\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 3731/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2016 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa\r\nphương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và\r\ngiáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg\r\nngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình\r\nphòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 -2020;
\r\n\r\nCăn cứ Văn bản số\r\n1204/LĐTBXH-BVCSTE ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội về triển khai thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ;
\r\n\r\nXét đề nghị của Sở Lao động -\r\nThương binh và Xã hội tại Tờ trình số 11876/TTr-SLĐTBXH-TE ngày 18 tháng 5 năm\r\n2016,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh\r\ngiai đoạn 2016 - 2020.
\r\n\r\nĐiều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban\r\nhành.
\r\n\r\nĐiều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở\r\nLao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ\r\ntịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định\r\nnày./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ\r\nMINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 3731/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Ủy\r\nban nhân dân thành phố)
Sau 2 năm thực hiện Chương trình\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh\r\ngiai đoạn 2013 - 2015, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,\r\nsự phối hợp các ngành đoàn thể Thành phố; công tác phòng, chống tai nạn, thương\r\ntích cho trẻ em đã đạt những thành tựu đáng khích lệ, một số mục tiêu đặt ra\r\ntrong giai đoạn 2013 - 2015 đã đạt và vượt so với kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực\r\ntế vẫn còn nhiều trẻ em bị tai nạn, thương tích; tỷ suất trẻ em bị tử vong do\r\ntai nạn, thương tích không giảm mà còn có xu hướng gia tăng; công tác thu thập\r\nsố liệu liên quan đến các chỉ số về tai nạn, thương tích ở trẻ em chưa đầy đủ\r\nvà thống nhất; trẻ em lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết bơi và có kỹ năng\r\ntự cứu đuối chưa cao (tỷ lệ 27,88%)[1]; số lượng hồ bơi phục vụ công tác phổ cập\r\nbơi cho học sinh còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu học bơi cho trẻ em; một số hộ\r\ngia đình chưa quan tâm đúng mức hoặc thiếu kiến thức kỹ năng phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích cho con, em mình dân đến những trường hợp trẻ em bị tai nạn, thương\r\ntích do sự bất cần của người thân.
\r\n\r\nThực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg\r\nngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở những\r\nkết quả đã đạt được và căn cứ thực trạng của Thành phố, Ủy ban nhân dân thành\r\nphố ban hành Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn\r\n2016 - 2020 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung:
\r\n\r\nKiểm soát tình hình tai nạn, thương\r\ntích trẻ em; đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo\r\nan toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể:
\r\n\r\na) Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn,\r\nthương tích từ 4.000/100.000 trẻ năm 2015 xuống còn 2.000/100.000 trẻ em vào cuối\r\nnăm 2020.
\r\n\r\nb) Giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai\r\nnạn, thương tích xuống còn 17/100.000 trẻ em.
\r\n\r\nc) Phấn đấu đến năm 2020 có 5.000 trường\r\nhọc đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 100% xã - phường - thị trấn đạt tiêu chuẩn\r\ncộng đồng an toàn.
\r\n\r\nd) Giảm 25% số trẻ em bị tử vong do\r\ntai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.
\r\n\r\nđ) Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối\r\nnước so với năm 2015.
\r\n\r\ne) 80% trẻ em trong độ tuổi tiểu học,\r\n95% trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao\r\nthông.
\r\n\r\nf) 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học,\r\ntrung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
\r\n\r\ng) Duy trì tỷ lệ 100% trẻ em sử dụng\r\náo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
\r\n\r\nh) 100% quận - huyện trên địa bàn\r\nThành phố triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em.
\r\n\r\ni) 100% cán bộ phụ trách công tác bảo\r\nvệ - chăm sóc trẻ em quận - huyện và 80% cán bộ phụ trách công tác bảo vệ -\r\nchăm sóc trẻ em cấp phường - xã - thị trấn, 70% cộng tác viên, tình nguyện viên\r\nlàm công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em được tập huấn về kiến thức kỹ năng phòng,\r\nchống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế phường - xã - thị trấn,\r\nnhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em\r\nbị tai nạn, thương tích.
\r\n\r\nII. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM\r\nVI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Đối tượng: Trẻ em trên địa bàn Thành phố.
\r\n\r\n2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn Thành phố, trong đó đặc\r\nbiệt chú trọng đến các quận - huyện có tỷ lệ trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn,\r\nthương tích cao.
\r\n\r\n3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016 - 2020.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Truyền\r\nthông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận\r\nthức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; nâng cao\r\nnăng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ phụ\r\ntrách công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em các cấp và cộng tác viên, tình nguyện\r\nviên làm công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em:
\r\n\r\n1.1 Chỉ\r\ntiêu: 100% cán bộ phụ trách công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em quận - huyện, 80%\r\ncán bộ phụ trách công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em cấp phường - xã - thị trấn;\r\n70% cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ em được\r\ntập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y\r\ntế phường - xã - thị trấn, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu,\r\ncấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu\r\nhọc, trung học cơ sở được trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích, phòng chống đuối nước; 80% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và 95% trẻ\r\nem trong độ tuổi trung học cơ sở biết các quy định về an toàn giao thông.
\r\n\r\n1.2 Nội\r\ndung hoạt động:
\r\n\r\na) Tổ chức các hoạt động truyền thông\r\nvề phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; đặc biệt là phòng, chống đuối nước,\r\ntai nạn giao thông. Tổ chức hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin\r\ncơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức các hoạt động\r\ntruyền thông tại trường học và cộng đồng, Nghiên cứu, xây dựng, phát hành các sản\r\nphẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
\r\n\r\nb) Xây dựng chương trình và tổ chức tập\r\nhuấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ phụ trách công tác\r\nbảo vệ - chăm sóc trẻ em các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên, nhân viên y\r\ntế ở cơ sở về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu\r\nban đầu.
\r\n\r\n1.3 Cơ\r\nquan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở\r\nGiáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y\r\ntế; các ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận -\r\nhuyện.
\r\n\r\n2. Xây dựng Trường\r\nhọc an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:
\r\n\r\n2.1 Chỉ\r\ntiêu: phấn đấu đến năm 2020 có 5.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an\r\ntoàn[2].
\r\n\r\n2.2 Nội\r\ndung hoạt động:
\r\n\r\na) Đánh\r\ngiá và nhân rộng mô hình Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích\r\ntrẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động\r\nngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
\r\n\r\nb) Triển\r\nkhai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm\r\nthiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học;
\r\n\r\nc) Rà\r\nsoát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Trường học an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám\r\nsát, đánh giá công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn;\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\n2.3 Cơ\r\nquan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể\r\nthao và các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
\r\n\r\n3. Xây dựng Cộng\r\nđồng an toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:
\r\n\r\n3.1 Chỉ\r\ntiêu: 100% xã - phường - thị trấn trên địa bàn Thành phố đạt tiêu chuẩn Cộng đồng\r\nan toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\n3.2 Nội\r\ndung hoạt động:
\r\n\r\na) Triển khai\r\ncác tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn. Theo dõi, giám sát về tình hình tai nạn,\r\nthương tích trẻ em gắn với việc công nhận xã - phường - thị trấn phù hợp với trẻ\r\nem hàng năm;
\r\n\r\nb) Củng cố\r\nvà duy trì hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích\r\ntrẻ em của ngành Y tế. Triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về phòng,\r\nchống tai nạn, thương tích trẻ em tại cộng đồng. Duy trì, củng cố và phát triển\r\ncác điểm sơ cứu, vận chuyển cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương\r\ntích tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế.
\r\n\r\n3.3. Cơ\r\nquan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở,\r\nban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện mục a; Sở Y tế\r\nchủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận - huyện\r\ntổ chức thực hiện các nội dung ở mục b phần 3.2.
\r\n\r\n4. Phòng, chống\r\ntai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em:
\r\n\r\n4.1 Chỉ\r\ntiêu: Giảm 25% số trẻ em bị tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm\r\n2015; 80% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và 95% trẻ em trong độ tuổi trung học\r\ncơ sở biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ.
\r\n\r\n4.2 Nội\r\ndung hoạt động:
\r\n\r\na) Tổ chức\r\nthực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao\r\nthông đường bộ cho trẻ em;
\r\n\r\nb) Nghiên\r\ncứu, rà soát và hướng dẫn sử dụng các trăng thiết bị an toàn khi tham gia giao\r\nthông đường bộ cho trẻ em;
\r\n\r\nc) Rà\r\nsoát và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định về an toàn giao thông đường bộ;\r\nkiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định an toàn giao thông đường bộ cho trẻ\r\nem.
\r\n\r\n4.3 Cơ\r\nquan thực hiện: Sở Giao thông Vận Tải chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào\r\ntạo, Công an Thành phố, Ban an toàn giao thông Thành phố, và Ủy ban nhân dân quận\r\n- huyện.
\r\n\r\n5. Phòng, chống\r\nđuối nước trẻ em:
\r\n\r\n5.1 Chỉ\r\ntiêu:
\r\n\r\n- Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối\r\nnước so với năm 2015; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết kỹ\r\nnăng an toàn trong môi trường nước; 100% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia\r\ngiao thông đường thủy;
\r\n\r\n- 100% quận - huyện trên địa bàn\r\nThành phố triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em.
\r\n\r\n5.2 Nội\r\ndung hoạt động:
\r\n\r\na) Xây dựng\r\nthí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiện\r\ntoàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường\r\nnước. Triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em;
\r\n\r\nb) Nghiên\r\ncứu, hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em;
\r\n\r\nc) Xây dựng\r\nvà thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em;
\r\n\r\nd) Rà\r\nsoát, hoàn thiện các quy định về an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong\r\nmôi trường nước cho trẻ em;
\r\n\r\ne) Kiểm\r\ntra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an\r\ntoàn trong môi trường nước cho trẻ em.
\r\n\r\n5.3 Cơ\r\nquan thực hiện:
\r\n\r\n- Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối\r\nhợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố;\r\ncác Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện tổ chức thực hiện các nội\r\ndung ở mục a, b và c phần 5.2.
\r\n\r\n- Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối\r\nhợp Ban An toàn giao thông, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận\r\n- huyện tổ chức thực hiện các nội dung ở mục d và e phần 5.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Chỉ\r\ntiêu: 100% các mục tiêu của Chương trình được triển khai thực hiện có hiệu quả.
\r\n\r\n6.2 Nội\r\ndung hoạt động:
\r\n\r\na) Xây dựng\r\nbộ chỉ tiêu chung theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình;
\r\n\r\nb) Thực\r\nhiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em. Ứng\r\ndụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình tai\r\nnạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\n6.3 Cơ\r\nquan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y\r\ntế, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận - huyện.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tăng\r\ncường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối\r\nvới công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
\r\n\r\n2. Đẩy mạnh,\r\nthông tin, truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho hộ gia đình, trường học, cộng đồng\r\nvà xã hội;
\r\n\r\n3. Củng cố\r\nvà nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác bảo vệ - chăm sóc trẻ\r\nem, cộng tác viên, tình nguyện viên các cấp về công tác phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích trẻ em;
\r\n\r\n4. Xây dựng\r\nthí điểm, đánh giá và nhân rộng các mô hình Trường học an toàn, Cộng đồng an\r\ntoàn;
\r\n\r\n5. Triển\r\nkhai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; đảm bảo thực hiện các quy định\r\nan toàn trong môi trường nước, các quy định an toàn khi tham gia giao thông đường\r\nthủy theo quy định;
\r\n\r\n6. Tiếp tục\r\nrà soát kiến nghị, sửa đổi, bổ sung pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích trẻ em; hoàn thiện hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về việc thực\r\nhiện Chương trình;
\r\n\r\n7. Thường\r\nxuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn\r\nvề phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm;
\r\n\r\n8. Tăng cường\r\ncông tác phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
\r\n\r\n9. Tăng\r\ncường hợp tác quốc tế và vận động các tổ chức xã hội, cộng đồng, các cơ quan\r\nđơn vị tham gia công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội:
\r\n\r\nPhối hợp với Sở, ngành, đoàn thể, Ủy\r\nban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện,\r\ndự trù kinh phí hàng năm và điều phối các hoạt động của Chương trình; chủ trì\r\nquản lý và tổ chức thực hiện nội dung đã được phân công trong Chương trình theo\r\nquy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ\r\nbáo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; tham mưu tổ chức sơ kết (cuối năm 2018) và tổng\r\nkết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình (cuối năm 2020).
\r\n\r\n2. Sở Y tế:
\r\n\r\nChỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh\r\nthực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực\r\ncho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; cải thiện\r\nhệ thống sơ, cấp cứu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương thiết yếu và\r\nphục hồi chức năng tại tuyến cơ sở. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và\r\nXã hội và các Sở, ngành có liên quan xây dựng hệ thống thu thập, giám sát, phân\r\ntích, báo cáo, xử lý thông tin các trường hợp tai nạn, thương tích trẻ em trên\r\nđịa bàn Thành phố. Xác định nguyên nhân chi tiết của từng loại tai nạn, thương\r\ntích trẻ em từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh, can thiệp cụ thể. Tổ chức\r\ntriển khai thực hiện các nội dung được phân công trong Chương trình, báo cáo số\r\nliệu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm.
\r\n\r\n3. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo:
\r\n\r\nTriển khai xây dựng mô hình Trường học\r\nan toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phối hợp với các Sở, ngành,\r\nđoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền và tập huấn nâng cao năng lực cho đội\r\nngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh về phòng, chống tai nạn,\r\nthương tích trẻ em. Vận động 100% phụ huynh và học sinh đội mũ bảo hiểm khi đưa\r\nđón học sinh và tham gia giao thông. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung\r\nđược phân công trong Chương trình.
\r\n\r\n4. Sở Văn hóa và Thể thao:
\r\n\r\nPhối hợp Sở Lao động - Thương binh và\r\nXã hội, Ủy ban nhân dân quận - huyện triển khai thực hiện Chương trình phòng,\r\nchống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa; tăng cường\r\ncông tác quản lý bể bơi, dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán\r\nbộ văn hóa, thể thao về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; thực hiện có\r\nhiệu quả Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 và Đề án\r\ntổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; công\r\ntác phổ cập bơi cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở. Nâng cao chất\r\nlượng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên bơi lội, hướng dẫn viên cứu đuối; tăng cường\r\ncông tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ở cộng đồng và gia đình về phòng, chống\r\ntai nạn, thương tích trẻ em, chú trọng hơn về tai nạn giao thông và đuối nước.\r\nTổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phân công trong chương trình.
\r\n\r\n5. Sở Du lịch:
\r\n\r\nPhối hợp với các Sở, Ngành tăng cường\r\ncông tác kiểm tra giám sát, các khu du lịch, vui chơi, giải trí đảm bảo an\r\ntoàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; đặc biệt là du lịch trên sông\r\nnước.
\r\n\r\n6. Sở Giao thông Vận tải:
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội và Ban an toàn giao thông Thành phố, triển khai thực hiện công\r\ntác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; triển khai công tác tuyên truyền,\r\nphổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, thực hiện đúng Luật\r\ngiao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy; Xây dựng bến đò an toàn, cảng, bến\r\nthủy văn hóa - an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em thuộc thẩm quyền quản lý;\r\nChỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các\r\ncông trình giao thông và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Phối hợp với\r\ncảnh sát giao thông, cảnh sát đường thủy tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý\r\ncác trường hợp vi phạm, trong đó đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ\r\nem khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy; người đi đò (đặc biệt là trẻ\r\nem) sử dụng phao, dụng cụ nối cứu sinh khi tham gia giao thông đường thủy.
\r\n\r\n7. Công an Thành phố:
\r\n\r\nTăng cường công tác quản lý nhà nước\r\nvề trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các\r\nhành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, phòng\r\ncháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi\r\nphạm khác về trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; thiết\r\nlập hệ thống thống kê, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về tai nạn, thương tích\r\ntrẻ em liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, tai nạn,\r\nthương tích do cháy, nổ, do các hành vi tội phạm xâm hại trẻ em; giám sát thực\r\nhiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại công an các địa\r\nphương; kiểm tra xử lý các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn, đặc biệt\r\nlà các loại xe đưa rước học sinh, bến phà chở khách ngang sông có nhiều trẻ em\r\nphải đến trường bằng phương tiện thủy.
\r\n\r\n8. Sở Tư pháp:
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan\r\nthực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật, các quy định\r\ncủa nhà nước về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; theo dõi, đánh giá việc\r\nthực hiện pháp luật, các quy định liên quan đến phòng, chống tai nạn, thương\r\ntích trẻ em.
\r\n\r\n9. Sở Thông tin và Truyền thông:
\r\n\r\nTăng cường công tác truyền thông với\r\nnhững nội dung, hình thức cụ thể về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em\r\nnhư chấp hành Luật giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi\r\ntrên xe mô tô, xe gắn máy cùng người lớn, phòng, chống đuối nước... trên các\r\nkênh truyền thông đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã\r\nhội đối với việc phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; ban hành các văn\r\nbản hướng dẫn các cơ quan báo, đài tăng cường tuyên truyền về phòng, chống tai\r\nnạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\n10. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
\r\n\r\nKhi thẩm định, phê duyệt các đơn vị đầu\r\ntư, xây dựng các công trình vui chơi, giải trí, hồ bơi... phải đảm bảo an toàn\r\nphòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Vận động các nguồn lực hỗ trợ phát\r\ntriển chính thức (ODA) cho việc thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n11. Sở Tài chính:
\r\n\r\nThẩm định và bố trí kinh phí trong dự\r\ntoán chi ngân sách hàng năm cho các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể, quận - huyện\r\nđược giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình; thanh tra, kiểm tra việc\r\nquản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n12. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
\r\n\r\nXây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch\r\nhoạt động hàng năm về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với kế\r\nhoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có\r\nhiệu quả kế hoạch với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh\r\nphối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bố trí\r\nđủ cán bộ phụ trách an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các điểm\r\nvui chơi, sinh hoạt dành cho trẻ em; tổ chức kiểm tra, yêu cầu các đơn vị,\r\ndoanh nghiệp (kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí, xây dựng, khai thác bến\r\nbãi...) thực hiện các quy định đảm bảo an toàn, đặc biệt an toàn cho trẻ em; chỉ\r\nđạo việc tổ chức kiểm tra người đi đò (đặc biệt là trẻ em) tại các bến đò ngang\r\nsông thuộc thẩm quyền quản lý phải sử dụng phao, dụng cụ nổi cứu sinh khi tham\r\ngia giao thông đường thủy. Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện kế\r\nhoạch; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực\r\nhiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em định kỳ\r\nvà đột xuất các vụ việc xảy trên địa bàn về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội\r\nđể tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và\r\nxã hội.
\r\n\r\n13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên của\r\nMặt trận, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Hội chữ thập\r\nđỏ thành phố, Liên hiệp các tổ chức Hữu Nghị thành phố, Đoàn Thanh niên Cộng sản\r\nHồ Chí Minh thành phố, Hội Bảo trợ trẻ em thành phố, Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành\r\nphố và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia\r\ntổ chức triển khai Chương trình hàng năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
\r\n\r\nVI. CHẾ ĐỘ THÔNG\r\nTIN BÁO CÁO:
\r\n\r\nCác Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố\r\nvà Ủy ban nhân dân các quận - huyện gửi báo cáo kết quả thực hiện trước\r\nngày 10 tháng 12 hàng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng\r\nBảo vệ - Chăm sóc trẻ em) để tổng hợp, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân Thành\r\nphố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\nKinh phí thực hiện Chương trình\r\nphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 gồm:
\r\n\r\n- Ngân sách Trung ương (nếu có);
\r\n\r\n- Ngân sách địa phương;
\r\n\r\n- Huy động từ các nguồn lực hỗ trợ\r\nkhác.
\r\n\r\nKinh, phí thực hiện kế hoạch phòng,\r\nchống tai nạn thương tích trẻ em được bố trí trong dự toán ngân sách giao hàng\r\nnăm cho các cơ quan đơn vị. Hàng năm, các cơ quan đơn vị lập dự toán chi tiết gửi\r\nSở Tài chính thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí cùng\r\nvới kỳ lập dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan đơn vị./.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 3731/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 đang được cập nhật.
Quyết định 3731/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 3731/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thị Thu |
Ngày ban hành | 2016-07-21 |
Ngày hiệu lực | 2016-07-21 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Không còn phù hợp |