Một số lưu ý khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở năm 2023

1. Đất trồng lúa là gì? Đất ở là gì?

Tại Việt Nam, tất cả các loại đất sử dụng với mục đích chính là trồng hoa màu được gọi là đất nông nghiệp. Luật Đất đai 2013 quy định đất nông nghiệp gồm các loại sau đây:

1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

2. Đất trồng cây lâu năm;

3. Đất rừng sản xuất;

4. Đất rừng phòng hộ;

5. Đất rừng đặc dụng;

6. Đất nuôi trồng thủy sản;

7.  Đất làm muối;

8. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Điều kiện quan trọng để chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở năm 2021

Vậy, đất trồng lúa là một loại đất nông nghiệp. Ngược lại, đất ở được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp, có thể hiểu là là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà,… Có thể thấy, đây là hai loại đất có mục đích sử dụng khác nhau.

2. Có được chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở hay không?

Việc chuyển mục đích sử dụng đất được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chuyển mục đích sử dụng đất. Các trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

3. Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

4. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

5. Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

6.  Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

7. Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Căn cứ vào các trường hợp nếu trên, có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở.

3. Những lưu ý khi chuyển đất trồng lúa sang đất ở năm 2023

Trước khi thực hiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở, cần lưu ý đến một vài điều quan trọng sau đây:

Thứ nhất, khả năng chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở

Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Mặc dù không cấm nhưng Nhà nước ta hạn chế chuyển đất trồng lúa sang đất nông nghiệp. Do đó, để biết vị trí đất ruộng có được chuyển mục đích sử dụng hay không thì phải xem tại kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Thứ hai, căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất

Để được chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở, pháp luật quy định cần căn cứ vào hai điều sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Thứ ba, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

 

 

Đánh giá: