BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NỘI BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1.1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý các dự án Bộ Tài chính, Ban Quản lý các dự án Tổng cục; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý các dự án.
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính:
2.2. Xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhân sự Ban Quản lý các dự án Tổng cục do các Tổng cục đề xuất, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư.
3. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
3.2. Đề xuất nhân sự Ban Quản lý các dự án Tổng cục, báo cáo Bộ Tài chính (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) xem xét, có ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền.
4. Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm:
4.2. Thực hiện đúng các quy định, quy chế của Bộ Tài chính ban hành liên quan đến tổ chức quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NỘI BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 17/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN QUA
1. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2006-2010:
- Hệ thống Thuế: 501 dự án với tổng vốn đầu tư 3.728 tỷ đồng (hoàn thành 245 dự án, đang triển khai 256 dự án).
- Hệ thống Kho bạc Nhà nước: 506 dự án với tổng số vốn đầu tư 3.007 tỷ đồng (cơ bản hoàn thành hệ thống trụ sở làm việc, đang triển khai 127 dự án).
- Khối Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: 02 dự án với tổng số vốn đầu tư 203 tỷ đồng (hoàn thành 01 dự án, đang triển khai 01 dự án).
2. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng hiện nay:
2.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng các dự án nhóm B (dưới 500 tỷ đồng) và nhóm C (dưới 30 tỷ đồng). Riêng đối với Tổng cục Thuế: Tổng cục trưởng quyết định phân cấp cho Cục trưởng các Cục thuế quyết định đầu tư xây dựng các dự án từ 15 tỷ đồng trở xuống.
2.4. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng các dự án nhóm C (dưới 30 tỷ đồng).
3. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng hiện nay:
3.2. Về Chủ đầu tư: Thực hiện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư theo cấp hành chính (Thủ trưởng đơn vị các cấp), trong đó không thực hiện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho các đơn vị cấp huyện. Ngoài ra, một số công trình trọng điểm thực hiện giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho các đơn vị có đủ năng lực, đội ngũ thực hiện.
4. Số lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng hiện nay:
4.2. Hệ thống Thuế: 70 người, trong đó tại Tổng cục Thuế (Vụ Tài vụ quản trị) là 11 người.
4.4. Hệ thống Kho bạc Nhà nước: 99 người, trong đó tại Kho bạc Nhà nước (Vụ Tài vụ quản trị) là 12 người.
4.6. Hệ thống Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: 8 người.
5. Nhu cầu đầu tư xây dựng giai đoạn 2011-2015:
Quy hoạch đầu tư xây dựng trụ sở giai đoạn 2011-2015, gồm tổng số 230 công trình (143 xây dựng mới, 87 cải tạo sửa chữa), tổng mức đầu tư dự kiến 7.720 tỷ đồng (năm 2012: 77 công trình; năm 2013: 62 công trình; năm 2014: 46 công trình; năm 2015: 45 công trình). Đặc biệt có một số dự án có quy mô, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị sử dụng và có tổng mức đầu tư lớn như: dự án trụ sở Tổng cục Thuế, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thừa Thiên Huế - giai đoạn 2 (Dự án nhóm A); Dự án trụ sở Cục Thuế Hà Nội (xây mới), Hải Phòng, Đà Nẵng (dự án nhóm B)...
- Quy hoạch đầu tư xây dựng trụ sở giai đoạn 2011-2015, gồm tổng số 233 công trình (152 xây dựng mới, 81 cải tạo sửa chữa), tổng mức đầu tư dự kiến 5.112 tỷ đồng (năm 2011: 80 công trình; năm 2012: 53 công trình; năm 2013: 42 công trình; năm 2014: 42 công trình; năm 2015: 16 công trình). Đặc biệt có một số dự án có quy mô, tính chất phức tạp, có tổng mức đầu tư lớn như: dự án trụ sở Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Trường Hải Quan Việt Nam;
5.3. Hệ thống Kho bạc Nhà nước:
5.4. Hệ thống Dự trữ Nhà nước:
- Quy hoạch hệ thống trụ sở: Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang lập Quy hoạch trình Bộ phê duyệt theo chỉ đạo của Bộ, theo đó nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của hệ thống Dự trữ Nhà nước trong thời gian tới là rất lớn.
a. Học viện Tài chính:
- Năm 2015- 2016: Cải tạo sửa chữa khu cũ tại Đông Ngạc (thời gian triển khai song song với việc thực hiện đầu tư tại khu Đô thị mới đại học, khi sắp hoàn thành dự án mở rộng Học viện tại khu Đô thị mới).
b. Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan:
- Năm 2012- 2015: Cơ bản hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt.
- Năm 2011: Thực hiện thủ tục xin đất, đền bù tại hai khu đất mở rộng (tại xã Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên); lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán.
d. Trường Đại học Tài chính - Kế toán (Quảng Ngãi):
- Năm 2012 - 2015: Cơ bản hoàn thành dự án mở rộng (giai đoạn 3) gồm: nhà Hiệu bộ, Giảng đường, lớp học, khu thể thao, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt.
- Dự án đầu tư tại 2/4 Trần Xuân Soạn: Hoàn thành dự án giai đoạn 2011-2014.
+ Năm 2011: Hoàn tất thủ tục xin đất, đền bù, thi tuyển kiến trúc, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán.
e. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thừa Thiên - Huế:
f. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính tại Hưng Yên:
- Năm 2012 - 2015: Cơ bản hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô giai đoạn 1 được duyệt.
* Đánh giá chung công tác quản lý đầu tư xây dựng của ngành:
- Sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, các cơ quan chức năng; nguồn lực tài chính của các đơn vị cơ bản đáp ứng được nhu cầu trước mắt... nên trong thời gian qua các đơn vị đã từng bước tổ chức và triển khai xây dựng các công trình trụ sở làm việc, kho tàng, trường học... đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Các dự án sử dụng vốn NSNN thì chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư từ đó tạo điều kiện cho phép cấp quyết định đầu tư chủ động trong việc lựa chọn chủ đầu tư cho phù hợp; Các chủ đầu tư có thể thành lập bộ máy (Ban Quản lý dự án) hoặc thuê đơn vị thực hiện giúp các công việc trong công tác đầu tư xây dựng.
- Số lượng dự án cũng như tiến độ thực hiện nhiều dự án còn rất chậm, thực hiện chưa đạt so với mục tiêu, yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, kế hoạch hiện đại hoá đã được phê duyệt, còn để tồn dư dự toán ngân sách lớn, trong đó tập trung chủ yếu là của hệ thống Thuế và Hải quan.
- Thực tế lực lượng cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về xây dựng vừa yếu và thiếu tại các đơn vị, trong khi đại đa số các chủ đầu tư đều phải thực hiện theo phương án kiêm nhiệm quản lý dự án (trực tiếp quản lý dự án) vì không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, số lượng để thành lập Ban quản lý dự án riêng. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 44, Nghị đinh số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 thì trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện quản lý dự án được thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án và điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn quản lý dự án (hạng 2) phải có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế. Do vậy, thực tế triển khai tại các đơn vị không tuyển chọn được đơn vị tư vấn quản lý dự án có đủ năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất chính trị như: Cục Thuế Thành phố. Hồ Chí Minh tuyển chọn 03 năm vẫn không tuyển được, tại các tỉnh gần như không có đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tuyển chọn...
PHƯƠNG ÁN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện đầu tư các công trình xây dựng nêu trên, cần thiết phải thay đổi phương thức tổ chức thực hiện trên một số bất cập, hạn chế như sau:
- Việc giữ nguyên mô hình quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng như hiện nay là không đáp ứng yêu cầu trong điều kiện phải đẩy nhanh công tác đầu tư, hiện đại hoá ngành cũng như giải ngân nguồn vốn ngân sách đã được bố trí.
Điều 44, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 thì trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện quản lý dự án được thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án và điều kiện năng lực của đơn vị tư vấn quản lý dự án (hạng 2) phải có tối thiều 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế. Như vậy, việc lựa chọn được đơn vị tư vấn quản lý dự án là rất khó, nhất là đối với các địa phương không phải là các trung tâm, đô thị lớn.
- Thực tế như hiện nay, Chủ đầu tư quản lý nhiều công trình có tính chất khác nhau và phải thực hiện từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, thẩm tra hồ sơ dự án, thiết kế; dự toán, tổng dự toán; kế hoạch và tổ chức đấu thầu, tổ chức thực hiện dự án, lập quyết toán dự án hoàn thành... và quyết định phê duyệt dự án, thiết kế; dự toán, tổng dự toán; kết quả đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành theo phân cấp của Bộ. Trong khi không có chuyên môn về đầu tư xây dựng và phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn rất nặng nề nên dễ dẫn đến sai phạm trong đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
2. Về quan điểm và nguyên tắc thực hiện phương thức quản lý đầu tư các công trình xây dựng:
- Việc thay đổi mô hình quản lý đầu tư xây dựng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị.
- Việc thay đổi phương thức tổ chức thực hiện phải đảm bảo đồng bộ với phân cấp trong đầu tư xây dựng, để phát huy hiệu quả, hiệu lực trong tổ chức triển khai thực hiện.
- Việc tổ chức triển khai phương án tập trung có thể thực hiện trong một giai đoạn nhất định để nhằm xây dựng bộ máy, đào tạo, nâng cao chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư, sau đó chuyển giao lại cho các đơn vị, hệ thống tiếp tục triển khai.
- Việc tổ chức triển khai phải được sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt, công khai, minh bạch đối với tất cả các cấp quản lý (từ Lãnh đạo Bộ đến các đơn vị trực tiếp); phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm và phải đảm bảo quy định cụ thể về khen thưởng, kỷ luật trong quá trình triển khai.
- Phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Cụ thể: đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng, bộ máy tổ chức thực hiện từng bước đáp ứng theo quy định.
- Đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai: Việc giao quyền sử dụng được thực hiện giao cho đơn vị sử dụng công trình, Ban quản lý dự án, Chủ đầu tư chỉ thực hiện công tác đầu tư xây dựng trên đất được giao theo đúng quy định.
- Việc đầu tư xây dựng công trình: Chủ đầu tư, Ban quản lý phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng công trình nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phù hợp với công năng sử dụng của đơn vị sử dụng.
3. Về mô hình thực hiện trong thời gian tới:
a. Thành lập Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài chính (viết tắt là BQL các DA Bộ Tài chính) để thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư đối với các dự án:
- Các dự án có tổng mức đầu tư trên 300.000 triệu đồng của hệ thống Thuế, hệ thống Hải quan và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
b. BQL các DA Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính (độc lập với nhiệm vụ quản lý ngành về đầu tư xây dựng), thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng giao trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ giải thể. BQL các DA Bộ Tài chính có tài khoản, con dấu riêng để đảm bảo hoạt động.
- Trưởng Ban: 01 người.
- Bộ phận kỹ thuật: 10-15 người (trong đó có cán bộ kỹ thuật của đơn vị sử dụng công trình).
- Trường hợp thành lập Ban Quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư (BQL các DA Bộ Tài chính) thực hiện từng dự án cụ thể thì thành phần Lãnh đạo Ban Quản lý dự án có Lãnh đạo BQL các DA Bộ Tài chính làm Trưởng ban, đại diện Lãnh đạo đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm Phó Trưởng ban; các thành viên Ban Quản lý dự án gồm cán bộ được Chủ đầu tư cử tham gia và các cán bộ quản lý đầu tư, tài chính, tài sản tại đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
a. Thành lập Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục Thuế, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục Hải quan, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (viết tắt là BQL các DA Tổng cục) để thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư các dự án của hệ thống:
+ Các dự án quan trọng thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa trong hệ thống.
- Trong hệ thống Dự trữ Nhà nước: Các dự án kho dự trữ tuyến 1.
b. BQL các DA Tổng cục là đơn vị thuộc Vụ Tài vụ quản trị (độc lập với nhiệm vụ quản lý ngành về đầu tư xây dựng), thực nhiệm nhiệm vụ cụ thể do Tổng cục trưởng giao trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ giải thể. BQL các DA Tổng cục có tài khoản, con dấu riêng để đảm bảo hoạt động.
Trường hợp thành lập Ban Quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư (BQL các DA Tổng cục) thực hiện từng dự án cụ thể thì thành phần Lãnh đạo Ban Quản lý dự án có Lãnh đạo BQL các DA Tổng cục làm Trưởng ban, đại diện Lãnh đạo đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm Phó Trưởng ban; các thành viên Ban Quản lý dự án gồm cán bộ được Chủ đầu tư cử tham gia và các cán bộ quản lý đầu tư, tài chính, tài sản tại đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
- Tổ chức thực hiện như hiện nay (giao cho Thủ trưởng các đơn vị cấp tỉnh, liên tỉnh trực tiếp thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư, không giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho cấp huyện, chi cục).
3.4. Chủ đầu tư xây dựng công trình:
- BQL các DA Tổng cục là Chủ đầu tư đối với các dự án quy định tại điểm a, mục 3.2 nêu trên.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các đơn vị:
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
b. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Phê duyệt nguồn vốn đảm bảo thực hiện dự án xây dựng công trình.
- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu và giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
- Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án do mình quyết định đầu tư.
4.2. Chủ đầu tư (BQL các DA Bộ Tài chính, BQL các DA Tổng cục):
- Phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư.
- Tổ chức thực hiện thi tuyển phương án kiến trúc.
- Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án (viết tắt là BQLDA) đối với từng công trình để giúp Chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung tại mục 4.3 dưới đây.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
- Thực hiện ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho BQLDA ký kết đối với một số hợp đồng quan trọng gồm: hợp đồng xây lắp và hợp đồng liên quan đến công nghệ thông tin.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Ký nghiệm thu công trình xây dựng để bàn giao, đưa vào sử dụng.
- Lập, trình Người (cấp) quyết định đầu tư quyết định chuyển giao tài sản cho đơn vị sử dụng công trình.
BQLDA do Chủ đầu tư (BQL các DA) thành lập, là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư có nhiệm vụ giúp Chủ đầu tư theo quyền hạn, nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao. Cụ thể như sau:
Trong giai đoạn này, BQLDA chưa được thành lập, các công việc do cơ quan nghiệp vụ chuyên môn, Chủ đầu tư thực hiện.
b.1. Về công tác lập hồ sơ thiết kế dự toán:
- Tổ chức quản lý hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục công trình.
b.2. Công tác lựa chọn nhà thầu:
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.
- Tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng với các nhà thầu. Đối với các hợp đồng quan trọng, bao gồm: hợp đồng xây lắp và hợp đồng liên quan đến công nghệ thông tin, BQLDA trình Chủ đầu tư ký kết hoặc xem xét chấp thuận ủy quyền bằng văn bản trước khi ký kết.
b.4. Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình.
b.6. Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp, bao gồm:
- Kiểm tra kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị đã được các tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trước khi đưa vào xây dựng công trình.
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Khi có nghi ngờ về chất lượng công trình, trình chủ đầu tư duyệt tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng;
b.8. Quản lý khối lượng và tiến độ thi công:
- Giám sát, xác nhận khối lượng thi công xây dựng với nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
- Phối hợp đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động và thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng của các nhà thầu.
- Phê duyệt hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo khối lượng hoàn thành.
b.10. Tổ chức công tác kế toán của BQLDA theo đúng quy định của nhà nước và thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán công trình, báo cáo Chủ đầu tư thẩm tra trình Bộ tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (cơ quan tài chính) thẩm định.
b.12. Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b.14. Được ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để giúp BQLDA thực hiện triển khai dự án.
b.16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ đầu tư giao.
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, chuẩn bị hồ sơ và trình Chủ đầu tư nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Lập báo cáo quyết toán chi phí hoạt động BQLDA hàng năm theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán).
4.4. Đơn vị sử dụng công trình và cơ quan quản lý:
- Chịu trách nhiệm toàn diện về các thủ tục liên quan về giao đất để thực hiện đầu tư dự án với các cơ quan tại địa phương.
- Đề xuất nhu cầu xây dựng (mục tiêu xây dựng), kiến trúc tổng thể (quy mô đầu tư, diện tích xây dựng, chiều cao tầng), công năng của từng hạng mục (số lượng phòng ban, dây truyền sử dụng, các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ)... với BQLDA, với BQL các DA (Chủ đầu tư).
- Đề xuất và cân đối, bố trí, bổ sung các nguồn vốn.
b. Đối với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị trực tiếp tiếp nhận quản lý, sử dụng công trình:
- Thực hiện giám sát quá trình tổ chức triển khai dự án, kịp thời có ý kiến với Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
* Tóm lại, thực hiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng nêu trên sẽ:
- Đảm bảo từng bước đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, góp phần giải ngân kinh phí đã bố trí cho nhiệm vụ xây dựng.
- Phân định rõ được trách nhiệm của các cấp trong công tác đầu tư (cấp quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án) để từ đó xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các đơn vị triển khai; tạo điều kiện cho thủ trưởng các đơn vị tập trung triển khai nhiệm vụ chuyên môn nặng nề được giao.
- Vẫn đảm bảo được mối quan hệ giữa cấp quyết định đầu tư (Bộ) với các Chủ đầu tư, với đơn vị sử dụng tài sản (thông qua Ban quản lý dự án) và mối quan hệ với địa phương.
- Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình quản lý đầu tư xây dựng nêu trên thì trước mắt BQL các DA sẽ gặp khó khăn về đội ngũ cán bộ chuyên môn. Để khắc phục hạn chế này thì giải pháp đề ra là sẽ ưu tiên thực hiện cơ chế điều động cán bộ trong ngành và xét tuyển đối với những cán bộ, công chức có năng lực, kinh nghiệm; kết hợp với thực hiện cơ chế thi tuyển theo quy định của Bộ.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập BQL các DA Bộ Tài chính và BQL các DA Tổng cục; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BQL các DA Bộ Tài chính và BQL các DA Tổng cục.
2. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính:
- Xem xét, báo cáo Bộ về nhân sự BQL các DA Tổng cục do các Tổng cục đề xuất, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư.
3. Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước:
- Đề xuất nhân sự BQL các DA Tổng cục, báo cáo Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) xem xét, có ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền.
4. Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng các quy định, quy chế liên quan đến tổ chức quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
File gốc của Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2012 phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2012 phê duyệt Đề án mô hình quản lý đầu tư xây dựng trong nội bộ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 315/QĐ-BTC |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành | 2012-02-17 |
Ngày hiệu lực | 2012-02-17 |
Lĩnh vực | Đầu tư |
Tình trạng | Còn hiệu lực |