Khi mua xăng người dân đã phải đóng bao nhiêu loại thuế
Xăng dầu là những mặt hàng thiết yếu của con người trong cuộc sống ngày nay. Vậy bạn có biết khi mua xăng mình đã phải đóng bao nhiêu loại thuế không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý:
1. Tại sao khi mua xăng phải đóng thuế?
Ngày nay, nhu cầu di chuyển, đi lại của con người bằng các phương tiện giao thông ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí đổ xăng, dầu của người dân cũng tăng lên một cách đáng kể. Tại Việt Nam, giá xăng dầu biến động liên tục và được cập nhật liên tục theo quy định của pháp luật hiện hành. Mặc dù giá xăng có lúc cao, thấp khác nhau, nhưng khi mua xăng người dân vẫn phải nộp một khoản tiền thuế đã được tính sẵn trong một lít xăng. Vậy tại sao khi mua xăng lại phải trả thêm tiền thuế?
Có thể bạn chưa biết, xăng dầu là mặt hàng chiến lược quan trọng, đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Do đó, việc đánh thuế đối với mặt hàng xăng dầu là biện pháp để nuôi dưỡng nguồn thu, tăng nguồn thu về mặt lâu dài cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, xăng là một nguồn tài nguyên có hạn, đánh thuế xăng dầu sẽ giúp Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết tiêu dùng, giảm thiểu việc tiêu dùng hoang phí vào những loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, không quá cần thiết.
2. Những loại thuế người dân phải trả khi mua xăng?
Khi đi mua xăng, người dân phải bỏ ra một khoản tiền để trả cho các loại thuế sau đây:
1. Thuế giá trị gia tăng (10%)
Theo quy định hiện hành, xăng dầu là đối tượng dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Mức thuế suất giá trị gia tăng áp dụng đối với xăng dầu là 10%.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt (7-10%)
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 quy định rằng, xăng các loại chính là một trong những đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt áp dụng với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7% trên giá nhập cảng.
3. Thuế bảo vệ môi trường (1000-4000 đồng/lít)
Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện nay quy định các loại xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut là đối tượng tượng chịu loại thuế này. Theo đó, mức thuế áp dụng đối với xăng, trừ etanol là 1000-4000 đồng/lít, dầu diesel là 500-2000 đồng/lít, dầu hỏa là 300-2000 đồng/lít,…
4. Thuế nhập khẩu (10%)
Mặc dù ở Việt Nam đã có nhà máy lọc hóa dầu nhưng chủ yếu là các nhà máy hoạt động công suất thấp, không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước nên nước ta vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu từ một số nước trên thế giới. Chính vì vậy, xăng cũng thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Mức thuế suất nhập khẩu áp dụng đối với xăng hiện nay là 10%.
3. Một số mẹo để đổ xăng tiết kiệm
Khi đi đổ xăng, người dân cần lưu ý một số mẹo để đổ xăng được tiết kiệm như:
1. Chú ý thời điểm đổ xăng
Đổ xăng vào buổi trưa thì xăng bay hơi nhanh hơn do trời nóng. Nên đổ xăng vào sáng sớm hoặc chiều tối để tránh tính trạng xăng bay hơi.
2. Không đổ xăng đầy bình
Đổ xăng đầy bình làm xe tốn nhiều năng lượng hơn và dễ hại xe hơn đổ gần đầy bình.
3. Đổ xăng theo số lít
4. Đổ cùng loại xăng
Đổ đúng và cùng loại xăng giúp xe tiết kiệm năng lượng, tránh tạo cặn trong xe làm xe tốn công suất, tốn xăng hơn.