\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 2586/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành phố Hồ Chí\r\n Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2015 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân\r\ndân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 279/QĐ-TTg\r\nngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát huy giá\r\ntrị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh\r\nphúc, bền vững đến năm 2020;
\r\n\r\nXét đề nghị của Giám đốc Sở Văn\r\nhóa và Thể thao tại Tờ trình số 2035/TTr-SVHTT-VHGĐ\r\nngày 07 tháng 5 năm 2015,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết\r\nđịnh này Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan\r\nhệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020\r\ntrên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
\r\n\r\nĐiều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày\r\nký.
\r\n\r\nĐiều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám\r\nđốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ\r\ntrưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định\r\nnày./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT HUY GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG\r\nGIA ĐÌNH VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC, BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA\r\nBÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n(Ban hành theo Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm\r\n2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là đô\r\nthị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học\r\ncông nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức\r\nthu hút và sức lan tỏa lớn của vùng\r\nkinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Thành\r\nphố có diện tích tự nhiên 2.095,01 km2; tổ chức hành chính gồm 19 quận,\r\n5 huyện, 322 phường - xã, thị trấn, 1985 khu phố - ấp, dân số có 8.477.000 người;\r\n1.962.121 hộ gia đình1; trẻ\r\nem dưới 16 tuổi là 1.347.375 em, trên 16 % dân số Thành phố (nam chiếm 52,31%,\r\nnữ chiếm 47,69%); người cao tuổi có 642.947 người chiếm 5,4 % dân số.
\r\n\r\nThành phố có truyền thống cách mạng\r\nkiên cường phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, đoàn kết, không ngừng phát triển\r\nmột cách toàn diện; trong đó về văn hóa, xã hội có bước tiến tích cực; đời sống\r\nvật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao; chính sách xã hội được\r\nquan tâm thực hiện có hiệu quả, hộ nghèo giảm rõ rệt2, trẻ em được bảo vệ chăm sóc3, hầu hết người cao tuổi được phụng dưỡng trong 26%\r\nhộ gia đình; số hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”\r\ntăng lên hàng năm4, chất\r\nlượng phong trào ngày một nâng cao.
\r\n\r\nQuá trình công nghiệp hoá, hiện đại\r\nhóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi chung cho sự phát triển của\r\ngia đình, đồng thời cũng không ít những khó khăn, thách thức nảy sinh từ mặt\r\ntrái của cơ chế thị trường như lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị\r\nđạo đức truyền thống và lối sống lành mạnh, sự phân hóa giàu nghèo tác động vào\r\nsố đông các gia đình, sự xung đột về giá trị sống giữa các thế hệ, trong phát\r\nhuy ứng dụng các giá trị văn hóa truyền thống vào đời sống gia đình hiện đại,...Vì\r\nvậy, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, kiến thức, kỹ\r\nnăng tổ chức đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ gia đình được xem là giải\r\npháp hàng đầu trong công tác gia đình. Những năm qua, các ngành, đoàn thể các cấp\r\nthực hiện tuyên truyền thường xuyên đến tận cơ sở trong các hoạt động: phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật; vận động xây dựng gia đình văn hóa, gia đình 5 không 3 sạch;\r\ntuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam; giáo dục 5 triệu\r\nbà mẹ nuôi, dạy con tốt;... Hoạt động tuyên truyền giáo dục\r\ntiền hôn nhân được các đơn vị Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Liên hiệp Phụ\r\nnữ Thành phố, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động\r\nThành phố thực hiện ở cộng đồng, trong câu lạc bộ tiền hôn nhân, ở các lớp học\r\ncủa các nhà văn hóa (Phụ nữ, Thanh niên), hoạt động tư vấn (trực tiếp, qua mạng\r\ninternet, qua điện thoại) của các Trung tâm Hỗ trợ thanh\r\nniên công nhân Thành phố Hồ chí Minh, Trung tâm công tác xã hội công đoàn Thành\r\nphố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ kết hôn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.\r\nCác cơ sở tôn giáo thuộc Phật giáo, Thiên chúa giáo cũng thực hiện giáo dục tiền\r\nhôn nhân cho phật tử, giáo dân của mình trong lứa tuổi này.
\r\n\r\nTuy có giảm dần nhưng bạo lực gia\r\nđình vẫn xảy ra, nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ khoảng 90%, là trẻ em dưới 16 tuổi trên 16%, là người cao tuổi gần 6%5; tỷ lệ kết hôn so với ly hôn là 4,48%, số người ly\r\nhôn dưới 40 tuổi chiếm trên 68%6;\r\ntrong một số gia đình chưa thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phụng dưỡng\r\nngười cao tuổi chưa chu đáo; tình trạng chung sống trước hôn nhân, quan hệ tình\r\ndục sớm và nạo phá thai ở người chưa thành niên vẫn tiếp tục xảy ra, chênh lệch\r\ngiới tính ở nhóm trẻ sơ sinh vẫn còn cao cho thấy vẫn còn tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh trong nhân dân. Thực\r\ntrạng đó cho thấy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng và phát\r\ntriển gia đình Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh với các giải pháp phù hợp để\r\nphát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia\r\nđình hạnh phúc, bền vững nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình\r\nđẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
\r\n\r\nThực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày\r\n20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án phát huy giá trị tốt\r\nđẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững\r\nđến năm 2020; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề\r\nán phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng\r\ngia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh\r\n(sau đây viết tắt là Kế hoạch) cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung: Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình (giữa vợ và chồng;\r\ngiữa cha mẹ và con cái; giữa người cao tuổi và con cháu, giữa các thành viên\r\nkhác trong gia đình) và hỗ trợ xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, bền vững.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể:
\r\n\r\na) Về mối quan hệ\r\ngiữa vợ và chồng.
\r\n\r\nPhấn đấu đến năm 2020 hầu hết các cuộc\r\nhôn nhân đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật; có 95% nam, nữ thanh\r\nniên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về\r\ngia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
\r\n\r\nHằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15%\r\nhộ gia đình có bạo lực giữa vợ và chồng; giảm 15% người kết hôn dưới tuổi pháp\r\nluật quy định.
\r\n\r\nb) Về mối quan hệ\r\ngiữa cha mẹ và con cái.
\r\n\r\nĐến năm 2020 có 75% cha hoặc mẹ có\r\ncon dưới 6 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng về nuôi dạy, chăm\r\nsóc con cái; phấn đấu có 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy trẻ\r\nem, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức\r\nvà tinh thần. Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực với\r\ntrẻ em.
\r\n\r\nc) Về mối quan hệ\r\ngiữa người cao tuổi và con cháu trưởng thành.
\r\n\r\nĐến năm 2020 có 80% hộ gia đình có\r\nngười cao tuổi được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật đối với người\r\ncao tuổi; phấn đấu có khoảng 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng\r\nngười cao tuổi. Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực với\r\nngười cao tuổi.
\r\n\r\nd) Về hỗ trợ xây\r\ndựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
\r\n\r\nĐen năm 2020 có 85% hộ gia đình đạt\r\ntiêu chuẩn gia đình văn hóa; trên 95% hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung\r\ncấp thông tin về chính sách, pháp luật và phúc lợi xã hội. Triển khai thí điểm\r\nmô hình liên quan tới xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững theo hướng\r\ndẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phối hợp với các tổ chức chính trị-xã\r\nhội (Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ) tăng cường chất lượng nội dung và hoạt động\r\ntư vấn hôn nhân và gia đình của các trang thông tin điện tử\r\n(website) nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng cho các thành viên gia\r\nđình về xây dựng gia đình hạnh phúc.
\r\n\r\nII. CÁC GIẢI PHÁP\r\nTHỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận\r\nthức của xã hội, các thành viên trong gia đình về tầm quan trọng của gia đình\r\nvà giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình.
\r\n\r\na) Tăng cường công tác truyền thông\r\nnhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị\r\ntrí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng, phát\r\ntriển đất nước; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước liên\r\nquan đến gia đình.
\r\n\r\nb) Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình\r\nthức truyền thông, đồng thời, tăng cường lồng ghép Luật Bình đẳng giới vào các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo\r\nlực gia đình; chú trọng vào đối tượng nam giới.
\r\n\r\nc) Nêu gương người tốt, việc tốt, giới\r\nthiệu các gia đình hạnh phúc, đề cao giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt\r\nNam; phê phán những biểu hiện không đúng trong việc xây dựng gia đình Việt Nam,\r\nnhững hủ tục ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình; cảnh báo các nguy cơ và hậu quả\r\ntiêu cực về mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội.
\r\n\r\nd) Chú trọng ngăn ngừa thông tin và sản\r\nphẩm văn hóa độc hại tác động vào gia đình.
\r\n\r\n2. Tăng cường công tác quản lý, lãnh\r\nđạo và năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện Đề án.
\r\n\r\na) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của\r\ncác cấp ủy Đảng và chính quyền và tổ chức chính trị-xã hội đối với thực hiện\r\ncác mục tiêu của Đề án.
\r\n\r\nb) Phát triển và nâng cao chất lượng\r\ncơ sở dữ liệu về gia đình và nghiên cứu và gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ\r\nChí Minh.
\r\n\r\nc) Kiện toàn, nâng cao năng lực đội\r\nngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp (chú ý đến cán bộ cấp phường-xã) đáp ứng\r\nyêu cầu quản lý, tổ chức thực hiện công tác gia đình. Ưu tiên đào tạo đội ngũ\r\ncán bộ có đủ năng lực trong quản lý, bồi dưỡng, cung cấp nội dung về giáo dục kỹ\r\nnăng sống, giáo dục đời sống gia đình.
\r\n\r\nd) Nâng cao năng lực của cán bộ, cơ\r\nquan có liên quan trong lồng ghép, phối hợp thực hiện các mục tiêu của Đề án với\r\nmục tiêu của các Đề án khác trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến\r\nnăm 2020, tầm nhìn 2030.
\r\n\r\n3. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ\r\nnăng sống, giáo dục đời sống gia đình.
\r\n\r\na) Cung cấp cho các thành viên gia\r\nđình, đặc biệt là gia đình trẻ về kỹ năng sống (kỹ năng làm cha, mẹ, chất lượng\r\nmối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng, xây dựng\r\ngia đình là điểm tựa tinh thần, là môi trường an toàn cho trẻ em), nội dung\r\ngiáo dục đời sống gia đình.
\r\n\r\nb) Nghiên cứu lồng ghép nội dung giáo\r\ndục kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình\r\nvào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học,\r\ncấp học.
\r\n\r\n4. Xã hội hóa các hoạt động phát huy\r\ngiá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình.
\r\n\r\na) Đề cao tính chủ động và trách nhiệm\r\ncủa các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ xây dựng, phát triển gia đình, lồng\r\nghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực gia đình thuộc phạm\r\nvi trách nhiệm của ngành, đoàn thể và địa phương.
\r\n\r\nb) Khuyến khích sự tham gia của cộng\r\nđồng dân cư, các tổ chức, dòng họ, cá nhân, đặc biệt là nam giới vào việc hỗ trợ\r\nhoặc tạo điều kiện, cơ hội cho các thành viên gia đình nâng cao nhận thức và thực\r\nhiện các hoạt động liên quan.
\r\n\r\nc) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân\r\ntrong và ngoài nước hỗ trợ nguồn lực nhằm phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan\r\nhệ trong gia đình.
\r\n\r\nIII. TỔ CHỨC THỰC\r\nHIỆN CÁC DỰ ÁN Ở THÀNH PHỐ
\r\n\r\n1. Dự án 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu và\r\nnghiên cứu về giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình.
\r\n\r\na) Nội dung:
\r\n\r\n- Triển khai áp dụng hệ thống chỉ báo\r\nđánh giá các giá trị tốt đẹp của các mối quan hệ gia đình và cơ chế thu thập, xử\r\nlý và sử dụng thông tin (hoạt động này lồng ghép với việc triển khai nội dung của\r\nĐề án xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến\r\nnăm 2020) ngay sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn
\r\n\r\n- Thực hiện điều tra theo định kỳ về\r\ngia đình và các giá trị tốt đẹp trong gia đình.
\r\n\r\n- Thực hiện các nghiên cứu về gia\r\nđình và biến đổi giá trị các mối quan hệ trong gia đình làm cơ sở để xây dựng\r\nvà hoạch định chính sách về gia đình.
\r\n\r\nb) Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và\r\nThể thao.
\r\n\r\nc) Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu\r\ntư (Cục Thống kê), Viện Nghiên cứu và phát triển Thành phố và các Sở, ngành có\r\nliên quan tổ chức điều tra định kỳ cấp thành phố và thực hiện các nội dung khác\r\ndựa trên kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam những\r\nchính sách về gia đình đã được hoạch định.
\r\n\r\n2. Dự án 2: Truyền thông về các giá\r\ntrị tốt đẹp của các mối quan hệ trong gia đình.
\r\n\r\na) Nội dung:
\r\n\r\n- Biên soạn, xây dựng và phổ biến các\r\nsản phẩm, các tài liệu truyền thông, truyền thông mẫu về kiến thức, kỹ năng sống\r\nvà giáo dục đời sống gia đình.
\r\n\r\n- Tổ chức các loại hình truyền thông\r\nđa dạng và phong phú nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và\r\nNhà nước nhằm hỗ trợ các thành viên gia đình xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,\r\nhạnh phúc.
\r\n\r\n- Phổ biến thông tin, kiến thức và\r\ncác kết quả nghiên cứu phục vụ cho xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến\r\ngia đình và phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình.
\r\n\r\nb) Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và\r\nThể thao.
\r\n\r\nc) Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và\r\nTruyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ\r\nChí Minh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Hội Người cao tuổi\r\nThành phố và các Sở- ngành có liên quan.
\r\n\r\n3. Dự án 3: Hỗ trợ xây dựng gia đình\r\nhạnh phúc, bền vững.
\r\n\r\na) Nội dung:
\r\n\r\n- Triển khai nhân rộng tài liệu tập\r\nhuấn về giáo dục trước hôn nhân, giáo dục đời sống gia\r\nđình và tư vấn về hôn nhân gia đình do Trung ương phổ biến, hướng dẫn.
\r\n\r\n- Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng\r\ncho đội ngũ giảng viên các cấp, cán bộ làm công tác gia đình về kiến thức, kỹ\r\nnăng phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình, cung cấp nội dung\r\nhoạt động giáo dục đời sống gia đình.
\r\n\r\n- Tổ chức các khóa tập huấn về giáo dục\r\nkỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình, sức khỏe sinh sản cho người chưa\r\nthành niên, nam nữ thanh niên trước khi kết hôn, đặc biệt quan tâm tới đối tượng\r\nngười chưa thành niên và nam nữ thanh niên trong các khu công nghiệp, khu nhà\r\ntrọ.
\r\n\r\n- Xây dựng Góc tư vấn về giáo dục đời\r\nsống gia đình, giáo dục trước hôn nhân, tư vấn tiền hôn nhân nhằm cung cấp nội\r\ndung giáo dục đời sống gia đình, hôn nhân và gia đình; phối\r\nhợp với các tổ chức chính trị-xã hội (Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ) tăng cường\r\nchất lượng nội dung và hoạt động tư vấn hôn nhân và gia đình của các trang\r\nthông tin điện tử (website) nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng cho\r\ncác thành viên gia đình về xây dựng gia đình hạnh phúc, giáo dục trước hôn\r\nnhân, tư vấn tiền hôn nhân.
\r\n\r\n- Triển khai thí điểm mô hình xây dựng\r\ngia đình hạnh phúc và phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng việc đưa nội dung\r\ngiáo dục kỹ năng làm cha, mẹ, phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn các giá trị\r\nvăn hóa gia đình vào nội dung hoạt động của mô hình.
\r\n\r\nb) Cơ quan thực hiện: Hội Liên hiệp\r\nPhụ nữ Thành phố.
\r\n\r\nc) Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể\r\nthao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,\r\nThành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban\r\nQuản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố và các Sở - ngành có liên\r\nquan.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Ngân sách Nhà nước, các nguồn tài\r\ntrợ, viện trợ và nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
\r\n\r\n- Căn cứ nội dung công việc cụ thể\r\ntheo Kế hoạch các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án Phát huy\r\ngiá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh\r\nphúc bền vững đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm lập\r\ndự toán kinh phí thực hiện Đề án và tổng hợp cùng với dự toán chi ngân sách của\r\ncơ quan gửi cơ quan tài chính đồng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Văn hóa và Thể thao:
\r\n\r\n- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch\r\ntrên địa bàn thành phố. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban\r\nnhân dân các quận - huyện xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện, bảo đảm gắn\r\nkết chặt chẽ với các nội dung, chương trình liên quan do các cơ quan, tổ chức\r\nkhác chủ trì thực hiện.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính\r\nkiểm tra tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch bảo đảm đúng mục đích và\r\nchế độ quy định;
\r\n\r\n- Kiểm tra, giám sát việc triển khai\r\nthực hiện các mục tiêu của Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân\r\nThành phố.
\r\n\r\n2. Sở Tài chính:
\r\n\r\nHàng năm, căn cứ nội dung công việc cụ\r\nthể theo Kế hoạch và dự toán chi ngân sách của các cơ quan được giao nhiệm vụ\r\nthực hiện Đồ án gửi đến, cơ quan tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê\r\nduyệt.
\r\n\r\n3. Sở Y tế:
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với các cơ quan\r\nliên quan hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tốt việc khám chữa bệnh,\r\nchăm sóc y tế, tuyên truyền giáo dục, tư vấn về sức khỏe tiền\r\nhôn nhân, sức khỏe sinh sản, sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe\r\nngười cao tuổi, bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.
\r\n\r\n4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và\r\nThể thao và các cơ quan liên quan tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, bảo\r\nvệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phối hợp với Ban đại diện người cao tuổi chăm\r\nsóc, phụng dưỡng người cao tuổi.
\r\n\r\n- Thực hiện có hiệu quả các chương\r\ntrình giảm nghèo, tăng hộ khá; hỗ trợ việc làm; đào tạo nghề cho các đối tượng;\r\nđảm bảo thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đối tượng diện bảo trợ xã hội. Đề\r\nxuất cấp có thẩm quyền giải quyết các chính sách hỗ trợ gia đình, hộ chính sách\r\nxã hội, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình dân tộc thiểu số để phấn đấu tự\r\nvươn lên ổn định trong cuộc sống. Tuyên truyền, phổ biến đến hộ gia đình nghèo,\r\nhộ cận nghèo được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật và phúc lợi xã hội.
\r\n\r\n5. Sở Thông tín và Truyền thông:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan\r\nliên quan hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường phổ biến, tuyên\r\ntruyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến\r\ngia đình; dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang hợp lý phản ánh về những\r\ngiá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình.
\r\n\r\n- Hướng dẫn, hỗ trợ Sở - ngành, đoàn\r\nthể xây dựng, phát triển nội dung về giáo dục giới tính, đời sống gia đình,\r\ngiáo dục trước hôn nhân, tư vấn tiền hôn nhân cho mọi đối tượng trên các trang\r\nthông tin điện tử (website).
\r\n\r\n6. Sở Giáo dục và Đào tạo:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và\r\nThể thao và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục\r\npháp luật liên quan đến gia đình, các giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp về\r\nmối quan hệ gia đình Việt Nam trong cơ sở giáo dục. Chỉ đạo lồng ghép kiến thức\r\nvề kỹ năng sống, hôn nhân và gia đình, sức khỏe sinh sản vào chương trình giáo\r\ndục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; nâng cao chất lượng tư vấn về sức\r\nkhoẻ sinh sản vị thành niên trong trường học.
\r\n\r\n- Hướng dẫn, hỗ trợ các Trung tâm học\r\ntập cộng đồng thực hiện tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng tổ chức đời sống\r\ngia đình cho nhân dân trên địa bàn phường - xã, thị trấn.
\r\n\r\n7. Sở Tư pháp:
\r\n\r\n- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể\r\nthao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn, phát hành các tài liệu\r\ntuyên truyền pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới,\r\nbảo vệ trẻ em, người cao tuổi.
\r\n\r\n- Hằng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân\r\nThành phố ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,\r\ntrong đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện phổ biến, giáo dục\r\npháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ\r\nem, người cao tuổi.
\r\n\r\n8. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao\r\ntham mưu các chỉ đạo, hướng dẫn các Sở - ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện,\r\nlồng ghép thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực gia đình thuộc\r\nphạm vi trách nhiệm để xây dựng, phát triển gia đình trên địa bàn Thành phố.
\r\n\r\n9. Các Sở - ngành có liên quan: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm\r\nđưa các mục tiêu, nội dung có liên quan của Kế hoạch vào kế hoạch, chương trình\r\ncông tác hàng năm của Sở - ngành.
\r\n\r\n10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc\r\nViệt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên của Mặt trận: căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham gia thực hiện Kế hoạch. Phối\r\nhợp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về gia đình, kiến thức, kỹ\r\nnăng tổ chức đời sống gia đình, các giá trị mới và giá trị văn hóa truyền thống\r\ntốt đẹp của gia đình Việt Nam đến nhân dân, đoàn viên, hội viên, tham gia giám\r\nsát việc thực hiện pháp luật, chính sách về gia đình.
\r\n\r\n11. Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ\r\nChí Minh:
\r\n\r\n- Phối hợp với các đơn vị chức năng\r\nliên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tư vấn cho đoàn viên công đoàn, người\r\nlao động về pháp luật lao động, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia\r\nđình, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức các mô hình tư vấn tiền hôn\r\nnhân cho người lao động là nam nữ thanh niên trong độ tuổi\r\nchuẩn bị kết hôn; tăng cường nội dung tuyên truyền, tư vấn trực trực tuyến về\r\ntiền hôn nhân trên các Trang thông tin điện tử thuộc tổ chức Công Đoàn ở cấp\r\nThành phố và quận - huyện.
\r\n\r\n12. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và\r\nThể thao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các đơn vị chức năng\r\ncó liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho giới nữ, hội viên về\r\npháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới,\r\nbảo vệ trẻ em, chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi,.., về chế độ, chính sách xã\r\nhội cho phụ nữ và gia đình phụ nữ diện bảo trợ xã hội; về kiến thức, kỹ năng tổ\r\nchức đời sống gia đình, chăm sóc sức khoẻ cho thành viên gia đình, kiến thức\r\nnuôi dạy trẻ em.
\r\n\r\n- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các\r\nmô hình tư vấn cộng đồng, hỗ trợ cho phụ nữ, nữ thanh niên về phòng, chống bạo\r\nlực gia đình, học nghề, tạo việc làm, giáo dục tiền hôn nhân.
\r\n\r\n13. Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản\r\nHồ Chí Minh:
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và\r\nThể thao và các cơ quan liên quan xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình thanh\r\nniên tiến bộ, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình.
\r\n\r\n- Tổ chức các mô hình tư vấn tiền hôn\r\nnhân cho nam nữ thanh niên trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn; tăng cường nội dung\r\ntuyên truyền, tư vấn trực trực tuyến về tiền hôn nhân trên các Trang thông tin\r\nđiện tử thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Thành phố và quận\r\n- huyện.
\r\n\r\n14. Viện Nghiên cứu phát triển\r\nThành phố Hồ Chí Minh: thực\r\nhiện các nghiên cứu về gia đình và biến đổi giá trị các mối quan hệ trong gia\r\nđình làm cơ sở để xây dựng và hoạch định chính sách về gia đình ở Thành phố.
\r\n\r\n15. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí\r\nMinh: thực hiện điều tra theo định kỳ về gia đình và các\r\ngiá trị tốt đẹp trong gia đình.
\r\n\r\n16. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
\r\n\r\nCăn cứ Kế hoạch, xây dựng kế hoạch của\r\nđịa phương triển khai thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm\r\n2020 trên địa bàn, trong đó đảm bảo mục tiêu, các chỉ tiêu chung và giải pháp\r\nphù hợp để thực hiện hiệu quả; bố trí kinh phí và chỉ đạo các cơ quan chức năng\r\ncủa địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch. Phối hợp với các đơn vị có liên\r\nquan triển khai thực hiện các Dự án thành phần của Đề án tại\r\nđịa phương.
\r\n\r\nTổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực,\r\nkỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm hoặc tham gia công tác gia đình trong phạm vi quản\r\nlý.
\r\n\r\nTheo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra,\r\ngiám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
\r\n\r\nVI. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH,\r\nTHÔNG TIN BÁO CÁO
\r\n\r\n1. Công tác kế hoạch:
\r\n\r\na) Các Sở - ngành, Đoàn thể Thành phố\r\nvà Ủy ban nhân dân quận - huyện đề ra kế hoạch của địa phương, đơn vị triển khai\r\nthực hiện Kế hoạch Tổ chức thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối\r\nquan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm\r\n2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
\r\n\r\n- Năm 2015, bổ sung hoạt động, lồng\r\nghép nội dung nhằm thực hiện các mục tiêu Đề án trong các công tác có liên\r\nquan, trong kế hoạch hoạt động công tác gia đình năm 2015.
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm\r\nvụ Đề án giai đoạn 2016 đến 2020 và dự toán kinh phí đáp ứng cho việc thực hiện\r\nkế hoạch 5 năm theo phân kỳ hàng năm.
\r\n\r\nb) Hàng năm, các địa phương, đơn vị lập\r\nkế hoạch thực hiện Đồ án và dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt\r\nvà tổ chức thực hiện.
\r\n\r\nc) Thời gian gửi kế hoạch:
\r\n\r\n- Kế hoạch năm 2015 gửi trước ngày 30\r\ntháng 6 năm 2015;
\r\n\r\n- Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 gửi\r\ntrước ngày 30 tháng 7 năm 2015.
\r\n\r\n- Kế hoạch các năm sau đó gửi trước\r\nngày 30 tháng 01 hàng năm.
\r\n\r\n2. Thông tin báo cáo:
\r\n\r\n- Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch\r\nđịnh kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 5) và 1 năm (trước ngày 15 tháng 10) cho Sở\r\nVăn hóa và Thể thao (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình).
\r\n\r\n- Giao Sở Văn hóa và Thể thao có\r\ntrách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các Sở - ngành, Đoàn thể Thành phố và Ủy ban\r\nnhân dân quận - huyện thực hiện tốt công tác kế hoạch, thông tin, báo cáo. Định\r\nkỳ thực hiện tổng hợp thông tin, lập báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố và\r\nBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
\r\n\r\n- Thực hiện các hoạt động sơ kết, tổng\r\nkết các giai đoạn của Đề án theo hướng dẫn của Trung ương./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
1 Dân số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 (Cục\r\nThống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
\r\n\r\n2 Năm 2014, hộ nghèo có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm\r\ntrở xuống là 28.381 hộ, tỷ lệ 1,45% so với dân số; hộ cận nghèo có thu nhập\r\ntrên 16 triệu đến dưới 21 triệu đồng/người/năm là 56.862 hộ, tỷ lệ 2,9% so với\r\ndân số.
\r\n\r\n3 Trẻ em sống trong 52% hộ gia đình, có 41.584\r\nem trong các hộ gia đình nghèo, 74.571 em nhập cư theo các gia đình từ tỉnh,\r\nthành phố khác đến, 13.056 em theo gia đình ra ngoài địa bàn thành phố, 16.315\r\nem có hoàn cảnh đặc biệt sống trong cộng đồng; các em từ 5 tuổi trở lên được đi\r\nmẫu giáo và học ở các bậc học từ tiểu học đến trung học cơ sở chiếm trên 98%, tỷ\r\nlệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 10%; trẻ em dưới 6 tuổi có\r\n446.214 em, 97% trẻ em dưới 6 tuổi có thẻ bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n4 Năm 2006: 82,87%, năm 2007: 86,57%, năm\r\n2008: 84,81%, năm 2009: 86,26%, năm 2010: 85,87%, năm 2011: 83,85%, năm 2012: 87,84%,\r\nnăm 2013: 84,02%.
\r\n\r\n5 Báo cáo năm 2014 (Sở Văn hóa và Thể thao\r\nThành phố Hồ Chí Minh)
\r\n\r\n6 Thống kê tình trạng hôn nhân năm 2011, Cục\r\nThống kê TP.HCM.
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 2586/QĐ-UBND năm 2015 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 2586/QĐ-UBND năm 2015 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 2586/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2015-06-01 |
Ngày hiệu lực | 2015-06-01 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Không còn phù hợp |