BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản | Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2012 |
Kính gửi:
1. Lập danh mục, thu thập và phân loại văn bản
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị lập danh mục văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa theo quy định tại Mục II của Kế hoạch.
Căn cứ vào danh mục văn bản đã được lập, các đơn vị tiến hành thu thập văn bản. Việc thu thập văn bản được thực hiện trên cơ sở nguồn chính thức của văn bản, bao gồm:
- Văn bản lưu trữ tại bộ phận lưu trữ của cơ quan (bộ phận Văn thư thuộc Văn phòng, Trung tâm Lưu trữ);
- Văn bản trên trang Thông tin điện tử của Ngành.
c) Phân loại văn bản
- Lĩnh vực điều chỉnh của văn bản (phân loại theo chuyên đề).
- Thứ tự thời gian ban hành văn bản;
2. Đọc và nghiên cứu văn bản
a) Kiểm tra, rà soát về căn cứ pháp lý ban hành văn bản.
Khi rà soát căn cứ pháp lý, nếu các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành không còn hiệu lực thì văn bản đó cũng hết hiệu lực thi hành. Nếu văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ có sửa đổi, bổ sung thì cần tìm hiểu xem văn bản đó đã được sửa đổi, bổ sung chưa đồng thời đối chiếu những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung với văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung xem đã phù hợp chưa. Nếu chưa có văn bản mới thì cần đề xuất ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung.
Đây là khâu quan trọng trong quá trình rà soát. Yêu cầu đặt ra là phải đánh giá một cách toàn diện, chi tiết về nội dung của văn bản đồng thời nghiên cứu kỹ nhằm phát hiện những khiếm khuyết của văn bản (nếu có). Khi xem xét nội dung của văn bản, cần chú ý những điểm sau:
- So sánh đối chiếu nội dung trong cùng một văn bản và giữa các văn bản với nhau để phát hiện sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp;
- Xem xét tính khả thi, sự phù hợp của văn bản với thực tiễn hoạt động của Ngành: cần đánh giá, xác định xem tại thời điểm rà soát, văn bản được rà soát có cần thiết duy trì nữa hay không; những quy định nào trong văn bản còn sử dụng được; những quy định nào đã lỗi thời cần phải bãi bỏ, những quy định nào cần sửa đổi, bổ sung.
3. Đề xuất phương án xử lý đối với văn bản được kiểm tra, rà soát
II. ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
1. Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi của văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành với thực tiễn hoạt động tại địa phương;
3. Chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện (áp dụng văn bản) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ văn bản theo Biểu mẫu số 4, 5.
Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Do vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu các đơn vị, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện một số nội dung sau:
2. Trong thời gian tổ chức thực hiện Kế hoạch, các đơn vị và Bảo hiểm xã hội tỉnh cần bố trí thời gian và phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức một cách hợp lý để việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và đạt kết quả tốt.
Nơi nhận: | TL. TỔNG GIÁM ĐỐC |
VĂN BẢN DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH ĐÃ HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Công văn số 2642/BHXH-PC ngày 06 tháng 7 năm 2012)
TT | Hình thức văn bản | Ký hiệu | Ngày ban hành | Trích yếu | Lý do hết hiệu lực | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VĂN BẢN DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH CÒN HIỆU LỰC THI HÀNH
|