\r\n ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ\r\n HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 1112/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Phú Nhuận,\r\n ngày\r\n 19\r\n tháng\r\n 10\r\n năm 2016 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
BAN\r\nHÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN
\r\n\r\nỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa\r\nphương năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày\r\n02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về ban hành Điều lệ sáng kiến;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN\r\nngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn thi hành một số\r\nquy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP\r\nngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về ban hành Điều lệ sáng kiến;
\r\n\r\nXét đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế,\r\ntại Tờ trình số\r\n48/TTr-KT\r\nngày 17\r\ntháng\r\n10 năm 2016,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và quản lý\r\nhoạt động sáng kiến trên địa bàn quận Phú Nhuận.
\r\n\r\nĐiều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
\r\n\r\nĐiều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Thủ\r\ntrưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể thuộc quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân\r\n15 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TỔ\r\nCHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN
\r\n(Ban\r\nhành theo Quyết định số 1112/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân\r\ndân quận Phú Nhuận)
Điều 1. Phạm\r\nvi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
\r\n\r\n1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy\r\nđịnh chi tiết về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét công nhận sáng kiến, quyền\r\nvà nghĩa vụ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, của tác giả sáng kiến và người\r\ntham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu, các biện pháp thúc đẩy hoạt động\r\nsáng kiến và quản lý nhà nước về hoạt động sáng kiến trên địa bàn quận Phú Nhuận.
\r\n\r\n2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng\r\nđối với các cơ quan, đơn vị,\r\ntổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động sáng kiến trên địa bàn quận
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong Quy chế này, các từ\r\nngữ dưới đây được hiểu như sau:
\r\n\r\n1. “Đổi mới sáng tạo” là việc tạo\r\nra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để\r\nnâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Kết\r\nquả hoạt động đổi mới sáng tạo có thể là sáng kiến, các đề tài... đã được\r\nnghiệm thu.
\r\n\r\n2. “Sáng kiến” là một giải pháp\r\nkỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp tác nghiệp hoặc\r\ngiải pháp quản lý mới,\r\nnhằm giải quyết, khắc phục các khó khăn, trở ngại phát sinh hoặc giúp nâng cao\r\nnăng suất, chất lượng, hiệu quả tại đơn vị cụ thể.
\r\n\r\n3. “Công nhận sáng kiến” là việc\r\nmột đơn vị đã trực tiếp áp dụng hoặc áp dụng thử một sáng kiến tiến hành đánh\r\ngiá xem sáng kiến đó có được xem là mới tại đơn vị và có đem lại lợi ích thiết\r\nthực cho đơn vị hay không.
\r\n\r\n4. “Hoạt động sáng kiến” bao gồm\r\ncác hoạt động tạo ra, áp dụng sáng kiến, công nhận sáng kiến, thực hiện quyền\r\nvà nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến.
\r\n\r\n5. “Tác giả sáng kiến” là người\r\ntrực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình, “đồng\r\ntác giả sáng kiến” là những tác\r\ngiả cùng nhau tạo ra sáng kiến.
\r\n\r\n6. “Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến”\r\nlà cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật\r\ndưới hình thức giao việc, thuê hoặc các hình thức khác cho tác giả để tạo ra\r\nsáng kiến. Tác giả sẽ đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến nếu không có cơ\r\nquan, tổ chức, cá nhân nào giao việc, thuê hoặc đầu tư kinh phí, phương tiện vật\r\nchất - kỹ thuật.
\r\n\r\nĐiều 3. Yêu cầu\r\ncông nhận sáng kiến
\r\n\r\nTác giả sáng kiến có thể yêu cầu công\r\nnhận sáng kiến tại các đơn vị sau đây:
\r\n\r\n1. Tại đơn vị là chủ đầu tư tạo ra\r\nsáng kiến, có thể là đơn vị nơi tác giả làm việc hoặc đơn vị đã thuê tác giả thực\r\nhiện sáng kiến.
\r\n\r\nTrong trường hợp chủ đầu tư tạo ra\r\nsáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả,\r\ntác giả sáng kiến có quyền chuyển giao sáng kiến cho một đơn vị khác áp dụng và\r\ncông nhận theo thỏa thuận của hai bên.
\r\n\r\n2. Tại đơn vị được tác giả sáng kiến\r\nchuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả\r\nsáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
\r\n\r\nĐiều 4. Thẩm quyền\r\ncông nhận sáng kiến trên địa bàn quận
\r\n\r\nCác cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên\r\nđịa bàn quận Phú Nhuận đã áp dụng hoặc áp dụng thử sáng kiến có quyền và có trách nhiệm\r\ntiếp nhận, xem xét hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, hỗ trợ tác giả sáng kiến\r\nhoàn thiện hồ sơ yêu cầu công nhận và xem xét công nhận sáng kiến.
\r\n\r\nCốc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có\r\nquyền và trách nhiệm công nhận sáng kiến ban hành Quy chế, Quy định quản lý,\r\ncông nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
\r\n\r\n\r\n\r\nTRÌNH\r\nTỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ CƠ SỞ
\r\n\r\nĐiều 5. Phát động\r\nphong trào thi đua đổi mới sáng tạo
\r\n\r\n1. Ghi nhận ý kiến đổi mới sáng tạo: Mỗi đơn vị\r\ncơ sở phát động phong trào về đổi mới sáng tạo ghi nhận các ý kiến đóng góp, qua đó\r\nphát hiện những hạn chế, khó khăn hiện có, đề ra giải pháp khắc phục hoặc cải\r\ntiến để phát triển trên các mặt hoạt động khác nhau.
\r\n\r\nCác ý kiến đóng góp có giá trị và được\r\nđơn vị chấp nhận có thể được động viên, khen thưởng để khuyến khích tinh thần đổi\r\nmới sáng tạo.
\r\n\r\n2. Đăng ký thực hiện sáng kiến:\r\nCác ý tưởng đóng góp được chấp nhận nếu đã có giải pháp thực hiện đi kèm sẽ được\r\nxúc tiến thủ tục đăng ký thực hiện. Các ý tưởng đóng góp được chấp nhận nếu\r\nchưa có giải pháp thực hiện đi kèm sẽ được công bố để khuyến khích đăng ký hoặc\r\nđấu thầu thực hiện.
\r\n\r\nThủ trưởng đơn vị có trách nhiệm cử\r\ncán bộ hỗ trợ các tác giả hoàn thiện hồ sơ đăng ký sáng kiến (theo mẫu), kiểm\r\ntra tính mới, khả năng mang lại hiệu quả và các điều kiện cần thiết cho việc áp\r\ndụng sáng kiến tại đơn vị, trình lãnh đạo đơn vị xem xét ra quyết định cho phép\r\ntổ chức áp dụng hoặc áp dụng thử.
\r\n\r\n3. Tổ chức áp dụng sáng kiến:\r\ncác sáng kiến được đưa vào áp dụng hoặc áp dụng thử nếu mang lại lợi ích thiết\r\nthực sẽ được đơn vị xem xét công nhận.
\r\n\r\nCác sáng kiến nảy sinh và được áp dụng\r\ntrực tiếp vào quá trình lao động hoặc thực hiện nhiệm vụ, không qua đăng ký nếu\r\nđáp ứng các điều kiện sẽ được đơn vị xem xét công nhận. Thời hiệu thực hiện quyền\r\nyêu cầu công nhận là một năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu.
\r\n\r\nĐiều 6. Các điều kiện\r\ncông nhận sáng kiến
\r\n\r\n1. Một sáng kiến được một đơn vị cơ sở\r\ncông nhận phải đáp ứng đồng thời ba điều kiện sau đây: Có tính mới trong phạm\r\nvi đơn vị, đã được áp dụng hoặc áp dụng thử; ghi nhận có khả năng\r\nmang lại lợi ích thiết\r\nthực cho đơn vị, không thuộc trường hợp bị loại trừ công nhận theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\n2. Một giải pháp được coi là có khả\r\nnăng mang lại lợi ích thiết\r\nthực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế\r\n(giảm chi phí hoạt động, chi phí sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ; nâng\r\ncao năng suất lao động, chất lượng công việc, chất lượng hàng hóa dịch vụ; nâng\r\ncao hiệu quả kỹ thuật,...), hoặc lợi ích xã hội (nâng cao điều kiện an\r\ntoàn lao động, cải thiện đời sống, môi trường làm việc, sức khỏe con người....).
\r\n\r\n3. Các giải pháp sau đây không được\r\ncông nhận là sáng kiến:
\r\n\r\na. Giải pháp mà việc công bố, áp dụng\r\ngiải pháp đó trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, pháp luật;
\r\n\r\nb. Giải pháp là đối tượng đang được bảo\r\nhộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công\r\nnhận sáng kiến.
\r\n\r\nĐiều 7: Hồ sơ yêu cầu\r\ncông nhận sáng kiến
\r\n\r\n1. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (Phụ\r\nlục 1);
\r\n\r\n2. Bản mô tả nội dung cơ bản của sáng\r\nkiến (Phụ lục 2);
\r\n\r\n3. Các tài liệu minh họa, có thể là:\r\ncác chứng cứ về việc áp dụng; các bản đánh giá, nhận xét về hiệu quả của sáng\r\nkiến; hồ sơ mô tả chi tiết sáng kiến theo quy định hoặc hướng dẫn chuyên ngành\r\n(nếu cần).
\r\n\r\nĐiều 8. Tiếp nhận và\r\nxem xét hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày\r\ntiếp nhận hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, đơn vị được yêu cầu công nhận sáng\r\nkiến có trách nhiệm xem xét hồ sơ, hỗ trợ tác giả sáng kiến hoàn thiện hồ sơ và\r\nthực hiện thủ tục sau:
\r\n\r\na. Thông báo cho tác giả sáng kiến về\r\nthiếu sót của hồ sơ và thời hạn để tác giả sửa chữa, bổ sung;
\r\n\r\nb. Thông báo cho tác giả sáng kiến về\r\nviệc chấp nhận hồ sơ, ghi nhận các thông tin liên quan của hồ sơ và lưu giữ hồ\r\nsơ theo quy định;
\r\n\r\nc. Thông báo cho tác giả nêu rõ lý do nếu từ\r\nchối chấp nhận hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến.
\r\n\r\n2. Đơn vị mở Sổ tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu\r\ncông nhận sáng kiến, trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận Hồ sơ (Phụ lục 3),\r\ntrong đó, ghi rõ thời gian trả lời kết quả công nhận sáng kiến.
\r\n\r\n3. Đơn vị có trách nhiệm bảo\r\nquản, lưu giữ hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến; giữ bí mật thông tin cần được\r\nbảo mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến.
\r\n\r\n4. Trước khi quyết định công nhận sáng\r\nkiến, đơn vị xét công nhận sáng kiến tự quyết định việc công bố công khai giải\r\npháp (trừ các thông tin cần giữ bí mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến), tự\r\nquyết định việc tra cứu thông tin về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy\r\nđịnh của pháp luật để kiểm tra theo các điều kiện công nhận sáng kiến.
\r\n\r\nĐiều 9. Xét công nhận\r\nsáng kiến
\r\n\r\n1. Được thực hiện trong thời hạn 03\r\ntháng kể từ ngày chấp nhận hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc từ ngày hoàn\r\nthành việc áp dụng lần đầu.
\r\n\r\n2. Đơn vị xét công nhận sáng kiến thực\r\nhiện các thủ tục sau:
\r\n\r\na. Công nhận sáng kiến và cấp Giấy Chứng\r\nnhận sáng kiến cho tác giả, đồng tác giả sáng kiến (Phụ lục 4). Đơn vị tự quyết định\r\nviệc công bố sáng kiến đã được công nhận để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có\r\nnhu cầu sử dụng sáng kiến có thể tiếp cận được các thông tin liên quan đến sáng kiến.
\r\n\r\nb. Từ chối công nhận sáng kiến trong trường\r\nhợp không đáp ứng các điều kiện công nhận và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý\r\ndo từ chối cho tác giả (Phụ lục 5).
\r\n\r\n3. Người đứng đầu đơn vị quyết định\r\ncông nhận sáng kiến.
\r\n\r\nĐiều 10. Hội đồng\r\nSáng kiến
\r\n\r\n1. Người đứng đầu\r\nđơn vị xét công nhận sáng kiến thành lập Hội đồng để đánh giá giải pháp được\r\nyêu cầu công nhận sáng kiến làm căn cứ giúp người đứng đầu đơn vị ra quyết định\r\nviệc công nhận sáng kiến.
\r\n\r\n2. Hội đồng sáng kiến có Chủ tịch Hội\r\nđồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên thư ký, các chuyên gia hoặc những người có\r\ntrình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện của\r\ntổ chức công đoàn nơi tác giả là công đoàn viên (nếu có) và các thành phần khác\r\nở trong hoặc ngoài đơn vị theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công nhận\r\nsáng kiến.
\r\n\r\n3. Hội đồng sáng kiến có nhiệm vụ tổ\r\nchức đánh giá một cách khách quan, trung thực giải pháp được yêu cầu công nhận\r\nsáng kiến theo các điều kiện quy định và lập báo cáo đánh giá, trong\r\nđó phản ánh đầy đủ ý kiến của các thành viên, kết quả biểu quyết của Hội đồng.
\r\n\r\n4. Phiên họp của Hội đồng phải có mặt\r\nít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch. Các\r\nthành viên không tham dự phiên họp có thể gửi ý kiến đánh giá bằng văn bản. Quyết\r\nđịnh của Hội đồng được thông qua theo nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với\r\nít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của tất cả thành viên Hội đồng. Tác giả, đồng tác giả\r\nsáng kiến không tham dự với tư cách thành viên của Hội đồng trong phiên họp xét\r\ncông nhận sáng kiến của mình.
\r\n\r\nĐiều 11. Đề nghị chấp\r\nthuận việc công nhận sáng kiến do Nhà nước đầu tư
\r\n\r\n1. Trường hợp sáng kiến được tạo ra do\r\nNhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, nếu người đứng đầu\r\nđơn vị công nhận sáng kiến chính là tác giả, đồng tác giả sáng kiến thì ngoài\r\nviệc phải được đánh giá thông qua Hội đồng sáng kiến, việc công nhận sáng kiến\r\ncòn phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý theo quy định sau đây:
\r\n\r\na. Trường hợp đơn vị xét\r\ncông nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, việc công nhận sáng kiến\r\nphải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị đó chấp thuận.
\r\n\r\nb. Trường hợp đơn vị xét công nhận\r\nsáng kiến không phải là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, việc công nhận phải được Sở Khoa học\r\nvà Công nghệ tại địa phương nơi đơn vị đó đóng trụ sở hoặc cơ quan, tổ chức nhà\r\nnước trực tiếp thực hiện việc đầu tư tạo ra sáng kiến chấp thuận.
\r\n\r\n2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc công\r\nnhận sáng kiến gồm các tài liệu sau:
\r\n\r\na. Văn bản đề nghị chấp thuận việc\r\ncông nhận sáng kiến;
\r\n\r\nb. Bản sao đơn yêu cầu công nhận\r\nsáng kiến;
\r\n\r\nc. Báo cáo đánh giá của đơn vị xét công nhận sáng\r\nkiến về việc đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận\r\nlà sáng kiến;
\r\n\r\nd. Biên bản kết luận của Hội đồng sáng\r\nkiến.
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày\r\nnhận được Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc công nhận sáng kiến, cơ quan xét chấp\r\nthuận có trách nhiệm xem\r\nxét và đánh giá việc công nhận sáng kiến theo các quy định của pháp luật để quyết\r\nđịnh về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc công nhận sáng\r\nkiến, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
\r\n\r\nĐiều 12. Quyền và\r\nnghĩa vụ của đơn vị công nhận sáng kiến
\r\n\r\n1. Đối với sáng kiến đã được công nhận,\r\nđơn vị công nhận có các quyền:
\r\n\r\na. Áp dụng sáng kiến;
\r\n\r\nb. Chuyển giao sáng kiến cho tổ chức,\r\ncá nhân khác áp dụng theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Trước khi kết thúc 4 năm kể từ ngày\r\nsáng kiến được công nhận, nếu đơn vị công nhận sáng kiến trực tiếp áp dụng sáng\r\nkiến hoặc chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng thì có nghĩa\r\nvụ thỏa thuận với tác giả sáng kiến và những người tham gia tổ chức áp dụng\r\nsáng kiến lần đầu về việc trả\r\nhay không trả thù lao, cách thức trả thù lao, mức thù lao, thời gian, thời hạn trả thù lao, thể\r\nhiện trong các văn bản sau:
\r\n\r\na. Các quy định của đơn vị công nhận\r\nsáng kiến mà tác giả và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu là người\r\nlao động tại đó và phải tuân thủ;
\r\n\r\nb. Hợp đồng (thỏa thuận riêng bằng văn bản về\r\nviệc trả thù lao, hợp đồng đầu tư để tạo ra sáng kiến, hợp đồng thuê việc, hợp\r\nđồng chuyển giao sáng kiến, hợp đồng lao động, hợp đồng tuyển dụng...). Trường\r\nhợp có sự khác nhau giữa quy định của đơn vị với hợp đồng thì áp dụng theo thỏa\r\nthuận của hợp đồng.
\r\n\r\n3. Trường hợp giữa đơn vị công nhận\r\nsáng kiến với tác giả sáng kiến và\r\nnhững người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu không có thỏa thuận hoặc\r\nkhông thỏa thuận được thì việc trả thù lao sẽ thực hiện theo các quy định sau\r\nđây:
\r\n\r\na. Nếu đơn vị công nhận sáng kiến là tổ\r\nchức kinh tế hoặc là đơn\r\nvị sự nghiệp có thu và hạch toán độc lập:
\r\n\r\n- Thù lao được\r\ntrả hằng năm cho tác giả:
\r\n\r\n+ Trong 3 năm đầu\r\ntiên áp dụng sáng kiến, trả trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày kết thúc mỗi\r\nnăm áp dụng;
\r\n\r\n+ Mức thù lao tối thiểu là 7% tiền làm\r\nlợi thu được do áp dụng sáng kiến của mọi năm;
\r\n\r\n- Tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến là\r\ntổng số tiền tiết kiệm từ tất cả các khoản làm lợi trực tiếp có được từ việc áp\r\ndụng sáng kiến, sau khi đã trừ các chi phí phát sinh do việc áp dụng sáng kiến.\r\nTiền làm lợi trực tiếp được xác định trên cơ sở so sánh thực trạng kinh tế,\r\nkỹ thuật trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
\r\n\r\n- Trường hợp không tính được tiền làm\r\nlợi do áp dụng sáng kiến thì trả với mức tối thiểu 5 lần mức lương cơ sở hoặc\r\nmức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước tại thời điểm trả thù lao;
\r\n\r\nb. Nếu đơn vị công nhận sáng kiến\r\nkhông phải là tổ chức kinh tế và không phải là đơn vị sự nghiệp có thu và hạch\r\ntoán độc lập, việc trả thù lao cho\r\ntác giả sáng kiến được thực hiện như trường hợp không tính được tiền làm lợi do\r\náp dụng sáng kiến.
\r\n\r\nc. Thù lao được trả cho những\r\nngười tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu được thực hiện cùng lúc với mỗi\r\nlần trả thù lao\r\ncho tác giả sáng kiến, với mức tối thiểu 20% mức thù lao cho tác giả sáng kiến.
\r\n\r\nd. Mức thù lao quy định tại Điểm a và\r\nb Khoản 3 Điều này được trả chung cho tất cả các đồng tác giả. Thù lao quy định\r\ntại Điểm c Khoản 3 Điều này được trả chung cho tất cả những người tham gia tổ\r\nchức áp dụng sáng kiến lần đầu và những người này tự thỏa thuận việc phân chia.
\r\n\r\n4. Đơn vị công nhận sáng kiến có thể\r\náp dụng các biện pháp sau đây nhằm động viên, khuyến khích tác giả, đồng tác giả\r\nsáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
\r\n\r\na. Ưu tiên xem xét nâng lương, nâng bậc\r\nthợ, đào tạo nâng cao trình độ và các chế độ phúc lợi khác;
\r\n\r\nb. Ưu tiên xem xét, cấp kinh phí và tạo\r\nđiều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, áp dụng sáng\r\nkiến.
\r\n\r\n5. Theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,\r\ncá nhân, đơn vị công nhận sáng kiến có quyền quyết định hủy bỏ việc công nhận\r\nsáng kiến và thông báo cho tác giả, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến trong các trường\r\nhợp sau đây:
\r\n\r\na. Người nộp đơn yêu cầu công nhận\r\nsáng kiến không phải là tác giả sáng kiến;
\r\n\r\nb. Giải pháp được công nhận\r\nkhông đáp ứng đầy đủ các điều kiện công nhận sáng kiến hoặc việc áp dụng, chuyển\r\ngiao giải pháp đó xâm\r\nphạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Đối với sáng kiến đã được công nhận,\r\ntác giả, đồng tác\r\ngiả sáng kiến có các quyền sau đây:
\r\n\r\na. Được ghi nhận là tác giả, đồng tác\r\ngiả trong Giấy chứng nhận sáng kiến và được nêu danh khi sáng kiến được phổ biến,\r\ngiới thiệu;
\r\n\r\nb. Nhận thù lao theo quy định tại Điều\r\n12 Quy chế này;
\r\n\r\nc. Hưởng các chế độ khuyến khích khác\r\ntheo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về khoa học và\r\ncông nghệ;
\r\n\r\nd. Áp dụng và chuyển giao sáng kiến\r\ncho tổ chức, cá nhân khác, trừ các trường hợp:
\r\n\r\n- Sáng kiến là đối tượng thuộc quyền sở\r\nhữu trí tuệ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến hoặc đơn vị công nhận sáng kiến;
\r\n\r\n- Đã thỏa thuận với đơn vị công nhận\r\nsáng kiến là tác giả không có quyền áp dụng và chuyển giao, thể hiện trong các\r\nvăn bản dưới đây:
\r\n\r\n+ Hợp đồng (thỏa thuận riêng bằng văn\r\nbản về quyền áp dụng và chuyển giao sáng kiến, hợp đồng đầu tư để tạo ra sáng\r\nkiến, hợp đồng thuê việc, hợp đồng lao động, hợp đồng tuyển dụng,...);
\r\n\r\n+ Các quy định của chủ đầu tư tạo ra\r\nsáng kiến mà tác giả là người lao động làm việc trong đơn vị phải tuân thủ (quy\r\nđịnh về quyền và nghĩa vụ của người lao động, quy chế về hoạt động sáng kiến....).\r\nTrường hợp có sự khác nhau các quy định của chủ đầu tư với hợp đồng thì áp dụng\r\ntheo thỏa thuận giữa các bên tại hợp đồng.
\r\n\r\n2. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến có các\r\nnghĩa vụ sau đây:
\r\n\r\na. Cung cấp đầy đủ các thông tin về\r\nsáng kiến đến mức có thể áp dụng được cho đơn vị công nhận sáng kiến;
\r\n\r\nb. Tham gia triển khai áp dụng sáng kiến\r\nlần đầu;
\r\n\r\nc. Giữ bí mật thông tin về sáng kiến\r\ntheo thỏa thuận với chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, đơn vị công nhận sáng kiến và\r\ntheo quy định pháp luật;
\r\n\r\n3. Người tham gia tổ chức áp dụng sáng\r\nkiến lần đầu có các quyền và nghĩa vụ sau:
\r\n\r\na. Nhận thù lao theo quy định tại Điểm\r\nc, Khoản 3 Điều 12 Quy chế này.
\r\n\r\nb. Cung cấp các thông tin chi tiết về\r\náp dụng sáng kiến cho đơn vị công nhận sáng kiến.
\r\n\r\nc. Giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận\r\nvới chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, đơn vị công nhận sáng kiến và theo quy định\r\npháp luật.
\r\n\r\nĐiều 14. Áp dụng,\r\nchuyển giao sáng kiến
\r\n\r\n1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả\r\nđồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có quyền áp dụng và chuyển giao sáng\r\nkiến cho người khác áp dụng.
\r\n\r\n2. Đơn vị công nhận sáng kiến, tác giả\r\nsáng kiến có quyền áp dụng sáng kiến và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá\r\nnhân khác áp dụng theo quy định pháp luật, nhưng không có quyền ngăn cấm người\r\nkhác thực hiện việc áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi đơn vị áp dụng.
\r\n\r\n3. Việc chuyển giao sáng kiến được thực\r\nhiện theo thỏa thuận giữa các bên, theo quy định pháp luật về hợp đồng dân sự,\r\nhợp đồng chuyển giao công nghệ, tùy thuộc vào nội dung thỏa thuận và sáng kiến\r\nđược chuyển giao.
\r\n\r\n4. Việc áp dụng, chuyển giao sáng kiến\r\nkhông được xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ, các quyền và lợi ích\r\nhợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được trái với quy định pháp\r\nluật.
\r\n\r\nĐiều 15. Tổ chức và\r\nquản lý công tác sáng kiến trên địa bàn phường
\r\n\r\n1. Ủy ban nhân dân phường phối hợp Ủy\r\nban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường tổ chức phát động cán bộ, công chức, viên\r\nchức, người lao động đang làm việc tại Ủy ban nhân dân phường và nhân dân trên\r\nđịa bàn đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo phục vụ các mặt hoạt động tại địa\r\nphương; tiếp nhận các giải pháp đổi mới sáng tạo của người dân đóng góp\r\ncho việc cải tiến và phát triển\r\ncác mặt an sinh, kinh tế, xã hội tại địa phương; xem xét áp dụng, hỗ trợ áp dụng\r\nvà công nhận theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 của\r\nQuy chế này.
\r\n\r\n2. Ủy ban nhân dân phường phối hợp với\r\nphòng Kinh tế quận khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ các pháp nhân; các tổ chức\r\nkhông có tư cách pháp nhân trên địa bàn tiến hành hoạt động đổi mới sáng tạo,\r\ncông nhận sáng kiến, nhận chuyển giao để áp dụng các đề tài đã được nghiệm thu\r\ntrong lĩnh vực hoạt động của mình.
\r\n\r\n3. Ủy ban nhân dân phường thành lập Hội\r\nđồng Sáng kiến để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của địa\r\nphương (theo Điều 10 của Quy chế này). Cụ thể, hàng năm, Hội đồng giúp Chủ tịch\r\nỦy ban nhân dân phường:
\r\n\r\na. Xem xét công nhận các sáng kiến đã\r\nđược áp dụng tại Ủy ban nhân dân phường và các sáng kiến khác đã được áp dụng trên\r\nđịa bàn dân cư.
\r\n\r\nb. Ghi nhận các sáng kiến đã được các\r\nđơn vị, tổ chức có thẩm quyền công nhận sáng kiến trên địa bàn khi được báo về\r\nphường;
\r\n\r\nc. Tổng hợp kết quả hoạt động sáng kiến\r\nvà đổi mới sáng tạo trên địa bàn, gửi báo cáo về phòng Kinh tế (cơ quan thường\r\ntrực công tác khoa học -\r\ncông\r\nnghệ, đổi mới sáng tạo tại quận) để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét\r\nghi nhận.
\r\n\r\n\r\n\r\nQUẢN\r\nLÝ NHÀ NƯỚC VỀ SÁNG KIẾN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN
\r\n\r\nĐiều 16. Cơ quan Thường\r\ntrực công tác sáng kiến của quận
\r\n\r\nPhòng Kinh tế là Cơ quan Thường trực\r\ncông tác sáng kiến, có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban\r\nnhân dân quận trong việc triển khai các hoạt động:
\r\n\r\n1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và\r\nchính sách về sáng kiến và đổi mới sáng tạo; hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan,\r\nđơn vị trên địa bàn quận về nghiệp vụ tổ chức hoạt động sáng kiến và phong trào\r\nđổi mới sáng tạo;
\r\n\r\n2. Xét công nhận các sáng kiến thuộc thẩm\r\nquyền và trách nhiệm công nhận của Ủy ban nhân dân quận theo quy định tại các Điều\r\n5, 6, 7, 8, 9 của Quy chế này;
\r\n\r\n3. Ghi nhận các sáng kiến đã được công\r\nnhận tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận sáng kiến trên địa bàn quận.
\r\n\r\n4. Ghi nhận các đề tài, nhiệm vụ khoa\r\nhọc - công nghệ đã được nghiệm thu và đưa vào áp dụng trên địa bàn quận;
\r\n\r\n5. Chấp nhận việc công nhận các sáng\r\nkiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều\r\n11 của Quy chế này;
\r\n\r\n6. Tổng hợp thông tin đánh giá về hiệu\r\nquả và phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến đã được công nhận và đưa vào áp dụng\r\ntrên địa bàn quận nhằm phục vụ công tác báo cáo thống kê và cung cấp cho phòng\r\nNội vụ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận xem xét tặng các danh hiệu thi\r\nđua.
\r\n\r\n7. Giải quyết và hướng dẫn các cơ\r\nquan, đơn vị trên địa bàn quận giải quyết các khiếu nại và tranh chấp liên quan\r\nđến hoạt động sáng kiến (nếu có).
\r\n\r\nĐiều 17. Hội đồng\r\nSáng kiến Quận
\r\n\r\n1. Hội đồng Sáng kiến Quận do Chủ tịch\r\nỦy ban nhân dân Quận ban hành quyết định thành lập, có chức năng tham vấn cho\r\nChủ tịch Ủy ban nhân dân Quận\r\nvề việc công nhận, ghi nhận, chấp thuận của các sáng kiến đã được công\r\nnhận và áp dụng trên địa bàn quận.
\r\n\r\n2. Cơ cấu Hội đồng Sáng kiến Quận gồm:
\r\n\r\na. Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Ủy ban\r\nnhân dân quận/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách Kinh tế/Khoa học - Công nghệ;
\r\n\r\nb. Phó Chủ tịch Hội đồng;
\r\n\r\nc. Các thành viên Hội đồng: Thủ trưởng\r\ncác cơ quan ban ngành, đoàn thể thuộc quận
\r\n\r\nd. Thư ký Hội đồng: Công chức phòng\r\nKinh tế;
\r\n\r\nđ. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội\r\nđồng triệu tập bằng Thư mời theo từng đợt xét công nhận, tùy thuộc vào tính chất,\r\nnội dung của các sáng kiến yêu cầu được công nhận, bao gồm đại diện các đơn vị\r\ncó liên quan hoặc chuyên gia bên ngoài.
\r\n\r\n3. Hội đồng Sáng kiến Quận thực hiện\r\nnhiệm vụ theo quy định tại điều 10, khoản 3 quy chế này
\r\n\r\na. Xem xét đánh giá các Hồ sơ yêu cầu\r\ncông nhận đối với các sáng kiến thuộc thẩm quyền và trách nhiệm công nhận của Ủy\r\nban nhân dân Quận, để trình Chủ tịch Ủy\r\nban nhân dân Quận xem xét công nhận và cấp Giấy Chứng nhận Sáng kiến.
\r\n\r\nĐể phục vụ hoạt động thi đua khen thưởng, Hội\r\nđồng có trách nhiệm đưa ra thêm các đánh giá cụ thể về mức tác động ảnh hưởng đối\r\nvới Thành phố và hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiến được\r\ncông nhận,\r\nlàm cơ sở để đề nghị việc xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố và\r\nChiến sĩ thi đua Toàn quốc cho các tác giả, đồng tác giả sáng kiến.
\r\n\r\nĐiều 18. Phối hợp\r\ncông tác sáng kiến và công tác thi đua khen thưởng
\r\n\r\n1. Ủy ban nhân dân quận có thẩm quyền\r\ncông nhận sáng kiến và xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở theo quy định\r\npháp luật.
\r\n\r\n2. Các đơn vị có thẩm quyền công nhận\r\nsáng kiến nhưng không có thẩm quyền xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở,\r\nbáo cáo kết quả công nhận sáng kiến tại đơn vị, cho cơ quan cấp trên có thẩm\r\nquyền xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thực hiện việc xét tặng danh hiệu.
\r\n\r\n3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận\r\ntiếp nhận kết quả đánh giá được quy định tại Khoản 6, Điều 16 Quy chế này để\r\nxem xét tặng danh hiệu Chiến sĩ đua cơ sở cho cá nhân có thành tích thi đua;\r\nkhông tổ chức đánh giá lại khía cạnh kỹ thuật, nghiệp vụ của các sáng kiến đã\r\nđược công nhận theo pháp luật sáng kiến. Trong trường hợp cần thiết phải xác\r\nminh hoặc thẩm tra lại thì chuyển giao yêu cầu xác minh, thẩm tra cho phòng\r\nKinh tế thực hiện.
\r\n\r\n4. Liên đoàn Lao động quận:
\r\n\r\na. Tham gia Hội đồng Sáng kiến Quận để\r\nbảo vệ quyền lợi chính đáng của tác giả sáng kiến, đồng tác giả sáng kiến và những\r\nngười tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu;
\r\n\r\nb. Phối hợp với phòng Kinh tế giải quyết\r\ncác khiếu nại và tranh chấp liên quan đến hoạt động sáng kiến (nếu có);
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 19. Công bố\r\nthông tin về hoạt động sáng kiến
\r\n\r\nKết quả công nhận và ghi nhận các sáng kiến và áp dụng\r\ntrên địa bàn quận được thông báo cho đơn vị, cá nhân liên quan và được công bố trên\r\nCổng Thông tin\r\nvà Giao tiếp quận, trừ các thông tin cần được bảo mật.
\r\n\r\nĐiều 20. Báo cáo về\r\nhoạt động sáng kiến
\r\n\r\nĐịnh kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu,\r\nphòng Kinh tế có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động\r\nsáng kiến trên địa bàn, trong đó có các sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu\r\ntư kinh phí, phương tiện vật chất, kỹ thuật cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban\r\nnhân dân quận và Sở Khoa học và Công nghệ (phụ lục 7).
\r\n\r\nĐiều 21. Kinh phí hoạt\r\nđộng sáng kiến
\r\n\r\n1. Kinh phí hoạt động sáng kiến của Quận được lập\r\nkế hoạch và dự trù hàng năm trong nguồn ngân sách từ Quỹ Thi đua - Khen thưởng\r\ncủa Quận được sử dụng vào các mục đích sau:
\r\n\r\na. Chi cho việc tổ chức phổ biến chính\r\nsách, pháp luật và tập huấn, hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn về hoạt động\r\nsáng kiến;
\r\n\r\nb. Chi cho hoạt động tổng hợp, phân loại\r\nhồ sơ công nhận, ghi nhận, chấp thuận các sáng kiến được đưa vào áp dụng;\r\nchi phí tra cứu thông tin phục vụ việc đánh giá tính mới của sáng kiến; chi phí\r\ncông bố sáng kiến; chi thu thập thông tin đánh giá mức độ hiệu quả và phạm vi ảnh\r\nhưởng của sáng kiến; chi phục vụ công tác kiểm tra, thẩm tra hoạt động công nhận\r\nsáng kiến của đơn vị cơ sở;
\r\n\r\nc. Chi phục vụ hoạt động của Hội đồng\r\nSáng kiến Quận: chế độ thù lao, các điều kiện phục vụ hoạt động, thuê chuyên gia độc\r\nlập đánh giá hồ sơ;
\r\n\r\nd. Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu,\r\ngiấy chứng nhận sáng kiến;
\r\n\r\ne. Chi tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng\r\nnhận sáng kiến, nhằm tôn vinh các tác giả có thành tích\r\ntrong hoạt động sáng kiến và đổi mới\r\nsáng tạo;
\r\n\r\nf. Các nội dung khác phục vụ hoạt động\r\ntạo ra sáng kiến và áp dụng sáng kiến.
\r\n\r\n2. Tiền thù lao và tiền thưởng cho tác giả\r\nsáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu đối với các sáng\r\nkiến do Ủy ban nhân dân quận công nhận được trích từ Quỹ Thi đua - Khen thưởng của quận.
\r\n\r\n3. Phòng Kinh tế có trách nhiệm phối\r\nhợp với phòng Tài chính - Kế hoạch lập kế hoạch hoạt động và xây dựng dự toán\r\nhàng năm đối với các khoản kinh phí và các tiền thù lao, tiền thưởng nêu tại Khoản 1 và\r\nKhoản 2 Điều này.
\r\n\r\n4. Chi phí cho hoạt động sáng kiến\r\ntrong đó có chi phí để tạo ra và áp dụng sáng kiến, trả thù lao, trả thưởng cho tác giả\r\nsáng kiến và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu của các cơ\r\nquan, đơn vị khác có thẩm quyền công nhận sáng kiến trên địa bàn được thực hiện\r\nnhư sau:
\r\n\r\na. Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một\r\nphần kinh phí hoạt động thường xuyên được hỗ trợ một phần từ nguồn Ngân sách\r\nNhà nước: trong Dự toán chi Ngân sách hàng năm của đơn vị trên cơ sở khả năng\r\nthu của đơn vị;
\r\n\r\nb. Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm\r\n100% kinh phí hoạt động thường xuyên: chi từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
\r\n\r\nc. Các cơ quan quản lý Nhà nước, Các\r\nđơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên:\r\nchi trong Dự toán chi Ngân sách Nhà nước hàng năm;
\r\n\r\nd. Chi phí cho hoạt động sáng kiến đối\r\nvới các doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu\r\nnhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn\r\nbản hướng dẫn.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.
\r\n\r\n2. Trong quá trình thực hiện, Quy chế\r\nnày sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình thực tế./.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\nCHỦ NGHĨA VIỆT NAM
\r\nĐộc\r\nlập - Tự do - Hạnh phúc
\r\n---------------
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
\r\n\r\nKính gửi: [1] ……………………………………..
\r\n\r\nTôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
\r\n\r\n\r\n Số TT \r\n | \r\n \r\n Họ và tên \r\n | \r\n \r\n Ngày tháng\r\n năm sinh \r\n | \r\n \r\n Nơi công\r\n tác (hoặc nơi thường trú) \r\n | \r\n \r\n Chức danh \r\n | \r\n \r\n Trình độ chuyên\r\n môn \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ (%)\r\n đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n … \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét\r\ncông nhận sáng kiến [2]:
\r\n\r\n- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường\r\nhợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến) [3]:
\r\n\r\n- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến [4]:
\r\n\r\n- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu\r\nhoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn):
\r\n\r\n- Mô tả bản chất của sáng kiến [5]:
\r\n\r\n- Những thông tin cần được bảo mật (nếu\r\ncó):
\r\n\r\n- Các điều kiện cần thiết để áp dụng\r\nsáng kiến:
\r\n\r\n- Đánh giá lợi ích thu được hoặc\r\ndự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả[6]:
\r\n\r\n- Đánh giá lợi ích thu được hoặc\r\ndự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,\r\ncá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)[7]:...
\r\n\r\nDanh sách những người đã tham gia áp dụng\r\nthử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
\r\n\r\n\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Họ và tên \r\n | \r\n \r\n Ngày, tháng\r\n năm sinh \r\n | \r\n \r\n Nơi công\r\n tác (hoặc nơi thường trú) \r\n | \r\n \r\n Chức danh \r\n | \r\n \r\n Trình độ\r\n chuyên môn \r\n | \r\n \r\n Nội dung\r\n công việc hỗ trợ \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông\r\ntin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước\r\npháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n ……., ngày…. tháng….. năm…… | \r\n
[1] Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng\r\nkiến.
\r\n\r\n[2] Tên của sáng\r\nkiến.
\r\n\r\n[3] Tên và địa\r\nchỉ của chủ\r\nđầu tư tạo ra sáng kiến
\r\n\r\n[4] Điện tử, viễn thông,\r\ntự động hóa, công nghệ thông tin
\r\n\r\nNông lâm ngư nghiệp và môi trường
\r\n\r\nCơ khí, xây dựng, giao\r\nthông vận tải
\r\n\r\nDịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục,\r\ny tế...)
\r\n\r\nKhác...
\r\n\r\n[5] Cần nêu rõ\r\ncác nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng\r\ndẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
\r\n\r\n[6] Đánh giá lợi\r\ních thu được theo hướng dẫn quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN\r\nhướng dẫn thi hành một số quy định của\r\nĐiều lệ Sáng kiến.
\r\n\r\n[7] Đánh giá lợi\r\ních thu được theo hướng dẫn quy định tại điểm g khoản 1 Điều 5 của Thông tư số\r\n18/2013/BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG
\r\n\r\n1. Tên sáng kiến:
\r\n\r\n\r\n\r\n
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
\r\n\r\n\r\n\r\n
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày …… tháng …… năm …….. đến ngày …… tháng …… năm ……..
\r\n\r\n4. Tác giả:
\r\n\r\nHọ và tên:
\r\n\r\nNăm sinh:
\r\n\r\nNơi thường trú:
\r\n\r\nTrình độ chuyên môn:
\r\n\r\nChức vụ công tác:
\r\n\r\nNơi làm việc:
\r\n\r\nĐiện thoại:
\r\n\r\nTỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …………………………………..%
\r\n\r\n5. Đồng tác giả (nếu có):
\r\n\r\nHọ và tên:
\r\n\r\nNăm sinh:
\r\n\r\nNơi thường trú:
\r\n\r\nTrình độ chuyên môn:
\r\n\r\nChức vụ công tác:
\r\n\r\nNơi làm việc:
\r\n\r\nĐiện thoại:
\r\n\r\nTỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …………………………………%
\r\n\r\n6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
\r\n\r\nTên đơn vị:
\r\n\r\nĐịa chỉ:
\r\n\r\nĐiện thoại:
\r\n\r\nBÁO CÁO SÁNG KIẾN
\r\n\r\n1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
\r\n\r\n\r\n\r\n
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật:
\r\n\r\n1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra\r\nsáng kiến:
\r\n\r\n\r\n\r\n
2. Mô tả giải pháp sau\r\nkhi có sáng kiến:
\r\n\r\n\r\n\r\n
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
\r\n\r\n1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi\r\ntính thành tiền):
\r\n\r\n\r\n\r\n
2. Hiệu quả về mặt xã hội\r\n(Giá trị làm lợi\r\nkhông tính thành tiền (nếu có)):
\r\n\r\na. Giá trị làm lợi cho môi trường:
\r\n\r\n\r\n\r\n
b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động:
\r\n\r\n\r\n\r\n
c. Giá trị làm lợi khác:
\r\n\r\nIV. Cam kết không sao\r\nchép hoặc vi phạm bản quyền.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CƠ QUAN ĐƠN\r\n VỊ | \r\n \r\n TÁC GIẢ\r\n SÁNG KIẾN | \r\n
\r\n\r\n
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO\r\nBÁO CÁO
\r\n\r\n1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp của sáng kiến\r\n(nếu có)
\r\n\r\n2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng\r\ntrong thực tế
\r\n\r\n3. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TẠI CƠ SỞ
\r\n\r\nKhoản 1, Điều\r\n2 ĐLSK: “Hoạt động SK” bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng SK, công\r\nnhận SK, thực hiện quyền & nghĩa vụ liên quan đến SK
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 1112/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 1112/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Quận Phú Nhuận |
Số hiệu | 1112/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thị Ánh Nguyệt |
Ngày ban hành | 2016-10-19 |
Ngày hiệu lực | 2016-10-19 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Còn hiệu lực |