\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 471/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Nhà\r\n Bè, ngày 28 tháng 3\r\n năm 2014 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM NĂM 2014
\r\n\r\nCăn cứ kế hoạch số 2960/KH-SLĐTBXH-TE\r\nngày 17 tháng 3 năm 2014 về triển khai công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2014\r\ncủa Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp.HCM, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè xây\r\ndựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2014 như\r\nsau:
\r\n\r\n\r\n\r\nTạo môi trường sống an toàn, lành mạnh\r\nđể tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các\r\nnguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh\r\nđặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời\r\ncho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bạo lực, tạo cơ hội để\r\ncác em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội\r\nphát triển.
\r\n\r\nTập trung thực hiện hiệu quả các Nghị\r\nquyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và\r\ngiáo dục trẻ em, qua đó nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn thể hệ thống\r\nchính trị và người dân về trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục\r\ntrẻ em nói chung. Trong đó kế hoạch bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2014 sẽ tập\r\ntrung vào một số nội dung trọng tâm, cụ thể như sau:
\r\n\r\n1. Thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ\r\nem giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định 267/2010/QĐ-TTg của\r\nThủ tướng Chính phủ và Quyết định số 4759/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2011 của\r\nỦy ban nhân dân Thành phố.
\r\n\r\n2. Thực hiện Kế hoạch hành động Quốc\r\ngia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS năm 2011 và tầm\r\nnhìn đến năm 2020 theo Quyết định 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế\r\nhoạch 1476/KH-UBND ngày 02 tháng 04 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
\r\n\r\n3. Thực hiện Quyết định\r\n37/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện xây dựng xã, phường phù hợp\r\nvới trẻ em.
\r\n\r\n4. Xây dựng kế hoạch triển khai thực\r\nhiện chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 theo Quyết\r\nđịnh 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ vả Kế hoạch Phòng chống\r\ntai nạn thương tích trẻ em theo chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố.
\r\n\r\n5. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ\r\nthị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc,\r\ngiáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 03\r\ntháng 08 năm 2012 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường sự lãnh đạo\r\ncông tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội\r\nthiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thành phố.
\r\n\r\n6. Đảm bảo việc cấp thẻ Bảo hiểm Y tế\r\ncho trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời triển khai đồng bộ và hiệu quả các chương trình, kế hoạch chăm lo cho trẻ em trong các dịp lễ, tết, Trung thu,\r\nngày Quốc tế thiếu nhi, tháng hành động vì trẻ em và các chương trình, dự án có\r\nliên quan theo tinh thần chỉ đạo của Trung Ương và Thành phố.
\r\n\r\nII. NỘI DUNG HOẠT\r\nĐỘNG CỤ THỂ:
\r\n\r\nĐể đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu\r\nquả các mục tiêu đã đề ra, trong nội dung kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm 2014, đề nghị các xã, thị trấn tập\r\ntrung vào những vấn đề sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Dự\r\nán 1: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội.
\r\n\r\n- Các xã, thị trấn cần tập trung vào\r\nnhững chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ, chăm sóc\r\ngiáo dục trẻ em như; Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em; Luật Lao động (trong\r\nđó tập trung vào những quy định đối với người lao động chưa thành niên và trẻ\r\nem tham gia lao động), Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định\r\n71/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn\r\nthi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định\r\n91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,\r\nchăm sóc và giáo dục trẻ em; Quyết định 37/2010/QĐ-CP ngày 22/04/2010 về xây dựng\r\nxã phường phù hợp với trẻ em; Chương trình Hành động Quốc gia Vì trẻ em 2012 -\r\n2020; Quyết định 84/TTg về chương trình chăm sóc trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi\r\nHIV; Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác\r\nchăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị số 06-CT-TU\r\nngày 03 tháng 08 năm 2012 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Cung cấp thông\r\ntin, kiến thức, kỹ năng về dịch vụ chăm sóc trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt\r\ncho gia đình, người giám hộ, cộng đồng nhằm nâng cao hiệu\r\nquả công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n- Đối tượng truyền thông tập trung\r\nvào trẻ em; cán bộ các đoàn thể, khu phố, ấp; cộng tác\r\nviên làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cơ sở... trong đó,\r\nđặc biệt lưu ý các địa bàn nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy\r\ncơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, địa bàn đông trẻ nhập cư, trẻ lao động kiếm\r\nsống.
\r\n\r\n- Hình thức truyền thông sẽ thực hiện\r\nthông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hội thảo, hội thi, tọa\r\nđàm, diễn đàn về vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em. Khuyến khích sự tham gia của\r\ntrẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các hoạt động tuyên truyền\r\nvận động, xây dựng chương trình, kế hoạch liên quan đến trẻ\r\nem. Cung cấp các sản phẩm truyền thông nhằm chuyển tải các\r\nkiến thức, từng bước giúp thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng trong\r\ncông tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
\r\n\r\n1.2. Dự án 2: Nâng cao năng lực\r\ncho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình\r\nnguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n- Nội dung của dự án 2 sẽ tập trung\r\nvào các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các\r\nchương trình, kế hoạch, đề án, dự án; kiến thức cơ bản về hệ thống bảo vệ trẻ\r\nem; kiến thức phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; xây dựng xã phường phù hợp\r\nvới trẻ em; hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ\r\nem; các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền trẻ em; sự\r\nphát triển tâm lý của trẻ em; kỹ năng cơ bản trong làm việc với trẻ em; các loại\r\nmẫu biểu thu thập báo cáo có liên quan.
\r\n\r\n- Để đảm bảo tiến\r\nđộ, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội\r\nngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong năm 2014\r\nHuyện sẽ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, cộng tác viên các xã,\r\nthị trấn.
\r\n\r\n1.3. Dự án 3: Xây dựng và phát triển\r\nhệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
\r\n\r\n- Trên cơ sở Quyết định\r\n59/2010/QĐ-UBND ngày 31/08/2010 về công tác bố trí cán bộ chuyên trách trẻ em\r\nkiêm Bình đẳng giới và Quyết định số 86/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban\r\nnhân dân thành phố về bổ sung nhiệm vụ và chế độ thù lao cho cộng tác viên dân\r\nsố kế hoạch hóa gia đình để thực hiện thêm nhiệm vụ bảo vệ\r\nchăm sóc trẻ em, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn bố trí và sử dụng cán bộ đảm\r\nbảo về số lượng, trình độ.
\r\n\r\n1.4. Dự án 4: Xây dựng và nhân rộng\r\ncác mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng.
\r\n\r\n- Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi,\r\ntrẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng: Hỗ trợ\r\ntrẻ em khuyết tật phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng. Xây dựng và triển\r\nkhai mô hình trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác\r\ndành cho trẻ em.
\r\n\r\n- Duy trì và\r\nnhân rộng các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm\r\nviệc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng. Để\r\ntriển khai thực hiện nội dung này Huyện sẽ tổ chức các lớp tập huấn\r\nvề các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình và các bạn khỏi bị\r\nngược đãi, xâm hại và bóc lột, cung cấp các kiến thức về phòng chống các tác hại\r\nkhi tiếp xúc với chất độc hại. Trợ giúp trẻ em tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc\r\ncó nguy cơ bỏ học, giúp các em tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết.
\r\n\r\n- Duy trì và nhân rộng mô hình phòng\r\nngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng.Tổ chức\r\ncác lớp đào tạo về kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em. Trợ\r\ngiúp gia đình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em; trợ giúp các\r\ngia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp phải tách trẻ em bị xâm hại tình dục,\r\ntrẻ em bị bạo lực khỏi gia đình cha mẹ; tổ chức các loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em\r\nbị bạo lực.
\r\n\r\n- Phòng ngừa, trợ giúp người chưa\r\nthành niên (NCTN) vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng. Để làm\r\ntốt công tác này, các xã, thị trấn có thể xây dựng các câu lạc bộ trợ giúp NCTN\r\nvi phạm pháp luật, các điểm trợ giúp NCTN vi phạm pháp luật; tổ chức các lớp\r\nđào tạo về các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình\r\ncho NCTN vi phạm pháp luật.
\r\n\r\n- Tăng cường nhận thức và nâng cao\r\nnăng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ làm việc với người chưa\r\nthành niên là nạn nhân, nhân chứng, người chưa thành niên vi phạm pháp luật;\r\ntuyên truyền phổ biến các vấn đề liên quan đến tư pháp cho trẻ em và người chưa\r\nthành niên, đặc biệt trẻ em và người chưa thành niên là nạn nhân, nhân chứng hoặc\r\nngười chưa thành niên vi phạm pháp luật, có nguy cơ tại cộng đồng và các trường\r\ngiáo dưỡng. Thực hiện thí điểm việc xử lý chuyển hướng\r\nthân thiện đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tiếp tục quản lý, lưu trữ thông tin, số liệu thu thập được và\r\nphân tích, đáp ứng nhu cầu quản lý hệ thống.
\r\n\r\n1.5. Dự án 5: Nâng cao hiệu quả quản\r\nlý nhà nước về Bảo vệ chăm sóc trẻ em.
\r\n\r\n- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện\r\ncác văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ chăm sóc trẻ em để kiến nghị\r\ncơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hướng thân thiện với trẻ em, tăng\r\ncường tính phòng ngừa, bảo vệ trẻ em một cách toàn diện.
\r\n\r\n- Củng cố cơ sở dữ liệu về Bảo vệ\r\nchăm sóc và giáo dục trẻ em, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc\r\ntrẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐể thực hiện mục\r\ntiêu trong năm 2014 đã đề ra trong chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em bị\r\nảnh hưởng bởi HIV/AIDS năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định\r\n84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1476/KH-UBND ngày 02 tháng\r\n04 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố, đề nghị các xã, thị trấn tập trung\r\ntriển khai thực hiện một số các giải pháp cụ thể như sau:
\r\n\r\n- Nghiên cứu, rà soát trẻ em bị ảnh\r\nhưởng bởi HIV/AIDS và văn bản pháp luật liên quan. Khảo sát, điều tra, thống kê\r\ntương đối tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tiếp tục cập nhật, rà\r\nsoát, bổ sung số liệu, đưa vào quản lý danh sách 10 nhóm đối\r\ntượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Phấn đấu có\r\ntrên 80% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đưa vào quản lý.
\r\n\r\n- Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm\r\nsóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ nhiễm, ảnh\r\nhưởng HIV/AIDS. Xác định các nhu cầu cần thiết của trẻ em bị ảnh hưởng bởi\r\nHIV/AIDS làm cơ sở cho việc xây dựng các gói dịch vụ hỗ trợ phù hợp, thiết thực\r\nnhư tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý... Tổ chức hội thảo phòng chống phân biệt kỳ\r\nthị, đối xử trong trường học: mầm non, tiểu học, trung học\r\ncơ sở.
\r\n\r\n- Nâng cao năng lực chăm sóc trẻ nhiễm\r\nvà ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cung cấp thông tin, kiến thức về\r\nbảo vệ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tổ chức Hội thảo phòng chống\r\nphân biệt đối xử trong cộng đồng dân cư. Tập huấn cho câu lạc bộ tuyên truyền\r\nviên đồng đẳng trẻ em về kiến thức kỹ năng truyền thông, kỹ năng nói chuyện trước\r\nđám đông, Quyền trẻ em theo quy định pháp luật, HIV/AIDS,\r\ngiới - giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên... để trẻ truyền thông với trẻ.
\r\n\r\n- Duy trì sinh hoạt nhóm gia đình,\r\nngười trực tiếp chăm sóc trẻ,Tổ chức hoạt động truyền\r\nthông của Câu lạc bộ Tuyên truyền viên đồng đẳng.
\r\n\r\n- Tập huấn cho tình nguyện viên về\r\ncông tác tiếp cận, vãng gia, tư vấn và chăm sóc hỗ trợ trẻ nhiễm ảnh hưởng bởi\r\nHIV/AIDS. Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức\r\nkhỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
\r\n\r\n- Truyền thông nâng cao nhận thức:\r\nXây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người\r\nchăm sóc trẻ được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và tham gia phòng chống\r\nHIV/AIDS.
\r\n\r\n- Tổ chức Hội thi cho gia đình, trẻ bị\r\nnhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về\r\ntìm hiểu Luật phòng chống AIDS; kiến thức HIV/AIDS, phòng\r\nchống lây truyền, chăm sóc trẻ, Quyền trẻ em. Tuyên truyền trong cộng đồng dân\r\ncư về kiến thức HIV/AIDS; phòng chống lây nhiễm; phòng chống kỳ thị phân biệt đối\r\nxử.
\r\n\r\n- Kiểm tra đánh giá theo dõi hoạt động - Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá công\r\ntác quản lý điều hành. Tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em\r\nnhiễm ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho các\r\nngành liên quan. Tổ chức Hội nghị tổng kết năm chương trình truyền thông, chăm\r\nsóc hỗ trợ trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Quyết định 84.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác nội dung trọng\r\ntâm cần được tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2014 liên quan đến thực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg và Kế hoạch số 4794/KH-UBND\r\nngày 27 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em bao gồm:
\r\n\r\n- Tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt\r\nđộng tuyên truyền, vận động xã hội tham gia các hoạt động xây dựng xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng.
\r\n\r\n- Phấn đấu duy trì những xã, thị trấn\r\nđã được xét công nhận phù hợp với trẻ em; đối với những\r\nxã, thị trấn không được công nhận phù hợp với trẻ em trong năm 2013 thì Ủy ban\r\nnhân dân các xã, thị trấn cần có kế hoạch phân công cụ thể cho các ban, ngành,\r\nđoàn thể có liên quan để theo dõi và có kế hoạch hỗ trợ.
\r\n\r\n- Đăng ký phấn đấu đạt xã, phường phù\r\nhợp trẻ em trong năm 2014; phân công các đơn vị phụ trách chấm điểm phù hợp với\r\nngành, lĩnh vực quản lý; lưu trữ hồ sơ của những xã, thị trấn đạt chuẩn xã, phường\r\nphù hợp với trẻ em theo đúng quy định.
\r\n\r\n- Kiện toàn Hội đồng xét duyệt công\r\nnhận xã, phường phù hợp với trẻ em đồng thời tổ chức kiểm tra các xã, thị trấn\r\nthực hiện Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu\r\nchuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em giai đoạn 2010-2015.
\r\n\r\n- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tham\r\nmưu Đảng ủy đưa vào Nghị quyết, kế hoạch hàng năm của địa\r\nphương những nội dung có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ\r\nem theo đặc thù từng năm, thực hiện xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em từ\r\nđó làm cơ sở cho việc xét đánh giá công nhận vào cuối năm.
\r\n\r\n4. Về công tác cấp\r\nthẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi:
\r\n\r\n- Thường xuyên rà soát, thống kê số\r\nthẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, không được sử dụng với bất cứ lý do\r\ngì hoặc những thẻ đã hết hạn sử dụng; phối hợp bảo hiểm xã hội huyện để giảm số\r\nthẻ này trên dữ liệu máy tính nhằm đảm bảo không lãng phí nguồn kinh phí của\r\nNhà nước.
\r\n\r\n- Tiếp tục phối hợp, tổ chức cấp thẻ\r\nbảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi theo chỉ đạo của Thành phố.
\r\n\r\n- Tăng cường thông tin, tuyên truyền\r\nvề những nội dung có liên quan đến cấp thẻ bảo hiểm y tế; thông tin về chế độ\r\nkhám chữa bệnh miễn phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi đến với người dân.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1. Về triển khai thực hiện tháng\r\nhành động vì trẻ em:
\r\n\r\nVới mục tiêu nâng cao nhận thức,\r\ntrách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và\r\ntoàn xã hội đối với việc xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho\r\ntrẻ em; phòng chống xâm hại, ngược đãi và bạo hành trẻ em; tôn trọng, lắng nghe\r\ný kiến và quyền tham gia của trẻ em, các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch\r\ntriển khai thực hiện Tháng hành động vì trẻ em của địa phương mình, trên cơ sở\r\nsẽ tập trung các hoạt động sau:
\r\n\r\n- Tổ chức lễ phát động tháng hành động\r\nvì trẻ em cấp Huyện và các xã, thị trấn.
\r\n\r\n- Tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện; trên cơ sở diễn đàn trẻ em cấp huyện, các xã,\r\nthị trấn tùy vào đặc điểm tình hình và điều kiện của địa\r\nphương sẽ có các hình thức tổ chức diễn đàn cho phù hợp trên cơ sở hiệu quả và\r\ntiết kiệm.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải\r\ntrí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể\r\ndục thể thao cho trẻ em nhân dịp tháng hành động vì trẻ em, kết hợp với khai mạc\r\nhè và vui tết thiếu nhi 1/6. Các hoạt động được tổ chức bằng nhiều hình thức\r\nnhư: Hội thi, hội thao với các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông,\r\nbóng bàn... nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ, góp phần hạn chế\r\ntrẻ em sa vào các trò chơi mang tính bạo lực.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động giao lưu bằng\r\nnhiều hình thức nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, hòa đồng giữa trẻ\r\ncó hoàn cảnh đặc biệt như trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ khuyết tật,\r\ntrẻ em làm trái pháp luật... với các trẻ em khác để tăng\r\ncường sự tin tưởng, hỗ trợ các em hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\n- Giáo dục cho trẻ em về kỹ năng biết\r\ntự bảo vệ mình, tránh xa các nguy cơ bị lợi dụng, bóc lột sức lao động trẻ em,\r\nbị bạo lực, xâm hại; biết tự phòng tránh tai nạn thương tích, biết tìm hiểu về\r\nluật an toàn giao thông, tham gia các lớp học sơ cấp cứu cho người bị nạn.
\r\n\r\n- Tiếp tục kiện toàn và giám sát hệ\r\nthống các cơ sở vui chơi, giải trí phục vụ trẻ em trên địa bàn Huyện, đảm bảo\r\ncác em được tiếp cận miễn phí với các công trình mà Thành phố và Huyện đã tập\r\ntrung nguồn lực đầu tư xây dựng.
\r\n\r\n- Tích cực tuyên truyền theo chủ đề\r\ntháng hành động Vì trẻ em năm 2014, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp\r\nluật của Đảng và Nhà nước đối với công tác Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em như Luật Bảo\r\nvệ - Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định\r\n91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,\r\nchăm sóc và giáo dục trẻ em. Lồng ghép việc triển khai tuyên truyền các Quyết định\r\n267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc\r\ngia vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định 84/2009/QĐ-TTg ngày 04/06/2009\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bảo vệ trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi\r\nHIV/AIDS; Quyết định 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 về ban hành Quy định Tiêu\r\nchuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng số điện thoại khẩn cấp 113, 18001567 và hoạt động của Trung tâm Công tác xã\r\nhội trẻ em thành phố để nâng cao hiệu quả can thiệp, tư vấn,\r\nhỗ trợ các trường hợp trẻ bị xâm hại, bị bạo lực.
\r\n\r\n- Tổ chức kiểm tra giám sát và đánh\r\ngiá tổng kết việc thực hiện tháng hành động vì trẻ em.
\r\n\r\n5.2. Tổ chức các hoạt động chăm lo cho trẻ em trong các dịp Lễ, Tết, Trung thu,\r\nngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Hè:
\r\n\r\nVới mục tiêu nâng cao nhận thức,\r\ntrách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp\r\nbảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Tạo mọi điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc\r\nbiệt được phát triển bình đẳng, được tham gia các dịp Lễ, Tết, Trung thu, ngày\r\nQuốc tế thiếu nhi 1/6, Hè trên cơ sở đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện,\r\nbình đẳng, tiết kiệm và bổ ích. Kế hoạch của các xã, thị trấn cần tập trung các\r\nhoạt động sau:
\r\n\r\n- Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể\r\nnhư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội\r\nCựu chiến binh... tổ chức Lễ, Tết, Trung thu, ngày Quốc tế\r\nthiếu nhi 1/6, Hè cho trẻ em, kết hợp thăm tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc\r\nbiệt tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải\r\ntrí và thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Các hoạt động trong dịp Lễ, Tết,\r\nTrung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Hè nên tập trung vào tổ chức các chương\r\ntrình văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, cắm trại, tìm\r\nhiểu di tích lịch sử, chiếu phim, các cuộc thi, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ,\r\ncác trò chơi dân gian, truyền thống... phù hợp với địa phương.
\r\n\r\n- Tăng cường công tác truyền thông\r\ntrên các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, bản tin, panô, áp phích,\r\ntài liệu truyền thông... với các nội dung thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của\r\nmọi người dân về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đồng thời tạo cơ hội cho\r\nchính bản thân trẻ em được tiếp cận các thông tin phù hợp với trình độ, sở\r\nthích, nhu cầu nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em;
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động vận động xã hội:\r\nVận động các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hảo tâm trên địa bàn, nhằm đóng\r\ngóp gây quỹ để tặng quà, trao học bổng\r\ncho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; kết hợp\r\nxây dựng các công trình phúc lợi cho trẻ em, như xây dựng\r\ncác điểm vui chơi giải trí, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết\r\nbị cho các trường học... đảm bảo cho mọi trẻ em được vui đón\r\nTết Trung thu và hưởng các hoạt động vui chơi giải trí\r\nlành mạnh, bổ ích và thiết thực nhất.
\r\n\r\n5.3. Công tác kiểm tra, giám sát:
\r\n\r\n- Tăng cường công tác kiểm tra, giám\r\nsát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; nắm bắt và kiểm tra các\r\ncơ sở sử dụng lao động trẻ em; giám sát việc thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP\r\nvà Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách trợ\r\ncấp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
\r\n\r\n- Thường xuyên kiểm tra tình hình sử\r\ndụng lao động trẻ em nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng sức lao động\r\ntrẻ em; Rà soát số trẻ em ăn xin không nơi nương tựa, hoặc bị “chăn dắt” không\r\ncó mối quan hệ với gia đình để đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội\r\nhoặc tổ chức đưa về gia đình chăm sóc nếu còn gia đình họ hàng; kiểm tra các điểm\r\nnuôi trẻ em bất hợp pháp, nhóm nuôi trẻ em không đạt tiêu chuẩn; Phối hợp xử lý\r\nnghiêm minh các trường hợp ngược đãi, xâm hại trẻ em, vi phạm quyền trẻ em.
\r\n\r\n5.4. Về triển khai thực hiện các\r\nChương trình, Dự án có liên quan đến công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em:
\r\n\r\n- Triển khai thực hiện có hiệu quả Dự\r\nán “Bạn hữu trẻ em Thành phố” giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn các xã Phú\r\nXuân, Nhơn Đức, Phước Lộc và Thị trấn Nhà Bè.
\r\n\r\n- Các xã, thị trấn thực hiện dự án có\r\ntrách nhiệm căn cứ vào kế hoạch, chương trình chung của Huyện để xây dựng các kế\r\nhoạch, bố trí nguồn lực nhằm phối hợp triển khai tổ chức thực hiện tại địa bàn\r\ntrên cơ sở đảm bảo về mặt tiến độ thời gian và nội dung chương trình hoạt động.
\r\n\r\n6. Triển khai Kế hoạch thực hiện các chương trình,\r\nkế hoạch theo tinh thần chỉ đạo của Thành phố, Huyện có liên quan đến lĩnh vực\r\nbảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ chính trị về\r\ntăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ\r\ntrẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 03/08/2012 của Thành ủy\r\nthành phố Hồ Chí Minh về tăng cường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo\r\ndục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí\r\nMinh thành phố; Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ\r\nvề phê duyệt chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 -2020; Kế\r\nhoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
\r\n\r\n7. Về tổ chức bộ\r\nmáy nhân sự làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em:
\r\n\r\nHiện nay bộ máy nhân sự làm công tác\r\nbảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở được thực hiện theo Quyết định\r\n59/2010/QĐ-UBND, ngày 31/08/2010 và Quyết định số 86/2010/QĐ-UBND ngày\r\n22/12/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố. Toàn Huyện có 7/7 xã, thị trấn có cán\r\nbộ không chuyên trách làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bình đẳng giới và\r\n205 cộng tác viên ở cơ sở, tuy vậy hầu hết cán bộ, cộng\r\ntác viên đều được phân công kiêm nhiệm thêm nhiều lĩnh vực\r\ncông tác khác, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác.
\r\n\r\n\r\n\r\nTheo nội dung Kế hoạch Bảo vệ Chăm\r\nsóc trẻ em năm 2014 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Ủy ban nhân dân các xã,\r\nthị trấn chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên cơ sở phù hợp với\r\nkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện\r\ncó hiệu quả các hoạt động của kế hoạch với các chương trình khác có liên quan\r\ntrên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và\r\nchăm sóc trẻ em; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện kế hoạch có\r\nhiệu quả./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n Nơi nhận: | \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 471/KH-UBND về Chương trình Bảo vệ Chăm sóc trẻ em năm 2014 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 471/KH-UBND về Chương trình Bảo vệ Chăm sóc trẻ em năm 2014 do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Huyện Nhà Bè |
Số hiệu | 471/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Văn Tiến |
Ngày ban hành | 2014-03-28 |
Ngày hiệu lực | 2014-03-28 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Không còn phù hợp |