Hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là trong các thành phố lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giao thông mà còn mất mỹ quan đô thị. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

1. Thế nào là lấn chiếm vỉa hè?

Lấn chiếm vỉa hè là tình trạng chiếm dụng vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh,… làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh khu vực và gây mất mỹ quan đô thị. Thậm chí, vì những đoạn vỉa hè bị lấn chiếm mà có những tai nạn giao thông thiệt hại về người và của đã xảy ra. 

Theo Luật giao thông đường bộ 2008, lòng đường và vỉa hè chỉ được sử dụng vào mục đích giao thông. Ngoài ra, trong một số trường hợp, vỉa hè được tạm dùng vào mục đích không phải là giao thông theo quy định của pháp luật. Hành vi lấn chiếm vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng phần đất giao thông đường bộ, cần phải được xử phạt nghiêm minh. 

Hành Vi Lấn Chiếm Vỉa Hè Là Gì Và Hình Thức Xử Phạt?

2. Vỉa hè chỉ được phép sử dụng tạm thời không vì mục đích giao thông khi nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP, hè phố chỉ được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao thông nếu thuộc các trường hợp sau đây:

(1) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày. trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;

(2) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình. thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;

(3) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình. thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;

(4) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;

(5) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình. thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

3. Xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè như sau:

3.1 Phạt tiền đối với cá nhân từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với tổ chức từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi nằm trong các hành vi vi phạm sau đây:

(1) Buôn bán các loại hàng rong, hàng hóa nhỏ lẻ khác ngay trên lòng đường đô thị hoặc trên phần vỉa hè của các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ một số hành vi vi phạm khác theo quy định pháp luật;

3.2 Mức phạt từ 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng – 800.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi sau:

(1) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm khác theo quy định pháp luật;

(2) Tiến hành họp chợ, thực hiện các giao dịch mua, bán hàng hóa trên phạm vi đất của đường bộ mà ở đoạn đường nằm ngoài khu vực đô thị;

3.3 Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng khi là cá nhân, từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng khi là tổ chức nếu có hành vi sử dụng trái phép phần lòng đường đô thị, hè phố nhằm các mục đích sau đây: 

(1) Đặt, xây bục bệ; họp chợ; bày, bán hàng hóa; 

(2) Kinh doanh dịch vụ ăn uống; sửa chữa các phương tiện, máy móc, thiết bị; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; rửa xe;

(3) Làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ một số hành vi vi phạm khác theo quy định;

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; thu dọn các phần rơm, rạ, thóc, lúa, nông, lâm, thủy sản, hải sản trên đường bộ;…

 

Đánh giá: