lái đi, bị kéo\r\nđi hoặc được vận chuyển đi bởi một phương tiện khác. Một khi điều này được phát\r\nhiện, dịch vụ sẽ tự động kích hoạt xác định và cập nhật thời gian thực của vị\r\ntrí phương tiện cùng với cảnh báo phương tiện bị đánh cắp. Dịch vụ sẽ gửi tin\r\nnhắn cảnh báo và vị trí hiện tại của phương tiện đến một trung tâm quản lý\r\nthích hợp hoặc chủ sở hữu phương tiện. Việc cập nhật theo thời gian thực vị trí\r\ncủa phương tiện sẽ cho phép theo dõi chuyển động của nó để việc thu hồi lại có\r\nthể thực hiện trong tương lai. Tất cả thông tin liên lạc giữa phương tiện và\r\ntrung tâm quản lý sẽ không được hiển thị (ẩn) đối với người đang mang phương tiện\r\nđi.
\r\n\r\nF.4 Quản lý phương tiện khẩn cấp
\r\n\r\nF.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ quản lý phương tiện khẩn\r\ncấp thực hiện việc quản lý đội phương tiện, hướng dẫn tuyến đường và các kỹ thuật\r\nưu tiên tín hiệu giao thông cho các đội phương tiện khẩn cấp, như cứu hỏa, cảnh\r\nsát và cứu thương. Dịch vụ cũng có sự hợp tác với các trung tâm quản lý giao\r\nthông để điều phối di chuyển của các phương tiện khẩn cấp trong mạng lưới đường\r\nbộ.
\r\n\r\nF.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nF.4.2.1 Theo dõi đội phương tiện khẩn\r\ncấp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện theo dõi thời\r\ngian thực các phương tiện khẩn cấp khi họ trả lời các cuộc gọi khẩn cấp và/ hoặc\r\nquay trở về từ các phản hồi này. Việc theo dõi sẽ cung cấp thông tin về vị trí\r\ncủa các phương tiện và tình trạng hiện tại của chúng, ví dụ: đang đi tiếp hoặc\r\nquay trở về từ một cuộc gọi khẩn cấp, cùng với một thông báo việc thực hiện chở\r\ntheo hay không, ví dụ: người bị thương, hay giải cứu hàng hoá tại nơi ứng cứu\r\nkhẩn cấp.
\r\n\r\nF.4.2.2 Quản lý đội phương tiện khẩn\r\ncấp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện việc sử dụng\r\ntừng phương tiện riêng rẽ trong đội phương tiện khẩn cấp được quản lý. Mục đích\r\nlà để đảm bảo các phương tiện khẩn cấp thích hợp nhất sẽ được sử dụng để đáp lại\r\nmột cuộc gọi khẩn cấp và chúng sẵn sàng được triển khai ở nơi khác sau khi có\r\ncuộc gọi khẩn cấp cụ thể đã được thực hiện.
\r\n\r\nF.4.2.3 Phối hợp quản lý giao thông\r\ncho phương tiện khẩn cấp - phối hợp quản lý giao thông
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ phối hợp với các trung\r\ntâm quản lý giao thông có liên quan để điều phối di chuyển của các phương tiện\r\nkhẩn cấp trong hệ thống đường bộ. Mục đích của sự phối hợp này là để đảm bảo rằng\r\nphương tiện đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp sẽ có sự di chuyển nhanh chóng, hiệu\r\nquả nhất. Dịch vụ cũng có thể bao gồm sự phối hợp hoạt động của các trang thiết\r\nbị mà được chia sẻ với các phương thức vận tải khác, ví dụ như là đường ngang\r\nvà cầu quay (cầu nâng).
\r\n\r\nF.5 Thông báo vật liệu nguy hiểm và sự\r\ncố
\r\n\r\nF.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này thực hiện nhiệm vụ\r\ncung cấp dữ liệu về đặc tính, vị trí và tình trạng vận chuyển loại hàng hóa được\r\nphân loại là nguy hiểm, được đặt tên mã là vật liệu nguy hại (HAZMAT). Điều này\r\ntạo điều kiện cho việc thực thi các hướng dẫn định tuyến và phản hồi hiệu quả đối\r\nvới mọi sự cố liên quan đến tải trọng.
\r\n\r\nF.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nF.5.2.1 Giám sát và theo dõi các\r\nphương tiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện giám sát sự\r\ndi chuyển của các phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại (HAZMAT)\r\nqua mạng lưới đường bộ và thu thập các dữ liệu có liên quan đến sự di chuyển\r\nđó. Dữ liệu được thu thập có thể là vị trí và trạng thái của phương tiện, cùng\r\nvới tên loại vật liệu nguy hại (FIAZMAT) đang được vận chuyển.
\r\n\r\nF.5.2.2 Giám sát lộ trình của phương\r\ntiện vận chuyển hàng hóa HAZMAT
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện giám sát các\r\nphương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại (HAZMAT) qua mạng lưới đường\r\nbộ để tránh đi qua các khu vực cấm. Các phương tiện phải được giám sát và nếu\r\ncó sự thay đổi lộ trình so với tuyến đường được lên kế hoạch và chỉ định trước\r\nthì đều phải thông báo đến người điều khiển phương tiện và / hoặc người hộ tống\r\nđể thay đổi hướng di chuyển. Dịch vụ cũng thực hiện chỉ định các tuyến đường cho\r\ncác phương tiện vận chuyển hàng hoá vật liệu nguy hại (HAZMAT), trước khi bắt đầu\r\ndi chuyển hoặc theo thời gian thực trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ.
\r\n\r\nF.5.2.3 Tự động thực hiện gọi khẩn cấp\r\nHAZMAT / thông báo nguy hiểm
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ đưa ra phản hồi phù hợp\r\nkhi nhận thông báo khẩn cấp từ phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại\r\n(HAZMAT). Trường hợp khẩn cấp có thể là khi phương tiện bị hỏng, bị kẹt trong\r\ngiao thông hoặc tình trạng hư hỏng, tràn, rơi của vật liệu nguy hại (HAZMAT)\r\nđang được vận chuyển. Phản hồi sẽ được tự động kích hoạt ngay khi phát hiện trường\r\nhợp khẩn cấp và phải được phối hợp với các dịch vụ khẩn cấp thích hợp.
\r\n\r\nF.5.2.4 Dịch vụ ưu tiên HAZMAT
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện việc ưu tiên\r\nđường cho sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển hàng hóa vật liệu nguy hại\r\n(HAZMAT) nếu có yêu cầu trước của cơ quan quản lý tại khu vực đó. Nếu việc ưu\r\ntiên đường không thể thực hiện được thì việc vận chuyển có thể được định tuyến\r\nlại để tránh bị mắc kẹt trên hệ thống đường bộ.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ thanh toán trong giao thông vận\r\ntải
\r\n\r\nG.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này thực hiện các các hoạt\r\nđộng liên quan đến thanh toán trong giao thông vận tải thông qua hệ thống điện\r\ntử, không dùng tiền mặt và không dừng.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ sau:
\r\n\r\n1. Giao dịch thanh toán điện tử cho việc\r\nsử dụng đường bộ;
\r\n\r\n2. Dịch vụ quản lý vé điện tử;
\r\n\r\n3. Các giao dịch thanh toán điện tử\r\nliên quan đến giao thông vận tải;
\r\n\r\n4. Các cơ chế khác để thu phí sử dụng\r\nđường bộ.
\r\n\r\nG.2 Giao dịch thanh toán điện tử cho\r\nviệc sử dụng đường bộ
\r\n\r\nG.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này sử dụng hệ thống\r\nthanh toán điện tử - 'không tiền mặt' cho các dịch vụ giao thông vận tải, cùng\r\nvới đó là việc triển khai các hệ thống tự động thu phí sử dụng đường bộ (dịch vụ\r\nvận tải liên quan đến phương tiện) và giá vé (dịch vụ liên quan đến giao thông\r\ncông cộng).
\r\n\r\nG.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nG.2.2.1 Hệ thống thu phí điện tử\r\ntương tác
\r\n\r\nDịch vụ này được thực hiện dựa trên\r\nnguyên tắc người sử dụng vận tải (thường là chủ phương tiện) có một hợp đồng\r\nthu phí điện tử (EFC - Electronic Fee Collection) và một thiết bị gắn trên\r\nphương tiện (OBE-On-board Equipment), chúng có thể được cố định, gắn hoặc di động,\r\nvà được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ thu phí đường bộ, hoặc dịch vụ vận tải,\r\nhoặc dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, có thể sử dụng cùng một hợp đồng có hoặc\r\nkhông có cùng loại OBE cho tất cả các hệ thống EFC khi mà nhà vận hành thu phí\r\nhoặc nhà điều hành vận tải có hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ thu phí đường bộ,\r\nhoặc dịch vụ vận tải, hoặc dịch vụ thanh toán. Đối với người sử dụng vận tải, hệ\r\nthống thu phí điện tử tương tác được hiểu là hệ thống thanh toán liền mạch cho\r\nphép người sử dụng vận tải thanh toán cho tất cả các dịch vụ được sử dụng trong\r\ncác hệ thống EFC khác bằng cách chỉ nhận một hóa đơn từ nhà cung cấp dịch vụ\r\nthu phí, vận tải hoặc thanh toán của họ.
\r\n\r\nG.2.2.2 Thu phí đường bộ điện tử\r\n(Electronic Toll Collection - ETC)
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển\r\nphương tiện trả một khoản phí cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của\r\nhệ thống đường bộ, ví dụ: việc sử dụng cầu hoặc đường hầm hoặc hệ thống đường bộ\r\nhoặc bên trong đường vành đai thu phí của thành phố. Việc thanh toán phí sẽ diễn\r\nra một cách tự động, và phương tiện không cần phải dừng lại. Có thể sử dụng một\r\ntrong hai cơ chế sau để phát hiện và xác định phương tiện để có thể yêu cầu\r\nthanh toán:
\r\n\r\n- Dựa vào thiết bị gắn trên xe (OBE) để\r\nxác định phần đường mà phương tiện đã đi qua để thu phí.
\r\n\r\n- Thiết bị di động, không kết nối với\r\nphương tiện, nhưng phải thuộc người điều khiển phương tiện để thực hiện trả\r\nphí.
\r\n\r\nMặc dù có thể sử dụng một trong hai cơ\r\nchế này để thanh toán phí sử dụng đường, nhưng khuyến nghị chỉ nên sử dụng một\r\ncơ chế trong một khu vực địa lý duy nhất.
\r\n\r\nNgười điều khiển phương tiện hoặc chủ\r\nphương tiện có thể trả trước cho tất cả hoặc một phần cụ thể của hệ thống đường\r\nbộ. Khi đó, sử dụng cơ chế phát hiện và xác định phương tiện ở trên để xác minh\r\nrằng phương tiện đã sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của hệ thống đường bộ\r\nvà chi phí có thể được khấu trừ từ khoản thanh toán trước. Người điều khiển\r\nphương tiện và chủ phương tiện sẽ được cung cấp thông tin về số tiền thanh toán\r\ntrả trước khả dụng và được cung cấp các tiện ích để nạp tiền thanh toán trả trước\r\ntrong khi sử dụng (các) phần của hệ thống đường cần phải trả phí.
\r\n\r\nG.2.2.3 Xác định phí sử dụng đường\r\ntheo quãng đường
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép các nhà vận hành\r\nđường bộ tính phí đối với phương tiện khi sử dụng đường bộ theo quãng đường mà\r\ncác phương tiện đã di chuyển qua. Thanh toán sẽ được thực hiện tự động bằng cơ\r\nchế mô tả trong G.2.2.2.
\r\n\r\nCác thông báo cho biết phí sử dụng đường\r\nđược tính theo quãng đường được sử dụng và sẽ được hiển thị để người điều khiển\r\nphương tiện biết về hoạt động của dịch vụ.
\r\n\r\nG.2.2.4 Quản lý nhu cầu dựa trên phí\r\nsử dụng đường
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép sự sẵn sàng\r\nthanh toán của người sử dụng vận tải được sử dụng để điều chỉnh nhu cầu dịch vụ\r\nvận tải, ví dụ: việc sử dụng mạng lưới đường trong một thành phố bị tắc nghẽn\r\nhoặc một đoạn đường có lưu lượng giao thông vượt quá khả năng của đoạn đường.\r\nBiểu phí có thể linh hoạt, vì nó phản ánh các mức độ khác nhau của nhu cầu sử dụng\r\nđường bộ nếu được yêu cầu và thanh toán phí được thực hiện tự động theo các cơ\r\nchế được mô tả trong G.2.2.2.
\r\n\r\nG.2.2.5 Xác định phí sử dụng đường\r\ntheo phân loại phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép nhà vận hành\r\nđường tính phí đối với phương tiện sử dụng mạng lưới đường bộ theo loại phương\r\ntiện mà người điều khiển phương tiện đang sử dụng. Loại phương tiện có thể khác\r\nnhau đối với từng ứng dụng của dịch vụ và sử dụng một hoặc nhiều tiêu chí cho\r\ncác loại phương tiện như loại động cơ chính (ví dụ như xăng, điện, hybrid hoặc\r\ndiesel), khí thải (ví dụ Euro5 diesel hoặc tốt hơn), loại phương tiện (ví dụ:\r\nxe con, xe tải, xe khách, xe chở hàng nặng hoặc phương tiện giao thông công cộng)\r\nhoặc các tiêu chí khác như nhận dạng phương tiện (ví dụ chi tiết biên số). Phí\r\nsẽ được thu tự động bằng cách sử dụng một hình thức nhận dạng phương tiện để xác\r\nđịnh phương tiện, xác định các tiêu chí để tính phí và chủ sở hữu của phương tiện.\r\nCác tiêu chí được dùng để đánh giá thu phí sẽ được hiển thị rõ ràng để người điều\r\nkhiển phương tiện biết về hoạt động đó.
\r\n\r\nG.2.2.6 Hệ thống thanh toán tại bãi đỗ\r\nphương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người quản lý\r\ntính phí đỗ phương tiện tại khu vực mà họ quản lý. Các khu vực đỗ phương tiện\r\nnày có thể là một khu riêng biệt (ví dụ: bãi đỗ phương tiện) hoặc một loạt các\r\nđiểm đỗ phương tiện được chỉ định ở bên đường. Nhiều cơ chế thu phí có thể được\r\náp dụng tại mỗi khu vực đỗ xe, ví dụ như, người dùng thông thường có thể thanh\r\ntoán theo một cơ chế khác so với những người không thường xuyên hoặc chỉ một lần\r\nsử dụng.
\r\n\r\nBên cạnh đó, các nhà quản lý cũng có\r\nthể kết hợp thanh toán phí đỗ phương tiện với các dịch vụ khác, ví dụ: giao\r\nthông công cộng, vé vào sự kiện... Ngoài ra, các nhà quản lý của một số khu vực\r\nđỗ phương tiện cũng có thể sử dụng cơ chế tính phí là được phép đỗ phương tiện\r\ntại một số điểm cụ thể trong khoảng thời gian đặt trước, ví dụ: đỗ phương tiện ở\r\nhai hoặc nhiều khu vực đỗ phương tiện khác nhau trong vòng một giờ cho một lần\r\nthanh toán.
\r\n\r\nG.3 Dịch vụ quản lý vé điện tử
\r\n\r\nG.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm hệ thống thu\r\nvé điện tử và hệ thống quản lý vé tương tác. Hệ thống quản lý vé tương tác sẽ\r\ncho phép hành khách sử dụng vận tải công cộng di chuyển liên tục giữa các\r\nphương thức giao thông công cộng khác nhau.
\r\n\r\nG.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nG.3.2.1 Hệ thống vé điện tử\r\n(Electronic Fare Collection)
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép khách hàng di\r\nchuyển bằng phương tiện giao thông công cộng (ví dụ: xe buýt và metro) xác nhận\r\nđiện tử cho vé để họ có thể di chuyển hợp pháp và đã trả giá vé phù hợp. Các\r\nphương tiện thanh toán vé thông thường có thể là các thiết bị như thẻ thông\r\nminh và điện thoại thông minh giao tiếp với thiết bị xác nhận (validator) hoặc\r\ncổng thanh toán trực tuyến (payment gateway) thông qua giao tiếp tiếp xúc hoặc\r\nkhông tiếp xúc.
\r\n\r\nKhách hàng có thể nạp tiền trên phương\r\ntiện thanh toán vé của mình bằng nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm các máy/ thiết\r\nbị tại các điểm giao thông công cộng và các phương thức điện tử. Các phương tiện\r\nnạp tiền sẽ có sẵn cho cả trước và trong các hành trình, để khách hàng không gặp\r\nkhó khăn bên trong hệ thống giao thông công cộng.
\r\n\r\nG.3.2.2 Hệ thống quản lý vé tương tác\r\n(IFMS - Interoperable Fare Management Systems)
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép khách hàng sử\r\ndụng các phương tiện giao thông công cộng để di chuyển liên tục trên các phạm\r\nvi khai thác giao thông công cộng khác nhau và theo các phương thức vận tải\r\nkhác nhau mà chỉ qua một phương tiện quản lý thanh toán trung gian. Quản lý vé\r\n(FM - Fare management) sẽ bao gồm tất cả các quy trình được thiết kế để quản lý\r\nviệc phân phối và sử dụng vé trong môi trường giao thông công cộng. IFMS cũng\r\ncó thể được áp dụng khi phương tiện điện tử không được sử dụng làm cơ chế thanh\r\ntoán mà dùng các cơ chế như kết hợp hay "thông qua" vé giấy.
\r\n\r\nG.4 Giao dịch thanh toán điện tử liên\r\nquan đến giao thông vận tải
\r\n\r\nG.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng\r\nhệ thống thanh toán điện tử - "không tiền mặt" cho các dịch vụ giao\r\nthông không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng tất cả hoặc một phần mạng lưới\r\nđường bộ. Do đó, nó bao gồm những hoạt động như mua nhiên liệu, chia sẻ phương\r\ntiện, thông tin du lịch v.v...
\r\n\r\nG.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nG.4.2.1 Thanh toán dịch vụ giao thông\r\nđiện tử
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ hỗ trợ các nhà cung cấp\r\ndịch vụ liên quan đến giao thông tính phí cho người sử dụng dịch vụ. Ví dụ về\r\ncác dịch vụ thông thường sẽ bao gồm mua nhiên liệu, cung cấp dịch vụ thông tin\r\ngiao thông, sử dụng dịch vụ giao thông công cộng (bao gồm cả những dịch vụ\r\nkhông thuộc đường bộ) và di chuyển trên cùng một phương tiện.
\r\n\r\nNhà cung cấp dịch vụ liên quan đến\r\ngiao thông có thể sử dụng bất kỳ cơ chế hợp pháp nào để thu phí. Tuy nhiên, các\r\nnhà cung cấp dịch vụ giao thông được khuyến khích nên sử dụng cùng một cơ chế\r\nđã được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến giao thông và EFC\r\nkhác trong cùng một khu vực địa lý, để giảm gánh nặng cho người sử dụng khi có\r\nquá nhiều thiết bị riêng biệt cho mỗi cơ chế thu phí.
\r\n\r\nG.4.2.2 Hệ thống thanh toán điện tử\r\nliên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép hành khách\r\nthanh toán điện tử cho giao thông (và hàng hóa kèm theo). Hành khách có thể thực\r\nhiện thanh toán bằng phương tiện điện tử, chẳng hạn như thiết bị di động hoặc\r\nthiết bị có cài đặt chức năng thanh toán, chẳng hạn như "ví điện tử".\r\nDù sử dụng cơ chế điện tử nào thì cũng có thể sử dụng cơ chế đó cho các dịch vụ\r\nkhác như giao thông công cộng và EFC.
\r\n\r\nG.5 Các cơ chế khác để thu phí sử dụng\r\nđường bộ
\r\n\r\nG.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng\r\ncác cơ chế thanh toán khác cho việc sử dụng mạng lưới đường bộ, bao gồm cả cơ\r\nchế thanh toán điện tử và tiền mặt, đặc biệt quan trọng đối với hành khách sử dụng\r\nhệ thống đường bộ.
\r\n\r\nG.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nG.5.2.1 Thu phí sử dụng đường không\r\ndùng tiền mặt
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển\r\nphương tiện trả một khoản phí cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của\r\nmạng lưới đường bộ, ví dụ: việc sử dụng cầu hoặc đường hầm có thu phí hoặc mạng\r\nlưới đường, vành đai có thu phí của thành phố. Việc thanh toán phí sẽ diễn ra một\r\ncách tự động để phương tiện không phải dừng lại. Cơ chế được sử dụng để có thể\r\nphát hiện và xác định phương tiện có yêu cầu thanh toán thông qua một số hình\r\nthức nhận dạng phương tiện thụ động, để xác định chủ sở hữu phương tiện và tính\r\nphí.
\r\n\r\nNgười điều khiển phương tiện hoặc chủ\r\nphương tiện có thể trả trước cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của mạng\r\nlưới đường bộ. Khi đó, cơ chế nhận dạng phương tiện thụ động được mô tả ở trên\r\nsẽ được sử dụng để xác minh rằng phương tiện đã sử dụng tất cả hoặc một phần cụ\r\nthể nào của mạng lưới đường và chi phí có thể được khấu trừ từ khoản thanh toán\r\ntrả trước. Người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện sẽ được cung cấp khả\r\nnăng truy cập thông tin về số tiền thanh toán trả trước khả dụng để sử dụng một\r\ncách hợp lý và được cung cấp các công cụ để nạp tiền thanh toán trả trước trong\r\nkhi sử dụng (các) phần đường bộ có thu phí.
\r\n\r\nG.5.2.2 Thu phí sử dụng đường bằng tiền\r\nmặt
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển\r\nphương tiện trả một khoản phí cho việc sử dụng tất cả hoặc một phần cụ thể của\r\nmạng lưới đường bộ, ví dụ: việc sử dụng cầu hoặc đường hầm có thu phí hoặc mạng\r\nlưới đường, vành đai có thu phí của thành phố. Việc thanh toán phí sẽ diễn ra\r\ntrực tiếp khi sử dụng phần đường có thu phí. Điều này có thể được thực hiện bằng\r\ncách sử dụng một trong các cơ chế sau:
\r\n\r\n- Người điều khiển phương tiện đưa tiền\r\nmặt vào thiết bị thu phí bên đường;
\r\n\r\n- Người điều khiển phương tiện sử dụng\r\nthẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ tại thiết bị bên đường để trả phí cầu đường;
\r\n\r\n- Thông qua nhân viên thu phí tại các\r\ntrạm thu phí.
\r\n\r\nĐặc điểm chung của tất cả các cơ chế\r\nnày là phương tiện được yêu cầu dừng lại để thực hiện giao dịch.
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ được cung cấp kết hợp với\r\ndịch vụ thu phí khác được mô tả trong Phụ lục này và sẽ không phải là dịch vụ\r\nkhả dụng duy nhất. Người dùng chính của dịch vụ này sẽ là người truy cập vào mạng\r\nlưới đường bộ mà không có nhu cầu sử dụng thường xuyên các dịch vụ khác, đặc biệt\r\nlà những dịch vụ mà phương tiện không phải dừng lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ an toàn cá nhân liên quan đến vận\r\ntải đường bộ
\r\n\r\nH.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này thực hiện bảo vệ sự\r\nan toàn cá nhân của người tham gia giao thông, bao gồm cả người đi bộ và cá\r\nnhân sử dụng phương tiện/ cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm một số các\r\nnhóm dịch vụ sau:
\r\n\r\n1. Bảo đảm an toàn công cộng;
\r\n\r\n2. Tăng cường an toàn cho người sử dụng\r\nđường bộ dễ bị tổn thương;
\r\n\r\n3. Tăng cường an toàn cho người khuyết\r\ntật;
\r\n\r\n4. Quy định an toàn cho người đi bộ sử\r\ndụng nút giao thông minh và liên kết.
\r\n\r\nH.2 Bảo đảm an toàn công cộng
\r\n\r\nH.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các hệ thống\r\ntheo dõi và giám sát các phương tiện/ trang thiết bị giao thông cõng cộng, bãi\r\nđỗ phương tiện và các thiết bị trên phương tiện giao thông công cộng. Nhóm này\r\nsẽ hỗ trợ các dịch vụ như là cuộc gọi khẩn cấp sẽ được tự động gửi khi gặp các\r\nđiều kiện cụ thể hoặc được kích hoạt bằng tay. Dịch vụ này cũng bao gồm việc sử\r\ndụng các hệ thống an ninh được thiết kế để bảo vệ người vận hành phương tiện\r\ngiao thông công cộng.
\r\n\r\nH.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nH.2.2.1 Báo động không âm thanh
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép báo động trong\r\nphương tiện giao thông công cộng được tạo ra mà không phát ra dấu hiệu âm\r\nthanh. Các chỉ thị trực quan được tạo ra và chi tiết cảnh báo sẽ được cung cấp\r\ncho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng, cũng như là gửi đến\r\ntrung tâm nơi quản lý hoạt động của phương tiện. Nếu các dấu hiệu báo động là\r\nim lặng thì mọi phản hồi từ trung tâm điều hành cũng sẽ là im lặng.
\r\n\r\nNgười điều khiển phương tiện giao\r\nthông công cộng có thể tái lập và/ hoặc hủy chế độ báo động không âm thanh (báo\r\nđộng im lặng) này. Việc tái lập và/ hoặc hủy bỏ phản hồi âm thanh cũng có thể\r\nđược thực hiện. Điều này có thể độc lập với việc cài đặt lại và/ hoặc hủy bỏ chỉ\r\nbáo cảnh báo bằng âm thanh.
\r\n\r\nH.2.2.2 Cuộc gọi khẩn cấp/ cảnh báo\r\nnguy hiểm của phương tiện giao thông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển\r\nphương tiện giao thông công cộng và/ hoặc hành khách thực hiện cuộc gọi khẩn cấp\r\nhoặc đưa ra cảnh báo nguy hiểm. Cuộc gọi hoặc cảnh báo sẽ được gửi trực tiếp đến\r\ntrung tâm quản lý dịch vụ giao thông công cộng và phải có khả năng được gửi\r\nngay cả khi phương tiện giao thông công cộng đang có sự cố. Người điều khiển\r\nphương tiện có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp hoặc đưa ra cảnh báo nguy hiểm\r\nmà không cần rời khỏi vị trí của họ trong phương tiện và để xác nhận cuộc gọi\r\nhoặc cảnh báo sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nHành khách có thể thực hiện cuộc gọi\r\nkhẩn cấp hoặc cảnh báo nguy hiểm cả từ bên trong phương tiện giao thông công cộng\r\nvà từ các bộ phận khác của mạng giao thông công cộng, ví dụ: điểm dừng và điểm\r\ntrung chuyển. Hành khách có thể nhận được một dấu hiệu cho thấy cuộc gọi hoặc cảnh\r\nbáo của họ đã được nhận. Các cơ chế có sẵn cho hành khách sẽ dễ dàng tìm thấy\r\nvà phù hợp với những người khuyết tật. Trong trường hợp các cơ chế này được sử\r\ndụng trong phương tiện giao thông công cộng, thì một chỉ dẫn về việc sử dụng\r\nchúng sẽ được cung cấp cho người điều khiển phương tiện.
\r\n\r\nH.2.2.3 Phát hiện xâm nhập
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ tự động phát hiện\r\nphương tiện giao thông công cộng bị đột nhập hoặc bị đánh cắp. Với sự trợ giúp\r\ncủa các hệ thống thiết bị trên phương tiện, dịch vụ sẽ tự động tạo và gửi thông\r\nđiệp cảnh báo đến trung tâm dịch vụ chuyên dụng và/ hoặc đến trung tâm chịu\r\ntrách nhiệm vận hành phương tiện giao thông công cộng để cho phép thực hiện các\r\nbiện pháp thích hợp. Những điều này có thể bao gồm việc xác định thiệt hại ngay\r\nđể có thể bắt đầu một cuộc điều tra. Hoạt động của dịch vụ này sẽ không được hiển\r\nthị đối với bất cứ người nào bên trong phương tiện giao thông công cộng, trừ\r\nkhi có sự yêu cầu từ trung tâm dịch vụ chuyên dụng hoặc trung tâm điều hành\r\ngiao thông công cộng.
\r\n\r\nH.2.2.4 Giám sát giao thông công cộng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cung cấp các trang thiết\r\nbị để giám sát hoạt động của các cơ sở và dịch vụ giao thông công cộng. Giám\r\nsát có thể được cung cấp trong một hoặc tất cả các lĩnh vực sau đây:
\r\n\r\n- Các phương tiện giao thông công cộng;
\r\n\r\n- Các địa điểm bên đường được sử dụng\r\nbởi các phương tiện giao thông công cộng để đón và trả hành khách (điểm dừng xe\r\nbuýt);
\r\n\r\n- Các bến giao thông công cộng, tức là\r\nmột tập hợp các điểm dừng xe buýt thường nằm cách xa luồng giao thông chính và\r\ncác loại phương tiện khác không được phép đi vào;
\r\n\r\n- Các trung tâm điều hành giao thông\r\ncông cộng, tức là các trung tâm mà từ đó hoạt động của các dịch vụ giao thông\r\ncông cộng được quản lý.
\r\n\r\nDịch vụ có thể được cung cấp bởi tổ chức\r\nvận hành giao thông công cộng hoặc cơ quan quản lý, ví dụ: chính quyền địa\r\nphương/ thành phố. Dịch vụ này cũng có thể là một phần cửa hệ thống an ninh\r\ntoàn diện hơn được cung cấp bởi cơ quan quản lý để giám sát ở những nơi khác\r\nnhư quảng trường công cộng, cửa hàng bán lẻ, văn phòng, v.v...
\r\n\r\nDữ liệu giám sát sẽ được ghi lại và\r\nlưu trữ để truy cập sau này. Tất cả các dữ liệu đã được lưu trữ và dữ liệu thời\r\ngian thực có thể được cung cấp nếu có sự yêu cầu xem xét và kiểm tra của cơ\r\nquan cảnh sát.
\r\n\r\nH.3 Tăng cường an toàn cho người sử dụng\r\nđường bộ dễ bị tổn thương
\r\n\r\nH.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc tăng cường\r\nmức độ an toàn cho các nhóm người đi đường dễ bị tổn thương, đặc biệt là người\r\ngià, người khuyết tật và các nhóm khác như nhân viên bảo trì đường bộ, người đi\r\nxe đạp (gồm cả xe đạp điện) và người đi bộ. Các dịch vụ trong nhóm này bao gồm\r\ncác dịch vụ cung cấp cảnh báo tự động cho người đi bộ và người điều khiển\r\nphương tiện ở ngã tư, hệ thống phát hiện sự hiện diện và cảnh báo tốc độ phương\r\ntiện và tư vấn tự động cho người điều khiển phương tiện bởi những người đi đường\r\ndễ bị tổn thương.
\r\n\r\nH.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nH.3.2.1 Giám sát phương tiện thô sơ\r\nvà người đi bộ
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người đi bộ và\r\nngười sử dụng phương tiện thô sơ đi qua mạng lưới đường bộ, kể cả những nơi họ\r\ncó thể vượt qua luồng giao thông đường bộ thông thường. Người điều khiển phương\r\ntiện và người đi bộ được cảnh báo về sự xuất hiện hoặc sự hiện diện của những đối\r\ntượng tham gia giao thông khác tại ngã tư đường, cho phép họ thực hiện hành động\r\nthích hợp nhất để đảm bảo an toàn cho mọi người, bao gồm thay đổi mức độ ưu\r\ntiên của người đi bộ khi sang đường và/ hoặc thay đổi khoảng thời gian mà người\r\nđi bộ có thể băng qua đường,
\r\n\r\nH.3.2.2 Hệ thống giám sát phương tiện\r\nchuyên dụng
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép giám sát tốc độ\r\nvà sự hiện diện của các phương tiện đang di chuyển qua mạng lưới đường. Dữ liệu\r\nsau đó được sử dụng để hỗ trợ việc sử dụng đường dành cho người đi bộ và đưa ra\r\ncảnh báo trước cho nhân viên bảo trì đường bộ rằng các phương tiện đang tiếp cận\r\nmôi trường làm việc của họ. Cảnh báo cũng sẽ được cung cấp cho người điều khiển\r\nphương tiện về sự hiện diện của nhân viên bảo trì đường bộ trong phần đường nằm\r\ntrong lộ trình di chuyển được dự tính của phương tiện.
\r\n\r\nH.4 Tăng cường an toàn cho người khuyết\r\ntật
\r\n\r\nH.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc tăng cường\r\nmức độ an toàn cho các nhóm người đi đường (đặc biệt là người bị suy yếu về thể\r\nchất). Những sự tăng cường này sẽ bao gồm các biện pháp như giám sát sự xuất hiện\r\ncủa các phương tiện chuyên dụng (cho người khuyết tật) tại các điểm giao cắt đường\r\nbộ và vấn đề cảnh báo cho người điều khiển phương tiện về sự hiện diện của nhóm\r\nđối tượng này.
\r\n\r\nH.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nH.4.2.1 Giám sát phương tiện giao\r\nthông chuyên dụng tại các điểm giao cắt
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép giám sát các\r\nphương tiện giao thông chuyên dụng được sử dụng bởi một số người đi đường bị\r\nkhuyết tật. Một số ví dụ về các phương tiện vận chuyển này bao gồm xe lăn, xe đẩy\r\nvà xe tay ga có động cơ. Việc giám sát bao gồm theo dõi vị trí, tình trạng hiện\r\ntại và hướng di chuyển và sẽ được sử dụng để đưa ra cảnh báo cho người sử dụng\r\nvề sự hiện diện của những người tham gia giao thông và người đi bộ khác.
\r\n\r\nH.4.2.2 Cảnh báo cho người điều khiển\r\nphương tiện về các phương tiện giao thông chuyên dụng
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép người điều khiển\r\nphương tiện được cảnh báo về sự hiện diện của các phương tiện chuyên dụng được\r\nsử dụng bởi một số người khuyết tật. Các phương tiện vận chuyển này có thể bao\r\ngồm xe lăn, xe đẩy và xe tay ga có động cơ. Các cảnh báo được cung cấp cho người\r\nđiều khiển phương tiện sẽ bao gồm một chỉ dẫn về vị trí hiện tại và hướng di\r\nchuyển nằm trong quỹ đạo được dự tính của phương tiện.
\r\n\r\nH.5 Quy định an toàn cho người đi bộ\r\nsử dụng nút giao thông minh và liên kết
\r\n\r\nH.5.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc cung cấp\r\ncác hệ thống giám sát và cảnh báo được cung cấp tại các nút giao trong mạng lưới\r\nđường bộ. Các nút giao cắt bao gồm các giao cắt đơn phương thức, đa phương thức\r\nhoặc liên phương thức, có thể được kiểm soát bằng tín hiệu và không có tín hiệu.\r\nMục đích là để tăng cường an toàn cho người đi bộ thông qua các thông điệp cảnh\r\nbáo.
\r\n\r\na) Làm rõ quyền của quy tắc qua nút\r\ngiao;
\r\n\r\nb) Âm thanh cảnh báo trên phương tiện;
\r\n\r\nc) Sự hiện diện của phương tiện đang tới;
\r\n\r\nd) Cảnh báo thay đổi pha tín hiệu sắp\r\nxảy ra.
\r\n\r\nH.5.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nH.5.2.1 Hiển thị tín hiệu cảnh báo\r\ntrước
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép cung cấp cho người\r\nđiều khiển phương tiện cảnh báo trước về những thay đổi của tín hiệu giao thông\r\nsắp gặp phải. Các cảnh báo sẽ được cung cấp từ bên đường và/ hoặc trực tiếp cho\r\nngười điều khiển phương tiện. Những người tham gia giao thông khác cũng có thể\r\nthấy được, ví dụ: người đi bộ.
\r\n\r\nH.5.2.2 Cảnh báo trước phương tiện sắp\r\ntới (đối với nút giao không có tín hiệu)
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép cảnh báo trước\r\nvề sự hiện diện của các phương tiện khác được cung cấp cho người điều khiển\r\nphương tiện khi họ tiếp cận các nút giao mà không có tín hiệu. Các cảnh báo được\r\nhiển thị để người điều khiển phương tiện có thể xác định đi tiếp hay dừng lại. Có\r\nthể các cảnh báo sẽ được cung cấp từ bên đường và / hoặc trực tiếp cho người điều\r\nkhiển phương tiện.
\r\n\r\nH.5.2.3 Hệ thống cảnh báo và tín hiệu\r\ntrong phương tiện
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các cảnh báo\r\nđược cung cấp cho người điều khiển phương tiện từ bên trong phương tiện về những\r\nthay đổi tín hiệu giao thông sắp gặp phải khi di chuyển trên hành trình. Những thông\r\nđiệp cảnh báo này có thể bao gồm thông tin về sự hiện diện của các phương tiện\r\nkhác đang tiếp cận các nút giao thông không có tín hiệu và sự hiện diện của các\r\nphương tiện khẩn cấp, ở phía sau hoặc phía trước phương tiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ giám sát điều kiện thời tiết và\r\nmôi trường
\r\n\r\nI.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này sẽ bao gồm các hoạt động\r\ngiám sát và thông báo cho người dùng và người quản lý hệ thống giao thông về điều\r\nkiện thời tiết và môi trường có thể tác động đến mạng lưới giao thông đường bộ\r\nvà người dùng.
\r\n\r\nMiền này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:
\r\n\r\n1. Theo dõi thời tiết;
\r\n\r\n2. Giám sát các điều kiện môi trường.
\r\n\r\nI.2 Theo dõi thời tiết
\r\n\r\nI.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này thực hiện các hoạt động\r\ntheo dõi điều kiện thời tiết, như sương mù, gió, mưa, nhiệt độ và băng, tuyết\r\n(nếu có); cùng với việc dự đoán những tình huống cụ thể khi chúng có tác động đến\r\ntình trạng bề mặt và cấu trúc của mạng lưới đường bộ và toàn bộ phần đường di\r\nchuyển, bao gồm cả tầm nhìn xa.
\r\n\r\nI.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nI.2.2.1 Giám sát thông tin thời tiết
\r\n\r\nDịch vụ sẽ giám sát liên tục các điều\r\nkiện thời tiết hiện tại trên đường bằng cách sử dụng các máy dò đặc biệt để đo\r\ncác loại dữ liệu thời tiết khác nhau. Điều kiện thời tiết được theo dõi có thể\r\nbao gồm sương mù, mưa, băng, tuyết (nếu có) và nhiệt độ. Việc giám sát sẽ cho\r\nphép đánh giá những thay đổi đối với tình trạng của mặt đường, cấu trúc của đường\r\nvà trạng thái của toàn bộ phần đường di chuyển, như khả năng tầm nhìn xa. Có thể\r\nsử dụng thông tin thời tiết đường bộ làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin giao\r\nthông và cho mục đích quản lý giao thông.
\r\n\r\nI.2.2.2 Dự báo thời tiết đường bộ
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép dự báo các điều kiện\r\nthời tiết ảnh hưởng đến một số hoặc tất cả mạng lưới đường được quản lý. Các dự\r\nbáo thời tiết có thể được thực hiện bằng các thuật toán đặc biệt, các mô hình dự\r\nbáo thời tiết và dựa trên dữ liệu đo được, sau đó sẽ bao quát cả trước mắt và\r\ntrong tương lai gần.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ có thể dự báo các điều kiện\r\nthời tiết như là sự hình thành của sương mù và băng, cộng với khả năng có mưa\r\n(tuyết, nếu có) và sự xuất hiện của nhiệt độ cao. Những dự báo này có thể được\r\nsử dụng để dự báo sự phát triển trong tương lai của tình trạng mặt đường, cấu\r\ntrúc của đường và trạng thái của toàn bộ phần đường di chuyển, bao gồm cả tầm\r\nnhìn xa. Dịch vụ sẽ cung cấp thông tin về dự báo thời tiết sẽ ảnh hưởng như thế\r\nnào đến mạng lưới đường được quản lý, và sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc\r\ncung cấp thông tin giao thông và cho mục đích quản lý giao thông.
\r\n\r\nI.3 Giám sát các điều kiện môi trường
\r\n\r\nI.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này thực hiện các hoạt động\r\ngiám sát các điều kiện như lũ lụt, động đất, lở đất v.v... và mức độ ô nhiễm.\r\nNgoài ra, nhóm dịch vụ còn có thể dự đoán các điều kiện cụ thể có khả năng xảy ra\r\ndựa trên các xu hướng hiện tại và lịch sử.
\r\n\r\nI.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nI.3.2.1 Theo dõi và dự báo mực nước
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thực hiện theo dõi và dự\r\nđoán mực nước và thủy triều (ví dụ như biển, sông, hồ) để có thể đánh giá nguy\r\ncơ lũ lụt trên đường hoặc mạng lưới đường bộ để đưa ra các cảnh báo và quản lý\r\ngiao thông thích hợp. Dịch vụ hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu do sự hợp tác\r\ngiữa: đơn vị điều hành đường bộ, dịch vụ khí tượng, đơn vị bảo vệ bờ biển và /\r\nhoặc dịch vụ hàng hải. Dịch vụ này cũng có thể tính đến các kế hoạch dự phòng\r\ncho các dịch vụ vận tải trong các khu vực địa lý dễ bị ngập lụt.
\r\n\r\nI.3.2.2 Giám sát địa chấn
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ thực hiện giám sát sự\r\nxuất hiện của các cơn địa chấn có khả năng ảnh hưởng đến trạng thái của mạng lưới\r\nđường được quản lý. Việc giám sát phải bằng sự kết hợp của các cảm biến và / hoặc\r\ndữ liệu được cung cấp bởi các tổ chức khác, kể cả khu vực không nằm trong khu vực\r\nđường bộ được quản lý. Dịch vụ có thể thông báo về mức độ nghiêm trọng của các\r\ncơn địa chấn và gửi đến các trung tâm quản lý đường bộ, quản lý vận tải để có\r\nthể thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tác động đối với hành\r\nkhách.
\r\n\r\nI.3.2.3 Giám sát mức độ ô nhiễm
\r\n\r\nDịch vụ sẽ thực hiện giám sát mức độ ô\r\nnhiễm trong khu vực đường bộ được quản lý. Dịch vụ sẽ thực hiện giám sát không\r\nkhí thải ra từ khí thải phương tiện (bao gồm CO, CO2, NOx, v.v...), mức độ ô\r\nnhiễm (không liên quan đến vận chuyển chung), mức độ ôzôn và tiếng ồn. Dịch vụ\r\ncũng có thể sử dụng dữ liệu về nồng độ chất ô nhiễm và mức độ tiếng ồn đã được\r\nthu thập từ các trạm quan trắc được đặt ở bên đường hoặc các nơi khác. Nếu vượt\r\nquá ngưỡng ô nhiễm và tiếng ồn, dịch vụ có thể bắt đầu cung cấp cảnh báo cho\r\nhành khách, cũng như là gửi tin nhắn thông báo đến các trung tâm quản lý đường\r\nbộ, quản lý vận tải để có thể áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu nồng\r\nđộ chất gây ô nhiễm.
\r\n\r\nI.3.2.4 Theo dõi tuyết lở (nếu có),\r\ntrượt đất và đá rơi
\r\n\r\nDịch vụ thực hiện theo dõi các hiện tượng\r\nvề tuyết lở, trượt đất và đá rơi. Dịch vụ sẽ sử dụng các cảm biến và/ hoặc các\r\ncơ chế phát hiện thích hợp khác để xác định xem các hiện tượng có khả năng xảy\r\nra hay không, và xảy ra ở đâu trong mạng lưới đường bộ. Khi một trong những sự\r\nkiện này được phát hiện, các thông báo về mức độ nghiêm trọng và vị trí sẽ được\r\ngửi đến trung tạm quản lý đường bộ để có các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu\r\ntác động đến người sử dụng đường bộ.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ quản lý và điều phối ứng phó thảm\r\nhọa
\r\n\r\nJ.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các hoạt động\r\ndựa trên vận tải đường bộ quản lý nguồn lực từ nhiều khu vực pháp lý trong việc\r\nứng phó với thiên tai, xáo trộn dân sự hoặc tấn công khủng bố. Miền dịch vụ này\r\nbao gồm các nhóm dịch vụ sau:
\r\n\r\n1. Quản lý dữ liệu về thảm họa;
\r\n\r\n2. Quản lý ứng phó thảm họa;
\r\n\r\n3. Phối hợp với các đơn vị ứng phó khẩn\r\ncấp,
\r\n\r\nJ.2 Quản lý dữ liệu về thảm họa
\r\n\r\nJ.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\nthu thập dữ liệu từ các cơ quan có liên quan về mọi thảm họa có khả năng ảnh hưởng\r\nđến việc sử dụng mạng lưới đường của các phương tiện và người tham gia giao\r\nthông. Dữ liệu sau đó có thể được chia sẻ giữa các tổ chức có liên quan và cần\r\nquan tâm.
\r\n\r\nJ.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nJ.2.2.1 Thu thập dữ liệu về thiên tai\r\nvà các tình huống khẩn cấp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thu thập dữ liệu\r\nmột cách có hệ thống về thiên tai và các tình huống khẩn cấp với mục đích xử lý\r\nvà cung cấp thông tin tới các bên liên quan như là cơ quan quản lý đường bộ, quản\r\nlý khẩn cấp, người sử dụng đường bộ. Thông tin về thiên tai và tình huống khẩn\r\ncấp được cung cấp phải bao gồm các thông tin sau:
\r\n\r\n- Vị trí, thời gian, tính chất và mức\r\nđộ;
\r\n\r\n- Các rủi ro chung ảnh hưởng người dân\r\n(ví dụ: vụ nổ, lũ lụt và phóng xạ);
\r\n\r\n- Tư vấn về an toàn và các biện pháp ứng\r\nphó;
\r\n\r\n- Chi tiết về các dịch vụ khẩn cấp cần\r\nthiết và thích hợp bắt buộc phải thông báo;
\r\n\r\n- Các biện pháp quản lý và giảm thiểu\r\ncần được thực hiện;
\r\n\r\n- Vị trí người dân và/ hoặc người sử dụng\r\nđường có khả năng bị ảnh hưởng;
\r\n\r\n- Các phần của mạng lưới đường và hệ\r\nthống quản lý giao thông có khả năng bị ảnh hưởng;
\r\n\r\n- Các biện pháp quản lý giao thông (ví\r\ndụ: đóng đường và/ hoặc chuyển hướng) chưa được đề cập trong các biện pháp quản\r\nlý và giảm thiểu thiệt hại đã được xác định.
\r\n\r\nCảnh báo về thảm họa hoặc tình huống\r\nkhẩn cấp đã xảy ra sẽ được cung cấp cho trung tâm chịu trách nhiệm quản lý mạng\r\nlưới đường ở khu vực đó. Cảnh báo này sẽ được cung cấp bởi các cơ chế âm thanh\r\nvà / hoặc cơ học, trực tiếp hoặc thông qua các giao diện vận hành có sẵn trong\r\ntrung tâm và sẽ tiếp tục được đưa ra cho đến khi bị hủy bỏ từ người điều hành.\r\nThông tin chi tiết tiếp theo sẽ tiếp tục được cung cấp cho các giao diện vận\r\nhành ở trung tâm, với tùy chọn một số dạng đầu ra như bản in trên giấy.
\r\n\r\nJ.2.2.2 Chia sẻ dữ liệu về thiên tai\r\nvà các tình huống khẩn cấp
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu và\r\nthông tin liên quan đến thảm họa hoặc tình huống khẩn cấp cung cấp trong dịch vụ\r\nJ.2.2.1 được chia sẻ đến các bên liên quan, cơ quan quản lý và người sử dụng đường\r\nbộ. Các bên liên quan và người sử dụng đường bộ nêu trên ở trong các khu vực địa\r\nlý liền kề nơi việc sử dụng mạng lưới đường bộ của họ có thể bị ảnh hưởng bởi\r\nthảm họa hoặc tình huống khẩn cấp.
\r\n\r\nCảnh báo về thảm họa hoặc tình huống\r\nkhẩn cấp đã xảy ra sẽ được cung cấp bởi các cơ chế âm thanh và / hoặc cơ học,\r\ntrực tiếp hoặc thông qua các giao diện vận hành có sẵn trong trung tâm và sẽ tiếp\r\ntục được đưa ra cho đến khi bị hủy bỏ từ người điều hành. Thông tin chi tiết tiếp\r\ntheo sẽ tiếp tục được cung cấp cho các giao diện vận hành ở trung tâm, với tùy\r\nchọn một số dạng đầu ra như bản in trên giấy.
\r\n\r\nJ.3 Quản lý ứng phó thảm hoạ
\r\n\r\nJ.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\nquản lý việc vận hành và sử dụng mạng lưới đường bộ để giúp giảm thiểu tác động\r\ncủa thảm họa.
\r\n\r\nJ.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nJ.3.2.1 Lập kế hoạch ứng phó thảm họa
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép các kế hoạch được\r\nchuẩn bị để giảm thiểu tác động của thảm họa do con người gây ra hoặc xảy ra tự\r\nnhiên đối với việc vận hành và sử dụng một phần hoặc toàn bộ mạng lưới giao thông.\r\nCác kế hoạch này tùy thuộc vào vị trí và thời gian thảm họa xảy ra, hoặc dự kiến\r\nsẽ xảy ra, bao gồm một số hoặc tất cả các hoạt động sau:
\r\n\r\n- Xác định các phần của mạng lưới giao\r\nthông mà thảm họa sẽ xảy ra hoặc đã có tác động ảnh hưởng;
\r\n\r\n- Chuẩn bị các biện pháp cần thiết để\r\nhạn chế việc sử dụng các phần bị ảnh hưởng của mạng lưới giao thông đối với một\r\nsố hoặc tất cả các loại phương tiện;
\r\n\r\n- Sự cần thiết của các biện pháp này\r\nliên quan đến các phần không bị ảnh hưởng của mạng lưới giao thông, ví dụ:\r\nphương thức vận tải khác với phương thức bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa;
\r\n\r\n- Tạo ra nội dung và đầu ra của thông\r\ntin cần gửi cho người sử dụng mạng lưới giao thông để cảnh báo họ về thảm họa\r\nvà những thay đổi kéo theo về khả năng sử dụng một phần (hoặc các phần) của mạng\r\nlưới giao thông cũng như lời khuyên về phương án thay thế tốt nhất về việc đi lại\r\nhoặc di chuyển của hàng hóa;
\r\n\r\n- Sự cần thiết phải liên quan đến các\r\ntổ chức phổ biến thông tin, ngoài những tổ chức được kiểm soát trực tiếp bởi cơ\r\nquan quản lý mạng lưới giao thông;
\r\n\r\n- Sự liên quan mà bất cứ dịch vụ khẩn\r\ncấp nào cũng cần có thông tin để giảm thiểu ảnh hưởng của thảm họa trên mạng lưới\r\ngiao thông - xem thêm dịch vụ J.4.2.1;
\r\n\r\n- Sự cần thiết phải khắc phục và/ hoặc\r\nbảo trì đối với (các) mạng lưới giao thông bị ảnh hưởng bởi thảm họa;
\r\n\r\n- Khoảng thời gian mà các biện pháp\r\ntrên cần phải được áp dụng;
\r\n\r\n- Các tiêu chí để cải thiện từng biện\r\npháp trên và cách thức thực hiện;
\r\n\r\n- Sự cần thiết cho tất cả thay đổi dài\r\nhạn đối với cách thức vận hành và sử dụng của một số hoặc tất cả mạng lưới giao\r\nthông khi bị tác động bởi thảm họa;
\r\n\r\nCác kế hoạch này có thể được tạo ra để\r\ndự đoán thảm họa xảy ra hoặc do thảm họa vừa xảy ra và chúng được chia sẻ giữa\r\nhai hoặc nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về quyền sở hữu và / hoặc hoạt động của\r\nmạng lưới giao thông. Nếu các kế hoạch này được tạo lập trước thì dịch vụ sẽ\r\nbao gồm các phương tiện để lưu trữ lâu dài, để chúng có thể dễ dàng truy cập và\r\nđược thực hiện hoặc cập nhật khi có nhu cầu.
\r\n\r\nJ.3.2.2 Triển khai ứng phó thảm họa
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép thực hiện các\r\nbiện pháp tác động đến hoạt động và việc sử dụng một hoặc nhiều phần của mạng\r\nlưới giao thông ngay sau khi xảy ra thảm họa. Các biện pháp này có thể là một phần\r\ncủa kế hoạch ứng phó thảm họa được đề cập trong dịch vụ J.3.2.1.
\r\n\r\nNếu các biện pháp ứng phó thảm họa được\r\nthực hiện mà không có kết quả theo kế hoạch định trước, thì các biện pháp ứng\r\nphó đó cần được ghi lại. Các biện pháp này sẽ được cân nhắc trong phạm vi ứng\r\nphó được mô tả trong dịch vụ J.3.2.1
\r\n\r\nPhạm vi và nội dung của các biện pháp\r\nđược thực hiện sẽ được ghi lại và quá trình ghi có bao gồm các phản hồi cho từng\r\nbiện pháp. Bản ghi này sẽ được sử dụng để nghiên cứu, có thể sử dụng để thiết lập\r\nkế hoạch ứng phó thảm họa hoặc kế hoạch ứng phó thảm họa đã thực hiện có thể được\r\ncập nhật, dựa trên kinh nghiệm của các lần thực hiện ứng phó trước.
\r\n\r\nJ.4 Phối hợp với các đơn vị ứng phó\r\nkhẩn cấp
\r\n\r\nJ.4.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ\r\nphối hợp sử dụng mạng lưới đường bộ bằng các phương tiện thuộc các đơn vị ứng\r\nphó khẩn cấp. Sự phối hợp này có thể là giữa các dịch vụ khác nhau trong các\r\nnhóm và lĩnh vực khác, chẳng hạn như các dịch vụ quản lý và kiểm soát giao\r\nthông.
\r\n\r\nJ.4.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nJ.4.2.1 Phối hợp ứng phó thảm hoạ
\r\n\r\nDịch vụ này cho phép sự phối hợp giữa\r\ncác biện pháp ứng phó thảm hoạ. Sự phối hợp này có thể liên quan đến một số hoặc\r\ntất cả những điều sau đây:
\r\n\r\n- Một số hoặc tất cả các dịch vụ khẩn\r\ncấp hiện có, ví dụ: cảnh sát, cứu hỏa và cứu thương, bao gồm mọi dịch vụ y tế\r\nhiện có;
\r\n\r\n- Các cơ quan có thẩm quyền sở hữu và/\r\nhoặc chịu trách nhiệm cho hoạt động của mạng lưới giao thông bị ảnh hưởng bởi thảm\r\nhọa;
\r\n\r\n- Các cơ quan sở hữu và / hoặc chịu\r\ntrách nhiệm về hoạt động của các bộ phận trong mạng lưới giao thông mà không bị\r\nảnh hưởng bởi thảm họa và có thể trợ giúp việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu\r\nthiệt hại;
\r\n\r\n- Các dịch vụ khắc phục thảm họa, ví dụ\r\nnhư: xe kéo, thiết bị nâng hạng nặng và các dịch vụ chuyên dụng cho ứng phó\r\nthiên tai như động đất, bão, lũ lụt.
\r\n\r\n- Các cơ quan và tổ chức chịu trách\r\nnhiệm cung cấp các tiện ích như điện và các nguồn năng lượng khác;
\r\n\r\n- Bất cứ tổ chức nào, ngoài những tổ chức\r\nđã được đề cập, có trách nhiệm hoặc có khả năng phổ biến thông tin về thảm họa\r\nvà những chiến lược thay thế có thể giúp hành khách hoàn thành hành trình và\r\nhàng hóa của họ sẽ được vận chuyển.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép tất cả những đối\r\ntượng được mô tả ở trên hành động và thực hiện các biện pháp có sự phối hợp, để\r\ntác động của thảm họa có thể được giảm thiểu. Có thể các hành động cần thiết để\r\nđạt được điều này sẽ được đưa vào các kế hoạch ứng phó thảm họa được tạo ra\r\nthông qua dịch vụ J.3.2.1.
\r\n\r\nCó thể ghi lại phạm vi và nội dung của\r\nsụ phối hợp và cho quá trình ghi bao gồm các phản hồi cho từng biện pháp. Bản\r\nghi này sẽ có sẵn để nghiên cứu khi tất cả các biện pháp đã được xóa để có thể\r\nsử dụng nó để tạo kế hoạch ứng phó thảm họa hoặc kế hoạch ứng phó thảm họa đã\r\nthực hiện có thể được cập nhật do kết quả của kinh nghiệm sử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
K.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm việc giám sát\r\nphương tiện từ xa để phát hiện chất nổ hoặc phát hiện vật liệu nguy hại (HAZMAT)\r\nvà kiểm soát hoạt động của các phương tiện đó (cho phép ngừng hoạt động phương\r\ntiện khi đang bị khủng bố chiếm giữ hoặc có thông tin là được gắn chất nổ, ví dụ,\r\nđược trang bị thuốc nổ để gây ra sự phá hủy).
\r\n\r\nMiền này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:
\r\n\r\n1. Giám sát và kiểm soát các phương tiện\r\nkhả nghi;
\r\n\r\n2. Giám sát đường ống hoặc công trình\r\nhạ tầng.
\r\n\r\nK.2 Giám sát và kiểm soát các phương\r\ntiện khả nghi
\r\n\r\nK.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm giám sát từ\r\nxa các phương tiện để biết sự hiện diện của chất nổ hoặc vật liệu nguy hại\r\n(HAZMAT). Nó cũng cho phép kiểm soát hoạt động của các phương tiện đó, cho phép\r\nngừng hoạt động phương tiện khi đang bị bọn khủng bố chiếm giữ hoặc có thông\r\ntin là được trang bị (ví dụ, được trang bị thuốc nổ) để gây ra sự phá hủy.
\r\n\r\nK.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nK.2.2.1 Giám sát phương tiện để xác định\r\nvật liệu nguy hại (HAZMAT) và chất nổ
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép phương tiện sử\r\ndụng mạng lưới đường bộ được giám sát để xác định xem nó có mang theo vật liệu\r\nđược xác định là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc chất nổ hay không. Các phương\r\ntiện có thể được xác định và theo dõi từ vị trí đầu tiên được tìm thấy, dọc\r\ntheo hành trình của nó thông qua mạng lưới đường, đến vị trí rời khỏi mạng lưới\r\nđường. Việc giám sát phải được thực hiện tại tất cả các địa hình mà đường đi\r\nqua, ví dụ: thung lũng, đường hầm và cầu, vá cũng sẽ có khả năng xác định tốc độ\r\nphương tiện di chuyển.
\r\n\r\nK.2.2.2 Xác định phương tiện khả nghi
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép nhận dạng các\r\nphương tiện được phát hiện là đang mang theo vật liệu được xác định là vật liệu\r\nnguy hại (HAZMAT) hoặc chất nổ, thông qua dịch vụ K.2.2.1, hoặc bằng các biện\r\npháp khác. Việc nhận dạng phương tiện sẽ xác định các đặc điểm riêng, bao gồm\r\ncác đặc điểm như loại xe, số lượng trục, biển số, kích thước và màu sắc phương\r\ntiện.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ cho phép kiểm tra về tính hợp\r\npháp của phương tiện và vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ mà nó đang\r\nvận chuyển.
\r\n\r\nK.2.2.3 Vô hiệu hóa phương tiện khả\r\nnghi
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép vô hiệu hóa\r\ncác phương tiện được cho là khả nghi vì chúng đang vận chuyển bất hợp pháp các\r\nvật liệu được xác định là vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc chất nổ. Mặc dù dịch\r\nvụ này chủ yếu nhắm vào các phương tiện mang vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật\r\nliệu nổ bất hợp pháp, nhưng cũng có thể áp dụng cho những đối tượng vận chuyển\r\ncác vật liệu này như là một phần của hoạt động kinh doanh hợp pháp của họ. Việc\r\nvô hiệu hóa phương tiện sẽ được thực hiện để không có tác động tiêu cực, gây ra\r\nsự gián đoạn cho những người sử dụng mạng đường bộ khác, kể cả người đi bộ.
\r\n\r\nK.2.2.4 Quản lý giao thông đường bộ đối\r\nvới các phương tiện khả nghi
\r\n\r\nMục đích chính của dịch vụ này là cho\r\nphép thực hiện các biện pháp quản lý giao thông đường bộ cụ thể đối với các\r\nphương tiện bị phát hiện là khả nghi vì chúng mang vật liệu nguy hại (HAZMAT)\r\nhoặc vật liệu nổ thông qua các dịch vụ K.2.2.1 và K.2.2.2. Tuy nhiên, cũng có\r\nthể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa trong trường hợp các phương tiện đó được\r\nphát hiện sử dụng bất kỳ phần nào của mạng lưới đường bộ.
\r\n\r\nPhạm vi và nội dung của các biện pháp\r\ncó thể được áp dụng thông qua dịch vụ này bao gồm:
\r\n\r\n- Đưa ra các chỉ dẫn cảnh báo cho tất\r\ncả người điều khiển phương tiện để giữ khoảng cách an toàn với một phương tiện\r\ncụ thể;
\r\n\r\n- Hạn chế tốc độ đối với loại phương\r\ntiện khả nghi;
\r\n\r\n- Có sẵn các làn đường riêng biệt và/\r\nhoặc một phần của mạng lưới đường dành cho các phương tiện khả nghi;
\r\n\r\n- Việc áp dụng thay đổi đối thời gian\r\ntín hiệu giao thông để cải thiện hoặc cản trở tiến trình của các phương tiện khả\r\nnghi lưu thông qua mạng lưới đường bộ.
\r\n\r\nCó thể áp dụng các biện pháp này trên\r\nmột số phần hoặc trên toàn bộ mạng lưới đường bộ, việc triển khai diễn ra tại\r\nkhu vực riêng bên đường hoặc thông qua một trung tâm chịu trách nhiệm quản lý mạng\r\nlưới đường bộ.
\r\n\r\nK.2.2.5 Thông báo khẩn cấp cho các cơ\r\nquan phụ trách hoặc các phương tiện khả nghi
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các dịch vụ khẩn\r\ncấp thích hợp được thông báo về việc phát hiện phương tiện đã được xác định là\r\nkhả nghi vì nó đang mang vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc vật liệu nổ. Sự xác định\r\nnày có thể phát sinh thông qua các dịch vụ K.2.2.1 và K.2.2.2 hoặc thông qua\r\ncác cơ chế khác, ví dụ: quan sát thủ công từ bên đường. Các dịch vụ khẩn cấp\r\nthích hợp sẽ thông báo về những phương tiện đáng ngờ, trừ khi các phương tiện\r\nnày mang theo những vật liệu hợp pháp, có thể gây nguy hại cho những người tham\r\ngia giao thông khác và không có cơ chế nào khác để truyền thông tin này.
\r\n\r\nThông tin được cung cấp cho các dịch vụ\r\nkhẩn cấp thích hợp sẽ bao gồm chi tiết về loại vật liệu nguy hại (HAZMAT) hoặc\r\nvật liệu nổ mà phương tiện đang vận chuyển, vị trí hiện tại, nhận dạng phương\r\ntiện, quỹ đạo dự kiến của phương tiện nếu đang di chuyển. Thông tin cũng sẽ bao\r\ngồm các đề xuất và / hoặc hành động dự kiến của các dịch vụ khẩn cấp dự kiến sẽ\r\nđược thực hiện liên quan đến phương tiện. Thông tin có thể được cung cấp từ\r\ntrung tâm quản lý mạng lưới đường bộ hoặc từ bên đường nơi thực hiện quan sát\r\nthủ công.
\r\n\r\nK.3 Giám sát đường ống hoặc công\r\ntrình hạ tầng
\r\n\r\nK.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm một dịch vụ\r\ngiải quyết vấn đề ngừng dòng chảy (của đường ống) hoặc phát hiện vấn đề ngoại\r\nlai hoặc nguy hại (HAZMAT) trong đường ống hoặc công trình hạ tầng. Nhóm dịch vụ\r\nnày cũng bao gồm một dịch: vụ cung cấp thông báo về tình huống khẩn cấp cho các\r\ncơ quan liên quan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Mặc dù các công trình hạ tầng\r\nvà đường ống không liên quan trực tiếp đến ITS, nhưng sự phổ biến của chúng khi\r\nđặt trên hoặc gần đường cố nghĩa là sự cố đối với các công trình hạ tầng hoặc\r\nđường ống đó có thể làm gián đoạn hệ thống giao thông và việc triển khai một hoặc\r\nnhiều dịch vụ ITS là cách có thể để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn đó.
\r\n\r\nK.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nK.3.2.1 Giám sát vật liệu nguy hại\r\n(HAZMAT) / chất nổ nơi có công trình hạ tầng và đường ống
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép giám sát các\r\ncơ chế sử dụng để phân phối thuộc các công trình hạ tầng kề cận với mạng lưới\r\nđường. Sẽ không có sự can thiệp nao đến hoạt động của các cơ chế hoặc với việc\r\nsử dụng các công trình hạ tầng liên quan đến quá trình giám sát. Các cơ chế\r\nphân phối được giám sát bởi dịch vụ này sẽ bao gồm các đường ống chứa nhiên liệu,\r\nkhí đốt hoặc các vật liệu dễ cháy khác và giá treo mạng cáp phân phối điện.
\r\n\r\nQuá trình giám sát sẽ được sử dụng để\r\nxác định xem cơ cấu phân phối có hoạt động bình thường hay không. Các chỉ dẫn\r\ntiêu cực (không hoạt động chính xác) sẽ bao gồm các điểm nóng trong đường ống,\r\nrò rỉ từ đường ống và cột điện bị biến dạng. Có thể xác định bằng tất cả các cơ\r\nchế bao gồm quan sát trực quan và phát hiện khí hoặc khói, thông qua các cảm biến\r\nđược kết nối đến các hệ thống trong một trung tâm quản lý mạng lưới đường bộ hoặc\r\nbằng phương tiện tại chỗ để có thể kiểm tra trực quan bởi những người có trình\r\nđộ.
\r\n\r\nK.3.2.2 Thực hiện các chiến lược giảm\r\nthiểu
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép đánh giá tác động\r\nđối với các phần liền kề của mạng lưới đường một khi đã xác định tiêu cực thông\r\nqua dịch vụ K.3.2.1. Việc đánh giá sẽ cho phép xác định chiến lược giảm thiểu\r\nvà sau đó thực hiện nếu được yêu cầu. Các chiến lược giảm thiểu như vậy sẽ bao\r\ngồm một số hoặc tất cả những điều sau đây:
\r\n\r\n- Việc thực hiện đóng đường và chuyển\r\nhướng;
\r\n\r\n- Thay đổi mức độ ưu tiên cho các nút\r\ngiao thông được kiểm soát tín hiệu giao thông để cung cấp đường đi tốt hơn cho\r\ncác phương tiện được chuyển hướng;
\r\n\r\n- Thay đổi giới hạn tốc độ phương tiện\r\nhiện tại;
\r\n\r\n- Yêu cầu thay đổi các tuyến và thời gian\r\ndịch vụ sẽ được cài đặt cho các tổ chức vận hành các dịch vụ giao thông công cộng\r\ntrong vùng lân cận của sự cố được xác định bởi dịch vụ K.3.2.1:
\r\n\r\n- Gửi các chi tiết của những gì được\r\nphát hiện bởi dịch vụ K.3.2.1 đến các chủ sở hữu hoặc các nhà vận hành của cơ cấu\r\nphân phối thuộc công trình hạ tầng.
\r\n\r\nCác chiến lược giảm thiểu này có thể\r\nđược thực hiện trên một phần hoặc toàn bộ mạng lưới đường và không nhất thiết\r\nphải giới hạn ở khu vực lân cận nơi phát hiện sự cố được xác định bởi dịch vụ\r\nK.3.2.1.
\r\n\r\nK.3.2.3 Thông báo khẩn cấp cho các cơ\r\nquan phụ trách
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các dịch vụ khẩn\r\ncấp phù hợp và có liên quan và các cơ quan phụ trách khác được thông báo khi dịch\r\nvụ K.3.2.1 phát hiện được sự cố. Việc lựa chọn các dịch vụ khẩn cấp hoặc các cơ\r\nquan được gửi thông báo sẽ tùy thuộc vào loại công trình hạ tầng được tìm thấy\r\nvà vị trí địa lý của nó trong mạng lưới đường bộ. Đối với một số địa điểm, các\r\ndịch vụ khẩn cấp hoặc các cơ quan nằm ngoài khu vực địa lý của mạng lưới đường\r\nbộ sẽ được liên hệ, ví dụ: những người có quyền hạn đối với đoạn liền kề.
\r\n\r\nThông báo sẽ bao gồm các chi tiết về sự\r\ncố đã được tìm thấy bởi dịch vụ K.3.2.1 cùng với các chi tiết về các chiến lược\r\ngiảm thiểu được xác định từ dịch vụ K.3.2.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ quản lý dữ liệu ITS
\r\n\r\nL.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm định nghĩa và\r\nquản lý dữ liệu có khả năng được sử dụng bởi một số hoặc tất cả các dịch vụ\r\nkhác được mô tả trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm các nhóm dịch\r\nvụ sau:
\r\n\r\n1. Đăng ký dữ liệu;
\r\n\r\n2. Từ điển dữ liệu.
\r\n\r\nL.2 Đăng ký dữ liệu
\r\n\r\nL.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc đăng ký\r\ncác khái niệm dữ liệu được sử dụng trong các bản tin để đối chiếu, quản lý và\r\ncung cấp dữ liệu ITS cho các bên quan tâm hợp pháp. Nhóm dịch vụ này cũng bao gồm\r\nviệc đăng ký chương trình con, tức là "bit" của phần mềm được sử dụng\r\ntrong các ứng dụng ITS, cho cùng một mục đích.
\r\n\r\nL.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nL.2.2.1 Đăng ký các khái niệm dữ liệu\r\nITS
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các khái niệm\r\ndữ liệu được đăng ký để sử dụng lại, tức là được sử dụng bởi những người khác\r\nngoài những người tạo ban đầu. Việc đăng ký sẽ thúc đẩy khả năng tương tác\r\nthông qua việc sử dụng các khái niệm trong các trao đổi dữ liệu được sử dụng bởi\r\nmột số dịch vụ khác nhau và qua các phương thức vận tải khác nhau. Đăng ký của\r\ncác khái niệm dữ liệu sẽ được đưa vào đăng ký an toàn và phải xác nhận với\r\nphiên bản mới nhất của ISO 14817.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ sử dụng nội dung của ISO\r\n14817 để cho phép cung cấp các điều khiển phù hợp cho mọi người để thêm các mục\r\nvào nội dung đăng ký và cũng sẽ bao gồm một quy trình đăng ký rõ ràng. Mục đích\r\ncủa quá trình này là để tránh việc trùng lặp tên và nội dung của các khái niệm\r\ndữ liệu.
\r\n\r\nCó thể các khái niệm dữ liệu liên quan\r\nđến các loại dữ liệu khác nhau được nhập và lưu trữ trong sổ đăng ký và chúng sẽ\r\nđược sử dụng trong các loại dữ liệu khác với dữ liệu được tạo. Các loại dữ liệu\r\nđược đăng ký hỗ trợ bao gồm:
\r\n\r\n- Dữ liệu phương tiện, tức là dữ liệu\r\nđược trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trong tất cả các loại phương tiện\r\n(V2V);
\r\n\r\n- Dữ liệu cơ sở hạ tầng, tức là dữ liệu\r\nđược trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trong các thiết bị nằm ở bên đường\r\n(I2I);
\r\n\r\n- Dữ liệu trung tâm điều khiển, tức là\r\ndữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng chạy trong trung tâm điều khiển (C2C);
\r\n\r\n- Dữ liệu phương tiện và cơ sở hạ tầng,\r\ntức là dữ liệu được trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trên phương tiện và\r\ncác ứng dụng hoạt động trong các thiết bị nằm ở bên đường (V2I và I2V);
\r\n\r\n- Dữ liệu của phương tiện và trung tâm\r\nđiều khiển, tức là dữ liệu được trao đổi trực tiếp giữa các ứng dụng hoạt động\r\ntrong phương tiện và những ứng dụng hoạt động trong trung tâm điều khiển (V2C\r\nvà C2V);
\r\n\r\n- Dữ liệu thiết bị di động, tức là dữ\r\nliệu được trao đổi giữa các ứng dụng hoạt động trong thiết bị di động và dữ liệu\r\nđược đặt trong phương tiện, cơ sở hạ tầng hoặc trung tâm điều khiển;
\r\n\r\n- Dữ liệu dịch vụ khẩn cấp, ví dụ: dữ\r\nliệu về tai nạn, sự cố và thảm họa cho phép các dịch vụ khẩn cấp thực hiện các\r\nhành động giảm thiểu thích hợp.
\r\n\r\nTruy cập vào nội dung đăng ký để truy\r\nxuất các khái niệm dữ liệu tuân thủ ISO 14817 và có thể mở hơn để khuyến khích\r\nsử dụng nội dung đăng ký. Điều đó cho phép một hoặc tất cả các khái niệm dữ liệu\r\nđược truy xuất theo định dạng giúp chúng dễ dàng được sử dụng trong tài liệu\r\ntrao đổi dữ liệu và / hoặc trong các tiêu chuẩn định nghĩa chúng.
\r\n\r\nCác khái niệm dữ liệu sẽ được lưu trữ\r\ntrong nội dung đăng ký theo cấu trúc ASN.1 và không có bất cứ thuộc tính nào\r\nngăn chặn hoặc hạn chế sử dụng bởi những đối tượng khác. Các cấu trúc khác có\r\nthể được bao gồm trong định nghĩa của một số hoặc tất cả các khái niệm dữ liệu,\r\nví dụ: XML. Việc sử dụng bất kỳ cấu trúc nào khác là để bổ sung cho sử dụng\r\nASN.1 chứ không phải thay cho việc sử dụng ASN.1.
\r\n\r\nL.2.2.2 Đăng ký chương trình con của\r\nITS để sử dụng lại và khả năng tương tác
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các chương\r\ntrình con được đăng ký để sử dụng lại, tức là được sử dụng bởi những người khác\r\nkhông phải là người tạo ban đầu. Điều đó cũng dự kiến rằng việc đăng ký sẽ thúc\r\nđẩy khả năng tương tác, do đó các chương trình con, được tạo cho một ứng dụng sẽ\r\nđược sử dụng trong các ứng dụng cung cấp một số dịch vụ khác nhau, bao gồm cả\r\ncác dịch vụ liên quan đến các phương thức vận tải khác nhau. Việc đăng ký các\r\nchương trình con sẽ được đưa vào một đăng ký an toàn và phải xác nhận với phiên\r\nbản mới nhất của ISO 14817.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ sử dụng nội dung của ISO\r\n14817 để cho phép các điều khiển phù hợp cho mọi người để thêm chương trình con\r\nvào nội dung đăng ký và cũng sẽ bao gồm một quy trình đăng ký rõ ràng. Mục đích\r\ncủa quá trình này là để tránh việc trùng lặp tên và nội dung chương trình con.
\r\n\r\nCác chương trình con có thể hoạt động\r\ntrong các loại thiết bị khác nhau được nhập và lưu trữ trong nội dung đăng ký\r\nvà chúng sẽ được sử dụng trong các loại thiết bị khác ngoài các thiết bị được tạo.\r\nCác loại thiết bị mà chương trình con sẽ được đăng ký hỗ trợ sẽ bao gồm những\r\nthiết bị được đặt trong phương tiện, cơ sở hạ tầng, trung tâm điều khiển và thiết\r\nbị di động.
\r\n\r\nTruy cập vào nội dung đăng ký để truy\r\nxuất các chương trình con tuân thủ ISO 14817 và có thể mở hơn để khuyến khích sử\r\ndụng nội dung đăng ký. Điều đó sẽ cho phép một hoặc tất cả các chương trình con\r\nđược truy xuất theo định dạng giúp chúng dễ dàng được sử dụng trong các ứng dụng\r\nmới hoặc trong các tiêu chuẩn.
\r\n\r\nCác chương trình con sẽ được lưu trữ\r\ntrong nội dung đăng ký bằng cách sử dụng một hoặc nhiều dạng phần mềm nguồn mở\r\nthích hợp và không có bất cứ thuộc tính nào ngăn chặn hoặc hạn chế sử dụng bởi\r\nnhững đối tượng khác.
\r\n\r\nL.3 Từ điển dữ liệu
\r\n\r\nL.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc đăng ký\r\nđịnh nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong các tiêu chuẩn và các tài liệu khác\r\nđể những người liên quan đến việc cung cấp dữ liệu ITS sử dụng cho các bên quan\r\ntâm hợp pháp.
\r\n\r\nL.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nL.3.2.1 Đăng ký định nghĩa các thuật\r\nngữ được sử dụng trong ITS
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép các định nghĩa\r\nvề các thuật ngữ được đăng ký để sử dụng lại, tức là được sử dụng bởi những người\r\nkhác ngoài những người tạo ban đầu. Điều đó cũng dự kiến rằng việc đăng ký sẽ\r\nthúc đẩy khả năng tương tác, do đó, các định nghĩa tương tự có thể được sử dụng\r\ntrên một số dịch vụ khác nhau, bao gồm cả các dịch vụ liên quan đến các phương\r\nthức vận tải khác nhau. Việc đăng ký các định nghĩa về thuật ngữ sẽ được đưa\r\nvào một đăng ký an toàn và phải xác nhận theo phiên bản mới nhất của ISO 14817.\r\nCác định nghĩa về thuật ngữ được nhập vào nội dung đăng ký sẽ không có bất cứ\r\nthuộc tính nào ngăn chặn hoặc hạn chế sử dụng bởi đối tượng khác.
\r\n\r\nDịch vụ sẽ sử dụng nội dung của ISO\r\n14817 để cho phép các điều khiển phù hợp được cung cấp để có thể gửi định nghĩa\r\nvề các điều khoản để đưa vào nội dung đăng ký và cũng sẽ bao gồm một quy trình\r\nđăng ký rõ ràng. Mục đích của quá trình này là để tránh việc trùng lặp tên và nội\r\ndung cho các định nghĩa của các thuật ngữ.
\r\n\r\nTruy cập vào nội dung đăng ký để truy\r\nxuất các định nghĩa về các thuật ngữ tuân thủ ISO 14817 và có thể mở hơn để\r\nkhuyến khích sử dụng nội dung đăng ký. Nó sẽ cho phép một hoặc tất cả các định\r\nnghĩa của các thuật ngữ được truy xuất theo định dạng giúp chúng dễ dàng được sử\r\ndụng trong các tài liệu mô tả hoặc trong các tiêu chuẩn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Miền dịch vụ quản lý hiệu suất
\r\n\r\nM.1 Giới thiệu
\r\n\r\nMiền dịch vụ này bao gồm mô phỏng trực\r\ntuyến và ngoại tuyến về vận hành mạng lưới giao thông đường bộ bằng cách sử dụng\r\ndữ liệu lưu trữ và / hoặc dữ liệu trực tiếp thu được từ việc giám sát mạng lưới\r\ngiao thông đường bộ.
\r\n\r\nMiền này bao gồm các nhóm dịch vụ sau:
\r\n\r\n1. Lưu trữ dữ liệu;
\r\n\r\n2. Mô phỏng.
\r\n\r\nM.2 Lưu trữ dữ liệu
\r\n\r\nM.2.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc lưu trữ\r\ndữ liệu của các dịch vụ liên quan đến ITS, cũng như để sử dụng bởi các tổ chức ở\r\ncác khu vực khác, ví dụ: quy hoạch đô thị và thực thi pháp luật. Các dịch vụ\r\nliên quan đến ITS là các dịch vụ được mô tả trong các Phụ lục khác cùa tiêu chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\nM.2.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nM.2.2.1 Lưu trữ dữ liệu
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép lưu trữ dữ liệu\r\nđược thu thập bởi các dịch vụ khác liên quan đến ITS được mô tả trong các Phụ lục\r\nkhác của tiêu chuẩn này. Dữ liệu có thể được lưu trữ mà không cần xử lý, dữ liệu\r\nđược sắp xếp để có thể lấy lại dễ dàng, ví dụ lưu trữ theo ngày, thời gian và địa\r\nđiểm.
\r\n\r\nCác biện pháp thích hợp sẽ được đưa ra\r\nđể đảm bảo rằng sự gắn kết và chất lượng của dữ liệu được bảo vệ, đề không xảy\r\nra hư hỏng, giả mạo và việc truy cập vào dữ liệu lưu trữ tuân thủ quy định về bảo\r\nvệ dữ liệu trong phạm vi nơi lưu trữ. Điều này có thể sẽ bao gồm việc kiểm tra\r\ndữ liệu để loại bỏ các chi tiết cá nhân như danh tính hành khách, danh tính của\r\nchủ phương tiện và những người liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
\r\n\r\nDữ liệu được sử dụng bởi các cơ quan\r\ncông an sẽ không được đưa vào kho lưu trữ. Thay vào đó, dữ liệu này sẽ được gửi\r\ntrực tiếp đến cơ quan công an thích hợp để đưa vào kho lưu trữ dữ liệu của họ\r\nvà sau đó xóa khỏi dữ liệu được thu thập.
\r\n\r\nM.2.2.2 Kho dữ liệu
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép dữ liệu được\r\nthu thập bởi các dịch vụ liên quan đến ITS được mô tả trong các Phụ lục khác của\r\ntiêu chuẩn này được đưa vào kho dữ liệu. Kho dữ liệu có thể bao gồm dữ liệu hiện\r\ntại và / hoặc dữ liệu lịch sử được thu thập bởi bất kỳ dịch vụ nào được mô tả\r\ntrong các Phụ lục khác của tiêu chuẩn này. Trước khi được tải vào kho dữ liệu,\r\ndữ liệu từ mỗi dịch vụ có thể được xử lý để có thể truy cập dễ dàng hơn.
\r\n\r\nDữ liệu trong kho dữ liệu sẽ được sử dụng\r\nđể tạo báo cáo và các dạng phân tích dữ liệu khác. Điều này có thể bao gồm những\r\nnội dung như xu hướng sử dụng các phần và chế độ khác nhau trong mạng lưới giao\r\nthông: so sánh giữa việc sử dụng hệ thống theo ngày trong tuần, tháng, năm; loại\r\nphương tiện, chiều dài hành trình, thời gian hành trình, điểm xuất phát, điểm đến,\r\ntuyến đường, sử dụng các dịch vụ lập kế hoạch chuyến đi v.v...
\r\n\r\nTất cả dữ liệu được gửi đến kho dữ liệu\r\nphải tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu được thực thi tại khu vực lưu trữ được đặt.\r\nĐiều này có thể sẽ bao gồm việc kiểm tra dữ liệu để loại bỏ các chi tiết cá\r\nnhân như danh tính hành khách, danh tính của chủ phương tiện và những người\r\nliên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Dữ liệu được sử dụng bởi các cơ quan thực\r\nthi pháp luật phục vụ cho các công việc truy tố có thể sẽ không được đưa vào\r\nkho dữ liệu. Nhưng các hoạt động vi phạm pháp luật có thể sẽ được đưa vào kho dữ\r\nliệu.
\r\n\r\nM.2.2.3 Giám sát khí thải
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép kiểm soát phát\r\nthải từ hoạt động của mạng lưới giao thông. Giám sát có thể bao gồm dữ liệu về:
\r\n\r\n- Khí thải từ các loại phương tiện;
\r\n\r\n- Sự phát nhiệt từ các thiết bị,\r\nphương tiện được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ được mô tả trong các\r\nPhụ lục khác trong tiêu chuẩn này, ví dụ: trung tâm điều khiển, thiết bị bên đường\r\nvà phương tiện;
\r\n\r\n- Mức độ tiếng ồn được tạo ra bởi các\r\nthiết bị, phương tiện được sử dụng trong việc cung cấp các dịch vụ được mô tả\r\ntrong các Phụ lục khác trong tiêu chuẩn này, ví dụ: trung tâm điều khiển, thiết\r\nbị bên đường và phương tiện.
\r\n\r\nViệc giám sát được thực hiện bởi dịch\r\nvụ này có thể thu thập dữ liệu từ các cảm biến theo thời gian thực và dữ liệu đó\r\nsẽ được lưu trữ để phân tích tiếp theo. Dữ liệu thời tiết cũng có thể được đưa\r\nvào dữ liệu thu thập. Dữ liệu theo thời gian thực và dữ liệu được lưu trữ sẽ sẵn\r\nsàng để có thể cung cấp và phân tích bởi các tổ chức được ủy quyền thích hợp.
\r\n\r\nM.3 Mô phỏng
\r\n\r\nM.3.1 Giới thiệu
\r\n\r\nNhóm dịch vụ này bao gồm việc sử dụng\r\ncác kỹ thuật mô phỏng để tái tạo cách thức một phần hoặc toàn bộ mạng lưới giao\r\nthông vận hành trong các điều kiện xác định. Có hai loại mô phỏng: 1) Trực tuyến,\r\ncó thể được sử dụng để dự đoán hoạt động của mạng trong tương lai rất gần, ví dụ:\r\ncác chiến lược giảm thiểu có thể được chuẩn bị để triển khai ngay lập tức để đối\r\nphó với một sự cố vừa xảy ra; 2) Ngoại tuyến, có thể được sử dụng để chuẩn bị\r\nnhững nội dung như chiến lược quản lý giao thông trước khi sử dụng.
\r\n\r\nM.3.2 Các dịch vụ thành phần
\r\n\r\nM.3.2.1 Mô phòng hiệu suất hệ thống\r\n(trực tuyến)
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép mô phỏng hiệu\r\nsuất của mạng lưới giao thông trong các khoảng thời gian trong tương lai rất gần,\r\nví dụ: trong năm phút tiếp theo, hoặc một giờ. Mô phỏng có thể bao gồm:
\r\n\r\n- Một phần riêng lẻ của mạng lưới giao\r\nthông;
\r\n\r\n- Từ hai phần trở lên cho đến toàn bộ\r\nmạng lưới giao thông, bao gồm một số phương thức giao thông vận tải;
\r\n\r\n- Một hoặc nhiều phương thức giao\r\nthông sử dụng một hoặc nhiều phần của mạng giao thông, ví dụ: một con đường huyết\r\nmạch hoặc một dịch vụ giao thông công cộng cụ thể.
\r\n\r\nViệc mô phỏng có thể được thực hiện bằng\r\nhai loại dữ liệu của: dữ liệu tĩnh. Hai loại dữ liệu này sẽ bao gồm cả hai điều\r\nsau đây:
\r\n\r\nDữ liệu tĩnh:
\r\n\r\n- Chi tiết về cấu hình và bố cục của mạng\r\nlưới đường, ví dụ: bố trí mạng lưới đường và vị trí các nút giao thông công cộng;
\r\n\r\n- Các đặc điểm của các cơ chế mà nó sử\r\ndụng, ví dụ: đặc điểm phương tiện và số lượng hành khách có thể sử dụng các nút\r\ngiao thông một cách an toàn.
\r\n\r\nDữ liệu động:
\r\n\r\n- Lưu lượng giao thông hiện tại tại thời\r\ngian thực;
\r\n\r\n- Số lượng hành khách sử dụng các dịch\r\nvụ giao thông công cộng cụ thể;
\r\n\r\n- Số lượng các loại hàng hóa khác nhau\r\nđược vận chuyển.
\r\n\r\nNgười dùng có thể cung cấp tất cả dữ\r\nliệu tĩnh, từ các hệ thống khác hoặc bằng cách nhập trực tiếp và sử dụng dữ liệu\r\nđộng được lấy trực tiếp từ các hệ thống quản lý mạng lưới giao thông. Người\r\ndùng có thể chạy mô phỏng trên bất cứ loại máy tính nào có khả năng xử lý để hỗ\r\ntrợ hoạt động.
\r\n\r\nDịch vụ này chủ yếu được sử dụng trong\r\nviệc chuẩn bị các chiến lược giảm thiểu sau khi xảy ra một số dạng sự cố, ví dụ:\r\ntai nạn giao thông đường bộ. Do đó, các chiến lược giảm thiểu có thể được xây dựng\r\ntrực tiếp theo yêu cầu của người dùng, có thể nhanh chóng được xem xét và sửa đổi\r\nvà khi được đánh giá là phù hợp, chiến lược được chọn sẽ được chuyển giao đến\r\ncác hệ thống phù hợp để sử dụng ngay lập tức.
\r\n\r\nM.3.2.2 Mô phỏng hiệu suất hệ thống\r\n(ngoại tuyến)
\r\n\r\nDịch vụ này sẽ cho phép hiệu suất của\r\nmạng giao thông được mô phỏng trong các khoảng thời gian trong tương lai, với\r\nkhả năng các giai đoạn đó bắt đầu trong giờ, ngày, tuần hoặc tháng trong tương\r\nlai hoặc vào một thời điểm không xác định trong tương lai. Mô phỏng có thể bao\r\ngồm một hoặc tất cả các điều sau đây:
\r\n\r\n- Một phần riêng lẻ của mạng lưới giao\r\nthông;
\r\n\r\n- Từ hai phần trở lên cho đến toàn bộ\r\nmạng lưới giao thông, bao gồm một số phương thức giao thông vận tải;
\r\n\r\n- Một hoặc nhiều phương thức giao\r\nthông sử dụng một hoặc nhiều phần của mạng giao thông, ví dụ: một con đường huyết\r\nmạch hoặc một dịch vụ giao thông công cộng cụ thể.
\r\n\r\nViệc mô phỏng có thể được thực hiện bằng\r\nhai loại dữ liệu: dữ liệu tĩnh. Hai loại dữ liệu này sẽ bao gồm cả hai điều sau\r\nđây:
\r\n\r\nDữ liệu tĩnh:
\r\n\r\n- Chi tiết về cấu hình và bố cục của mạng\r\nlưới giao thông, ví dụ: bố trí mạng lưới đường và vị trí của các nút giao thông\r\ncông cộng;
\r\n\r\n- Các đặc điểm của các cơ chế mà nó sử\r\ndụng, ví dụ; đặc điểm phương tiện và số lượng hành khách có thể sử dụng các nút\r\ngiao thông một cách an toàn.
\r\n\r\nDữ liệu động:
\r\n\r\n- Lưu lượng giao thông hiện tại trong\r\nthời gian thực;
\r\n\r\n- Số lượng hành khách sử dụng các dịch\r\nvụ giao thông công cộng cụ thể;
\r\n\r\n- Số lượng các loại hàng hóa khác nhau\r\nsẽ được vận chuyển;
\r\n\r\n- Điều kiện thời tiết.
\r\n\r\nNgười dùng có thể cung cấp tất cả dữ\r\nliệu tĩnh, từ các hệ thống khác hoặc bằng cách nhập trực tiếp và sử dụng dữ liệu\r\nđộng được lấy từ các kho lưu trữ hoặc lưu trữ dữ liệu được tạo bởi các hệ thống\r\nquản lý mạng lưới giao thông. Người dùng có thể chạy mô phỏng trên bất cứ loại\r\nmáy tính nào có khả năng xử lý để hỗ trợ hoạt động.
\r\n\r\nDịch vụ này được sử dụng chủ yếu trong\r\nquá trình chuẩn bị các chiến lược giảm thiểu cho một số loại sự kiện như thể\r\nthao, diễu hành quốc gia hoặc sự cố như thảm họa, động đất, bão, rò rỉ vật liệu\r\nnguy hiểm v.v... Do đó, có thể các chiến lược giảm thiểu được tạo ra để người\r\ndùng xem xét, có các tùy chọn khác nhau cho nội dung và triển khai của mình để\r\ntìm ra chiến lược tối ưu. Chiến lược được chọn sẽ được chuyển giao đến các hệ\r\nthống phù hợp để sử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nGiới thiệu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n4 Từ viết tắt
\r\n\r\n5 Yêu cầu chung
\r\n\r\n5.1 Miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch\r\nvụ ITS
\r\n\r\n5.1.1 Đặc điểm của miền dịch vụ ITS
\r\n\r\n5.1.2 Đặc điểm của nhóm dịch vụ ITS
\r\n\r\n5.1.3 Đặc điểm của dịch vụ ITS
\r\n\r\n5.2 Người dùng ITS
\r\n\r\n6 Cấu trúc của miền dịch vụ ITS
\r\n\r\n6.1 Miền dịch vụ ITS
\r\n\r\n6.2 ITS hợp tác (Cooperative-ITS)
\r\n\r\n6.3 Cấu trúc miền dịch vụ
\r\n\r\n6.4 Nhóm dịch vụ ITS cho mỗi miền
\r\n\r\n6.5 Sử dụng các dịch vụ ITS để cung cấp\r\nĐịnh danh đối tượng cho các khái niệm dữ liệu
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định) Miền dịch vụ\r\nthông tin chuyến đi
\r\n\r\nPhụ lục B (Quy định) Miền dịch vụ quản\r\nlý và điều hành giao thông
\r\n\r\nPhụ lục C (Quy định) Miền dịch vụ\r\nphương tiện giao thông
\r\n\r\nPhụ lục D (Quy định) Miền dịch vụ vận\r\nchuyển hàng hóa
\r\n\r\nPhụ lục E (Quy định) Miền dịch vụ giao\r\nthông công cộng
\r\n\r\nPhụ lục F (Quy định) Miền dịch vụ khẩn\r\ncấp
\r\n\r\nPhụ lục G (Quy định) Miền dịch vụ\r\nthanh toán trong giao thông vận tải
\r\n\r\nPhụ lục H (Quy định) Miền dịch vụ an\r\ntoàn cá nhân liên quan đến vận tải đường bộ
\r\n\r\nPhụ lục I (Quy định) Miền dịch vụ giám\r\nsát điều kiện thời tiết và môi trường
\r\n\r\nPhụ lục J (Quy định) Miền dịch vụ quản\r\nlý và điều phối ứng phó thảm họa
\r\n\r\nPhụ lục K (Quy định) Miền dịch vụ an\r\nninh quốc gia
\r\n\r\nPhụ lục L (Quy định) Miền dịch vụ quản\r\nlý dữ liệu ITS
\r\n\r\nPhụ lục M (Quy định) Miền dịch vụ quản\r\nlý hiệu suất
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12836-1:2020 (ISO 14813-1:2015) về Hệ thống giao thông thông minh – Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Phần 1: Các miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12836-1:2020 (ISO 14813-1:2015) về Hệ thống giao thông thông minh – Kiến trúc mô hình tham chiếu cho hệ thống giao thông thông minh (ITS) – Phần 1: Các miền dịch vụ, nhóm dịch vụ và dịch vụ ITS
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12836-1:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Giao thông |
Tình trạng | Còn hiệu lực |