Ai là người đứng tên sổ đỏ đất nhà thờ, nhà chùa?
1. Định nghĩa đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tôn giáo là bao gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo. Bên cạnh đó, đất tôn giáo được hiểu là một loại đất thuộc đất phi nông nghiệp và có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.
Như vậy, đất nhà thờ, nhà chùa thuộc đất cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Ai là người đứng tên sổ đỏ đất nhà thờ, nhà chùa?
Đất tôn giáo là nơi sinh hoạt chung của tất cả mọi người thuộc cộng đồng tôn giáo đó. Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về sở hữu chung cộng đồng như sau: “Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng”. Như vậy, đất nhà thờ, nhà chùa là đất thuộc sở hữu chung của một cộng đồng tôn giáo nhất định. Họ có quyền ngang nhau đối với loại tài sản này.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật đất đai thì ai là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà thờ, nhà chùa khi quyền lợi của họ là ngang nhau?
Việc để ai đứng tên trên sổ đỏ sẽ được quyết định bằng cách thỏa thuận với nhau trên cả cộng đồng đó.
Nếu cộng đồng thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì đất thì người đó sẽ đứng tên người đại diện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc đứng tên đại diện này được hiểu là người đứng tên chỉ đơn giản là đại diện cho cả cộng đồng để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn về quyền sử dụng đất thì vẫn thuộc về cả cộng đồng. Người đứng tên trên Giấy chứng nhận này phải có được chấp thuận bằng văn bản, văn bản ủy quyền của tất cả mọi người trong cộng đồng tôn giáo.
Ngược lại, nếu không thể đi đến thỏa thuận để một người đứng tên đại diện thì trên sổ đỏ cũng có thể ghi tên cộng đồng dân cư và địa chỉ sinh hoạt của cộng đồng dân cư đó. Để cộng đồng dân cư được đứng tên trên Giấy chứng nhận, họ cần thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật như sau:
– Phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc dòng họ đó đang sinh hoạt trên địa bàn của xã.
– Về thành viên tham dự cuộc họp, theo tập quán, những người tham gia có thể là những người đứng đầu, người đại diện, cháu đích tôn… của các ngành, nhánh dòng họ. Cuộc họp được thông qua theo hình thức biểu quyết đa số. Khi làm các thủ tục về xây dựng công trình thì người đại diện của dòng họ sẽ thay mặt thực hiện.
Đất nhà thờ, nhà chùa là sở hữu chung của cộng đồng tôn giáo ở một khu vực nhất định. Việc giải quyết không rõ ràng, thỏa đáng việc đứng tên sổ đỏ ở những loại đất này có thể gây ra những cuộc xung đột tôn giáo, mâu thuẫn trong chính cộng đồng đó.