Nội dung hợp đồng thử việc từ năm 2021 và một số lưu ý

Nội dung hợp đồng thử việc từ năm 2021 và một số lưu ý

Nội dung hợp đồng thử việc bao gồm những gì? Những lưu ý nào cần quan tâm khi giao kết hợp đồng thử việc từ năm 2021? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng thử việc (HĐTV) là gì?

Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, thời gian thử việc. Ngoài ra còn quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó.

Hình thức của hợp đồng thử việc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nó có thể là một bộ phận của hợp đồng lao động.

2. Nội dung hợp đồng thử việc

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2021. Theo đó, hợp đồng thử việc sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên. Chức danh của người giao kết hơp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động. (Hiện hành không yêu cầu về chức danh bên phía người sử dụng lao động).

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động. (So với quy định mới, quy định hiện hành ngoài CCCD/CMND, hộ chiếu của người lao động thì “các giấy tờ hợp pháp khác” của người lao động vẫn được chấp nhận).

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh. Hình thức trả lương, thời hạn trả lương. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Thời hạn của hợp đồng lao động tại Bộ luật lao động 2012 được thay bằng “thời gian thử việc” theo quy định mới.

 

hop-dong-thu-viec

 

3. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc

– Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. (Hiện hành quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không áp dụng thử việc).

– Tiền lương thử việc của người lao động trong hợp đồng thử việc là do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

 – Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

 

Chúng tôi mong rằng bài viết trên đây phần nào đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về HĐTV. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.

Đánh giá:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *