ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 27 tháng 3 năm 2019 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2019
ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2018
1. Tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới
Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), tình hình dịch bệnh Ebola tại khu vực Tây Phi đã được kiểm soát. Tuy nhiên, từ tháng 4/2018 đến nay, Cộng hòa dân chủ Công Gô (Công Gô) đã ghi nhận đợt dịch thứ 9 tại quốc gia này kể từ năm 1976, đợt dịch gần nhất xảy ra vào tháng 12 năm 2017. Trong năm 2018, Công Gô đã ghi nhận 422 trường hợp mắc, 242 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá khả năng bùng phát dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công Gô vẫn ở mức cao dù quốc gia này cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống và triển khai việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc mới
Từ đầu năm 2017 đến nay, dịch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông (Quata, Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất). Gần đây nhất, WHO thông báo từ ngày 16-30/10/2018 đã ghi nhận thêm 04 trường hợp mắc mới MERS-CoV trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Vương quốc Ả rập thống nhất. Như vậy, trong năm 2018 nước này đã ghi nhận trên 130 trường hợp mắc, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với lạc đà, các sản phẩm từ lạc đà hoặc có tiếp xúc với trường hợp bệnh. Từ năm 2012 đến nay, trên toàn cầu đã ghi nhận 2.266 trường hợp mắc MERS-CoV, trong đó có 804 trường hợp tử vong.
1.3.1. Cúm A(H7N9)
1.3.2. Cúm A(H5N1)
1.3.3. Cúm A(H7N4)
1.4. Bệnh Sốt vàng
1.5. Bệnh Tay chân miệng
1.6. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue
1.7. Bệnh Sởi
1.8. Bệnh Tả
- Tại Nigeria: Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2018, ghi nhận 3.692 trường hợp mắc, trong đó có 68 trường hợp tử vong. Tác nhân gây bệnh được xác định là Vibrio cholerae O1 Inaba.
- Tại Cameroon: tháng 5 năm 2018, ghi nhận 03 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tả tại khu vực giáp biên giới Nigeria. Tại khu vực này là nơi đã xảy ra vụ dịch tả năm 2014 với hơn 1.500 trường hợp mắc.
- Tại Cộng hòa Dân chủ Congo: Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018, ghi nhận 1.065 trường hợp trong đó có 43 trường hợp tử vong, 177 mẫu phân đã được thu thập để xét nghiệm, kết quả có 83 xét nghiệm dương tính.
- Tại Cộng hòa Tanzania: Từ tháng 8 năm 2015 đến ngày 7 tháng 1 năm 2018, ghi nhận 33.421 trường hợp mắc, trong đó có 542 trường hợp tử vong (1,62%).
- Tại Nigeria: ghi nhận 23 trường hợp mắc bệnh bại liệt loại 2 có nguồn gốc từ vắcxin (cVDPV2). Nigeria là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới được xếp vào nhóm đặc hữu của bệnh bại liệt hoang dã, cùng với Afghanistan và Pakistan.
- Tại Somalia: Sự lưu hành của vi rút bại liệt có nguồn gốc từ vắcxin loại 2 (cVDPV2) đã được xác nhận. Ba chủng CVDPV2 đã được phân lập từ các mẫu môi trường được thu thập vào ngày 4 và ngày 11 tháng 1 năm 2018.
- Tại Sudan: ghi nhận 13.900 trường hợp chikungunya, 95% trong số đó là từ Bang Kassala. Không có nhập viện hoặc tử vong đã được báo cáo chính thức. Khoảng 7% các trường hợp được báo cáo là trẻ em dưới 5 tuổi và 60% là nữ.
2. Tình hình bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam
2.2. Bệnh cúm A(H5N1): Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H5N1) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1) trên các đàn gia cầm tại một số tỉnh, thành phố. Tích lũy từ đầu năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 127 trường hợp mắc, trong đó có 63 trường hợp tử vong.
2.4. Cúm A(H7N9): Chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm cúm A(H7N9).
2.6. Bệnh Tay chân miệng: Ghi nhận 130.509 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 63.098 trường hợp nhập viện, 15 trường hợp tử vong. So với năm 2017, số mắc cả nước tăng 24,1 %, số trường hợp nhập viện tăng 29,6%.
2.8. Bệnh do vi rút Zika: Ghi nhận 09 trường hợp dương tính với vi rút Zika. So với năm 2017 (34 trường hợp), số mắc giảm 25 trường hợp.
2.10. Bệnh viêm não Nhật Bản: Cả nước ghi nhận 266 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản (238 trường hợp dương tính), 05 trường hợp tử vong tại Sơn La (2), Kiên Giang, Cao Bằng và Thanh Hóa.
2.12. Bệnh Dại: Ghi nhận 72 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 24 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực phía Bắc (chiếm 75,4%). So với năm 2017, số trường hợp tử vong do bệnh dại giảm 02 trường hợp.
2.14. Bệnh Than: Ghi nhận 06 trường hợp mắc. So với năm 2017 (15 trường hợp mắc), số mắc giảm 09 trường hợp.
- 19 năm liên tục Việt Nam bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt kể từ khi chính thức được WHO xác nhận vào năm 2000, trong bối cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn lưu hành ở một số quốc gia vùng Nam Á, cũng như sự xuất hiện trở lại các ca bại liệt ở những quốc gia khác trong khu vực.
- Một số bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có số mắc giảm hàng trăm lần so với năm 1984 khi chưa triển khai tiêm chủng mở rộng.
- Bệnh Bạch hầu: Ghi nhận 12 trường hợp xét nghiệm dương tính, trong đó có 03 trường hợp tử vong. So với năm 2017 (13 trường hợp mắc, 4 tử vong) số mắc giảm 01 trường hợp.
3. Tình hình bệnh truyền nhiễm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Bệnh Thương hàn: cộng dồn 12 tháng năm 2018, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 33 trường hợp, so với năm 2017 ghi nhận 42 trường hợp, không ghi nhận tử vong. Số ca mắc năm 2018 giảm 21,5% so với năm 2017.
- Lỵ amibe: Tổng số ca mắc Lỵ amibe năm 2018 là 09 so với năm 2017 là 14 trường hợp. Không ghi nhận ca tử vong.
- Viêm não do vi rút: Năm 2018, đã ghi nhận 03 trường hợp viêm não do vi rút. Số ca mắc tăng 02 ca so cùng kỳ 2017. Không ghi nhận tử vong trong năm 2018.
- Viêm gan siêu vi: Ghi nhận 37 ca năm 2018.
- Viêm màng não do Não mô cầu: Năm 2018 ghi nhận 01 trường hợp viêm màng não do Não mô cầu lâm sàng tại Phường 11, TP Vũng Tàu, không ghi nhận tử vong.
- Bệnh Quai bị: Năm 2018 ghi nhận 1.121 ca bệnh Quai bị so với năm 2017 là 805. Số ca mắc năm 2018 tăng 39% so với năm 2017. Không ghi nhận ca tử vong.
- Bệnh cúm:
+ Số ca mắc hội chứng cúm mùa: Năm 2018 ghi nhận 144 ca trong đó có 07 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), 01 trường hợp tử vong, số ca mắc hội chứng cúm mùa năm 2018 giảm 75% so năm 2017, số ca tử vong tăng 100% so với năm 2017.
+ Uốn ván khác: Năm 2018 ghi nhận 12 trường hợp, không ghi nhận tử vong, so năm 2017 là 20 trường hợp mắc.
+ Trong năm 2018, ghi nhận ca 11 cơ Sởi (+) và 19 cơ Sởi lâm sàng, so với năm 2017 không ghi nhận trường hợp Sởi.
II. Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đã triển khai
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và các Đội cơ động chống dịch tại đơn vị theo quy định.
2. Hoạt động
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, Trang thiết bị cho công tác phòng chống các dịch bệnh như MERS - CoV, Ebola, Tả và Thương hàn, cúm A, Tay chân miệng.
- Tổ chức tập huấn triển khai các văn bản mới và hướng dẫn giám sát một số bệnh truyền nhiễm cho cán bộ y tế tuyến huyện và xã, phường.
- Triển khai thí điểm Giám sát viêm phổi nặng nghi do vi rút do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh tổ chức từ tháng 08/2018 đến tháng 12/2018. Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018, đã ghi nhận 04 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút trong đó có 01 ca dương tính với cúm A(H1N1), 01 ca dương tính với cúm B và 02 ca âm tính.
3. Đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 (Phụ lục 1)
- Trên thế giới dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát dịch bệnh, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, bệnh Sốt vàng ... chưa khống chế được triệt để; một số bệnh trước đây đã được khống chế nhưng hiện gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh Tay chân miệng, sốt xuất huyết, Bại liệt, Sởi. Trong đó có những quốc gia có chung đường biên giới và một số quốc gia có nhiều hoạt động giao lưu thương mại với nước ta như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan...
- Các dịch bệnh do virus (TCM, SXH...) không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập. Sự xuất hiện tác nhân gây bệnh nguy hiểm và mới nổi, sự biến chủng tác nhân gây bệnh.
- Sự chỉ đạo của chính quyền tại một số địa phương chưa quyết liệt đối với công tác phòng chống dịch, chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng chống dịch bệnh, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế, các Ban ngành đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.
- Bùng nổ dân số, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự giao lưu rộng rãi của người dân, hậu quả của thiên tai, lụt bão đang tác động tiêu cực tới các hoạt động y tế dự phòng, có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.
- Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng (TCMR) khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong TCMR sử dụng trong vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý hết các đối tượng vãng lai, di biến động.
IV. Ước tính, dự báo tình hình dịch bệnh năm 2019 (Phụ lục 2)
- Quyết định số 142/QĐ-BYT ngày 12/01/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2018;
- Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp chống dịch;
- Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 về Hướng dẫn chế độ thông tin khai báo và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm;
2. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời, giảm số mắc và tử vong một số bệnh dịch nguy hiểm lưu hành tại khu vực.
4. Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.
- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu.
2. Chỉ tiêu đối với một số bệnh truyền nhiễm (Phụ lục 3)
1. Tổ chức, chỉ đạo
- Tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sớm phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, phân bổ kinh phí và cấp kinh phí bổ sung cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh để nâng cao được trách nhiệm của cán bộ và hiệu quả công việc: phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch ...
2. Chuyên môn kỹ thuật
- Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng chống dịch năm 2018, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch năm 2019.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh quốc tế, trong nước và khu vực phía Nam, báo cáo kịp thời Lãnh đạo và đề xuất các hoạt động phòng chống phù hợp.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra và xử lý y tế các phương tiện vận tải nhập cảnh từ vùng có dịch tại các cửa khẩu quốc tế, đặc biệt lưu ý các phương tiện vận tải đường biển, đường bộ tại các cửa khẩu quốc tế, đi về từ vùng có dịch bệnh.
2.2. Các giải pháp giảm tử vong
- Chuẩn bị đầy đủ phác đồ điều trị một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, phác đồ chống sốc.
- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.
3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe
- Xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp với đặc thù tại khu vực cửa khẩu cho các hành khách xuất nhập cảnh.
- Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tại các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.
- Tiếp tục tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì thực hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên người, bệnh từ động vật lây truyền sang người, phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu.
5. Đầu tư nguồn lực
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch (cán bộ giám sát, xét nghiệm, cấp cứu điều trị bệnh nhân, xử lý ổ dịch, truyền thông).
- Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch tại tất cả các tuyến.
6. Công tác kiểm tra, thanh tra
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, tập trung các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao (MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), TCM, SXH, Sởi, Dại...).
- Phối hợp với ngành thú y và các đơn vị liên quan thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch.
1. Sở Y tế
- Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; chịu trách nhiệm công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị người bệnh, xử lý dịch bệnh trên người.
- Tham mưu và tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
- Theo chức năng nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo các hoạt động chủ động phòng, chống dịch bệnh.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
5. Sở Thông tin và Truyền thông
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu:
7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên báo cáo tình hình dịch bệnh về các đơn vị y tế cùng cấp để phối hợp kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động nguồn lực cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài.
- Kinh phí triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh năm 2019 được bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành quy định tại Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Nguồn huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Kèm theo Phụ lục 1, 2, 3)
- Bộ Y tế (b/c);/
- TTr.TU; TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- CVP.UBND tỉnh;
- UBND các huyện/TX/TP;
- Lưu VT-VX3
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tịnh
Phụ lục 1: Đánh giá kết quả hoạt động năm 2018:
STT | Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 | Kết quả năm 2018 | So với năm 2017 | So với kế hoạch | |||||||||
1 |
2 |
- Số ca tử vong: 0;
- Số ca tử vong: 0;
TV: 0
3 |
| ||||||||||
4 |
5 |
- Số ca tử vong: 0; | - Số ca tử vong: 0; | TV: 0 | |||||||||
6 |
- Số ca tử vong: 0; | - Số ca tử vong: 0; | TV: 0 | ||||||||||
7 |
8 |
- Tiếp tục triển khai tiêm vaccine và HTKD miễn phí tại huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. | - Tiếp tục triển khai tiêm vaccine và HTKD miễn phí tại huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. |
| 9 |
10 |
| ||||||
TT | Tên bệnh | Dự báo dịch bệnh 2019 | Cơ sở ước tính dự báo | ||||||||||
Thế giới | Trong nước | Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu | Đường lây | Miễn dịch cộng đồng | Vaccine, biện pháp | Yếu tố nguy cơ | |||||||
1 |
| 2 |
Tiếp tục ghi nhận cúm A(H5N1) tại Ai Cập, Indonexia. |
Thói quen sử dụng, tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh. Giao lưu với vùng có dịch.
| 3 |
| 4 |
Không đảm bảo an toàn thực phẩm.
| 5 |
Tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp so với các nước trong khu vực. |
Tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 5 tuổi. | Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. | Thói quen rửa tay hợp vệ sinh thấp. Tỷ lệ người lớn, người chăm sóc trẻ mang trùng cao |
6 |
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. | Đô thị hóa mạnh tạo các ổ bọ gậy nguồn.
| 7 |
| 8 |
| 9 |
Người dân các tỉnh miền núi đi làm rừng và nương rẫy nhiều. Mưa nhiều, nhiệt độ tăng.
|
Người dân ý thức chưa cao về tiêm vắc xin khi bị chó nghi dại cắn. | ||||
| 12 |
Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh làm các bệnh lây nhiễm, lưu hành trong cộng đồng.
| 13 |
Tỷ lệ miễn dịch cao trong quần thể. |
Có thời gian ngừng tiêm cho trẻ sơ sinh |
Phụ lục 3. Chỉ tiêu đối với một số bệnh truyền nhiễm
TT | Chỉ tiêu 2019 | Trung bình giai đoạn 2013-2017 | |||||||
1 |
| 1.1 | - Tỷ lệ mắc: 0
- Tỷ lệ chết: 0 | ||||||
1.2 | Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ca bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. |
2 |
| 2.1 | Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ca bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. |
| 2.2 | - Tỷ lệ mắc: 0,16
- Tỷ lệ chết: 0 | |
2.3 | - Số ca mắc
- Số ca chết: 0 | ||||||||
2.4 | - Số ca mắc: - Không để xảy ra ổ dịch lớn. | - Không ghi nhận ca tử vong.
3 |
3.1 | Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ca bệnh không để dịch bệnh xảy ra, lan rộng. |
3.2 | - Số ca mắc: 3.773;
- Số ca tử vong: | |||
4 |
4.1 | - Số ca mắc: 2.403
- Số ca chết: 0. | |||||||
5 |
5.1 | Giám sát phát hiện sớm ca xâm nhập, xử lý kịp thời ca bệnh không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. |
5.2 | - Không ghi nhận trường hợp tử vong
6 |
6.1 | Bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt |
6.2 | Tỷ lệ mắc ≤1/100.000 dân | Tỷ lệ mắc ≤ 2/100.000 dân |
6.3 | Tỷ lệ mắc ≤ 0,01/100.000 dân | Tỷ lệ mắc ≤ 0,02/100.000 dân | |||||||
6.4 | Tỷ lệ mắc ≤ 0,1/100.000 dân | Tỷ lệ mắc ≤ 0,2/100.000 dân | |||||||
6.5 | Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh | Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh |
File gốc của Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019 đang được cập nhật.
Kế hoạch 47/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Số hiệu | 47/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành | 2019-03-27 |
Ngày hiệu lực | 2019-03-27 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |