\r\n\r\n \r\n
\r\n\r\n \r\n \r\n\r\n \r\n \r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
QUY CHUẨN KỸ\r\nTHUẬT QUỐC GIA
\r\nQCVN 25: 2015/BGTVT
\r\n\r\n
\r\n\r\n
QUY\r\nPHẠM GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ ĐÓNG
\r\n\r\nPHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA CỠ NHỎ
\r\n\r\nRules for Technical Supervision
\r\nand Construction of Small Inland Waterway Ships
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n HÀ NỘI - 2015\r\n
\r\n\r\n\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
\r\nLỜI NÓI ĐẦU
\r\n\r\n
\r\n\r\n
QCVN\r\n25 : 2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ\r\nthẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 36/2016/TT - BGTVT ngày\r\n24 tháng 11 năm 2016.
\r\n\r\nQCVN 25:2015/BGTVT được xây dựng trên cơ sở bổ sung, sửa\r\nđổi QCVN 25:2010/BGTVT
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY PHẠM GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ ĐÓNG
\r\nPHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA CỠ NHỎ
MỤC LỤC
\r\n\r\nTrang
\r\n\r\n.......... PHẦN 1 .... QUY ĐỊNH CHUNG 9
\r\n\r\n1.1 Phạm\r\nvi điều chỉnh.................................................................................................... \r\n10
\r\n\r\n1.2 Đối\r\ntượng áp dụng.................................................................................................... 10
\r\n\r\n1.3 Tài\r\nliệu viện dẫn......................................................................................................... 10
\r\n\r\n1.4 Giải\r\nthích từ ngữ ....................................................................................................... 10\r\n
\r\n\r\nPHẦN\r\n2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT .............................................................................................. 13
\r\n\r\nChương\r\n1 Giám sát kỹ thuật .................................................................................................... 13
\r\n\r\n1.1 Quy\r\nđịnh chung......................................................................................................... 13
\r\n\r\n1.2 Nội\r\ndung giám sát kỹ thuật......................................................................................... 13
\r\n\r\n1.3 Các\r\ndạng kiểm tra...................................................................................................... 13
\r\n\r\n1.4 Đánh\r\ngiá trạng thái kỹ thuật phương tiện..................................................................... 15
\r\n\r\n1.5 Hồ\r\nsơ trình thẩm định................................................................................................. 16
\r\n\r\nChương\r\n2 Thân phương tiện.................................................................................................... 18
\r\n\r\n2.1\r\n Quy định chung......................................................................................................... 18
\r\n\r\n2.2 Giải\r\nthích từ ngữ........................................................................................................ 18
\r\n\r\n2.3 Thân\r\nphương tiện thép, thân phương tiện hợp kim nhôm ............................................ 19
\r\n\r\n2.3.1 Quy\r\nđịnh chung......................................................................................................... 19
\r\n\r\n2.3.2 Vật\r\nliệu...................................................................................................................... 19
\r\n\r\n2.3.3 Hàn........................................................................................................................... 19
\r\n\r\n2.3.4\r\n Thân phương tiện thép............................................................................................... 19
\r\n\r\n2.3.5 Thân\r\nphương tiện hợp kim nhôm................................................................................ 30
\r\n\r\n2.4 Thân\r\nphương tiện gỗ ................................................................................................ 31
\r\n\r\n2.4.1 Quy\r\nđịnh chung......................................................................................................... 31
\r\n\r\n2.4.2 Vật\r\nliệu...................................................................................................................... 31
\r\n\r\n2.4.3 Kích\r\nthước các cơ cấu .............................................................................................. 32
\r\n\r\n 2.5 Thân\r\nphương tiện xi măng lưới thép, thân phương tiện
\r\nchất dẻo cốt sợi thuỷ tinh ........................................................................................ 39
2.5.1 Thân\r\nphương tiện xi măng lưới thép........................................................................... 39
\r\n\r\n2.5.2\r\n Thân phương tiện chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh .............................................................. 39
\r\n\r\n2.6 Thân phương tiện\r\nnan tre, xi măng nan tre .................................................................. 40
\r\n\r\n2.6.1 Thân phương tiện nan tre........................................................................................... 40
\r\n\r\n2.6.2 Thân phương tiện xi măng nan tre............................................................................... 40
\r\n\r\nChương 3 Trang thiết bị............................................................................................................ 41
\r\n\r\n3.1 Thiết bị lái ................................................................................................................. 41
\r\n\r\n3.2\r\n Thiết bị neo............................................................................................................... 41
\r\n\r\n3.2.1\r\n Quy định chung......................................................................................................... 41
\r\n\r\n3.2.2 Đặc\r\ntrưng cung cấp................................................................................................... 41
\r\n\r\n3.3 Tời\r\nkéo neo, thiết bị chằng buộc................................................................................ 43
\r\n\r\n3.3.1 Tời\r\nkéo neo .............................................................................................................. 43
\r\n\r\n3.3.2 Thiết\r\nbị chằng buộc................................................................................................... 43
\r\n\r\n3.4 Trang\r\nbị cứu sinh....................................................................................................... 43
\r\n\r\n3.5\r\n Trang bị tín hiệu......................................................................................................... 44
\r\n\r\n3.6 Trang\r\nbị phòng và chữa cháy, trang bị cứu đắm.......................................................... 44
\r\n\r\n3.6.1 Trang\r\nbị phòng và chữa cháy..................................................................................... 44
\r\n\r\n3.6.2 Trang\r\nbị cứu đắm...................................................................................................... 44
\r\n\r\nChương\r\n4 Tính ổn định............................................................................................................ 45
\r\n\r\n4.1\r\n Quy định chung......................................................................................................... 45
\r\n\r\n4.2 Tiêu\r\nchuẩn ổn định cơ bản......................................................................................... 45
\r\n\r\n4.3 Tiêu\r\nchuẩn bổ sung.................................................................................................... 46
\r\n\r\n4.4 Thử\r\nnghiêng ............................................................................................................. 49
\r\n\r\nChương\r\n5 Mạn khô................................................................................................................... 51
\r\n\r\n5.1\r\n Quy định chung ........................................................................................................ 51
\r\n\r\n 5.2 Chiều\r\ncao tối thiểu của miệng hầm hàng, ngưỡng cửa,
\r\nmép dưới cửa sổ, chiều cao tối thiểu của mũi, đuôi ................................................... 51
5.3 Chiều\r\ncao mạn khô tối thiểu....................................................................................... 51
\r\n\r\nChương\r\n6 Thiết bị động lực...................................................................................................... 53
\r\n\r\n6.1 Máy\r\nchính, máy phụ................................................................................................... 53
\r\n\r\n6.2 Hệ\r\ntrục...................................................................................................................... 54
\r\n\r\n6.3 Chân\r\nvịt .................................................................................................................... 54
\r\n\r\nChương\r\n7 Các hệ thống và đường ống..................................................................................... 56
\r\n\r\n7.1 Quy\r\nđịnh chung......................................................................................................... 56
\r\n\r\n7.2 Hệ\r\nthống nhiên liệu.................................................................................................... 57
\r\n\r\n7.3 Hệ\r\nthống bôi trơn, hệ thống làm mát........................................................................... 57
\r\n\r\n7.4 Hệ\r\nthống không khí nén............................................................................................. 57
\r\n\r\n7.5 Hệ\r\nthống khí xả......................................................................................................... 58
\r\n\r\n7.6 Hệ\r\nthống hút khô....................................................................................................... 58
\r\n\r\n7.7 Trang\r\nbị ngăn ngừa ô nhiễm....................................................................................... 59
\r\n\r\nChương\r\n8 Thiết bị điện............................................................................................................. 60
\r\n\r\n8.1 Quy\r\nđịnh chung ........................................................................................................ 60
\r\n\r\n8.2 Nguồn\r\nđiện................................................................................................................ 60
\r\n\r\n8.3 Bố\r\ntrí thiết bị điện...................................................................................................... 60
\r\n\r\n8.4 Chiếu\r\nsáng................................................................................................................ 61
\r\n\r\n8.5 Cáp\r\nđiện................................................................................................................... 61
\r\n\r\n8.6 Nối\r\nđất ..................................................................................................................... 61
\r\n\r\nChương\r\n9 Các quy định an toàn kỹ thuật phương tiện ngang sông cỡ nhỏ
\r\nvà phương tiện hoạt động ở vùng nước bến thuỷ nội địa ....................................... 62
9.1\r\n Quy định chung......................................................................................................... 62
\r\n\r\n9.2 Giám\r\nsát kỹ thuật....................................................................................................... 62
\r\n\r\n9.2.1 Quy\r\nđịnh giám sát...................................................................................................... 62
\r\n\r\n9.2.2 Nội\r\ndung giám sát kỹ thuật......................................................................................... 62
\r\n\r\n 9.2.3 Đánh\r\ngiá trạng thái kỹ thuật phương tiện ngang sông cỡ nhỏ
\r\nvà phương tiện hoạt động ở vùng nước bến thuỷ nội địa............................................ 63
9.3 Các\r\nyêu cầu an toàn kỹ thuật đối với phương tiện....................................................... 64
\r\n\r\n9.3.1 Kết\r\ncấu và tính kín nước............................................................................................ 64
\r\n\r\n9.3.2 Ổn\r\nđịnh, mạn khô, sức chở........................................................................................ 65
\r\n\r\n9.3.3 Các\r\nthiết bị di chuyển phương tiện............................................................................. 66
\r\n\r\n9.3.4 Thiết\r\nbị lái.................................................................................................................. 67
\r\n\r\n9.3.5 Trang\r\nbị an toàn......................................................................................................... 67
\r\n\r\nPHẦN\r\n3 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ............................................................................................ 69
\r\n\r\nPHẦN\r\n4 TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN.................................................................. 71
\r\n\r\nPHẦN\r\n5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................................................. 73
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n
QUY PHẠM GIÁM SÁT KỸ THUẬT VÀ ĐÓNG
\r\n\r\nPHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA CỠ NHỎ
\r\n\r\nRules for technical supervision
\r\n\r\nand construction of\r\nsmall inland waterway ships
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHẦN\r\n1 - QUY ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thuỷ nội\r\nđịa cỡ nhỏ (sau đây gọi là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu về hoạt động kiểm\r\ntra, giám sát kỹ thuật trong thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa, nhập khẩu và\r\nkhai thác phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ (sau đây gọi là phương tiện) có các\r\nđặc trưng như sau:
\r\n\r\n1 Phương tiện có chiều dài thiết kế dưới\r\n20 m.
\r\n\r\n2 Phương tiện có động cơ, tổng công suất\r\nmáy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa.
\r\n\r\n3 Phương tiện có động cơ, sức chở từ 5\r\nngười đến 12 người.
\r\n\r\n4 Phương tiện dân gian
\r\n\r\na) \r\nChở hàng có trọng\r\ntải toàn phần đến 100 tấn, có tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa (máy\r\nlắp trong) hoặc dưới 100 sức ngựa (máy lắp ngoài);
\r\n\r\nb) \r\nKhông có boong, sức\r\nchở từ 5 người đến dưới 50 người, có tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa\r\n(máy lắp trong) hoặc dưới 100 sức ngựa (máy lắp ngoài).
\r\n\r\n1.1.2 Quy chuẩn này không điều chỉnh cho:
\r\n\r\n1 \r\nPhương tiện chở dầu, chở xô khí hóa lỏng, chở xô hóa chất\r\nnguy hiểm, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu nhiều\r\nthân, tàu kéo, tàu đẩy, tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu công trình, phương tiện\r\nhoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven bờ biển.
\r\n\r\n2 \r\nPhương tiện\r\nkhông có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12\r\nngười.
\r\n\r\n3 Phương tiện có động cơ, tổng công suất\r\nmáy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người.
\r\n\r\n4 Bè.
\r\n\r\n5 Phương tiện được dùng vào mục đích an\r\nninh, quốc phòng và tàu cá.
\r\n\r\n6 Phương tiện được dùng vào mục đích thể\r\nthao, vui chơi giải trí.
\r\n\r\n\r\n\r\nQuy\r\nchuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến các\r\nphương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1, bao gồm: cơ quan\r\nđăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Đăng kiểm”), chủ phương tiện, các đơn\r\nvị thiết kế, các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác phương\r\ntiện, các cơ sở chế tạo vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị sử dụng cho phương\r\ntiện, các tổ chức\r\nxuất khẩu, nhập khẩu phương\r\ntiện và vật liệu,\r\ntrang thiết bị sử dụng\r\ncho phương tiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n1.3.1 Sửa đổi 1:2015 QCVN\r\n72:2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương\r\ntiện thủy nội địa;
\r\n\r\n1.3.2 QCVN 84:2014/BGTVT – Quy chuẩn\r\nkỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ;\r\n
\r\n\r\n1.3.3 QCVN 51:2013/BGTVT - Quy chuẩn\r\nkỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy\r\nnội địa vỏ xi măng lưới thép;
\r\n\r\n1.3.4 QCVN 56:2013/BGTVT – Quy chuẩn\r\nkỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh.
\r\n\r\n1.3.5 TCVN 1072 Gỗ - Phân nhóm theo\r\ntính chất cơ lý;
\r\n\r\n1.3.6 TCVN 1073 Gỗ tròn – kích thước\r\ncơ bản;
\r\n\r\n1.3.7 TCVN 1074 Gỗ tròn - khuyết\r\ntật;
\r\n\r\n1.3.8 TCVN 1075 Gỗ xẻ – kích thước\r\ncơ bản;
\r\n\r\n1.3.9 TCVN 1076 Gỗ xẻ – tên gọi và\r\nđịnh nghĩa gỗ ở trạng thái độ ẩm 15%;
\r\n\r\n\r\n\r\nCác thuật ngữ không\r\ngiải thích ở Quy chuẩn này được áp dụng theo các giải thích của các thuật ngữ\r\ntương ứng của sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về\r\nQuy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa. Trong Quy chuẩn này, những\r\nthuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
\r\n\r\n1.4.1 Phương tiện ngang sông là\r\nphương tiện chở người, hàng hóa từ bến ngang sông này sang bến ngang sông kia\r\nvà ngược lại.
\r\n\r\n1.4.2 Phương tiện ngang sông cỡ nhỏ\r\nlà phương tiện ngang sông, dùng để chở người, hàng hóa, tại các bến ngang sông,\r\nmà khoảng cách giữa 2 đầu bến không quá 1 km, có các đặc trưng kỹ thuật sau:
\r\n\r\n(a) Chiều dài thiết kế nhỏ hơn\r\nhoặc bằng 15 m;
\r\n\r\n(b) Có động cơ tổng công suất máy\r\nchính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa, trọng tải toàn phần đến 5 tấn;
\r\n\r\n(c) Có động cơ tổng công suất máy\r\nchính đến 15 sức ngựa, chở từ 5 đến 12 người.
\r\n\r\n1.4.3 Phương tiện dân gian là phương\r\ntiện có động cơ hoặc không có động cơ đóng theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều\r\nthế hệ của nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn được Đăng kiểm công\r\nnhận.
\r\n\r\n1.4.4 Phương tiện hở là phương\r\ntiện không có boong hoặc không có mui che phía trên, nước có thể lọt vào được\r\ntrong phương tiện khi có sóng và mưa.
\r\n\r\n1.4.5 Phương tiện kín là phương tiện\r\ncó boong hoặc có mui che ở phía trên để nước không lọt vào trong phương tiện\r\nkhi có sóng và mưa.
\r\n\r\n1.4.6 Phương tiện có mui tháo được\r\nlà phương tiện kín được nêu ở 1.4.5, nhưng có thể tháo mui ra được.
\r\n\r\n1.4.7 Phương tiện thô sơ là phương\r\ntiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
\r\n\r\n1.4.8 Phương tiện vỏ gỗ bọc ngoài là phương tiện vỏ gỗ được\r\nbọc phần chìm hoặc toàn bộ phía ngoài vỏ gỗ bằng một trong các vật liệu sau:\r\ngỗ, thép, nhôm, xi măng lưới thép, chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh.
\r\n\r\n1.4.9 Bè là phương tiện được kết\r\nghép bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc làm phương tiện\r\nvận chuyển tạm thời trên đường thuỷ nội địa.
\r\n\r\n1.4.10 \r\nPhương tiện đóng mới\r\nlà phương tiện đang đóng từ ngày đặt ky (hoặc trải ván đáy) đến khi kết thúc\r\nđóng mới và được cấp hồ sơ đăng kiểm cho phép đưa phương tiện vào khai thác.
\r\n\r\n1.4.11 \r\nPhương tiện đang khai\r\nthác là phương tiện không phải phương tiện đóng mới.
\r\n\r\n1.4.12 Đầm (phá) là vùng nước\r\nnội thủy thông với biển bằng những cửa hẹp, nông và chịu ảnh hưởng của thủy\r\ntriều.
\r\n\r\n1.4.13 Vịnh kín là vùng nước\r\nnội thủy thông với biển có mực nước đủ sâu, có các dải núi chắn rải rác bên\r\nngoài nhờ đó mà giảm ảnh hưởng của sóng biển và phương tiện đi lại dễ dàng.
\r\n\r\n1.4.14 Hồ là vùng nước rộng và sâu\r\nnằm trong nội địa, được tạo thành do tự nhiên hoặc nhân tạo, ăn thông với các\r\nnhánh sông và khe suối mà phương tiện có thể tham gia hoạt động giao thông\r\nđường thuỷ nội địa.
\r\n\r\n1.4.15 Máy lắp trong\r\nlà máy được lắp cố định ở trong phương tiện.
\r\n\r\n1.4.16 Máy lắp ngoài là máy\r\nđược đặt ở phía lái, trên boong của phương tiện hoặc các máy lắp ở sau vách\r\nđuôi của phương tiện hoặc các máy không cố định có sử dụng chân vịt để điều\r\nđộng phương tiện thay bánh lái.
\r\n\r\n1.4.17 Ban ngày là khoảng thời\r\ngian thấy rõ trong ngày kể từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, thêm 30\r\nphút cho những ngày thời tiết tốt và trừ đi 30 phút cho những ngày thời tiết\r\nxấu.
\r\n\r\n1.4.18 Ban đêm là khoảng thời\r\ngian trời tối còn lại ngoài thời gian nêu tại 1.4.17 trong một ngày đêm.
\r\n\r\n1.4.19 Người được chở là những\r\nngười có mặt trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em\r\ndưới một tuổi.
\r\n\r\n1.4.20 Sức chở người là số\r\nlượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái\r\nphương tiện và trẻ em dưới một tuổi.
\r\n\r\n1.4.21 Thuyền viên là người làm việc\r\ntheo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần\r\ntrên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức\r\nngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
\r\n\r\n1.4.22 Người lái phương tiện là người\r\ntrực tiếp điều khiển phương tiện không động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn\r\nhoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc\r\nphương tiện có chở đến 12 người hoặc bè.
\r\n\r\n1.4.23 Thiết bị di chuyển (Đối với\r\nphương tiện ngang sông): Thiết\r\nbị giúp phương tiện chuyển động gồm máy, chèo tay, dây kéo...
\r\n\r\n1.4.24 Vùng SI, vùng SII quy định tại\r\nPhụ lục I của sửa đổi 1:2015 - QCVN 72:2013/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật\r\nquốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa.
\r\n\r\n1.4.25 Vùng SIII là các hồ kín có\r\nchiều cao sóng tối đa ở h1% là 0,6 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHẦN 2 - QUY ĐỊNH KỸ\r\nTHUẬT
\r\n\r\nCHƯƠNG\r\n1 - GIÁM SÁT KỸ THUẬT
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1.1 Giám sát kỹ\r\nthuật các phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ được tiến hành dựa trên cơ sở những\r\nyêu cầu đưa ra trong Quy chuẩn này nhằm đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa và\r\nphương tiện.
\r\n\r\n1.1.2 Việc kiểm tra\r\ncủa Đăng kiểm đối với phương tiện nêu tại 1.1.1 Phần 1 chỉ thực hiện dưới dạng\r\ngiám sát kỹ thuật mà không tiến hành phân cấp. Căn cứ vào các yêu cầu đối với\r\nvùng SI, SII và SIII của Quy chuẩn này, Đăng kiểm sẽ giám sát và cấp chứng nhận\r\ncho phương tiện theo quy định tại 1.3 Phần 3 của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.1.3 Dung tích của\r\nphương tiện xác định theo quy định tại Chương 4 - Phần 1 B - Quy định chung về\r\nphân cấp – sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT.
\r\n\r\n1.2. Nội dung\r\ngiám sát kỹ thuật
\r\n\r\n1.2.1 Thẩm định hồ sơ thiết kế trước\r\nkhi phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và cho phương tiện nhập\r\nkhẩu để đưa vào khai thác.
\r\n\r\n1.2.2 Kiểm tra lần đầu.
\r\n\r\n1.2.3 \r\nKiểm tra chu\r\nkỳ các phương tiện đang khai thác:
\r\n\r\na) Kiểm tra trên đà;
\r\n\r\nb) Kiểm tra hàng năm.
\r\n\r\n1.2.4 Kiểm tra bất thường các\r\nphương tiện.
\r\n\r\n1.2.5 Lập và cấp hồ sơ đăng\r\nkiểm.
\r\n\r\n\r\n\r\n1.3.1 Phương tiện được nêu tại 1.1.1\r\nPhần 1 của Quy chuẩn này, trừ các phương tiện được nêu tại 1.4.2 Phần 1\r\nphải được Đăng kiểm tiến hành giám sát dưới các dạng kiểm tra nêu tại 1.3.2,\r\n1.3.3, 1.3.4, 1.3.5 của Chương này để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ\r\nthuật và bảo môi trường phương tiện thuỷ nội địa.
\r\n\r\n1.3.2 Kiểm tra lần đầu
\r\n\r\n1 Kiểm tra lần đầu thực\r\nhiện đối với phương tiện đóng mới có sự giám sát của Đăng kiểm, phương tiện đã\r\nđóng không có sự giám sát của Đăng kiểm, phương tiện nhập khẩu, phương tiện\r\nđang khai thác chưa có hồ sơ đăng kiểm yêu cầu Đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy\r\nchứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa.
\r\n\r\n2 Khối lượng kiểm tra lần\r\nđầu nêu tại Bảng 1/1.3
\r\n\r\n3 Đối với\r\nphương tiện đang khai thác, Đăng kiểm thực hiện kiểm tra trạng thái kỹ thuật\r\nthực tế của phương tiện theo khối lượng chi tiết được nêu tại Bảng 1/1.3, trong\r\nđó đặc biệt xem xét:
\r\n\r\n(1) Thời gian đã hoạt động của\r\nphương tiện;
\r\n\r\n(2) Trọng tải toàn phần và số\r\nngười được phép chở;
\r\n\r\n(3) Các sự cố và sửa chữa lớn đã\r\nqua.
\r\n\r\n1.3.3 Kiểm tra trên đà
\r\n\r\n1 Kiểm tra trên đà nhằm xác\r\nđịnh trạng thái kỹ thuật của phần chìm của thân phương tiện. Trường hợp phương\r\ntiện ở trên khô, cho phép kiểm tra trên đà nếu ở vị trí đó Đăng kiểm thực hiện\r\nđược đầy đủ khối lượng của kiểm tra trên đà.
\r\n\r\n2 Khối lượng kiểm tra trên\r\nđà được nêu tại Bảng 1/1.3.
\r\n\r\n3 Thời gian giữa 2 lần kiểm\r\ntra trên đà không quá 36 tháng. Khi thời hạn kiểm tra trên đà trùng với thời\r\nhạn kiểm tra hàng năm thì phải tiến hành kiểm tra trên đà. Đối với phương tiện\r\nchở người vỏ gỗ không bọc, hoạt động ở vùng nước mặn thời hạn kiểm tra trên đà\r\nkhông quá 24 tháng.
\r\n\r\n4 Kiểm tra trên đà không áp\r\ndụng cho các phương tiện có một trong các đặc trưng sau:
\r\n\r\na) Phương tiện chở hàng có động\r\ncơ, có tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa;
\r\n\r\nb) Phương tiện có động cơ có\r\ntổng công suất máy chính dưới 5 sức ngựa, có sức chở từ 5 đến 12 người.
\r\n\r\n1.3.4 Kiểm tra hàng năm
\r\n\r\nHàng năm, phương\r\ntiện phải được kiểm tra với khối lượng và thời gian giữa hai lần kiểm tra quy\r\nđịnh như sau:
\r\n\r\n1 \r\nĐối\r\nvới phương tiện vỏ nan tre hoặc vỏ xi măng nan tre, phương tiện chở người vỏ gỗ\r\nkhông bọc hoạt động ở vùng nước mặn: Không quá 6 tháng.
\r\n\r\n2 \r\nĐối\r\nvới phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức\r\nngựa: Không quá 24 tháng.
\r\n\r\n3 \r\nPhương\r\ntiện được nêu tại 1.1.1 Phần 1 trừ các phương tiện được nêu tại 1.3.4-1\r\nvà 1.3.4-2 chương này: Không quá 12 tháng.
\r\n\r\n4 \r\nViệc\r\nkiểm tra hàng năm có thể được thực hiện trước hoặc sau ngày ấn định kiểm tra tối\r\nđa 1 tháng; phụ thuộc vào trạng thái kỹ thuật của phương tiện, thời hạn kiểm\r\ntra có thể ngắn hơn thời hạn được quy định trong 1.3.4-1, 1.3.4-2, 1.3.4-3;\r\nviệc thay đổi thời hạn kiểm tra này không thay đổi chu kỳ kiểm tra.
\r\n\r\n5 Khối lượng kiểm tra hàng\r\nnăm nêu ở Bảng 1/1.3.
\r\n\r\n1.3.5 Kiểm tra bất thường
\r\n\r\nĐăng kiểm tiến hành\r\nkiểm tra bất thường trong trường hợp phương tiện bị tai nạn, khi sửa chữa sau\r\ntai nạn, sau khi thay thế hoặc trang bị lại, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm\r\nquyền, khi chủ phương tiện yêu cầu hoặc khi đổi chủ phương tiện;
\r\n\r\nKhối lượng và trình\r\ntự tiến hành kiểm tra bất thường được Đăng kiểm quyết định phụ thuộc vào nội\r\ndung kiểm tra và trạng thái kỹ thuật thực tế của phương tiện.
\r\n\r\n1.4 Đánh giá\r\ntrạng thái kỹ thuật phương tiện
\r\n\r\n1.4.1 Quy định chung
\r\n\r\n1 Việc đánh giá trạng thái\r\nkỹ thuật của phương tiện dựa trên: Mức độ hao mòn của các kết cấu cơ bản, những\r\nbiến dạng và hư hại khác làm giảm độ bền chung thân phương tiện và độ bền cục\r\nbộ từng kết cấu và mức độ hao mòn, hư hỏng các chi tiết của máy chính.
\r\n\r\n2 Trạng thái kỹ thuật phương\r\ntiện nan tre được đánh giá theo phương tiện vỏ gỗ, trạng thái kỹ thuật phương\r\ntiện vỏ xi măng nan tre được đánh giá theo cách đánh giá phương tiện xi măng\r\nlưới thép.
\r\n\r\n1.4.2 Phương pháp, chỉ tiêu đánh\r\ngiá
\r\n\r\nPhương pháp và chỉ\r\ntiêu đánh giá trạng thái kỹ thuật phương tiện làm bằng các loại vật liệu khác\r\nnhau được nêu tại phần tương ứng của Quy chuẩn này và sửa đổi 1:2015 - QCVN\r\n72:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương\r\ntiện thuỷ nội địa.
\r\n\r\nBảng 1/1.3 -\r\nKhối lượng kiểm tra
\r\n\r\n\r\n Đối tượng kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra lần đầu/trên đà \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra hàng năm \r\n | \r\n
\r\n 1.Thân phương tiện và trang thiết bị \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thân\r\n phương tiện \r\n | \r\n \r\n K, Đ \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Thành\r\n miệng hầm hàng \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Lan\r\n can, thành quây, tấm che \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Bên\r\n trong buồng ở \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Bệ\r\n đỡ máy và trang thiết bị \r\n | \r\n \r\n K, Đ \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Các\r\n két nước, két dầu \r\n | \r\n \r\n K, Đ \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Hệ\r\n thống lái \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n N,T \r\n | \r\n
\r\n Thiết\r\n bị neo \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Cột\r\n bít chằng buộc, lai dắt \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Trang\r\n bị phòng và chữa cháy \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Trang\r\n bị tín hiệu \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n
\r\n Trang\r\n bị cứu sinh \r\n | \r\n \r\n K, H \r\n | \r\n \r\n N, H \r\n | \r\n
\r\n 2. \r\n Thiết bị động lực \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Động cơ đốt trong lai chân vịt \r\n | \r\n \r\n K, T, H \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Hộp\r\n số \r\n | \r\n \r\n K, T, H \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Hệ\r\n trục \r\n | \r\n \r\n K, Đ, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Chân\r\n vịt \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n T \r\n | \r\n
\r\n Các\r\n loại bích và khớp nối \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Các\r\n hệ thống và đường ống, bơm \r\n | \r\n \r\n K \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Phụ\r\n tùng đáy tàu và mạn tàu \r\n | \r\n \r\n K, A \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n 3.\r\n Thiết bị điện \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các\r\n nguồn điện \r\n | \r\n \r\n K, Đ, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Bảng\r\n điện \r\n | \r\n \r\n K, Đ, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Dây\r\n điện \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Các\r\n bộ tiêu thụ điện \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Đèn\r\n tín hiệu, chiếu sáng \r\n | \r\n \r\n K, T \r\n | \r\n \r\n N, T \r\n | \r\n
\r\n Chú thích: \r\nK -\r\n Kiểm tra khi cần đến gần, mở hoặc tháo rời để kiểm tra; \r\nN\r\n - Xem xét bên ngoài; \r\nĐ\r\n - Đo đạc độ mài mòn, khe hở, điện trở; \r\nA\r\n -Thử áp lực (thủy lực, không khí nén); \r\nT\r\n - Thử hoạt động; \r\nH\r\n - Kiểm tra hồ sơ (tính hiệu lực, dấu). \r\n | \r\n
1.5.1 Đối với phương tiện vỏ nan tre, xi\r\nmăng nan tre, xi măng lưới thép, gỗ, thép có động cơ tổng công suất máy chính\r\ntừ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa (đối với máy lắp trong), từ 5 sức ngựa đến 50 sức\r\nngựa (đối với máy lắp ngoài), có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có động cơ,\r\ndưới 15 sức ngựa chở từ 5 người đến 12 người phải có các hồ sơ thể hiện nội\r\ndung như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Lmax - chiều dài lớn\r\nnhất;
\r\n\r\nL - chiều dài thiết kế của\r\nphương tiện;
\r\n\r\nBmax - chiều rộng lớn nhất;
\r\n\r\nB - chiều rộng phương tiện;
\r\n\r\nD - chiều cao mạn;
\r\n\r\nd - chiều chìm;
\r\n\r\n- \r\nTrọng tải toàn phần hoặc\r\nsức chở người trên phương tiện (nếu có);
\r\n\r\n- \r\nThông số máy chính gồm:\r\nký hiệu, công suất;
\r\n\r\n- \r\nCác trang thiết bị an\r\ntoàn của phương tiện;
\r\n\r\n- \r\nQuy cách kết cấu chính\r\ncủa thân tàu.
\r\n\r\nCác thông số nêu trên do đơn vị đăng\r\nkiểm xác định và ghi trong giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi\r\ntrường phương tiện thủy nội địa theo mẫu HSCN-05 quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT\r\nngày 26 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
\r\n\r\n- Bản tính thủy lực, tính từ chương\r\ntrình đánh giá nhanh tàu nhỏ do đơn vị đăng kiểm xác định.
\r\n\r\n1.5.2 Đối với phương tiện vỏ nan tre, xi\r\nmăng nan tre, xi măng lưới thép, gỗ, thép không động cơ có trọng tải toàn phần\r\nlớn hơn 15 tấn; có động cơ, tổng công suất máy chính lớn hơn 15 sức ngựa (đối\r\nvới máy lắp trong), phương tiện dân gian có tổng công suất máy chính lớn hơn 50\r\nsức ngựa (đối với máy lắp ngoài) hoặc phương tiện dân gian chở trên 12 người,\r\ntài liệu bao gồm:
\r\n\r\na) Thuyết minh chung;
\r\n\r\nb) Bản tính kết cấu;
\r\n\r\nc) Bản tính ổn định (chỉ áp dụng đối\r\nvới phương tiện chở người và phương tiện chở hàng trên boong), mạn khô;
\r\n\r\nd) Bản tính đường kính\r\ntrục chân vịt (áp dụng cho các phương tiện lắp máy trong, có tổng công suất máy\r\nchính lớn hơn 15 sức ngựa);
\r\n\r\nCác\r\nbản tính b) c) d) và các tính chọn các trang thiết bị khác có thể gộp làm một\r\nthuyết minh chung nhưng phải đầy đủ các nội dung. Yêu cầu d) có thể miễn giảm\r\nđối với máy chính có hệ trục và chân vịt là thiết bị được nhập khẩu đồng bộ kèm\r\ntheo máy chính;
\r\n\r\ne) Tuyến hình;
\r\n\r\nf) Bố trí chung (bao gồm cả bố\r\ntrí trang thiết bị);
\r\n\r\ng) Kết cấu cơ bản (có cả mặt cắt\r\nngang);
\r\n\r\nh) Bố trí chung buồng máy (áp\r\ndụng đối với phương tiện lắp máy trong, có tổng công suất máy chính lớn hơn 15 sức\r\nngựa);
\r\n\r\ni) Bản vẽ bố trí hệ trục (áp\r\ndụng cho các phương tiện lắp máy trong, có tổng công suất máy chính lớn hơn 15 sức\r\nngựa).
\r\n\r\n1.5.3 Đối với các phương tiện có vỏ làm bằng\r\nvật liệu khác thì tài liệu thẩm định như nêu tại 1.5.2 ở trên.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHƯƠNG\r\n2 - THÂN PHƯƠNG TIỆN
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1.1 Kết cấu thân phương tiện phải thoả mãn\r\ncác yêu cầu trong Quy chuẩn này.
\r\n\r\n2.1.2 \r\nVới những\r\nphương tiện có hình dáng khác thường hoặc tỷ lệ kích thước khác với quy định\r\ntrong Quy chuẩn này, hoặc những kết cấu không được đề cập đến trong Phần 2 của\r\nQuy chuẩn này sẽ được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng trường hợp cụ\r\nthể. Ngoài ra, kết cấu thân tàu khác với quy định ở Phần này có thể được chấp\r\nnhận nếu xét thấy tương đương.
\r\n\r\n\r\n\r\nNgoài những thuật\r\nngữ đưa ra ở Phần 1 của Quy chuẩn này, trong Phần này, thuật ngữ dưới đây được\r\nhiểu như sau:
\r\n\r\n2.2.1 Chiều dài lớn nhất (Lmax):\r\nkhoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang từ điểm xa nhất của sống mũi\r\nđến điểm xa nhất của sống lái (hoặc sau lái).
\r\n\r\n2.2.2 Chiều dài thiết kế phương tiện (L):\r\nKhoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang tại đường nước thiết kế từ\r\nmép ngoài cùng của sống mũi đến đường tâm trục bánh lái. Trường hợp phương tiện\r\nkhông có trục lái hoặc trục lái nằm ngoài phương tiện thì được đo đến mép sau\r\ncủa sống đuôi.
\r\n\r\n2.2.3 Chiều rộng lớn nhất (Bmax):\r\nKhoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang từ mép ngoài cùng của con\r\nchạch mạn này đến mép ngoài cùng của con chạch mạn kia tại vị trí rộng nhất của\r\nthân tàu.
\r\n\r\n2.2.4 \r\nChiều rộng\r\nthiết kế (B): Khoảng cách tính bằng m, đo theo phương nằm ngang tại đường nước\r\nthiết kế từ mép ngoài của sườn mạn này đến mép ngoài của sườn mạn kia tại vị\r\ntrí sườn giữa.
\r\n\r\n2.2.5 Chiều cao mạn (D): Khoảng cách tính\r\nbằng m, đo theo phương thẳng đứng từ mép trên của dải tấm tôn sống nằm đến mép\r\ntrên của xà ngang boong tại vị trí sườn giữa lý thuyết.
\r\n\r\n2.2.6 Chiều chìm (d): Khoảng\r\ncách tính bằng m, đo theo phương thẳng đứng từ mép trên của dải tấm sống chính\r\nđáy đến đường nước thiết kế, tại vị trí sườn giữa.
\r\n\r\n2.2.7 Vùng mũi phương tiện là\r\nđoạn dài 0,15L tính từ đường vuông góc mũi về đuôi tàu.
\r\n\r\n2.2.8 Vùng đuôi phương tiện là đoạn dài\r\n0,15L tính từ đường vuông góc đuôi về mũi hoặc đến vách cuối buồng máy nếu\r\nbuồng máy ở đuôi phương tiện.
\r\n\r\n2.2.9 \r\nĐối với thân\r\nphương tiện vỏ gỗ các định nghĩa của QCVN 84:2014/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc\r\ngia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ.
\r\n\r\n2.2.10 \r\n Đối\r\nvới thân phương tiện xi măng lưới thép các định nghĩa của QCVN 51:2013/BGTVT\r\nQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội\r\nđịa vỏ xi măng lưới thép.
\r\n\r\n2.2.11 \r\nĐối với phương\r\ntiện chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh các định nghĩa của QCVN 56:2013/BGTVT, Quy\r\nchuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ\r\ntinh.
\r\n\r\n2.3 Thân phương tiện\r\nthép, thân phương tiện hợp kim nhôm
\r\n\r\n2.3.1 Quy định chung
\r\n\r\nCác quy định với thân phương tiện thép,\r\nthân phương tiện hợp kim nhôm áp dụng cho các phương tiện một thân, có boong\r\nhoặc không có boong có tỷ số kích thước như sau:
\r\n\r\n
2.3.2 Vật liệu
\r\n\r\nVật liệu sử dụng\r\nlàm kết cấu thân phương tiện phải thoả mãn các yêu cầu về vật liệu của sửa đổi\r\n1:2015 - QCVN 72:2013/BGTVT Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa\r\n- Phần 6A Vật liệu. Vật liệu thép nêu trong phần này là thép có giới hạn\r\nchảy từ 235 MPa đến 400 MPa hoặc hợp kim nhôm, trường hợp sử dụng thép có giới\r\nhạn bền cao hơn 400 MPa phải được Đăng kiểm xem xét. Trị số của mô đun chống\r\nuốn tiết diện kết cấu thân phương tiện tính theo các công thức nêu ở phần này\r\nứng với loại thép có giới hạn chảy bằng 235 MPa. Với những kết cấu làm bằng\r\nthép có giới hạn chảy lớn hơn thì mô đun chống uốn có thể được giảm tỷ lệ với\r\ntỷ số 235/giới hạn chảy của thép thực tế.
\r\n\r\n2.3.3 Hàn
\r\n\r\nCác yêu cầu về hàn\r\nkết cấu thân phương tiện thép, hợp kim nhôm của các phương tiện được nêu tại\r\n1.1.1 Phần 1 của Quy chuẩn này phải phù hợp với những yêu cầu của sửa đổi\r\n1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa -\r\nPhần 6B Hàn.
\r\n\r\n2.3.4 Thân phương tiện thép
\r\n\r\n1 Quy định chung
\r\n\r\n(1) Thân phương tiện được kết cấu\r\ntheo hệ thống ngang, trường hợp tàu kết cấu theo hệ thống dọc, Đăng kiểm sẽ có\r\nhướng dẫn riêng.
\r\n\r\n(2) Khoảng cách giữa các sườn\r\nkhông được lớn hơn 500 mm.
\r\n\r\n(3) Cơ cấu thân phương tiện như\r\nsống boong, sống đứng của vách ngang và sống đáy được đặt trong cùng một mặt\r\nphẳng và tạo thành một khung kín.
\r\n\r\n(4) Khi cần phải thay đổi tiết\r\ndiện của cơ cấu thì kích thước của cơ cấu phải được thay đổi từ từ bằng các\r\nđoạn chuyển tiếp.
\r\n\r\n(5) Các sống dọc (đáy, boong)\r\nphải liên tục.
\r\n\r\n(6) Các cơ cấu ngang có tấm thành\r\nnằm trong cùng một mặt phẳng phải được liên kết với nhau bằng mã.
\r\n\r\n(7) Mã:
\r\n\r\na) Mã liên kết các cơ cấu thường\r\nphải có chiều cao không được nhỏ hơn hai lần chiều cao tiết diện kết cấu nhỏ\r\nhơn;
\r\n\r\nb) Mã nối các cơ cấu khỏe phải có\r\nchiều cao không được nhỏ hơn chiều cao bản thành của cơ cấu nhỏ hơn;
\r\n\r\nc) Chiều dày của mã nối phải bằng\r\nchiều dày tấm thành của cơ cấu nhỏ hơn;
\r\n\r\nd) Chiều rộng tấm mép của mã nối\r\nkhông được nhỏ hơn chiều rộng tấm mép của cơ cấu đáy và boong tương ứng;
\r\n\r\n(8) Trong mọi trường hợp chiều\r\ndày của các cơ cấu không được nhỏ hơn 2,5 mm.
\r\n\r\n2 Sống mũi
\r\n\r\nSống mũi có thể là\r\ndạng tấm, thép tròn, hoặc thép hình.
\r\n\r\n(1) Kích thước sống mũi dạng thép\r\ntấm, phần nằm dưới đường nước thiết kế phải không được nhỏ hơn trị số tính theo\r\ncông thức sau:
\r\n\r\n- Chiều dày tấm (mm): t = 7,5\r\n+ 0,15L
\r\n\r\n- Chiều rộng tấm (mm): a = \r\n41,25 + 0,375L
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nL - chiều dài phương tiện, m.
\r\n\r\n(2) Đường kính sống mũi tròn\r\n(mm), phần nằm dưới đường nước thiết kế không được nhỏ hơn trị số tính theo\r\ncông thức sau:
\r\n\r\nj = 24 + 0,4725L
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nL - chiều\r\ndài phương tiện, m.
\r\n\r\n(3) Diện tích tiết diện sống mũi\r\n(cm2) làm bằng thép hình cạnh đều, phần nằm dưới đường nước thiết kế\r\nkhông được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\nF \r\n= 3,5 + 0,11L
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nL \r\n- chiều dài phương tiện, m.
\r\n\r\n(4) Sống mũi gò từ thép tấm thì\r\nchiều dày của tấm lớn hơn chiều dày tấm vỏ ở đoạn mũi tàu 25%.
\r\n\r\n3 Sống đuôi
\r\n\r\n(1) Kích thước tiết diện sống\r\nđuôi không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\n- Chiều rộng: b = 12 + 0,4L,\r\nmm;
\r\n\r\n- Chiều cao: h = 100 + L,\r\nmm
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nL - Chiều dài phương tiện, m.
\r\n\r\n(2) Kích thước tiết diện phần\r\nsống đuôi nằm trên lỗ trục chân vịt không được nhỏ hơn trị số tính theo công\r\nthức sau:
\r\n\r\n- Chiều dày: t = 10 + 0,18L +\r\n0,8 D2 , mm
\r\n\r\n- Chiều rộng: a = 30 + 2L, mm
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nL - Chiều dài phương tiện, m;
\r\n\r\nD - Chiều cao mạn, m.
\r\n\r\n(3) Kích thước tiết diện phần\r\nsống đuôi nằm dưới lỗ trục chân vịt không được nhỏ hơn 2 lần kích thước tiết\r\ndiện sống đuôi nằm trên lỗ trục chân vịt.
\r\n\r\n(4) Chiều dày thành ống bao trục\r\nchân vịt không được nhỏ hơn 60% chiều dày tiết diện sống đuôi tương ứng nằm\r\ntrên lỗ trục chân vịt.
\r\n\r\n4 Chiều dày tấm vỏ
\r\n\r\n(1) Chiều dày tấm đáy và tấm hông\r\nkhông được lấy nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\n
trong đó:
\r\n\r\nt - Chiều dày tấm vỏ, mm;
\r\n\r\na - Khoảng sườn, m;
\r\n\r\nd - Chiều chìm tối đa của\r\nphương tiện tại tiết diện đang xét, m;
\r\n\r\nr - Nửa chiều cao sóng lấy\r\ntheo vùng hoạt động, xem Bảng 2/2.3.4-4;
\r\n\r\nm - Hệ số không thứ nguyên lấy theo\r\nBảng 2/2.3.4-4.
\r\n\r\nBảng 2/2.3.4-4 - Giá trị r, m
\r\n\r\n\r\n Hệ\r\n số \r\n | \r\n \r\n Vùng SI \r\n | \r\n \r\n Vùng SII \r\n | \r\n
\r\n r (m) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n
\r\n m \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n
Trong\r\nmọi trường hợp chiều dày tấm đáy và tấm hông không được nhỏ hơn 2,5 mm.
\r\n\r\n(2) Đối với phương tiện dùng để\r\nkéo, chiều dày tấm đáy được lấy tăng thêm 1 mm. Đối với các phương tiện hoạt\r\nđộng trong vùng nước cạn và dùng để kéo bè, chiều dày tấm đáy được lấy tăng\r\nthêm 2 mm. Chiều dày tấm mạn được lấy bằng chiều dày tấm đáy tính theo\r\n2.3.4-4(1). Chiều dày tấm boong không được lấy nhỏ hơn 3 mm.
\r\n\r\n(3) Chiều dày tấm mạn của các\r\nphương tiện không nêu trong 2.3.4-4(2) có thể được lấy nhỏ hơn chiều dày tấm\r\nđáy tính theo 2.3.4-4(1) là 1 mm, còn chiều dày tấm boong không được lấy nhỏ\r\nhơn 2,5 mm.
\r\n\r\n5 Kết cấu đáy
\r\n\r\n(1) Đà\r\nngang đáy của phương tiện hoạt động vùng SI và vùng SII
\r\n\r\na) Mô đun\r\nchống uốn, cm3, của tiết diện đà ngang có mép kèm không được nhỏ hơn\r\ntrị số tính theo công thức:
\r\n\r\nW = 7k1k2d1B12\r\n(d + r)
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nk1,\r\nk2 - Hệ số được xác định theo Bảng 2/2.3.4-5(1) và 2/2.3.4-5(2);
\r\n\r\nd1\r\n- Khoảng cách giữa các đà ngang, m;
\r\n\r\nB1 - Khoảng cách\r\nlớn nhất của các vách dọc (dàn dọc) hoặc từ vách dọc (dàn dọc) đến mạn, m;
\r\n\r\nNếu có 3, 4 vách dọc\r\n(dàn dọc) thì B1 không được lấy nhỏ hơn B/3;
\r\n\r\nNếu có 5 vách dọc (dàn\r\ndọc) trở lên thì B1 không được lấy nhỏ hơn B/4;
\r\n\r\nNếu không có vách dọc\r\n(dàn dọc) thì B1 phải được lấy bằng B.
\r\n\r\nd - Chiều chìm lớn nhất của\r\ntàu tại tiết diện đang xét, m;
\r\n\r\nr - Nửa chiều cao sóng tính\r\ntoán, m, được xác định theo Bảng 2/2.3.4-4.
\r\n\r\nb) Diện\r\ntích tiết diện ngang bản thành của đà ngang ffl (cm2) quy\r\nđịnh cho đà ngang đáy không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:
\r\n\r\nffl\r\n= 0,46d1B1(d + r)
\r\n\r\nc) Diện\r\ntích tiết diện ngang bản thành của đà ngang tại vị trí khoét lỗ ffc\r\n(cm2) quy định cho đà ngang đáy không được nhỏ hơn trị số tính theo\r\ncông thức:
\r\n\r\n ffc\r\n= 0,46d1B1(d + r)(1 - )
trong\r\nđó: l - khoảng cách ngắn nhất từ mép của lỗ khoét đến gối tựa, m.
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Bảng 2/2.3.4-5(1) - Hệ số k1
\r\n\r\n\r\n 1 sống đáy \r\n | \r\n \r\n ³\r\n 3 sống đáy \r\n | \r\n ||||
\r\n Lbh/B1 \r\n | \r\n \r\n Có sườn\r\n khỏe \r\n | \r\n \r\n Không có sườn\r\n khỏe \r\n | \r\n \r\n Lbh/B1 \r\n | \r\n \r\n Có sườn\r\n khỏe \r\n | \r\n \r\n Không\r\n có sườn khỏe \r\n | \r\n
\r\n
| \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n \r\n
| \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 0,65 \r\n | \r\n
\r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,70 \r\n | \r\n
\r\n ³ 0,9 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 1,1 \r\n | \r\n \r\n 0,65 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,3 \r\n | \r\n \r\n 0,70 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,7 \r\n | \r\n \r\n 0,80 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,9 \r\n | \r\n \r\n 0,90 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ³\r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Chú\r\n thích: Lbh - khoảng cách giữa các vách ngang (dàn ngang), m. \r\n | \r\n
Bảng 2/2.3.4-5(2) - Hệ số k2
\r\n\r\n\r\n B1/D \r\n | \r\n \r\n Có sườn khỏe hoặc có sống đứng của\r\n vách dọc trong mặt phẳng của đà ngang (ứng với khoảng cách d1) \r\n | \r\n \r\n Không có\r\n sườn khỏe hoặc không có sống đứng của vách dọc trong mặt phẳng của đà ngang\r\n (ứng với khoảng cách d1) \r\n | \r\n
\r\n £ 1 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n ³ 3 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
Đối\r\nvới khoang có chiều rộng thay đổi thì B1 phải được nhân với hệ số\r\nbằng tỉ số của chiều rộng lớn nhất trên chiều rộng trung bình của phương tiện\r\nđo theo đường nước thiết kế tại khoang đang xét.
\r\n\r\n(2) Đà\r\nngang đáy của phương tiện hoạt động vùng SIII
\r\n\r\na) Mô đun\r\nchống uốn, cm3, của tiết diện đà ngang có mép kèm không được nhỏ hơn\r\ntrị số tính theo công thức:
\r\n\r\nW\r\n= 7k1k2d1B12(0,6d + 0,72)
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nk1,\r\nk2 - Hệ số được xác định theo Bảng 2/2.3.4-5(2) và 2/2.3.4-5(2);
\r\n\r\nd1\r\n- Khoảng cách giữa các đà ngang, m.
\r\n\r\nB1 - Khoảng cách\r\nlớn nhất của các vách dọc (dàn dọc) hoặc từ vách dọc (dàn dọc) đến mạn, m;
\r\n\r\nNếu có 3, 4 vách dọc\r\n(dàn dọc) thì B1 không được lấy nhỏ hơn B/3;
\r\n\r\nNếu có 5 vách dọc (dàn\r\ndọc) trở lên thì B1 không được lấy nhỏ hơn B/4;
\r\n\r\nNếu không có vách dọc\r\n(dàn dọc) thì B1 phải được lấy bằng B.
\r\n\r\nd - Chiều chìm lớn nhất của\r\ntàu tại tiết diện đang xét, m;
\r\n\r\nb) Diện\r\ntích tiết diện ngang bản thành của đà ngang ffl (cm2) quy\r\nđịnh cho đà ngang đáy ở 2.3.4-5(2) không được nhỏ hơn trị số tính theo công\r\nthức:
\r\n\r\nffl\r\n= 0,46d1B1(d + r)
\r\n\r\nc) Diện\r\ntích tiết diện ngang bản thành của đà ngang tại vị trí khoét lỗ ffc\r\n(cm2) quy định cho đà ngang đáy ở 2.3.4-5(2) không được nhỏ hơn trị\r\nsố tính theo công thức:
\r\n\r\n ffc = 0,46d1B1(d + r)(1 - )
Trong đó: l - khoảng cách ngắn nhất từ mép của lỗ khoét đến gối tựa, m.
(3) Sống chính đáy:\r\nSống chính đáy phải liên\r\ntục suốt chiều dài\r\nphương tiện và nằm trên\r\ndải tấm sống nằm. Sống chính đáy có thể\r\nlà kết\r\ncấu chữ T hoặc kết cấu bẻ mép. Chiều\r\ncao của sống chính đáy bằng chiều cao của đà ngang đáy phần giữa thân\r\nphương tiện. Chiều\r\ndày tấm thành và tấm mép\r\ncủa sống đáy\r\ndạng chữ T được lấy bằng chiều dày\r\ntấm thành và tấm mép\r\ncủa đà ngang\r\nđáy phần giữa phương tiện. Chiều dày\r\ncủa sống chính đáy dạng bẻ mép được lấy bằng chiều dày\r\ntấm mép\r\ncủa đà ngang\r\nđáy vùng giữa thân\r\ntàu.
\r\n\r\n6 Kết cấu mạn
\r\n\r\n(1) Sườn khỏe: Sườn khỏe phải được đặt trong cùng mặt phẳng của đà ngang đáy.\r\nKhoảng cách các\r\nsườn khỏe không được lớn hơn 4 khoảng\r\nsườn thường. Môđun chống uốn của tiết diện sườn có mép kèm\r\nkhông được nhỏ hơn\r\ntrị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\nW = 10 kD1d1
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nW - Mô\r\nđun chống uốn, cm3;
\r\n\r\nD1 - Chiều\r\ncao mạn tại vị trí tiết diện đang xét, m; \r\n
\r\n\r\nd1- Khoảng\r\ncách sườn khỏe, m;
\r\n\r\nk - Hệ số xác định theo công thức:
\r\n\r\n
L - Chiều dài phương tiện, m.
\r\n\r\nChiều\r\ncao tiết diện tấm thành của sườn khỏe không được nhỏ hơn 0,65 lần chiều cao\r\ntiết diện tấm thành của đà ngang đáy và chiều dày bằng chiều dày tấm thành của\r\nđà ngang đáy. Diện tích tiết diện tấm mép của sườn khỏe không được nhỏ hơn 0,65\r\nlần diện tích tiết diện tấm mép của đà ngang đáy. Ở những khoang có chiều dài\r\nnhỏ hơn 3 m không cần có sườn khỏe.
\r\n\r\n(2) Sườn thường: Khoảng cách sườn\r\nthường không được lớn hơn 500 mm. Mô đun chống uốn của tiết diện sườn thường có\r\nmép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\nW \r\n= 12 kal trong\r\nđó:
\r\n\r\nW - Mô đun chống uốn của tiết diện\r\nsườn thường, cm3;
\r\n\r\na - Khoảng sườn, m;
\r\n\r\nl - Khoảng cách đo theo mạn tính\r\ntừ đáy đến boong, m;
\r\n\r\nk - Hệ số theo quy định tại 2.3.4-6(1).
\r\n\r\n(3) Sườn đồng nhất: Nếu mạn được\r\nkết cấu theo hệ thống sườn đồng nhất thì mô đun chống uốn của tiết diện sườn có\r\nmép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\nW\r\n= 14 kaD1
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nW - Mô đun chống uốn của tiết diện\r\nsườn đồng nhất, cm3;
\r\n\r\na - Khoảng cách sườn, m;
\r\n\r\nk\r\nvà D1 lấy theo 2.3.4-6(1);
\r\n\r\nTại\r\nhai đầu của sườn phải được liên kết với đà ngang đáy và xà ngang boong bằng các\r\nmã nối. Kích thước mã được lấy tương ứng với kết cấu nối theo quy định được nêu\r\ntrong 2.3.4-1(7).
\r\n\r\n7 Kết cấu boong
\r\n\r\n(1) Mô\r\nđun chống uốn, cm3, của tiết diện xà ngang có mép kèm không được nhỏ\r\nhơn trị số tính theo công thức:
\r\n\r\na) Với\r\ncác phần boong lộ thiên không dùng để xếp hàng hoá, trừ tàu hàng lỏng:
\r\n\r\nW = k0k1k2dB12
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nk0 - Hệ số bằng:
\r\n\r\n5,50 - đối\r\nvới xà ngang thường của tàu hoạt động ở vùng SI ;
\r\n\r\n3,70 - đối với xà ngang thường của tàu\r\nhoạt động ở vùng SII, SIII;
\r\n\r\n7,50 - đối với xà ngang cụt thường của\r\ntàu hoạt động ở vùng SI;
\r\n\r\n5,00 - đối với xà ngang cụt thường của\r\ntàu hoạt động ở vùng SII, SIII;
\r\n\r\n11,0 - đối với xà ngang khỏe của tàu\r\nhoạt động ở vùng SI;
\r\n\r\n7,20 - đối với xà ngang khỏe của tàu\r\nhoạt động ở vùng SII, SIII;
\r\n\r\n42,0 - đối với xà ngang cụt khỏe của\r\ntàu mạn đơn hoạt động ở vùng SI;
\r\n\r\n28,0 - đối với xà ngang cụt khỏe\r\ncủa tàu hoạt động ở vùng SII, SIII;
\r\n\r\nk1, k2,\r\nd, B1 - xem 2.3.4-7(1);
\r\n\r\nb) Với các phần boong vùng trong\r\nthượng tầng dùng để bố trí hành khách và bố trí thuyền viên:
\r\n\r\nW\r\n= k0k1k2dB12
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nk0 - Hệ số bằng:
\r\n\r\n1,85 - đối với xà ngang thường;
\r\n\r\n2,50 - đối với xà ngang cụt thường;
\r\n\r\n3,60 - đối với xà ngang khoẻ;
\r\n\r\n14,0 - đối với xà ngang cụt khỏe ở\r\ntàu mạn đơn;
\r\n\r\nk1,\r\nk2, d, B1 - xem 2.3.4-7(1);
\r\n\r\nVới các boong trên cùng của\r\nthượng tầng không dùng để bố trí cho hành khách lui tới thì mô đun chống uốn\r\ntối thiểu có thể giảm đi 30% so với trị số được tính theo công thức ở 2.3.4-7(1).
\r\n\r\n(2)\r\n Sống boong: Sống boong phải được đặt trong cùng mặt phẳng của sống đáy. Mô\r\nđun chống uốn của tiết diện sống boong có mép kèm không được nhỏ hơn mô đun\r\nchống uốn của tiết diện xà ngang boong khỏe có mép kèm.
\r\n\r\nKích thước xà dọc miệng khoang hàng,\r\nmiệng buồng máy không được nhỏ hơn kích thước của sống boong.
\r\n\r\n(3) Chiều\r\nrộng của miệng lỗ khoét ở boong không được lớn hơn 0,85 lần chiều rộng B của\r\ntàu tại nơi có miệng lỗ khoét. Cho phép tăng chiều rộng lỗ khoét lớn hơn 0,85B\r\nnếu có biện pháp gia cường đặc biệt để tăng độ cứng vững của boong, nhưng phải\r\nđảm bảo khoảng cách từ miệng lỗ khoét đến mép boong không được nhỏ hơn 0,2 m.
\r\n\r\n(4) Tấm\r\nthành dọc miệng khoang hàng phải được đặt song song với tấm thành của sống\r\nboong. Tấm thành miệng khoang hàng phải được đưa xuống đến cạnh dưới của xà\r\nboong cụt và được bẻ mép. Chiều rộng của mép bẻ không nhỏ hơn 8 lần chiều dày\r\ntấm thành. Tại chỗ gặp nhau, thành dọc và thành ngang miệng khoang hàng lỗ\r\nkhoét trên boong phải được lượn tròn. Không được bố trí đường hàn, lỗ khoét gần\r\nvùng góc lượn và phải có biện pháp gia cường thích đáng.
\r\n\r\n(5) Dọc\r\ntheo chiều dài thành dọc và thành ngang miệng khoang hàng phải đặt mã gia cường\r\nđể đảm bảo ổn định cho tấm, mã được đặt tại vị trí của xà ngang boong.
\r\n\r\n8 Vách kín nước
\r\n\r\n(1) Số lượng vách ngang kín nước\r\nbố trí trên tất cả các phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ không được ít hơn 2 vách\r\n(không kể cả vách đầu và vách đuôi). Vách ngang kín nước phải đi từ đáy đến\r\nboong mạn khô. Vách kín nước không được phép khoét lỗ. Trong trường hợp cần\r\nthiết phải khoét lỗ thì phải có biện pháp đặc biệt để đảm bảo tính kín nước của\r\nvách.
\r\n\r\n(2) Chiều dày vách kín nước không\r\nđược nhỏ hơn 2,5 mm.
\r\n\r\n(3) Mô đun chống uốn của tiết\r\ndiện nẹp vách có mép kèm không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\nW\r\n= 6,5 al2
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nW - Mô đun chống uốn của tiết diện\r\nnẹp vách (cm3);
\r\n\r\na - Khoảng cách nẹp vách\r\n(m);
\r\n\r\nl - Chiều dài nhịp của\r\nnẹp (m);
\r\n\r\nTại các đầu của nẹp vách\r\nphải được xén vát.
\r\n\r\n9 Kết cấu buồng máy
\r\n\r\nKhoảng\r\ncách sườn buồng máy không được lớn hơn khoảng cách sườn ở giữa phương tiện. Đà\r\nngang đáy phải được đặt tại mỗi mặt sườn. Sống đáy, đà ngang đáy, sườn thường,\r\nsườn khỏe, xà ngang boong, sống boong phải được lấy tương ứng kích thước kết\r\ncấu vùng giữa phương tiện. Chiều dày bệ máy được lấy không nhỏ hơn chiều dày\r\nsống chính đáy, chiều cao và chiều rộng bệ máy được xác định theo từng loại máy\r\ncụ thể. Ở những phương tiện không có buồng máy riêng biệt thì các yêu cầu này\r\nphải áp dụng với vị trí đặt máy chính.
\r\n\r\n10 Kết cấu vùng mũi
\r\n\r\nCơ cấu vùng mũi phương tiện phải phù\r\nhợp với những quy định dưới đây:
\r\n\r\n(1) \r\n Khoảng\r\ncách sườn không được lớn hơn 500. Đà ngang đáy phải đặt tại mỗi mặt sườn. Chiều\r\ndày tấm thành của đà ngang đáy vùng mũi phải lớn hơn chiều dày tấm thành của đà\r\nngang đáy vùng giữa phương tiện 1 mm.
\r\n\r\n(2) \r\n Kích thước\r\nsống chính đáy không được nhỏ hơn kích thước đà ngang đáy. Sống chính đáy phải\r\nđược hàn với sống mũi.
\r\n\r\n(3) \r\n Các sườn khỏe\r\nphải đặt cách nhau không quá 2 khoảng sườn. Mô đun chống uốn của tiết diện sườn\r\nkhỏe và sườn thường được lấy tăng thêm 25% so với sườn khỏe và sườn thường vùng\r\ngiữa phương tiện.
\r\n\r\n(4) \r\n Nếu vùng\r\nmũi có đặt sống mạn thì sống mạn phải kết thúc ở sống mũi và chúng phải được\r\nnối với nhau bằng mã nằm. Chiều dày của mã phải bằng chiều dày của sống mạn và\r\nchiều dài của mã không được nhỏ hơn 1 khoảng sườn. Kích thước tấm mép của mã\r\nnằm phải bằng kích thước tấm mép của sống mạn.
\r\n\r\n11 Kết cấu vùng đuôi
\r\n\r\n(1) Khoảng cách sườn ở vùng đuôi\r\nkhông được lớn hơn 500 mm. Đà ngang đáy được đặt ở mỗi mặt sườn và cao hơn trục\r\nchân vịt hoặc ống bao trục chân vịt một khoảng không nhỏ hơn 0,5 đường kính của\r\nlỗ khoét.
\r\n\r\n(2) Sườn khỏe được đặt cách nhau\r\nkhông quá 2 khoảng sườn. Tại phần đuôi phương tiện không được dùng kết cấu bẻ\r\nmép làm sườn khoẻ.
\r\n\r\n12 \r\n Cột\r\nchống
\r\n\r\n(1) Quy định chung
\r\n\r\na) Cột chống phải được đặt ở chỗ\r\ngiao nhau giữa sống dọc đáy với đà ngang đáy, sống dọc boong với xà ngang\r\nboong;
\r\n\r\nb) Nếu không thực hiện được như\r\nnêu ở a) thì tại đáy và boong phải đặt các đoạn sống phụ gia cường kéo dài đến\r\nkết cấu khỏe gần nhất. Kích thước các đoạn sống phụ không được nhỏ hơn kích\r\nthước của đà ngang đáy hoặc xà ngang boong tại chỗ đặt cột chống;
\r\n\r\nc) Tại hai đầu của cột chống\r\nphải đặt tấm đệm nằm ngang, chiều dày tấm đệm không được nhỏ hơn chiều dày của\r\nkết cấu nối và kích thước tấm đệm không được nhỏ hơn đường kính của cột chống;
\r\n\r\nd) Nếu cột đặt lên tấm thành của\r\nkết cấu bẻ mép thì đường tâm của cột phải trùng lên mặt phẳng tấm thành đứng\r\ncủa kết cấu bẻ mép đó.
\r\n\r\n(2) Nếu cột chống gồm những thanh\r\nthép hình ghép lại thì chúng phải được liên kết với nhau bằng những miếng liên\r\nkết đặt cách nhau không quá 1 m. Đối với boong chở hàng hai đầu cột chống phải\r\nđược gắn với kết cấu bằng 4 mã nối. Đối với các boong còn lại số lượng mã nối\r\nkhông được ít hơn 2, chiều cao mã không được nhỏ hơn hai lần chiều cao tiết\r\ndiện cột.
\r\n\r\n(3) Diện tích tiết diện cột chống\r\nkhông được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
\r\n\r\n F= nếu mf < 4,8.103l2
hoặc\r\n F = 0,8mf nếu mf ≥ 4,8.103l2
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nF - diện tích tiết diện cột chống,\r\ncm2;
\r\n\r\nl - chiều dài cột chống, m;
\r\n\r\nf - diện tích phần boong mà cột\r\nchống phải đỡ (kể cả phần miệng khoang hàng) thuộc phần boong hoặc sàn đó, m2;\r\n
\r\n\r\nm - đối với phương tiện hàng m=0,5J\r\n(J là số boong được cột đỡ).
\r\n\r\n(4) Mô men quán tính của tiết\r\ndiện cột chống không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:
\r\n\r\nI \r\n= 0,25F2
\r\n\r\nTrong\r\nđó:
\r\n\r\nF\r\n- diện tích tiết diện của cột chống, cm2, tính theo 2.3.4-12(3).
\r\n\r\n13 Be chắn sóng
\r\n\r\nBe chắn sóng phải\r\nđược kết cấu sao cho chúng không tham gia vào sức bền chung thân phương tiện.\r\nChiều dày tấm be chắn sóng không được nhỏ hơn 2 mm. Be chắn sóng phải được gắn\r\nnẹp hoặc mã gia cường, khoảng cách nẹp không được đặt lớn hơn 3 khoảng sườn.\r\nTại chỗ khoét lỗ luồn dây cáp phải được hàn viền gia cường.
\r\n\r\n14 Chống va
\r\n\r\nCó thể dùng con\r\nchạch chống va bằng thép hoặc bằng gỗ.
\r\n\r\n(1) Con chạch chống va bằng thép\r\nphải được hàn với mép mạn tại phần tiếp xúc với boong (xem Hình 2/2.3.4-14(1)).\r\nKích thước con chạch bằng thép lấy theo Bảng 2/2.3.4-14(1); \r\n
\r\n\r\n(2) Phương tiện vỏ thép dùng con\r\nchạch chống va bằng gỗ thì chúng được liên kết với mép mạn tại vùng tiếp giáp\r\nvới boong bằng dải tấm mép boong kéo dài, các tai sắt và bu lông. Chiều rộng\r\ndải tấm kéo dài (hoặc tai sắt) phải bằng 2/3 chiều rộng của con chạch. Tai sắt\r\nphải được hàn tại vị trí. Để bảo vệ con chạch, có thể dùng thanh sắt dẹt ốp\r\nphía ngoài cùng của con chạch (xem Hình 2/2.3.4-14(3)).
\r\n\r\n(3) Kích thước của con chạch\r\nchống va bằng gỗ, thanh thép dẹt gia cường và bu lông nối được lấy theo Bảng\r\n2/2.3.4-14(3).
\r\n\r\nBảng\r\n2/2.3.4-14(1) - Kích\r\nthước con chạch chống va bằng thép
\r\n\r\n\r\n \r\n Thứ tự \r\n | \r\n \r\n Chiều dài phương tiện \r\nL (m) \r\n | \r\n \r\n Kích\r\n thước (mm) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n £\r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n Chiều dày t = 3; \r\n chiều cao h = 100; chiều rộng b = 50 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n Chiều dày t = 3; chiều cao h =\r\n 125; chiều rộng b = 60 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 15,0 \r\n | \r\n \r\n Chiều dày t = 3,5; chiều cao h =\r\n 150; chiều rộng b = 75 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 18,0 \r\n | \r\n \r\n Chiều dày t = 3,5; chiều cao h =\r\n 180; chiều rộng b = 90 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n <\r\n 20,0 \r\n | \r\n \r\n Chiều dày t = 4; chiều cao h =\r\n 200; chiều rộng b = 100 \r\n | \r\n
\r\n Ghi chú: \r\n1- Chiều dày (t) cho trong bảng là\r\n chiều dày đồng nhất kể cả mã gia cường. \r\n2- Mã gia cường được hàn bên trong con\r\n chạch và đặt trùng với sườn. \r\n | \r\n
Bảng 2/2.3.4-14(3) - Kích thước con\r\nchạch chống va bằng gỗ, thanh thép gia cường và bu lông nối
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Chiều dài phương tiện L(m) \r\n | \r\n \r\n \r\n Kích thước (mm) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n £\r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n h =120,0; b = 70,0; sắt dẹt: 70 x\r\n 3; bu lông M12 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 12,0 \r\n | \r\n \r\n h =140,0; b = 80,0; sắt dẹt: 80 x\r\n 3; bu lông M14 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 15,0 \r\n | \r\n \r\n h =160,0; b = 100,0; sắt dẹt: 80 x\r\n 3; bu lông M16 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 18,0 \r\n | \r\n \r\n h =180,0; b = 120,0; sắt dẹt: 80 x\r\n 4; bu lông M18 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n <\r\n 20,0 \r\n | \r\n \r\n h =200,0; b = 140,0; sắt dẹt: 90 x 4;\r\n bu lông M20 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 2/2.3.4-14(1)- Chống va bằng thép Hình\r\n2/2.3.4-14(3)- Chống va bằng gỗ
\r\n\r\n\r\n\r\n
1- Tấm boong 7-\r\n Mã gia cường
\r\n\r\n2-\r\n Xà ngang boong 8- Bu\r\nlông liên kết
\r\n\r\n3-\r\n Mã nối 9- Vít\r\ncố định thanh thép dẹt
\r\n\r\n4-\r\n Sườn 10-\r\n Tấm thép dẹt
\r\n\r\n5-\r\n Tấm mạn 11- Con\r\nchạch gỗ
\r\n\r\n6-\r\n Con chạch thép 12- Tai sắt\r\nđỡ dưới con chạch
\r\n\r\n2.3.5 Thân phương tiện hợp\r\nkim nhôm
\r\n\r\n1 \r\nKết\r\ncấu của thân phương tiện hợp kim nhôm phải được tính chuyển từ những kích thước\r\ntương ứng của kết cấu của thân phương tiện thép, theo các công thức được nêu\r\ntrong Bảng 2/2.3.5, không xét đến các quy định về kích thước tối thiểu của kết\r\ncấu bằng thép.
\r\n\r\n\r\nBảng 2/2.3.5 - Kết cấu thân tàu hợp kim nhôm
\r\n\r\n\r\n Kết\r\n cấu\r\n | \r\n \r\n Công\r\n thức tính\r\n | \r\n
\r\n Tấm\r\n bao, tấm vách, kết cấu dạng tấm và tấm boong (không có lớp phủ) \r\n\r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n
\r\n
| \r\n
\r\n Môđun\r\n chống uốn của tiết diện kết cấu \r\n | \r\n \r\n
\r\n | \r\n
\r\n Mômen\r\n quán tính của tiết diện kết cấu \r\n | \r\n \r\n
| \r\n
\r\n Diện\r\n tích tiết diện cột chống \r\n | \r\n \r\n
| \r\n
\r\n Chú thích: \r\n
S1 -\r\n Chiều dày tấm của nhôm; \r\nS - Chiều dầy tấm\r\n của thép; \r\nW1 - Mô đun\r\n chống uốn của tiết diện kết cấu nhôm; \r\nW - Mô đun chống uốn\r\n của kết cấu thép; \r\nJ1 -\r\n Mô men quán tính của tiết diện kết cấu nhôm; \r\nJ - Mô men quán tính\r\n của tiết diện kết cấu thép; \r\nF1 - Diện\r\n tích tiết diện của cột chống bằng nhôm; \r\nF \r\n - Diện tích tiết diện của cột chống bằng thép. \r\n | \r\n
2 Khi tính toán hàn hợp kim nhôm phải dùng\r\ncông thức tương ứng cho kết cấu bằng thép và σc được thay bằng 3σc.\r\nTrường hợp có quy trình hàn được duyệt thì σc giữ nguyên và σ’c\r\nphải là ứng suất thấp nhất của quy trình được duyệt.
\r\n\r\n3 Kích thước tiết diện ngang của sống mũi,\r\nsống đuôi, càng trục chân vịt bằng hợp kim nhôm phải bằng 1,3 lần kích thước\r\ntương ứng của kết cấu bằng thép.
\r\n\r\n2.4 Thân phương tiện gỗ
\r\n\r\n2.4.1\r\n Quy định chung
\r\n\r\n1 Thân phương tiện gỗ thuộc phạm vi điều\r\nchỉnh được nêu trong 1.1.1 phải thỏa mãn những yêu cầu về kết cấu đưa ra ở Phần\r\nnày.
\r\n\r\n2 Thân phương tiện gỗ dân gian chưa được\r\nĐăng kiểm công nhận, sẽ được coi là thoả mãn yêu cầu về kết cấu của Quy chuẩn\r\nnày nếu như toàn bộ kết cấu của nó tương đương về mặt kích thước, vật liệu,\r\nkiểu liên kết so với kết cấu của một phương tiện hiện có đã hoạt động được 5\r\nnăm có cùng công dụng, lượng chở và vùng hoạt động.
\r\n\r\n2.4.2 \r\nVật liệu
\r\n\r\n1 Gỗ dùng đóng thân tàu phải thỏa mãn\r\nnhững yêu cầu của các tiêu chuẩn:
\r\n\r\nTCVN 1072 Gỗ - Phân nhóm theo tính chất cơ lý;
\r\n\r\nTCVN 1073 Gỗ tròn – kích thước cơ bản;
\r\n\r\nTCVN 1074 Gỗ tròn - khuyết tật;
\r\n\r\nTCVN 1075 Gỗ xẻ – kích thước cơ bản;
\r\n\r\nTCVN 1076 Gỗ xẻ – tên gọi và định nghĩa gỗ ở trạng thái độ ẩm 15%;
\r\n\r\nGỗ\r\nđược phân loại như sau:
\r\n\r\n(1) Hạng A: Các loại gỗ thuộc\r\nnhóm II;
\r\n\r\n(2) Hạng B: Các loại gỗ thuộc\r\nnhóm III;
\r\n\r\n(3) Hạng C: Các loại gỗ mềm\r\nthuộc nhóm IV và các loại gỗ cứng nhóm V.
\r\n\r\n2 Gỗ dùng đóng thân phương tiện phải là\r\ngỗ có độ ẩm không được quá 20%. Gỗ phải được loại bỏ dác (bìa gỗ) trước\r\nkhi gia công kết cấu, không xiên thớ, nứt và không có các khuyết tật khác làm\r\nảnh hưởng đến độ bền và độ kín nước của thân phương tiện.
\r\n\r\n3 Không được dùng gỗ hạng C làm sống\r\nđáy, sống mũi, sống đuôi, bệ máy và không được dùng gỗ mềm làm kết cấu thân\r\nphương tiện và mã nối.
\r\n\r\n2.4.3 Kích thước các cơ cấu
\r\n\r\n1 Quy định chung
\r\n\r\nCác cơ cấu thân phương tiện phải đảm\r\nbảo tính liên tục, các cơ cấu dọc không được kết thúc cùng trên một khoảng\r\nsườn. Mối nối các cơ cấu dọc và ván vỏ phải là mối nối gài đảm bảo tính liên\r\ntục của cơ cấu.
\r\n\r\n2 Sống giữa đáy, sống mũi, sống đuôi
\r\n\r\n(1) Sống giữa đáy, sống mũi và\r\nsống đuôi phải có tiết diện liền, dạng hình hộp và có kích thước tiết diện\r\n(bxh) không nhỏ hơn trị số được nêu trong Bảng 2/2.4.3-2.
\r\n\r\nBảng 2/2.4.3-2- Kích thước sống giữa\r\nđáy, sống mũi và sống đuôi (cm)
\r\n\r\n
| \r\n \r\n Tên kết cấu \r\n | \r\n \r\n Hạng gỗ \r\n | \r\n \r\n Chiều dài của phương tiện L(m) \r\n | \r\n ||||
| \r\n \r\n L < 12 \r\n | \r\n \r\n 12 £ L <\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 15 £ L <\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 18 £ L <\r\n 20 \r\n | \r\n |||
| \r\n \r\n Sống giữa đáy \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n 17,0 x 12,0 \r\n | \r\n \r\n 18,5 x 15,0 \r\n | \r\n \r\n 20,0 x 18,0 \r\n | \r\n \r\n 22,0 x 20,0 \r\n | \r\n |
\r\n Sống mũi, sống đuôi \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n \r\n 18,5 x 18,5 \r\n | \r\n \r\n 20,0 x 20,0 \r\n | \r\n \r\n 22,0 x 22,0 \r\n | \r\n \r\n 24,0 x 24,0 \r\n | \r\n ||
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
(2) Với các phương tiện chỉ chạy\r\ntrong sông, hồ, đầm, có thể không cần đặt sống giữa đáy, khi đó phải đặt các\r\nsống dọc hông và sống phụ đáy có kích thước được quy định trong 2.4.3-3 và 2.4.3-4.
\r\n\r\n(3) Sống giữa đáy phải liên tục\r\nsuốt chiều dài phương tiện, trường hợp phải nối thì mối nối phải là mối nối\r\ngài. Không được bố trí mối nối sống chính ở dưới vách ngang, bệ máy, dưới cột\r\nbuồm và giữa phương tiện.
\r\n\r\n3 Sống phụ đáy
\r\n\r\n(1) Sống phụ đáy phải có diện\r\ntích tiết diện không được nhỏ hơn trị số trong Bảng 2/2.4.3-3 nhưng chiều dày\r\nkhông được nhỏ hơn 5 cm.
\r\n\r\nBảng 2/2.4.3-3 - Diện tích tiết diện\r\nsống phụ đáy (cm2)
\r\n\r\n\r\n Tên kết cấu \r\n | \r\n \r\n Hạng gỗ \r\n | \r\n \r\n Chiều dài của phương tiện L(m) \r\n | \r\n |||
\r\n L\r\n < 12 \r\n | \r\n \r\n 12\r\n £ L < 15 \r\n | \r\n \r\n 15\r\n £ L < 18 \r\n | \r\n \r\n 18\r\n £ L < 20 \r\n | \r\n ||
\r\n Sống\r\n phụ đáy \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n
\r\n B \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 140 \r\n | \r\n |
\r\n C \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 130 \r\n | \r\n \r\n 140 \r\n | \r\n \r\n 170 \r\n | \r\n
(2) Các sống phụ phải liên tục\r\ntrên suốt chiều dài phương tiện, mối nối của sống phụ phải là kiểu mối nối gài.
\r\n\r\n(3) Với các phương tiện chiều dài\r\nnhỏ hơn 12 m, chiều rộng nhỏ hơn 3,5 m có thể không phải đặt các sống phụ đáy\r\nnếu chúng đã có sống giữa đáy và các sống dọc hông có kích thước tương ứng được\r\nnêu trong 2.4.3-2 và 2.4.3-4.
\r\n\r\n4 Sống dọc hông
\r\n\r\n(1) Phương tiện có chiều dài\r\nthiết kế lớn hơn 12 m phải được đặt sống dọc ở hông phương tiện. Sống dọc hông\r\nphải có tiết diện liền, dạng hình hộp. Kích thước tiết diện sống dọc hông không\r\nđược nhỏ hơn (20 x 5) cm.
\r\n\r\n(2) Sống dọc hông phải liên tục\r\nsuốt chiều dài phương tiện, ở mỗi mạn, sống dọc hông có thể ghép từ hai thanh, khi\r\nđó mối nối của hai sống dọc hông phải được bố trí cách nhau tối thiểu 1 khoảng\r\nsườn. Các sống dọc hông ở hai mạn không được bố trí mối nối trên cùng một\r\nkhoảng sườn.
\r\n\r\n5 Đà ngang đáy
\r\n\r\nKích\r\nthước tiết diện liền của đà ngang đáy không được nhỏ hơn kích thước sườn tại vị\r\ntrí liên kết. Chiều dài đà ngang đáy ở phần giữa phương tiện không được nhỏ hơn\r\n0,25B hoặc không được nhỏ hơn 6 lần chiều cao đà ngang đáy tại tiết diện đang\r\nxét, lấy trị số nào lớn hơn.
\r\n\r\n6 Sườn
\r\n\r\n(1) Khoảng cách sườn của các\r\nphương tiện vỏ gỗ không được lớn hơn (0,01L + 0,30) m, trong đó: L - chiều dài\r\nphương tiện, m.
\r\n\r\n(2) Kích thước tiết diện của sườn\r\ncó thể thay đổi hoặc không thay đổi trên toàn bộ chiều cao mạn. Chiều rộng sườn\r\nkhông được nhỏ hơn 1,5 lần chiều dày ván vỏ. Kích thước tiết diện thay đổi\r\nkhông được nhỏ hơn trị số cho trong Bảng 2/2.4.3-6. Đối với các sườn có tiết\r\ndiện không thay đổi được lấy bằng tiết diện trung gian cho trong Bảng\r\n2/2.4.3-6.
\r\n\r\n(3) Trên toàn bộ chiều cao mạn,\r\nmột sườn có thể nối từ 2 đoạn trở lên, việc nối các đoạn sườn là nối đối đầu\r\nthông qua mã, chiều dài mã nối không nhỏ hơn 4 lần chiều cao sườn, số lượng bu\r\nlông liên kết ở mối nối không nhỏ hơn 4 chiếc.
\r\n\r\nBảng 2/2.4.3-6 - Kích thước tiết diện\r\nsườn (cm)
\r\n\r\n\r\n Giá trị T \r\n | \r\n \r\n T < 3 \r\n | \r\n \r\n 3 £ T <\r\n 3,5 \r\n | \r\n |||||
\r\n Tiết diện \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n |
\r\n Hạng \r\ngỗ \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n 7,0 x 6,0 \r\n | \r\n \r\n 8,5 x 6 \r\n | \r\n \r\n 10,0 x 6 \r\n | \r\n \r\n 8,0 x 7 \r\n | \r\n \r\n 9,5 x 7 \r\n | \r\n \r\n 10,5 x 7 \r\n | \r\n
\r\n B \r\n | \r\n \r\n 8,0 x 7,0 \r\n | \r\n \r\n 9,5 x 7 \r\n | \r\n \r\n 10,5 x 7 \r\n | \r\n \r\n 8,5 x 8 \r\n | \r\n \r\n 10,5 x 8 \r\n | \r\n \r\n 11,5 x 8 \r\n | \r\n |
\r\n C \r\n | \r\n \r\n 9,0 x 8,0 \r\n | \r\n \r\n 10,5 x 8 \r\n | \r\n \r\n 12,0 x 8 \r\n | \r\n \r\n 9 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 10,5 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 13 x 8,5 \r\n | \r\n |
\r\n Giá trị T \r\n | \r\n \r\n 3,5 £ T £ \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 4 £ T <\r\n 4,5 \r\n | \r\n |||||
\r\n Tiết diện \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n |
\r\n Hạng \r\ngỗ \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n 8,5 x 8 \r\n | \r\n \r\n 10,5 x 8 \r\n | \r\n \r\n 11,5 x 8 \r\n | \r\n \r\n 10 x 9,0 \r\n | \r\n \r\n 12 x 9,0 \r\n | \r\n \r\n 14 x 9,0 \r\n | \r\n
\r\n B \r\n | \r\n \r\n 9 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 10 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 11 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 10 x 10,5 \r\n | \r\n \r\n 13 x 10,5 \r\n | \r\n \r\n 15 x 10,5 \r\n | \r\n |
\r\n Chú\r\n thích: \r\nT\r\n = D + B/2 \r\ntrong\r\n đó: \r\nD-\r\n chiều cao mạn, m; \r\nB-\r\n Chiều rộng phương tiện, m; \r\nTiết\r\n diện 1 - tiết diện đầu mút tại boong; \r\nTiết\r\n diện 2 - tiết diện trung gian của sườn tại mạn; \r\nTiết\r\n diện 3 - tiết diện đầu mút tại phía đáy phương tiện. \r\n | \r\n
(4) Nếu quy cách sườn không nhỏ\r\nhơn trị số cho trong Bảng 2/2.4.3-6 và thoả mãn điều kiện dưới đây, thì có thể\r\ntăng khoảng cách sườn lên đến trị số không lớn hơn 1,25 lần trị số a quy định\r\ntrong 2.4.3-6(1):
\r\n\r\n
\r\n\r\n
trong đó:
\r\n\r\nb – Chiều rộng thực chọn của tiết diện sườn (đo theo phương dọc\r\ntàu);
\r\n\r\nh – Chiều cao thực chọn của tiết diện sườn (đo theo phương ngang\r\ntàu);
\r\n\r\nS – Khoảng cách sườn thực tế của các sườn đang xét;
\r\n\r\nBo, ho, a – là chiều rộng, chiều cao tiết\r\ndiện sườn và khoảng sườn theo quy định (xem Hình 2/2.4.3-6).
\r\n\r\n(5) Có thể làm sườn tiết diện chữ\r\nnhật, nhưng phải thoả mãn hai điều kiện sau:
\r\n\r\n(a) Diện tích tiết diện ngang không nhỏ\r\nhơn trị số trong Bảng 2/2.4.3-6;
\r\n\r\n(b) Tỷ lệ giữa chiều\r\nrộng tiết diện và chiều cao tiết diện (b/h) không nhỏ hơn 0,7 (hướng đặt như\r\nHình 2/2.4.3-6).
\r\n\r\n(6) Khi khoảng sườn thực tế nhỏ\r\nhơn giá trị xác định theo 2.4.3-6(1) thì kích thước tiết diện sườn (b,h) thực\r\ntế có thể giảm so với các kích thước (b,h) quy định trong Quy chuẩn xác định\r\ntheo tiết diện sườn được nêu trong Bảng 2/2.4.3-6 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
7 Sống dọc boong, thanh đỡ đầu xà ngang\r\nboong
\r\n\r\nSống\r\ndọc boong, thanh đỡ đầu xà ngang boong phải có tiết diện liền, dạng hình hộp. Kích\r\nthước sống dọc boong, thanh dọc đỡ đầu xà ngang boong không được nhỏ hơn hai\r\nlần tiết diện xà ngang boong tại vị trí đỡ. Sống dọc boong, thanh đỡ đầu xà\r\nngang boong phải liên tục, mối nối của sống boong, thanh đỡ xà ngang boong phải\r\nlà mối nối gài.
\r\n\r\n8 Xà ngang boong
\r\n\r\nKích\r\nthước tiết diện liền của xà ngang boong không được nhỏ hơn trị số đưa ra trong\r\nBảng 2/2.4.3-8. Xà ngang boong phải đặt ở mỗi mặt sườn và được nối trực tiếp\r\nvào đầu sườn bằng 2 bu lông. Đường kính bu lông nối không được nhỏ hơn 0,1\r\nchiều rộng của kết cấu nối. Trường hợp khoảng cách xà ngang boong lớn hơn yêu\r\ncầu của Quy chuẩn này thì kích thước xà ngang boong phải tăng so với giá trị\r\nđược nêu Bảng 2/2.4.3-8 và xác định theo công thức theo 2.4.3-6(4), nếu\r\nkhoảng cách xà ngang boong nhỏ hơn yêu cầu của Quy chuẩn kích thước xà\r\nngang boong được giảm so với giá trị được nêu Bảng 2/2.4.3-8 và\r\nđược xác định theo công thức theo 2.4.3-6(6).
\r\n\r\nBảng 2/2.4.3-8 - Kích thước tiết diện\r\nxà ngang boong (cm)\r\n
\r\n\r\n\r\n Chiều rộng B \r\n(m) \r\n | \r\n \r\n B < 3 \r\n | \r\n \r\n 3 £ B < 3,5 \r\n | \r\n \r\n 3,5 £ B < 4 \r\n | \r\n \r\n 4 £ B < 4,5 \r\n | \r\n \r\n 4,5 £ B< 5 \r\n | \r\n |
\r\n Hạng\r\n gỗ \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n \r\n 9 x 6 \r\n | \r\n \r\n 10 x 6 \r\n | \r\n \r\n 10 x 7,0 \r\n | \r\n \r\n 11 x 8,0 \r\n | \r\n \r\n 12 x 8,5 \r\n | \r\n
\r\n B \r\n | \r\n \r\n 10 x 6 \r\n | \r\n \r\n 10 x 7 \r\n | \r\n \r\n 11 x 8,0 \r\n | \r\n \r\n 12 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 13 x 9,0 \r\n | \r\n |
\r\n C \r\n | \r\n \r\n 10 x 7 \r\n | \r\n \r\n 10 x 8 \r\n | \r\n \r\n 12 x 8,5 \r\n | \r\n \r\n 13 x 9,0 \r\n | \r\n \r\n 14 x 10,0 \r\n | \r\n
9 Xà ngang boong cụt
\r\n\r\n(1) Xà ngang boong cụt có chiều\r\ndài bằng và nhỏ hơn 0,25B có thể có kích thước bằng 0,65 trị số tương ứng nêu\r\ntrong Bảng 2/2.4.3-8. Với xà ngang boong cụt còn lại có kích thước không nhỏ\r\n0,75 kích thước tương ứng nêu trong Bảng 2/2.4.3-8.
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp, chiều dày xà\r\nngang boong cụt không được nhỏ hơn chiều dày ván boong.
\r\n\r\n(2) Xà ngang boong, sườn và đà\r\nngang đáy phải được liên kết với nhau trong cùng một mặt phẳng bằng mã nối và\r\nbu lông. Mã nối có thể là gỗ hoặc thép. Đường kính bu lông nối không nhỏ hơn\r\n0,1 chiều dày kết cấu, phải sơn chống rỉ trước khi lắp mã nếu mã bằng thép.
\r\n\r\n10 \r\nBệ máy
\r\n\r\n(1) Bệ máy phải được làm từ gỗ\r\nloại A. Kích thước tiết diện bệ máy không được nhỏ hơn 20 x 20 (cm). Bệ máy\r\nphải được kéo dài từ vách trước đến vách sau buồng máy và được liên kết chắc\r\nchắn với các đà ngang đáy.
\r\n\r\n(2) Tiết diện bệ máy là dạng\r\nvuông. Chiều cao bệ máy có thể được thay đổi phù hợp với các te máy, chân bệ\r\nmáy và hệ trục chân vịt.
\r\n\r\n(3) Trên mặt bệ máy có thể gia\r\ncường một tấm thép dẹt có chiều dày từ 8 mm đến 12 mm để thuận tiện cho việc\r\nlắp đặt máy.
\r\n\r\n11 Vách ngang
\r\n\r\n(1) Phương tiện phải được bố trí\r\nít nhất là 2 vách ngang kín nước tại phần mũi và phần đuôi của phương tiện.\r\nTrên các phương tiện lắp máy trong phải bố trí vách ngăn cách buồng máy. Trường\r\nhợp phải khoét lỗ thì phải có biện pháp để đảm bảo tính kín của vách.
\r\n\r\n(2) Chiều dày của tấm ván vách\r\nngang không được nhỏ hơn 75% chiều dày của tấm ván mạn. Kích thước nẹp vách\r\nbằng 80% kích thước của sườn thường.
\r\n\r\n(3) Phương tiện lắp máy ngoài,\r\nnếu cần phải khoét vách đuôi cho trục chân vịt chui qua thì phải đặt vách kín\r\nnước ở phía trước máy.
\r\n\r\n12 Kết cấu ca bin
\r\n\r\n(1) Nên đặt các kết cấu của ca\r\nbin ở trong cùng một mặt phẳng với các kết cấu ngang của phương tiện. Kích\r\nthước các kết cấu của ca bin được lấy nhỏ hơn kích thước tương ứng của cơ cấu\r\nngang 20%, khi dùng cùng một hạng gỗ và không được nhỏ hơn 15 mm.
\r\n\r\n(2) Phương pháp nối ghép các cơ\r\ncấu của ca bin với nhau, khung xương với ván vỏ, phải bảo đảm chắc chắn, có thể\r\ndùng phương pháp nối ghép như đối với kết cấu thân phương tiện hoặc nối ghép\r\ntheo phương pháp mà địa phương đã áp dụng.
\r\n\r\n13 Ván vỏ, ván boong
\r\n\r\n(1) Kích thước của ván vỏ và ván\r\nboong được lấy theo giá trị nêu trong Bảng 2/2.4.3-8. Chiều rộng của ván phụ\r\nthuộc vào độ cong của tuyến hình, có thể lấy không nhỏ hơn 10 cm, sao cho khi\r\nliên kết ván vỏ với các kết cấu của thân phương tiện được thuận tiện, dễ thui\r\nxảm, đảm bảo độ chắc chắn, kín nước. Tuy nhiên với các phương tiện chỉ chạy\r\nsông, chiều dày ván vỏ, ván boong có thể lấy nhỏ hơn 0,5 cm so với giá trị nêu\r\ntrong Bảng 2/2.4.3-8.
\r\n\r\n(2) Cho phép dùng dải ván mạn kề\r\nvới boong, có chiều dày tăng hơn so với dải kề liền dưới nó từ 2 cm đến 3 cm để\r\nthay con chạch.
\r\n\r\n(3) Chiều dày dải ván ốp đoạn\r\ncong của phương tiện được lấy bằng chiều dày dải ván kề sống đáy giữa.
\r\n\r\n(4) Ván vỏ, ván boong phải được\r\nliên kết cố định với các kết cấu của phương tiện bằng đinh thuyền. Kích cỡ của\r\nđinh thuyền được chọn phù hợp với cơ cấu của từng loại phương tiện.
\r\n\r\n(5) Mối nối của ván vỏ hai dải\r\nván kề nhau không đặt cùng một khoảng sườn. Mối nối của các dải ván đáy, mạn là\r\nmối nối gài, ván boong được phép nối đối đầu.
\r\n\r\nCác dải ván phải được ghép sát tới mức\r\ntối đa có thể được, khe hở của mép không xảm không được lớn hơn 3 mm, cho phép\r\nliên kết các dải ván với nhau theo kinh nghiệm của từng địa phương.
\r\n\r\nBảng 2/2.4.3-8 - Kích thước ván vỏ\r\n(cm)
\r\n\r\n\r\n Tên kết cấu \r\n | \r\n \r\n Hạng gỗ \r\n | \r\n \r\n Chiều dài thiết kế, L (m) \r\n | \r\n ||||
\r\n L < 12 \r\n | \r\n \r\n 12 £ L <\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 15 £ L <\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 18 £ L <\r\n 20 \r\n | \r\n |||
\r\n Dải\r\n ván kề sống đáy giữa: chiều rộng x chiều dày \r\n | \r\n \r\n A \r\nB \r\nC \r\n | \r\n \r\n 16 x 4,5 \r\n16 x 5,0 \r\n16 x 5,5 \r\n | \r\n \r\n 18 x 5,0 \r\n18 x 5,5 \r\n18 x 6,0 \r\n | \r\n \r\n 18 x 5,5 \r\n18 x 6,0 \r\n18 x 6,5 \r\n | \r\n \r\n 18 x 6,0 \r\n18 x 6,5 \r\n18 x 7,0 \r\n | \r\n |
\r\n Chiều\r\n dày ván đáy và mạn \r\n | \r\n \r\n A \r\nB \r\nC \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n4,0 \r\n4,5 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n4,5 \r\n5,0 \r\n | \r\n \r\n 4,5 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n \r\n 4,5 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n |
\r\n Chiều\r\n dày ván hông \r\n | \r\n \r\n A \r\nB \r\nC \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n4,5 \r\n5,0 \r\n | \r\n \r\n 4,5 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n |
\r\n Dải\r\n mép mạn: chiều rộng x chiều dày (*) \r\n | \r\n \r\n A \r\nB \r\nC \r\n | \r\n \r\n 20 x 4,0 \r\n20 x 4,5 \r\n20 x 5,0 \r\n | \r\n \r\n 24 x 4,5 \r\n24 x 4,5 \r\n24 x 5,0 \r\n | \r\n \r\n 27 x 5,0 \r\n27 x 5,5 \r\n27 x 6,0 \r\n | \r\n \r\n 27 x 5,0 \r\n27 x 5,5 \r\n27 x 6,0 \r\n | \r\n |
\r\n Chiều\r\n dày ván boong \r\n | \r\n \r\n A \r\nB \r\nC \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n4,0 \r\n4,5 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n4,5 \r\n5,5 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n5,0 \r\n5,5 \r\n | \r\n |
\r\n Chú\r\n thích: \r\n(*) \r\n- Chiều rộng dải\r\n ván mép mạn có thể lấy nhỏ hơn trị số cho trong bảng để dễ thi công; \r\n- Dải ván kết hợp làm con chạch\r\n có thể lấy dày hơn dải ván mạn từ 2 đến 3 cm. \r\n | \r\n ||||||
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
\r\n\r\n
14 Xảm
\r\n\r\n(1) Rãnh xảm của ván vỏ phải được\r\nvát theo hình chữ V hoặc chữ U. Chiều sâu của rãnh xảm phải bằng 2/3 chiều dày\r\nván vỏ, độ mở của rãnh bằng 10 mm đến 20 mm.
\r\n\r\nVật liệu xảm làm bằng phoi\r\ntre, sợi đay, sợi lưới tẩm dầu (dầu trám hoặc dầu rái) và lớp xảm đầu tiên phải\r\nlấp kín lỗ xảm. Có thể dùng sợi đay tẩm dầu hoặc mỡ để chống thấm nước từ bên\r\nngoài lọt vào hoặc có thể dùng những vật liệu ở địa phương nhưng phải đảm bảo\r\nkín nước cho vỏ phương tiện.
\r\n\r\n(2) Bề mặt của lớp xảm phải thấp\r\nhơn mặt ván từ 2 mm đến 3 mm và trên bề mặt lớp xảm phải được trát ma tít hoặc\r\ndầu trám. Mặt trát phải được lượn tròn đều và cao bằng với mặt ván.
\r\n\r\n(3) Sau khi hoàn thành công việc\r\nxảm, phương tiện phải được thử kín nước.
\r\n\r\n15 Vỏ gỗ bọc ngoài
\r\n\r\n(1) Việc bọc ngoài vỏ gỗ chỉ được\r\nphép tiến hành sau khi công việc xảm đã hoàn tất và việc thử kín nước đạt yêu\r\ncầu. Trước khi bọc, vỏ gỗ có thể được sơn, quét nhựa đường hoặc quét bằng vật\r\nliệu truyền thống của địa phương.
\r\n\r\n(2) Vật liệu bọc ngoài có thể là\r\ngỗ, thép, xi măng lưới thép, chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh phải thoả mãn các yêu\r\ncầu sau:
\r\n\r\n(a) Gỗ bọc ngoài phải thoả mãn các\r\nyêu cầu nêu trong 2.4.2;
\r\n\r\n(b) Thép bọc ngoài phải là thép tráng\r\nkẽm và có chiều dày tối thiểu 0,5 mm;
\r\n\r\n(c) Vật liệu bọc ngoài là xi măng\r\nlưới thép thì lưới thép, cốt thép, xi măng, cát phải thoả mãn các yêu cầu của\r\nQCVN 51:2013/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng\r\nphương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép;
\r\n\r\n(d) Vật liệu bọc ngoài là chất dẻo\r\ncốt sợi thuỷ tinh thì phải thoả mãn các yêu cầu của QCVN 56:2013/BGTVT Quy\r\nchuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ\r\ntinh.
\r\n\r\n(3) Vật liệu bọc ngoài phải được\r\nliên kết chắc chắn với ván vỏ bằng các đinh tráng kẽm, đinh đồng, đinh thép\r\nkhông gỉ, chiều dài tối thiểu của đinh không nhỏ hơn 1/2 chiều dày ván vỏ.
\r\n\r\n(4) Đối với phương tiện không bọc\r\nbên ngoài vỏ gỗ thì phải được thui, quét sơn chống hà hoặc sử dụng các biện\r\npháp bảo vệ vỏ gỗ theo truyền thống của địa phương.
\r\n\r\n16 Phương pháp kết cấu và nối ghép
\r\n\r\n(1) Các kết cấu của phương tiện\r\nvỏ gỗ phải được liên kết chắc chắn nhằm đảm bảo độ bền của thân tàu và tính kín\r\nnước.
\r\n\r\n(2) Sống mũi, sống đuôi phải được\r\nliên kết chắc chắn với sống giữa đáy bằng bu lông. Bu lông khi bắt vào kết cấu\r\nphải có các biện pháp làm kín để tránh việc rò nước qua lỗ bu lông vào thân\r\ntàu.
\r\n\r\n(3) Bệ máy phải được liên kết với\r\nđà ngang đáy bằng bulông, các bu lông này phải được có các biện pháp làm kín\r\nkhi bắt vào kết cấu để tránh việc rò nước vào thân tàu qua lỗ bu lông.
\r\n\r\n(4) Đà ngang đáy, sườn và xà\r\nngang boong cần được liên kết với nhau thành một khung kín bằng các bu lông.\r\nCác bu lông phải được sơn chống rỉ, bu lông và ê cu phải có vòng đệm.
\r\n\r\n(5) Chiều dài phần ren của bu\r\nlông nối phải đảm bảo sao cho sau khi đã xiết chặt ê cu phần ren thừa ra ngoài\r\nê cu không được nhỏ hơn 3 mm.
\r\n\r\n(6) Các lỗ khoan vào kết cấu gỗ\r\nđể bắt bu lông phải nhỏ hơn đường kính bu lông từ 0,5 mm đến 1 mm.
\r\n\r\n(7) Khoảng cách từ tâm bu lông\r\nđến mép ngoài cùng của kết cấu không được nhỏ hơn 2 lần đường kính bu lông.\r\nKhoảng cách giữa hai tâm bu lông không được nhỏ hơn 5 lần đường kính bu lông.
\r\n\r\n(8) Gỗ dùng làm sống chính đáy,\r\nsống mũi, sống lái, xà dọc mạn, sống dọc boong, xà dọc thành miệng hầm hàng,\r\nbuồng máy phải được chọn đủ độ dài, sao cho số mối nối càng ít càng tôt. Mối\r\nnối các đoạn của cơ cấu dọc phải bố trí trên mặt cơ cấu ngang. Khoảng cách các\r\nđinh liên kết, khoảng cách từ đinh đến mút của mối nối phải không nhỏ hơn 6 lần\r\nđường kính của đinh.
\r\n\r\n(9) Tại vùng kết thúc các kết cấu\r\ndọc chính của đáy, boong và mạn nên kéo dài đến kết cấu ngang gần nhất và được\r\nliên kết với các kết cấu ngang bằng bu lông.
\r\n\r\n(10) Tấm ván đáy và tấm ván mạn phải\r\ncó đủ dài để đảm bảo sao cho số mối nối của nó không quá 2 mối nối (đối với ván\r\nmạn không quá 2 mối nối ở một bên mạn).
\r\n\r\n(11) Quy cách mối nối gài theo hình\r\n2/2.4.3-16.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | ||
\r\n | \r\n
| \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
2.5 Thân phương tiện xi măng\r\nlưới thép, thân phương tiện chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh
\r\n\r\n2.5.1\r\n Thân phương tiện xi măng lưới thép
\r\n\r\nThân phương tiện xi\r\nmăng lưới thép thuộc phạm vi áp dụng nêu trong 1.1.1 Phần 1 phải thỏa mãn các\r\nyêu cầu tương ứng của QCVN 51:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy\r\nphạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép.
\r\n\r\n2.5.2 Thân phương tiện chất dẻo cốt sợi thuỷ\r\ntinh
\r\n\r\nThân phương tiện\r\nchất dẻo cốt sợi thuỷ tinh phải thoả mãn các yêu cầu của QCVN 56:2013/BGTVT Quy\r\nchuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ\r\ntinh.
\r\n\r\n2.6 Thân\r\nphương tiện nan tre, xi măng nan tre
\r\n\r\n2.6.1 Thân\r\nphương tiện nan tre
\r\n\r\n1 Vật liệu dùng để chế tạo\r\nthân phương tiện nan tre phải là loại tre già bỏ ruột, được xử lý để tránh sâu\r\nmọt phá hủy và được làm thành dạng nan, dày từ 1 mm đến 3 mm, bản rộng từ 10 mm\r\nđến 30 mm.
\r\n\r\n2 Phên được đan từ nan tre,\r\nthành tấm liền, khít theo hình dáng thân phương tiện, kỹ thuật đan phải theo\r\nkinh nghiệm của từng địa phương.
\r\n\r\n3 Có thể dùng gỗ làm kết cấu\r\nthân phương tiện. Kích thước, chủng loại gỗ phải thỏa mãn những yêu cầu nêu\r\ntrong 2.4.2.
\r\n\r\n4 Thân phương tiện nan tre\r\nphải đặt các thanh gia cường bằng gỗ ở giữa lòng phương tiện chạy suốt từ mũi\r\nvề đuôi, kích thước thanh gỗ gia cường được lấy theo 2.6.1-3 và được uốn\r\ncong theo hình dáng thân phương tiện, khoảng cách các thanh gia cường không lớn\r\nhơn 400 mm.
\r\n\r\n5 Phên được lắp vào khung gỗ\r\nbằng các dây thép không gỉ hoặc dây đồng. Tại các mép lắp phên vào cạp gỗ ngoài\r\ndùng dây buộc phải dùng bu lông để ép sát 2 má cạp vào mép phên.
\r\n\r\n6 Thân phương tiện nan tre\r\nphải được quét phủ kín ở cả 2 mặt bằng nhựa đường hoặc dầu trám hoặc sơn trộn\r\nmùn cưa hoặc những chất dính kết khác có sẵn ở từng địa phương.
\r\n\r\n2.6.2 Thân phương tiện xi măng\r\nnan tre
\r\n\r\n1 Thân phương tiện xi măng\r\nnan tre có kết cấu như phương tiện nan tre, nhưng được đặt thêm thép Ø6 theo\r\nchiều ngang và dọc để gia cường. Khoảng cách các thanh thép gia cường lấy bằng\r\n100 mm x 100 mm hoặc 150 mm x 150 mm.
\r\n\r\n2 Khoảng cách các nan của\r\nphên tre là 4 mm và được đan theo hình dáng của thân phương tiện. Sau khi lắp\r\nráp theo quy định được nêu trong 2.6.1, toàn bộ thân phương tiện phía trong và\r\nngoài phên tre phải được trát lớp vữa xi măng. Vữa phải được trộn theo tỉ lệ\r\n1,0 đến 1,5 đối với cát hạt trung bình. Lượng nước trộn vữa phụ thuộc vào\r\nphương pháp thi công, nhiệt độ và độ ẩm không khí.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHƯƠNG 3 - TRANG THIẾT BỊ
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1.1 Tất cả các phương tiện\r\nthuộc phạm vi áp dụng được nêu trong 1.1.1 Phần 1 của Quy chuẩn này phải được\r\ntrang bị thiết bị lái có khả năng điều khiển được phương tiện trong mọi trạng\r\nthái tải trọng.
\r\n\r\n3.1.2 Trong Quy chuẩn này, các\r\nthiết bị sau đây được coi là thiết bị lái của phương tiện có động cơ:
\r\n\r\n1 Thiết bị lái gồm máy\r\nlái, hệ thống truyền động, bánh lái, trục lái và các thiết bị kèm theo;
\r\n\r\n2 Thiết bị lái gồm bánh lái,\r\ntrục lái và cần lái lắp trực tiếp trên trục lái;
\r\n\r\n3 Thiết bị đẩy của các\r\nphương tiện lắp máy ngoài.
\r\n\r\n3.1.3 Ngoài các thiết bị được\r\nnêu trong 3.1.2 trên phương tiện có động cơ phải có 01 be chèo, 01 sào chống\r\nlàm thiết bị lái dự phòng.
\r\n\r\n3.1.4 Các phương tiện thô sơ\r\nphải trang bị ít nhất 01 be chèo và 01 sào chống để điều khiển phương tiện.
\r\n\r\n3.1.5 Thiết bị lái chính phải có\r\nkhả năng quay bánh lái từ 35o mạn này sang 35o mạn kia.\r\nThời gian bẻ lái từ 35o mạn này sang 30o mạn kia\r\nkhông quá 60 giây ở mớn nước đầy tải và tốc độ thiết kế lớn nhất.
\r\n\r\n3.1.6 Phương tiện lắp máy ngoài\r\nphải có trục đủ dài để có thể đẩy, lái và quay trở phương tiện một cách dễ dàng\r\nkhi cần thiết. Góc quay trở của các loại máy này không được lớn hơn 120o\r\nvề 2 mạn và có thể gác được trục lên phương tiện khi không sử dụng. Bệ đặt máy\r\nngoài có thể bố trí ngoài sống đuôi của phương tiện.
\r\n\r\n3.1.7 Vị trí lái phải có khả\r\nnăng quan sát ở mỗi bên mạn từ phía trước đến phía sau của phương tiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.2.1 Quy định chung
\r\n\r\n1 Trên mỗi phương tiện phải được trang bị\r\ntối thiểu một thiết bị neo. Trọng lượng neo được xác định theo đặc trưng cung\r\ncấp Nc.
\r\n\r\n3.2.2 Đặc trưng cung\r\ncấp
\r\n\r\n1 Đặc trưng cung cấp của phương tiện\r\nđược tính theo công thức sau:
\r\n\r\nNc = L ( B + D ) + kSli hi
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nL, B, D - chiều dài, chiều rộng,\r\nchiều cao mạn của phương tiện, m;
\r\n\r\nli, hi - chiều\r\ndài, chiều rộng của từng phần mui che hoặc lầu lái thứ i, m;
\r\n\r\nk - Hệ số lấy bằng:
\r\n\r\n1,0 - phương tiện có chiều dài mui che\r\nlớn hơn ½ chiều dài phương tiện;
\r\n\r\n0,5 - phương tiện có chiều dài mui che nhỏ hơn hoặc bằng\r\n½ chiều dài phương tiện.
\r\n\r\n2 Khối lượng neo, chiều dài\r\nxích neo được lấy theo Bảng 3/3.2.2-2. Đường kính xích neo được lấy theo Bảng 3/3.2.2-3\r\ntheo đặc trưng cung cấp Nc.
\r\n\r\n3 Việc thay thế xích bằng\r\ncáp thép, cáp sợi tổng hợp hoặc cáp sợi thảo mộc phải phù hợp với những yêu cầu\r\ndưới đây:
\r\n\r\n(1) Cáp, cáp sợi tổng hợp, cáp sợi thảo\r\nmộc thay thế phải mềm và có độ bền tương đương với xích;
\r\n\r\n(2) Cáp phải được mạ kẽm và được\r\nnối với neo bằng một đoạn xích có độ bền tương ứng với cáp neo. Chiều dài đoạn\r\nxích phải đủ để giữ neo qua hãm xích neo.
\r\n\r\n4 Phương tiện thô sơ và\r\nphương tiện có chiều dài dưới 10 m phải được trang bị tối thiểu 1 neo bờ, neo\r\nphải đảm bảo giữ được phương tiện trong mọi tình huống. Dây neo phải đủ bền và\r\nđược liên kết chắc chắn với neo, số lượng dây neo được lấy tương ứng với số\r\nlượng neo, chiều dài các dây neo không được nhỏ hơn 10 m, tùy thuộc vào mức độ\r\nnông sâu của luồng lạch.
\r\n\r\nBảng 3/3.2.2-2 - Khối lượng neo ( khi\r\ntốc độ dòng chảy đến 6 km/giờ )
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Số đặc trưng cung cấp \r\nNc (m2) \r\n | \r\n \r\n Phương\r\n tiện \r\n | \r\n |||||
\r\n Có\r\n động cơ \r\n | \r\n \r\n Không\r\n động cơ \r\n | \r\n ||||||
\r\n Số neo \r\n | \r\n \r\n Khối lượng neo \r\n(kg) \r\n | \r\n \r\n Chiều dài xích \r\n(m) \r\n | \r\n \r\n Số neo \r\n | \r\n \r\n Khối lượng neo \r\n(kg) \r\n | \r\n \r\n Chiều dài xích \r\n(m) \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n2 \r\n3 \r\n4 \r\n5 \r\n6 \r\n7 \r\n8 \r\n9 \r\n10 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n20 \r\n25 \r\n30 \r\n40 \r\n50 \r\n75 \r\n100 \r\n125 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n15 \r\n20 \r\n25 \r\n30 \r\n40 \r\n50 \r\n75 \r\n100 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n25 \r\n25 \r\n25 \r\n25 \r\n30 \r\n30 \r\n40 \r\n50 \r\n50 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n40 \r\n50 \r\n75 \r\n100 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n - \r\n- \r\n- \r\n- \r\n- \r\n40 \r\n40 \r\n40 \r\n40 \r\n50 \r\n | \r\n
\r\n Chú thích: \r\n1) Cho phép khối lượng neo của\r\n các phương tiện chạy ngang sông giảm đến 20% so với trọng lượng trong Bảng 3/3.2.2-2; \r\n2) \r\n Khi dùng neo\r\n Matrosov thì khối lượng của neo được giảm 50% so với khối lượng neo cho trong\r\n Bảng 3/3.2.2-2. \r\n | \r\n
\r\nBảng 3/3.2.2-3 - Đường kính xích neo
\r\n\r\n\r\n Thứ tự \r\n\r\n | \r\n \r\n Khối lượng của neo (kg) \r\n | \r\n \r\n Đường kính xích không ngáng (mm) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n2 \r\n3 \r\n4 \r\n5 \r\n6 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n40 \r\n50 \r\n75 \r\n100 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n6 \r\n6 \r\n8 \r\n9 \r\n11 \r\n | \r\n
\r\n Chú thích: \r\n1) \r\n Số liệu về xích neo cho trong\r\n Bảng là loại xích hàn, tương đương với xích cấp 1 của Phần 7B – QCVN\r\n 21:2010/BGTVT; \r\n2) Khi dùng xích neo đúc thay thế xích\r\n neo hàn thì đường kính xích neo được giảm 12% so với giá trị cho trong Bảng\r\n 3/3.2.2-3. \r\n | \r\n
3.3 Tời kéo neo, thiết\r\nbị chằng buộc
\r\n\r\n3.3.1 Tời kéo neo
\r\n\r\n1 Đối với phương tiện có trang bị neo,\r\nkhối lượng từ 50 kg trở lên, phải đặt một tời đứng hoặc một tời nằm để kéo neo.\r\nTời phải bảo đảm chắc chắn, an toàn.
\r\n\r\n2 Trên phương tiện phải trang bị\r\nmột thiết bị hãm đảm bảo để giữ neo khi phương tiện chạy và loại trừ khả năng\r\ntự thả neo.
\r\n\r\n3.3.2 Thiết bị chằng buộc
\r\n\r\nTrên các phương\r\ntiện phải bố trí các cột buộc dây ở mũi và đuôi. Cột buộc dây phải liên kết\r\nchắc chắn vào thân tàu. Số lượng dây buộc phải trang bị là 2 sợi, chiều dài mỗi\r\nsợi không nhỏ hơn 10 m. Lực đứt Fd, kN của dây buộc là cáp thép\r\nkhông nhỏ hơn:
\r\n\r\nFd=0,147Nc + 24,5
\r\n\r\nNc - Đặc trưng cung cấp lấy theo 3.2.2-1 chương\r\nnày;
\r\n\r\nĐối với dây buộc là sợi thảo mộc hoặc sợi tổng hợp phải\r\ncó độ bền tương đương với cáp thép.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.4.1 Tất cả các phương tiện phải được trang\r\nbị phương tiện cứu sinh theo quy định dưới đây:
\r\n\r\na) 100% phao áo cho người được\r\nchở và thuyền viên trên phương tiện;
\r\n\r\nb) \r\nPhao tròn (mỗi mạn\r\n1 chiếc);
\r\n\r\nĐối\r\nvới phương tiện chở khách phải trang bị thêm 10% phao áo cho trẻ em.
\r\n\r\n3.4.2 Phương tiện thô sơ và phương tiện có\r\nchiều dài nhỏ hơn 10 m, cho phép dùng dụng cụ nổi tương đương có kiểu được\r\nduyệt làm phương tiện cứu sinh cá nhân thay thế phao áo nhưng phải đảm bảo lực\r\nnổi và luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.5.1 Các phương tiện được nêu trong 1.1.1\r\nPhần 1 của Quy chuẩn này phải trang bị các trang bị tín hiệu theo Mục 2 Chương V\r\ncủa Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.
\r\n\r\n3.5.2 Các đèn tín hiệu trang bị cho phương\r\ntiện khi hoạt động vào ban đêm có thể thắp sáng bằng điện, ắc quy hoặc đèn dầu.
\r\n\r\n3.5.3 Trang bị âm hiệu
\r\n\r\nPhương tiện phải\r\ntrang bị ít nhất một dụng cụ như còi, chuông, kẻng hoặc các dụng cụ khác tương\r\nđương có thể phát ra tiếng vang xa trên 300 m.
\r\n\r\n3.6 Trang bị phòng và\r\nchữa cháy, trang bị cứu đắm
\r\n\r\n3.6.1 Trang bị phòng và chữa cháy
\r\n\r\n1 Các phương tiện được nêu trong 1.1.1\r\nPhần 1 của Quy chuẩn này phải trang bị các dụng cụ chữa cháy sau:
\r\n\r\n(1) Các phương tiện có động cơ có\r\ntổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 đến\r\n12 người phải trang bị 01 bình chữa cháy xách tay.
\r\n\r\n(2) Các phương tiện không động cơ\r\ncó trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ có tổng công suất\r\nmáy chính trên 15 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người phải trang bị 02 bình\r\nchữa cháy xách tay.
\r\n\r\n(3) Thể tích các bình chữa cháy\r\nbằng chất lỏng xách tay không được lớn hơn 13,5 lít và không nhỏ hơn 9 lít,\r\nbình chữa cháy bằng bột hoặc CO2 xách tay phải có khối lượng tối thiểu là 5 kg.\r\nTất cả các bình chữa cháy xách tay phải có khối lượng tối đa là 23 kg.
\r\n\r\n(4) Ngoài các trang bị được quy\r\nđịnh trong 3.6.1-1(1) và 3.6.1-1(2) các phương tiện phải trang bị các dụng cụ\r\nchữa cháy gồm: 1 chăn chiên loại (1,5 x 2) m, 2 xô, 1 rìu (dao).
\r\n\r\n2 Phương tiện phải tuân thủ các quy định\r\ncủa Luật Phòng cháy, chữa cháy.
\r\n\r\n3 Ngoài những yêu cầu trên, phương tiện\r\ncòn phải tuân thủ những yêu cầu về phòng và chữa cháy, hệ thống hút khô đưa ra\r\nở Chương 6 "Thiết bị động lực" và Chương 7 "Các hệ thống và\r\nđường ống" của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n3.6.2 Trang bị cứu đắm
\r\n\r\nPhải\r\ntrang bị cho phương tiện một bộ đồ mộc, tấm gỗ, các nêm gỗ, giẻ, phoi xảm, ma\r\ntít, đinh, xô múc nước để khắc phục sự cố khi bị nạn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
4.1.1 Phương tiện thuộc phạm vi áp dụng của\r\nQuy chuẩn này được công nhận là đủ ổn định, nếu ở mọi trạng thái tải\r\ntrọng quy định trong Chương này, phương tiện thỏa mãn:
\r\n\r\na) Tiêu chuẩn ổn định cơ bản;
\r\n\r\nb) Tiêu chuẩn bổ sung (phụ thuộc\r\nvào công dụng và loại phương tiện);
\r\n\r\nc) Yêu cầu chiều cao tâm nghiêng\r\nban đầu phải có giá trị dương.
\r\n\r\n4.1.2 Nếu không có gì đặc biệt, phương tiện\r\nphải được kiểm tra ổn định ở những trạng thái tải trọng sau:
\r\n\r\na) Phương tiện đủ hàng, đủ dự\r\ntrữ;
\r\n\r\nb) Phương tiện không hàng, có\r\n10% dự trữ;
\r\n\r\nNếu\r\ntrong điều kiện khai thác, bất kì phương tiện nào mà thấy trước những trạng\r\nthái tải trọng nguy hiểm hơn những trạng thái đã quy định ở trong phần này (về\r\nmặt ổn định), thì Đăng kiểm có thể yêu cầu phải kiểm tra ổn định thêm ở trạng\r\nthái đó.
\r\n\r\n4.2 Tiêu chuẩn ổn định\r\ncơ bản
\r\n\r\n4.2.1 Phương tiện được coi là đủ ổn định\r\ntheo tiêu chuẩn cơ bản, nếu nó chạy trên nước lặng hoặc trên sóng mà chịu được\r\náp lực động của gió, nghĩa là :
\r\n\r\nMn \r\n£ \r\nMchp
\r\n\r\ntrong đó :
\r\n\r\nMn - mô\r\nmen nghiêng do gió gây ra, T.m;
\r\n\r\nMchp - mô\r\nmen nghiêng cho phép giới hạn khi nghiêng động, T.m.
\r\n\r\n4.2.2 Mô men nghiêng do tác dụng của gió lên\r\nphương tiện, được tính theo công thức:
\r\n\r\nMn \r\n= 0,001P.s.Z
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\np - áp suất động tính toán giả định\r\ncủa gió (Pa), lấy theo Bảng 4/4.2.2-1 phụ thuộc vào Zd (Zd-\r\nchiều cao tâm hứng gió tính từ đường nước tính toán, m);
\r\n\r\nBảng 4/4.2.2-1 - Bảng áp\r\nlực gió, Pa
\r\n\r\n\r\n Zd \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n
\r\n P vùng\r\n SI \r\n | \r\n \r\n 157 \r\n | \r\n \r\n 177 \r\n | \r\n \r\n 196 \r\n | \r\n \r\n 216 \r\n | \r\n \r\n 235 \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 265 \r\n | \r\n \r\n 284 \r\n | \r\n
\r\n P vùng\r\n SII \r\n | \r\n \r\n 127 \r\n | \r\n \r\n 147 \r\n | \r\n \r\n 167 \r\n | \r\n \r\n 186 \r\n | \r\n \r\n 207 \r\n | \r\n \r\n 216 \r\n | \r\n \r\n 235 \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n
\r\n P vùng\r\n SIII \r\n | \r\n \r\n 127 \r\n | \r\n \r\n 147 \r\n | \r\n \r\n 167 \r\n | \r\n \r\n 186 \r\n | \r\n \r\n 207 \r\n | \r\n \r\n 216 \r\n | \r\n \r\n 235 \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n
s - Diện tích hứng gió của phương\r\ntiện ứng với chiều chìm trung bình thực tế bao gồm cả diện tích kín và không\r\nkín (đối với diện tích không kín được xác định gần đúng bằng cách tăng diện\r\ntích kín thêm 5% và mô men tĩnh tăng thêm 10%), m2; \r\n
\r\n\r\nZ - Tay đòn quy đổi của phương tiện\r\n(m), tính theo công thức:
\r\n\r\nZ = Zd \r\n+ a1 a2 d
\r\n\r\ntrong đó :
\r\n\r\nZd - Chiều cao tâm hứng\r\ngió tính từ đường nước tính toán,m;
\r\n\r\nd - Chiều chìm trung bình theo đường\r\nnước toán, m;
\r\n\r\na1- Hệ số không thứ\r\nnguyên xét đến ảnh hưởng sức cản của nước, lấy theo Bảng 4/4.2.2-2;
\r\n\r\na2- Hệ số không thứ\r\nnguyên xét đến ảnh hưởng của lực quán tính, lấy theo Bảng 4/4.2.2-3;
\r\n\r\nZG-\r\nChiều cao trọng tâm của phương tiện tính từ mặt phẳng cơ bản, m.
\r\n\r\nBảng 4/4.2.2-2 - Hệ số a1
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n 4,0 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n \r\n 6,0 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 9,0 \r\n | \r\n \r\n ³ 10 \r\n | \r\n
\r\n a1 \r\n | \r\n \r\n 0,46 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,81 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n \r\n 1,28 \r\n | \r\n \r\n 1,30 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng 4/4.2.2-3\r\n- Hệ số a2
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | \r\n \r\n £ 0,15 \r\n | \r\n \r\n 0,3 \r\n | \r\n \r\n 0,25 \r\n | \r\n \r\n 0,30 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n \r\n 0,40 \r\n | \r\n \r\n ³ 0,45 \r\n | \r\n
\r\n a2 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n 0,56 \r\n | \r\n \r\n 0,48 \r\n | \r\n \r\n 0,34 \r\n | \r\n \r\n 0,22 \r\n | \r\n \r\n 0,10 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n
4.2.3 Mô men cho phép giới\r\nhạn được xác định theo công thức sau :
\r\n\r\nMchp\r\n= 0,0087 Dhoqchp
\r\n\r\ntrong\r\nđó:
\r\n\r\nho - Chiều cao tâm\r\nnghiêng ban đầu, m;
\r\n\r\nD \r\n- Lượng chiếm nước của phương tiện ở trạng thái tải trọng đang xét, tấn;
\r\n\r\nqchp - Góc nghiêng\r\ncho phép giới hạn được lấy bằng trị số nhỏ nhất một trong hai góc sau: góc tràn\r\n(qt), góc khi mép boong\r\nnhúng nước hoặc góc khi điểm giữa của hông phương tiện nổi lên, độ.
\r\n\r\n4.2.4 \r\n Khi\r\nkiểm tra ổn định phương tiện theo tiêu chuẩn cơ bản và theo các yêu cầu bổ\r\nsung, nếu tính toán theo đồ thị ổn định tĩnh hoặc động thì không phải xét đến\r\nảnh hưởng của chòng chành mạn.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.3.1 Phương tiện chở người
\r\n\r\n1 Phải tiến hành kiểm tra ổn định của\r\nphương tiện chở người theo tiêu chuẩn ổn định cơ bản ở những trạng thái tải\r\ntrọng sau đây:
\r\n\r\na) Đầy người, đầy hàng + 100% dự\r\ntrữ;
\r\n\r\nb) Đầy người, đầy hàng + 10% dự\r\ntrữ;
\r\n\r\nc) Không người, không hàng + 10%\r\ndự trữ.
\r\n\r\n2 Mô men nghiêng do người tập trung về một\r\nbên mạn, phải thỏa mãn:
\r\n\r\nMk \r\n£ \r\nM'chp
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nMk - Mô men\r\nnghiêng do người tập trung về một bên mạn, Tm;
\r\n\r\nM'chp \r\n- Mô men nghiêng cho phép giới hạn, Tm.
\r\n\r\n3 Xác định mô men nghiêng Mk\r\nmật độ bố trí người được lấy như sau:
\r\n\r\na) Người đứng: 06 người/m2;
\r\n\r\nb) Ngồi sạp: 04 người/m2;
\r\n\r\nc) Chiều rộng chỗ ngồi của một người\r\ntrên ghế: 0,35 m, khoảng cách từ mép sau của hàng ghế đang xét đến mép sau của\r\nhàng ghế liền kề không nhỏ hơn 0,635 m;
\r\n\r\nd) Chiều cao trọng tâm:
\r\n\r\n- Người đứng: 1 m, tính từ mặt\r\nsàn đứng;
\r\n\r\n- Người ngồi: 0,35 m, tính từ mặt\r\nghế;
\r\n\r\ne) Trọng lượng:
\r\n\r\n- Một người: 75 kg (kể cả hành\r\nlý);
\r\n\r\n- Hai trẻ em dưới 12 tuổi được\r\ntính bằng trọng lượng của một người lớn.
\r\n\r\n4 Mô men cho phép giới hạn được tính\r\ntheo công thức sau :
\r\n\r\nM'chp\r\n= 0,0175 Dh'oq'chp
\r\n\r\ntrong đó :
\r\n\r\nΔ - Lượng chiếm nước của phương\r\ntiện ở trạng thái tải trọng đang xét, tấn;
\r\n\r\nq'chp\r\n- Góc nghiêng cho phép giới hạn được lấy bằng trị số nhỏ nhất trong\r\nhai góc sau: 0,8qt, (qt - góc ứng với\r\nlúc mép boong bị nhúng nước) hoặc góc ứng với lúc điểm giữa của hông phương\r\ntiện nhô lên khỏi mặt nước, nhưng không được lớn hơn 12o;
\r\n\r\nh'o - Chiều cao tâm\r\nnghiêng, có xét đến ảnh hưởng của mặt thoáng, m.
\r\n\r\n5 Phương tiện chở người phải đủ ổn định khi\r\nphương tiện quay vòng chưa ổn định, nghĩa là phải thỏa mãn điều kiện sau:
\r\n\r\nMqv\r\n£\r\nM"chp
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nMqv - Mô men\r\nnghiêng khi phương tiện quay vòng chưa ổn định, Tm;
\r\n\r\nM''chp\r\n- Mô men nghiêng cho phép giới hạn, Tm.
\r\n\r\n6 Mô men nghiêng khi phương tiện quay vòng\r\nchưa ổn định Mqv (Tm) được xác định theo công thức sau:
\r\n\r\n
trong\r\nđó:
\r\n\r\nL , d - Chiều dài và chiều chìm\r\ntrung bình của phương tiện theo đường nước tính toán;
\r\n\r\nΔ - Lượng chiếm nước của\r\nphương tiện trạng thái tải trọng đang xét, tấn;
\r\n\r\nZG - Chiều cao\r\ntrọng tâm của phương tiện tính từ mặt phẳng cơ bản, m;
\r\n\r\nvo - Vận tốc của\r\nphương tiện trước lúc quay vòng, lấy bằng vận tốc lớn nhất khi phương tiện chạy\r\ntheo hướng thẳng, m/s;
\r\n\r\nC - Hệ số phụ thuộc vào\r\nkiểu thiết bị đẩy phương tiện, bằng:
\r\n\r\n0,029 đối với chân\r\nvịt và thiết bị phụt;
\r\n\r\n0,045 đối với thiết\r\nbị guồng.
\r\n\r\na2 - Hệ số không\r\nthứ nguyên xét ảnh hưởng do dịch chuyển tâm áp lực ngang theo chiều cao khi\r\nphương tiện dạt, lấy theo Bảng 4/4.3.1-6 phụ thuộc vào của\r\nphương tiện theo đường nước thực tế.
Bảng 4/4.3.1-6\r\n- Hệ số a2
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n £ 2,5 \r\n | \r\n \r\n 3,00 \r\n | \r\n \r\n 4,00 \r\n | \r\n \r\n 5,00 \r\n | \r\n \r\n 6,00 \r\n | \r\n \r\n 7,00 \r\n | \r\n \r\n 8,00 \r\n | \r\n \r\n 9,00 \r\n | \r\n \r\n ³ 10,0 \r\n | \r\n
\r\n a2 \r\n | \r\n \r\n 0,73 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,27 \r\n | \r\n \r\n -1,27 \r\n | \r\n \r\n -2,33 \r\n | \r\n \r\n -3,38 \r\n | \r\n \r\n -4,45 \r\n | \r\n \r\n -5,40 \r\n | \r\n \r\n -6,00 \r\n | \r\n
7 Mô men nghiêng cho phép M''chp\r\n(Tm) được xác định theo công thức sau :
\r\n\r\nM''chp\r\n= 0,0087 Dh'0 (q"chp\r\n- q'k)
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nΔ - Lượng chiếm nước của phương\r\ntiện ứng theo đường nước thực tế, tấn;
\r\n\r\nh'o - Chiều\r\ncao tâm nghiêng, m;
\r\n\r\nq"chp\r\n- Góc nghiêng cho phép giới hạn dưới tác dụng đồng thời (tĩnh và động), được\r\nlấy bằng trị số nhỏ nhất của một trong hai góc sau: góc ứng với lúc mép boong\r\nnhúng nước hoặc góc xác định theo đường nước đi qua điểm cách mép dưới của lỗ\r\nkhoét hở 75 mm, độ;
\r\n\r\nq'k - Góc nghiêng do\r\nngười tập trung ở một bên mạn, độ.
\r\n\r\n8 Phương tiện chở người và hàng luân\r\nphiên hoặc chở hàng người đồng thời, phải kiểm tra ổn định như các phương tiện\r\nchở người được nêu trong 4.3.1.
\r\n\r\n4.3.2 Phương tiện chở hàng
\r\n\r\nĐối với phương tiện chở hàng ở trong\r\nkhoang có thể không phải kiểm tra ổn định.
\r\n\r\nPhương tiện chở hàng trên boong phải\r\nkiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn cơ bản với các trạng thái tải trọng được quy\r\nđịnh trong 4.3.1-1.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.4.1 \r\nCác phương\r\ntiện chở người và chở hàng trên boong phải thử nghiêng để xác định chiều cao\r\ntrọng tâm tàu và chiều cao tâm nghiêng ban đầu sau đóng mới.
\r\n\r\nMiễn\r\nthử nghiêng đối với các phương tiện được kiểm tra ổn định theo quy định của QCVN\r\n72:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm Phân cấp đóng phương tiện\r\nthuỷ nội địa - Phần 7 - Ổn định nguyên vẹn hoặc các phương tiện\r\nđóng theo mẫu định hình đã được Đăng kiểm công nhận hoặc tính kiểm tra ổn định\r\ntheo phần mềm được Đăng kiểm công nhận.
\r\n\r\n4.4.2 Chiều cao tâm nghiêng ho\r\n(m) được xác định bằng phương pháp trung bình cộng theo công thức sau đây:
\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nP - Trọng lượng vật thử nghiêng,\r\ntấn;
\r\n\r\nl - Tay đòn di chuyển vật thử,\r\nm;
\r\n\r\nq \r\n- Góc nghiêng do vật thử gây nên, Rad;
\r\n\r\nD - Trọng lượng tàu không, tấn.
\r\n\r\n4.4.3 Cho phép di chuyển vật thử 2 lần để\r\nxác định góc nghiêng q (Rad) theo thứ tự sau đây:
\r\n\r\na) Lần thứ nhất - ở tư thế thẳng\r\ntại mặt phẳng đối xứng; di chuyển ra sát mạn phải, sau đó di chuyển về vị trí\r\nban đầu;
\r\n\r\nb) Lần thứ hai - ở tư thế thẳng\r\ntại mặt phẳng đối xứng, di chuyển vật thử ra sát mạn trái sau đó di chuyển về\r\nvị trí ban đầu;
\r\n\r\nDùng\r\ndây dọi và chậu nước có gắn thước đo, tiến hành đo 10 lần, sau đó lấy góc\r\nnghiêng trung bình của kết quả góc nghiêng của 10 lần đo ấy. Trong quá trình\r\nthử nghiêng lệch phải có sự chứng kiến của Đăng kiểm.
\r\n\r\n4.4.4 Chiều cao trọng tâm zG của phương tiện khi chở\r\nđầy người có thể được xác định theo công thức:
\r\n\r\nZG \r\n= Zc+ r - h
\r\n\r\nTrong\r\nđó: Zc + r = ξB;
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\nξ - Lấy theo Hình 4/4.4.4;\r\n\r\n
Zc- Chiều cao tâm\r\nnổi của phương tiện;
\r\n\r\nr - Bán kính nghiêng ngang\r\ncủa phương tiện;
\r\n\r\nB - Chiều rộng của phương\r\ntiện, m;
\r\n\r\nδ - Hệ số béo thể tích;
\r\n\r\nd - Chiều chìm của phương\r\ntiện,m;
\r\n\r\nh - Chiều cao tâm nghiêng,\r\nm.
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHƯƠNG 5 - MẠN KHÔ
\r\n\r\n\r\n\r\n
5.1 Quy định chung
\r\n\r\n5.1.1 Mạn khô là khoảng cách thẳng đứng đo\r\ntại giữa chiều dài đường nước thiết kế, từ mép trên đường nước đến mặt trên của\r\nmép boong (tấm ốp mép mạn phương tiện).
\r\n\r\n5.1.2 Khi xác định chiều cao mạn khô phải\r\nxét đến chiều cao của các miệng lỗ, ngưỡng cửa ra vào, mép dưới của các cửa sổ,\r\ncách che đậy miệng hầm hàng, nơi chở người. Tất cả phương tiện đưa ra trong Quy\r\nchuẩn này không được phép khoét cửa sổ ở phía dưới mặt boong.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.2.1 Chiều cao tối thiểu của các miệng hầm\r\nhàng được lấy như sau :
\r\n\r\n(1) Miệng hầm hàng của phương\r\ntiện chạy ở vùng:
\r\n\r\na) Vịnh, đầm (phá): 250\r\nmm;
\r\n\r\nb) Sông, hồ: 200\r\nmm;
\r\n\r\n(2) Chiều cao ngưỡng cửa ra vào\r\nthấp nhất: 200 mm (tính từ mặt boong, mặt trên tấm ốp mép mạn);
\r\n\r\n(3) Chiều cao mép dưới của cửa\r\nsổ: 200 mm (tính từ mặt boong).
\r\n\r\n5.2.2 Độ cao tối thiểu của mũi và đuôi của\r\nphương tiện (mm) được lấy theo Bảng 5/5.2.2:
\r\n\r\nBảng 5/5.2.2 - Độ cao mũi, độ cao đuôi\r\ncủa phương tiện
\r\n\r\n\r\n STT \r\n\r\n | \r\n \r\n Vùng\r\n hoạt động \r\n | \r\n \r\n Độ cao\r\n mũi \r\n(mm) \r\n | \r\n \r\n Độ cao\r\n đuôi \r\n(mm) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Trong vịnh \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 275 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Trong đầm \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Trong các sông, hồ và các phương\r\n tiện chở hàng lỏng \r\n | \r\n \r\n Có thể không cần độ cao mũi và đuôi \r\n | \r\n
Độ cao tối thiểu của\r\nmũi phải được lấy gấp đôi độ cao tối thiểu ở đuôi phương tiện.
\r\n\r\n5.3 Chiều cao mạn khô tối\r\nthiểu
\r\n\r\n5.3.1 Chiều cao mạn khô tối thiểu đối với\r\ncác phương tiện được lấy theo Bảng 5/5.3.1;
\r\n\r\nBảng 5/5.3.1 - Mạn khô tối thiểu
\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Vùng\r\n hoạt động\r\n | \r\n \r\n Mạn khô\r\n tối thiểu (mm)\r\n | \r\n ||
\r\n Phương\r\n tiện \r\nchở\r\n hàng \r\n | \r\n \r\n Phương\r\n tiện \r\nchở\r\n người \r\n | \r\n \r\n Phương\r\n tiện \r\nchở hàng\r\n lỏng \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n2 \r\n | \r\n \r\n Vịnh,\r\n đầm\r\nSông, hồ \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n150 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n100 \r\n | \r\n
Đối với phương tiện\r\nhoạt động trong vùng tương đương với vùng SI được quy định tại Phụ lục I\r\ncủa QCVN 72:2013/BGTVT, Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa, mạn\r\nkhô tối thiểu của phương tiện chở người được lấy bằng 250mm.
\r\n\r\n5.3.2 Kích thước dấu hiệu mạn khô nêu tại\r\nHình 5/5.3.2-1.Tuy nhiên đối với phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ, do có\r\nmạn khô thấp, cho phép vẽ dấu hiệu mạn khô như đã nêu tại Hình 5/5.3.2-2. Dấu\r\nhiệu mạn khô phải được gắn vào phương tiện bằng phương pháp hàn, dán hay phương\r\npháp khác theo hướng dẫn của Đăng kiểm.
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHƯƠNG 6 -\r\nTHIẾT BỊ ĐỘNG LỰC
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
6.1.1 Cho phép lắp đặt tất cả các loại động\r\ncơ sau đây lên phương tiện để làm máy chính, máy phụ: động cơ đi-ê-den, động cơ\r\nxăng.
\r\n\r\n6.1.2 Các phương tiện xi măng nan\r\ntre chỉ được phép lắp máy ngoài, tổng công suất máy lắp trên phương tiện nan\r\ntre và xi măng nan tre không được lớn hơn 15 sức ngựa. Máy và thiết bị kèm máy\r\nphải được cố định chắc chắn vào thân phương tiện khi hoạt động.
\r\n\r\n6.1.3 Khi lắp động cơ xăng lên phương tiện\r\nphải thực hiện các yêu cầu sau:
\r\n\r\n1 Trên các phương tiện hở, động cơ phải được\r\nche đậy bằng nắp được chế tạo từ vật liệu khó cháy;
\r\n\r\n2 Nếu động cơ xăng được đặt trong buồng máy\r\nthì phải có biện pháp phòng và chữa cháy có hiệu quả;
\r\n\r\n3 Nếu phương tiện sử dụng động cơ xăng thì hệ\r\nthống đánh lửa phải có dây dẫn cách điện; dây phải được cách ly với bộ phận\r\nnóng của động cơ và có biện pháp ngăn ngừa dầu đốt, dầu nhờn rơi trên dây dẫn\r\nđiện.
\r\n\r\n4 Khay hứng trên các tàu gỗ phải được\r\nlắp đặt phía dưới động cơ, các bơm, két nhiên liệu, các phụ tùng và tất cả các\r\nbộ phận khác của hệ thống nhiên liệu, ở chỗ nhiên liệu có thể bị rò rỉ. Các\r\ncạnh của khay hứng phải có vành.
\r\n\r\n5 Ống thông hơi từ két xăng và từ các\r\nkhoang phải tách biệt với nhau, đầu ra của các ống thông hơi phải bố trí càng\r\nxa nhau càng tốt và phải lắp lưới chặn lửa cho ống thông hơi két xăng.
\r\n\r\n6 Phải thông gió cho những không gian\r\nkín chứa động cơ để loại bỏ hơi xăng tích tụ trong không gian kín trước khi\r\nkhởi động động cơ.
\r\n\r\n7 Trong không gian lắp đặt động cơ, ắc\r\nquy phải đặt trong hộp kín và ở phía đối diện với bộ chế hòa khí hoặc thiết bị\r\nphun nhiên liệu, hộp đựng ắc quy phải được thông gió. Ắc quy không được đặt\r\ndưới két nhiên liệu.
\r\n\r\n6.1.4 Máy chính, máy phụ (nếu có), các ổ đỡ\r\ncủa hệ trục và bệ máy phải được liên kết chắc chắn vào kết cấu của thân tàu. Bu\r\nlông bệ máy phải có biện pháp hãm để tránh hiện tượng tự nới lỏng của bu lông.
\r\n\r\n6.1.5 Đối với các loại máy lắp ngoài thì\r\nviệc lắp đặt phải đảm bảo khả năng đổi hướng chuyển động của phương tiện một\r\ncách dễ dàng.
\r\n\r\n6.1.6 Đối với máy chính được khởi\r\nđộng bằng điện, phải có máy phát điện đi kèm động cơ chính để tự động nạp điện\r\nvào ắc quy. Dung lượng của ắc quy phải thỏa mãn yêu cầu nêu ở Chương 8 -Thiết\r\nbị điện của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n6.1.7 Đối với máy chính được khởi động bằng\r\nkhí nén, dung tích của các bình chứa khí nén phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở\r\nphần hệ thống không khí nén thuộc phần các hệ thống và đường ống của Quy chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\n6.1.8 Đối với máy chính được điều khiển\r\ntrong buồng máy, phải bố trí chuông truyền lệnh loại đơn giản giữa buồng lái và\r\nbuồng máy.
\r\n\r\n6.1.9 Việc bố trí các máy móc, trang thiết\r\nbị, đường ống phải đảm bảo có lối đi lại dễ dàng để vận hành, bảo quản, bảo\r\ndưỡng và sửa chữa khi có sự cố.
\r\n\r\n6.1.10 Đối với những phương tiện có bố trí\r\nriêng buồng máy, phải có ít nhất một lối ra vào buồng máy và có cầu thang chắc\r\nchắn.
\r\n\r\n6.1.11 Đối với phương tiện có bố trí buồng\r\nmáy riêng, ngoài quy định ở 3.6.1-1(1) và 3.6.1-1(2) Chương 3 – Trang thiết bị\r\nthì phải đặt trong buồng máy ít nhất 01 bình cứu hỏa xách tay.
\r\n\r\n6.1.12 Dụng cụ đo kiểm tra (nếu có) phải bố\r\ntrí ở nơi dễ đến và dễ thấy.
\r\n\r\n6.1.13 Trên các thang chỉ số đo của các đồng\r\nhồ đo áp suất và đo số vòng quay động cơ phải đánh dấu trị số giới hạn bằng sơn\r\nđỏ.
\r\n\r\n6.1.14 Các đồng hồ đo áp suất không khí của\r\nbình khí nén khởi động máy chính phải được kiểm tra hiệu chuẩn theo quy định.
\r\n\r\n6.1.15 Phải bố trí hệ thống chiếu sáng liên\r\ntục với cường độ ánh sáng đủ để đảm bảo vận hành, kiểm tra sự hoạt động\r\ncủa hệ thống động lực khi làm việc ban đêm.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.2.1 Đường kính tính toán của trục chân\r\nvịt, mm, được chế tạo bằng thép có giới hạn bền không nhỏ hơn 430 MPa và\r\nthoả mãn các yêu cầu về vật liệu của QCVN 72:2013/BGTVT, Quy phạm phân cấp và\r\nđóng phương tiện thuỷ nội địa - Phần 6A: Vật liệu, được tính theo công thức:
\r\n\r\n d\r\n= 95
Trong\r\nđó:
\r\n\r\nNe - Công suất liên tục lớn nhất của\r\nđộng cơ tính bằng sức ngựa;
\r\n\r\nn - Vòng quay của trục chân vịt\r\nở công suất liên tục lớn nhất, vòng/ phút;
\r\n\r\nĐường\r\nkính tính theo công thức trên chỉ yêu cầu với trục chân vịt của các máy lắp\r\ntrong.
\r\n\r\n6.2.2 Phải có biện pháp hãm các bu lông để\r\nđề phòng hiện tượng tự nới lỏng giữa các đoạn trục với nhau và giữa trục với\r\nmáy lắp cố định vào thân tàu.
\r\n\r\n6.2.3 Cho phép được nối trục với hộp số hoặc\r\ncác trục được nối với nhau bằng bích nối cứng, khớp nối mềm hoặc khớp\r\ncác - đăng.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.3.1 Chân vịt phải được thiết kế phù hợp\r\nvới công suất và vòng quay ở chế độ làm việc tiến liên tục.
\r\n\r\n6.3.2 Phải có biện pháp hãm chân vịt với\r\ntrục chân vịt để đảm bảo chân vịt làm việc an toàn và tin cậy trong mọi chế độ\r\nkhai thác của phương tiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHƯƠNG 7 - CÁC HỆ THỐNG VÀ ĐƯỜNG ỐNG
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1.1 Những quy định đưa ra trong phần này\r\nđược áp dụng cho tất cả các hệ thống và các đường ống trên phương tiện.
\r\n\r\n7.1.2 Cho phép sử dụng các đường ống\r\nvà các phụ tùng bằng thép, đồng, hợp kim đồng, chất dẻo, cao su.
\r\n\r\n7.1.3 Cho phép sử dụng cách nối mềm để nối\r\ncác hệ thống ống với động cơ và các máy khi lắp chúng trên bệ giảm chấn hoặc\r\nnhững trường hợp cần thiết khác. Những chỗ nối này phải bố trí ở những nơi dễ\r\nthấy, dễ tiếp cận. Những khớp nối mềm ở hệ thống đường ống dùng cho nhiên liệu\r\nvà dầu nhờn phải là vật liệu không cháy được.
\r\n\r\n7.1.4 Không cho phép dùng ống nối bằng chất\r\ndẻo ở những nơi mà khi hỏng ống, nước có thể lọt vào làm đắm phương tiện.
\r\n\r\n7.1.5 Vật liệu chế tạo đường ống lắp đặt ở\r\nđáy và mạn không được làm bằng những vật liệu dễ bị phá hủy khi có cháy.
\r\n\r\n7.1.6 Số lượng ống xuyên qua kết cấu kín\r\nnước của thân tàu, số lượng lỗ ở đáy, lỗ ở mạn phải giảm đến mức ít nhất mà\r\nkhông làm trở ngại cho việc sử dụng và khai thác phương tiện.
\r\n\r\n7.1.7 Nơi ống xuyên qua vách kín nước, boong\r\nhoặc những kết cấu kín nước khác phải có ống đệm hoặc các đầu nối kín nước.
\r\n\r\n7.1.8 Tất cả các lỗ xả nước bẩn nên đặt ở\r\nmột bên mạn phương tiện.
\r\n\r\n7.1.9 Số lượng cửa thông sông ở mỗi phương\r\ntiện không ít hơn 2 và không bố trí cùng một bên mạn. Cửa hút phải bố trí về\r\nphía mũi cách cửa xả càng xa càng tốt và không được ở cùng một khoảng sườn. Trên\r\nmỗi cửa thông sông phải bố trí 1 van thông sông kèm theo bầu lọc rác.
\r\n\r\n7.1.10 Tất cả các cửa thông sông ở vỏ phương\r\ntiện đều phải lắp lưới bảo vệ và đảm bảo không bị tắc. Tổng diện tích có ích\r\ncủa lưới (diện tích thông nước) phải bằng 2,5 lần tổng diện tích cửa van hút\r\nnước ngoài tàu. Nếu lưới có kiểu chấn song thì khoảng cách giữa chấn song không\r\nlớn hơn 20 mm và chấn song nên bố trí dọc theo chiều dài phương tiện.
\r\n\r\n7.1.11 Ở vị trí mà đường ống chứa\r\nnước hoặc không khí nóng đi qua vách hoặc thân tàu thì phải có biện pháp về kết\r\ncấu để không làm hỏng vách hoặc kết cấu của thân tàu tại vị trí đó.
\r\n\r\n7.1.12 Tất cả các đường ống phải được cố định\r\nchắc chắn.
\r\n\r\n7.1.13 Phải có biện pháp bảo vệ ống tránh hư\r\nhỏng do va đập hoặc bị gập, bẹp, nứt.
\r\n\r\n7.1.14 Bán kính uốn ống tối thiểu phải bằng\r\nđường kính ngoài của ống, trừ ống khí xả, ống của bộ bù hòa giãn nở nhiệt.
\r\n\r\n7.1.15 Mối nối tháo rời của ống phải dùng mặt\r\nbích. Đối với ống có đường kính trong nhỏ hơn 32 mm cho phép dùng ống nối bằng\r\nren, trừ các ống của hệ thống nhiên liệu dùng xăng.
\r\n\r\n7.1.16 Chiều dày của ống phụ thuộc vào áp\r\nsuất làm việc và vật liệu chế tạo ống.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.2.1 Các ống nhiên liệu không được đặt phía\r\ntrên động cơ và ống khí thải. Nếu không thực hiện được điều đó thì cho phép đặt\r\nđường ống nhiên liệu không dùng xăng phía trên động cơ, ống khí xả, nhưng trong\r\nnhững vùng ấy đường ống phải không có mối nối tháo được hoặc ở những chỗ có mối\r\nnối thì phải đặt khay hứng không để dầu rơi xuống các thiết bị nói trên trong\r\nbất kỳ điều kiện nào.
\r\n\r\n7.2.2 Đường ống dầu đốt phải riêng biệt\r\nkhông được nối với đường ống của hệ thống khác.
\r\n\r\n7.2.3 Két nhiên liệu đặt\r\ntrên boong hở, ở những nơi chịu tác động của ánh sáng mặt trời phải có biện\r\npháp bảo vệ tránh tác động của mặt trời.
\r\n\r\n7.2.4 Nếu trên phương tiện dùng hai loại\r\nnhiên liệu, phải có biện pháp sao cho hai loại nhiên liệu không thể hòa lẫn vào\r\nnhau được.
\r\n\r\n7.2.5 Khi sử dụng nhiên liệu là xăng thì ống\r\ndẫn xăng phải nằm trong phạm vi quan sát được và thuận tiện khi cần kiểm tra.
\r\n\r\n7.2.6 Cho phép dùng ống mềm làm ống rót nhiên\r\nliệu vào két dự trữ trên phương tiện.
\r\n\r\n7.2.7 Các két nhiên liệu phải có ống thông\r\nhơi. Két nhiên liệu phải có van xả nước.
\r\n\r\n7.3 Hệ thống bôi trơn, hệ\r\nthống làm mát
\r\n\r\n7.3.1 Hệ thống bôi trơn
\r\n\r\n1 Phải đảm bảo không để trộn lẫn các\r\nloại dầu bôi trơn nếu chúng khác loại. Không được nối đường ống dầu bôi trơn\r\nvào đường ống khác.
\r\n\r\n2 Phải đặt bộ lọc trong\r\nhệ thống bôi trơn, sau bộ lọc nên có áp kế.
\r\n\r\n7.3.2 Hệ thống làm mát
\r\n\r\n1 Hệ thống làm mát phải đảm bảo cung cấp\r\nổn định nước làm mát khi máy chính làm việc ở công suất liên tục lớn nhất;
\r\n\r\n2 Các đường ống lấy nước ngoài mạn phải\r\nđảm bảo các quy định được quy định tại 7.1.9 và 7.1.10.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.4.1 Đối với\r\nmáy chính dùng hệ thống khởi động bằng không khí nén thì hệ thống không khí nén phải có lượng\r\nkhí nén dự trữ đủ để khởi động động cơ 6 lần liên tục từ trạng thái nguội.
\r\n\r\n7.4.2 Không cho phép dùng khí nén dự trữ\r\nkhởi động máy chính vào các mục đích khác. Trong trường hợp đặc biệt Đăng kiểm\r\ncó thể xem xét và quyết định theo thực tế.
\r\n\r\n7.4.3 Bình khí nén phải được cố định chắc\r\nchắn vào thân tàu.
\r\n\r\n7.4.4 Đường ống nạp không khí vào bình phải\r\nbố trí riêng biệt hoàn toàn với đường dẫn không khí khởi động máy chính.
\r\n\r\n7.4.5 Không được sử dụng các bình không có\r\nlý lịch hoặc không rõ lai lịch làm bình chứa không khí nén. Trong trường hợp có\r\nnghi ngờ cho phép dùng phương pháp thử thủy lực để thử kiểm tra. Áp suất thử\r\nphải lấy bằng 1,5 lần áp suất làm việc của bình.
\r\n\r\n7.4.6 Bình khí nén phải có đầy đủ các phụ\r\ntùng đặc biệt là van an toàn kiểu lò xo. Nếu trên máy nén hoặc đường ống nạp có\r\nlắp van an toàn kiểu lò xo đảm bảo áp suất trong bình không vượt quá áp suất\r\nlàm việc 1 kG/cm2 thì trên bình chỉ cần van an toàn kiểu màng dễ\r\nchảy khi nhiệt độ trong bình vượt quá 95 oC.
\r\n\r\n7.4.7 Nhiệt độ khí nén nạp vào bình không\r\nđược vượt quá 60 oC.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.5.1 Đường ống khí xả của động cơ phải có\r\nbầu giảm thanh, nên hướng theo phương thẳng đứng ra ngoài phương tiện. Trường\r\nhợp đặc biệt ống khí xả có thể dẫn thẳng ra ngoài mạn. Những phương tiện lắp máy\r\nngoài cho phép xả thẳng khí xả ra xung quanh. Nếu ống khí xả dẫn thẳng ngoài\r\nmạn phương tiện ở gần hoặc dưới đường nước thì phải có biện pháp bảo đảm không\r\ncho nước lọt vào động cơ.
\r\n\r\n7.5.2 Ống khí xả phải có bộ bù hoà nhiệt độ\r\nvà được bọc cách nhiệt. Nhiệt độ bề mặt lớp cách nhiệt không được vượt quá 60 oC.
\r\n\r\n7.5.3 Khoảng cách từ ống khí xả đến két\r\nnhiên liệu không được nhỏ hơn 350 mm đối với nhiên liệu là dầu đi-ê-den và 500\r\nmm đối với nhiên liệu là xăng.
\r\n\r\n7.5.4 Đầu nối mặt bích ống khí xả phải đảm\r\nbảo kín khí và phải cách két dầu đốt không nhỏ hơn 800 mm.
\r\n\r\n7.5.5 Chỗ ống khí xả xuyên qua thân tàu ra\r\nmạn phải được bọc cách nhiệt và có lớp thép hoặc vật liệu không cháy khác bọc\r\nngoài.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.6.1 Phương tiện chở người, phương tiện có\r\nmui hở và các phương tiện có động cơ, lắp máy trong có chiều dài 10 m trở lên\r\nphải có ít nhất một bơm hút khô truyền động cơ giới. Cho phép dùng bơm nước làm\r\nmát động cơ chính làm bơm hút khô ứng cấp.
\r\n\r\n7.6.2 Phương tiện tự chạy lắp máy ngoài,\r\nphương tiện không động cơ lớn hơn 10 m và phương tiện có động cơ, lắp máy trong\r\ncó chiều dài nhỏ hơn 10 m phải có ít nhất một bơm hút khô kiểu piston truyền\r\nđộng bằng tay. Bơm này có thể là bơm đặt cố định hay di động. Với các phương\r\ntiện còn lại cho phép dùng xô, gầu hay dụng cụ tương đương, với điều kiện phải\r\ndễ thao tác và vét hết nước trong phương tiện ra ngoài.
\r\n\r\n7.6.3 Đối với các phương tiện có vách ngăn\r\nkín nước phải có khả năng hút khô ở từng khoang.
\r\n\r\n7.6.4 Việc bố trí hệ thống hút khô phải sao\r\ncho không cho phép nước từ khoang này sang khoang kia. Đối với những khoang kín\r\nnước nhỏ cho phép tiêu nước sang khoang bên với điều kiện lỗ thoát nước phải có\r\nnút đóng kín.
\r\n\r\n7.6.5 Bơm hút khô phải lắp ở nơi dễ đến và\r\nnơi dễ vận hành.
\r\n\r\n7.6.6 Đầu hút khô phải đặt ở nơi thấp nhất\r\ncủa khoang và phải có phin lọc.
\r\n\r\n7.6.7 Lưu lượng của bơm hút khô truyền động\r\ncơ giới không được nhỏ hơn 7 m3/h. Lưu lượng của bơm tay hút khô\r\nkhông được nhỏ hơn 1,2 lít/1 hành trình piston.
\r\n\r\n7.7 Trang bị ngăn ngừa ô\r\nnhiễm
\r\n\r\n7.7.1 Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm: Các phương\r\ntiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ phải thực hiện các quy định tương ứng về trang bị ngăn\r\nngừa ô nhiễm theo quy định của QCVN 17:2011/BGTVT Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do\r\nphương tiện thuỷ nội địa.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
8.1.1 Phần này áp dụng cho tất cả các\r\nthiết bị điện được sử dụng và lắp đặt trên các phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ.
\r\n\r\n8.1.2 Thiết bị điện dùng trên phương tiện\r\nphải là thiết bị đã được duyệt và chuyên dùng cho tàu thủy. Cấp bảo vệ của\r\nthiết bị điện nêu trong 2.1.3-20 Chương 2 - Phần 4 - Trang bị điện của QCVN\r\n72:2013/BGTVT Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa. Việc cho phép\r\ndùng thiết bị điện loại khác sẽ được Đăng kiểm xem xét và quyết định trong từng\r\ntrường hợp cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.2.1 Số lượng và công suất nguồn điện phải\r\nđủ để đảm bảo cho phương tiện hoạt động bình thường ở mọi điều kiện khai thác.\r\nNguồn điện có thể là tổ máy phát hoặc tổ ắc quy.
\r\n\r\n8.2.2 \r\nNếu dùng\r\nnguồn điện bờ thì trên phương tiện phải có hộp điện bờ và phải có cáp cố định\r\ntừ hộp điện bờ đến bảng điện chính.
\r\n\r\n8.2.3 \r\nKhi phương\r\ntiện đỗ tại bến cho phép lấy điện từ bên ngoài phương tiện để sử dụng nhưng\r\nphải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn dùng điện.
\r\n\r\n8.2.4 Yêu cầu đối với nguồn điện là tổ ắc\r\nquy
\r\n\r\n1 Dung lượng của ắc quy khởi động máy chính\r\nphải đảm bảo tối thiểu 6 lần khởi động máy liên tục mà không phải nạp;
\r\n\r\n2 Dung lượng của nguồn điện ắc quy phải đảm\r\nbảo cung cấp cho các phụ tải trong thời gian không ít hơn 12 giờ.
\r\n\r\n3 Cho phép dùng tổ ắc quy khởi động máy để\r\ncung cấp cho các phụ tải nhỏ như đèn tín hiệu, đèn hành trình;
\r\n\r\n4 Không cho phép đặt ắc quy a xít và ắc quy\r\nkiềm trong cùng một buồng nhỏ hoặc trong cùng một hòm chứa;
\r\n\r\n5 Phải có biện pháp bảo vệ thiết bị khác ở\r\ntrong buồng đặt ắc quy để tránh tác động của điện dịch và hơi độc;
\r\n\r\n6 Phải có biện pháp cố định chắc chắn và\r\nchống ăn mòn các đầu kẹp dây ở các đầu đấu điện của bình ắc quy;
\r\n\r\n7 Phải có tiết chế để tự điều chỉnh dòng\r\nđiện và điện áp nạp vào ắc quy cũng như dòng điện ngược.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.3.1 Các thiết bị điện phải được bố trí sao\r\ncho có thể tiếp cận dễ dàng để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa sự cố hoặc\r\nthay thế khi cần thiết.
\r\n\r\n8.3.2 Không đặt các thiết bị điện gần các\r\nnguồn nhiệt để tránh bị nung nóng quá nhiệt độ cho phép.
\r\n\r\n8.3.3 Phải lắp đặt thiết bị điện sao cho đảm\r\nbảo sự làm việc bình thường trong mọi điều kiện khai thác của phương tiện và\r\nkhông gây ra hư hỏng cho thân tàu.
\r\n\r\n8.3.4 Không được đặt ắc quy sát két dầu đốt,\r\ndầu nhờn. Trong trường hợp không thể bố trí khác được thì khoảng cách tối thiểu\r\ntừ ắc quy tới thành các két trên không được nhỏ hơn 100 mm.
\r\n\r\n8.3.5 Không được đặt các bình ắc quy trong\r\nbuồng có động cơ xăng hoặc két đựng xăng.
\r\n\r\n8.3.6 Bảng điện đèn tín hiệu hành trình phải\r\nđặt trong buồng lái hoặc ở nơi gần người điều khiển lái.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.4.1 Phải bảo đảm chiếu sáng liên tục trong\r\nbuồng máy khi phương tiện hoạt động vào ban đêm.
\r\n\r\n8.4.2 Hệ thống chiếu sáng phải có thiết bị\r\nngắt mạch, các cầu chì bảo vệ, ổ cắm lấy điện ra cho các nhu cầu cần thiết. Mỗi\r\nbảng điện chiếu sáng phải có dây dẫn riêng. Dòng điện cuối mạch chiếu sáng\r\nkhông được lớn hơn 10A.
\r\n\r\n8.4.3 Đèn tín hiệu hành trình phải được cung\r\ncấp điện liên tục trong suốt quá trình phương tiện hoạt động, trừ các phương\r\ntiện chỉ hoạt động ban ngày.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.5.1 Ở những nơi có sản phẩm dầu đốt, dầu\r\nnhờn có thể ảnh hưởng tới lớp bọc cáp điện thì phải có biện pháp bảo vệ thích\r\nđáng.
\r\n\r\n8.5.2 Việc chọn diện tích tiết diện cáp điện\r\nphải phù hợp với phụ tải đảm bảo cáp điện làm việc an toàn.
\r\n\r\n8.5.3 Phải đặt cáp điện theo đường thẳng và\r\ncố định cáp điện vào thân phương tiện.
\r\n\r\n8.5.4 Không được đặt cáp điện dưới sàn buồng\r\nmáy. Trường hợp cần thiết phải đặt thì phải có ống kim loại để luồn cáp điện.
\r\n\r\n\r\n\r\nVỏ của tất cả các\r\nthiết bị điện, cáp điện có điện áp lớn hơn 55 V - DC và lớn hơn 30 V - AC phải\r\nđược nối đất tin cậy. Việc nối đất phải được thực hiện bằng dây đồng mềm có\r\ntiết diện thích hợp, hoặc bằng lõi nối đất của cáp điện .
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
9.1.1 Phương\r\ntiện ngang sông cỡ nhỏ được nêu trong 1.3.2 Phần 1 và các phương tiện có đặc\r\ntrưng kỹ thuật tương tự hoạt động chở người, hàng hoá từ bờ ra phương tiện neo\r\nđậu ở vùng nước bến thuỷ nội địa mà khoảng cách từ bờ ra phương tiện neo đậu\r\nkhông quá 1 km, phải thoả mãn các yêu cầu của Chương này.
\r\n\r\n9.1.2 Các cơ cấu thân tàu, máy và trang\r\nthiết bị của phương tiện ngang sông cỡ nhỏ chưa được quy định tại Chương này\r\nthì phải áp dụng các quy định từ Chương 1 đến Chương 8 Phần này.
\r\n\r\n9.1.3 Chương này không áp dụng cho các phà\r\nngang sông.
\r\n\r\n\r\n\r\n9.2.1 Quy định giám sát
\r\n\r\nGiám sát kỹ thuật phương tiện nêu tại 9.1.1\r\nđược tiến hành dựa trên cơ sở những yêu cầu đưa ra trong phần này nhằm đảm bảo\r\ntính an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện ngang sông cỡ nhỏ. Phương tiện\r\nthoả mãn các yêu của chương này sẽ được cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định tại 1.4\r\nPhần 3 của quy chuẩn này.
\r\n\r\n9.2.2 Nội dung giám sát kỹ thuật
\r\n\r\nPhương tiện ngang\r\nsông cỡ nhỏ được nêu tại 9.1.1 được giám sát kỹ thuật thông qua các dạng\r\nkiểm tra sau:
\r\n\r\na) \r\nKiểm tra lần đầu;
\r\n\r\nb) \r\nKiểm tra hàng năm;
\r\n\r\nc) \r\nKiểm tra bất\r\nthường.
\r\n\r\n1 Kiểm tra lần đầu
\r\n\r\nThủ\r\ntục nội dung về kiểm tra lần đầu theo yêu cầu được quy định trong 1.3.2 Chương\r\n1 Phần 1 của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n2 Kiểm tra hàng năm
\r\n\r\nNội\r\ndung, yêu cầu, thủ tục và thời hạn giữa 2 lần kiểm tra hàng năm được quy định\r\ntrong 1.3.4 Chương 1 Phần 1 của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n3 Kiểm tra bất thường
\r\n\r\nPhương\r\ntiện được kiểm tra bất thường trong trường hợp bị tai nạn, khi sửa chữa sau tai\r\nnạn hoặc sau khi thay thế trang bị lại và khi đổi chủ.
\r\n\r\nKhối\r\nlượng và trình tự tiến hành kiểm tra bất thường được quyết định phụ thuộc vào\r\nnội dung kiểm tra và trạng thái kỹ thuật phương tiện.
\r\n\r\n9.2.3 Đánh giá trạng thái kỹ thuật\r\nphương tiện ngang sông cỡ nhỏ và các phương tiện hoạt động ở vùng nước bến thuỷ\r\nnội địa
\r\n\r\nTrạng thái kỹ thuật\r\ncủa phương tiện được đánh giá theo các mặt sau:
\r\n\r\n1 Kết cấu và tính kín nước của thân\r\nphương tiện:
\r\n\r\nViệc đánh giá được\r\ntiến hành theo mức thấp nhất của các bộ phận chính thân phương tiện được quy\r\nđịnh trong 9.3.1 của Chương này, bao gồm:
\r\n\r\n(1) Chất lượng vật\r\nliệu, kích thước tấm vỏ và kết cấu, các mối nối, tính kín nước các mối nối, mối\r\nxảm, độ hao mòn và hư hỏng kết cấu;
\r\n\r\n(2) Tất cả các hư\r\nhỏng, hao mòn quá tiêu chuẩn đều phải sửa chữa trước khi cấp hồ sơ cho phương\r\ntiện.
\r\n\r\n2 Tính ổn định, mạn khô, sức chở của\r\nphương tiện
\r\n\r\nViệc\r\nđánh giá khả năng ổn định, mạn khô và sức chở của phương tiện được thực hiện\r\ntheo chỉ tiêu và cách thức được nêu trong 9.3.2 của Chương này. Nếu khi kiểm\r\ntra phát hiện phương tiện không thỏa mãn các yêu cầu thì phải giảm số người và\r\nhàng hóa đến khi phương tiện thỏa mãn các yêu cầu. Đối với phương tiện chở hàng\r\nvà người thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
\r\n\r\n(1) Tổng trọng lượng hàng\r\nkhông quá 5 tấn;
\r\n\r\n(2) Số người không được\r\nvượt quá 12 người nhưng không ít hơn 5 người;
\r\n\r\n(3) Các yêu cầu nêu ở\r\n9.3.2 của Chương này.
\r\n\r\n3 Các thiết bị di chuyển
\r\n\r\nViệc đánh giá trạng thái kỹ thuật thiết bị\r\nchuyển động của phương tiện được tiến hành theo các yêu cầu được nêu trong\r\n9.3.3 của phần này, bao gồm:
\r\n\r\n(1) Số lượng và chất\r\nlượng kỹ thuật của chèo, dây kéo, máy, hệ thống chân vịt và các phụ tùng của\r\nmáy;
\r\n\r\n(2) Đối với chèo và dây\r\nkéo cần xem xét đến vị trí của người đứng chèo, việc cố định chèo và dây kéo\r\nvào thân phương tiện;
\r\n\r\n(3) Đối với máy và trang\r\nbị phụ tùng của máy phải tiến hành đánh giá khi máy đã hoạt động thực tế sau\r\nmột giờ để xác định tốc độ, tính quay trở, độ tin cậy khi hoạt động và tính sẵn\r\nsàng hoạt động;
\r\n\r\n(4) Tất cả những hư hỏng,\r\nmòn quá tiêu chuẩn, thiếu trang bị hoặc máy không được bảo dưỡng theo quy định\r\nthì phải sửa chữa và trang bị bổ sung.
\r\n\r\n4 Trang bị an toàn
\r\n\r\nViệc\r\nđánh giá trạng thái kỹ thuật trang bị an toàn được tiến hành theo các yêu cầu\r\nđề ra ở Phần này, bao gồm:
\r\n\r\n(1) Trang bị cứu sinh,\r\ncứu đắm, bịt thủng, cứu hỏa, tín hiệu;
\r\n\r\n(2) Các trang bị an toàn\r\nphải có đủ số lượng và thỏa mãn yêu cầu tại 3.4, 3.5, 3.6 Chương 3 – Phần 2 của\r\nQuy chuẩn này, nếu các trang bị không thỏa mãn về số lượng hoặc bị hư hỏng\r\nkhông phát huy được tác dụng thì phải thay thế hoặc trang bị bổ sung.
\r\n\r\n9.3 Các yêu cầu an toàn kỹ\r\nthuật đối với phương tiện
\r\n\r\n9.3.1 Kết cấu và tính kín nước
\r\n\r\n1 Vật liệu
\r\n\r\nVật\r\nliệu đóng mới và sửa chữa phương tiện bao gồm các vật liệu sau:
\r\n\r\n(1) \r\nThép các bon theo\r\nyêu cầu được nêu trong 2.3 Chương 2 Phần này;
\r\n\r\n(2) \r\nGỗ phải theo yêu\r\ncầu được nêu trong 2.4 Chương 2 Phần này;
\r\n\r\n(3) \r\nVật liệu xi măng\r\nlưới thép: Lưới thép, cốt thép, cát, xi măng phải thoả mãn các yêu cầu của QCVN\r\n51:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương\r\ntiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép;
\r\n\r\n(4) \r\nVật liệu chất dẻo\r\ncốt sợi thuỷ tinh phải thoả mãn yêu cầu của QCVN 56:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ\r\nthuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh;
\r\n\r\n(5) \r\nNan tre phải thoả\r\nmãn các yêu cầu được nêu trong 2.6 Chương 2 Phần này.
\r\n\r\n2 Các kích thước dưới đây của\r\nphương tiện phải được đo trước khi đưa phương tiện xuống nước theo Hình 9/9.3.1:
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Lmax - Chiều dài lớn\r\nnhất;
\r\n\r\nL - Chiều dài thiết kế phương\r\ntiện;
\r\n\r\nBmax- Chiều rộng lớn\r\nnhất;
\r\n\r\nB - Chiều rộng phương tiện;
\r\n\r\nD - Chiều cao mạn;
\r\n\r\nd - Chiều chìm.
\r\n\r\n\r\n\r\n Hình 9/9.3.1 - Đo kích\r\n thước phương tiện\r\n
\r\n\r\n \r\n \r\n\r\n \r\n \r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
\r\n\r\n
3 Các yêu cầu đối với thân phương tiện
\r\n\r\n(1) \r\nĐối với thân\r\nphương tiện gỗ
\r\n\r\n(a) \r\nĐộ mòn của các tấm\r\nván vỏ bao đáy, mạn boong và các kết cấu không vượt quá 40%;
\r\n\r\n(b) \r\nCác mối nối không\r\nbị lỏng;
\r\n\r\n(c) \r\nCác kết cấu không\r\nbị mục, dập, gẫy, nứt;
\r\n\r\n(d) \r\nCác mối xảm không\r\nbị nước vào.
\r\n\r\n(2) \r\nĐối với thân\r\nphương tiện thép
\r\n\r\n(a) \r\nĐộ mòn của kết cấu\r\nhoặc tấm vỏ không vượt quá 40% chiều dày ban đầu. Trong mọi trường hợp chiều\r\ndày các kết cấu, tấm không nhỏ hơn 2,0 mm;
\r\n\r\n(b) \r\nCác mối hàn tấm vỏ\r\nkhông bị mòn thấp hơn mặt tấm bao và bị nứt;
\r\n\r\n(c) \r\nCác biến dạng dư\r\nnhư lồi, lõm có chiều sâu nhỏ hơn 1/7 khoảng cách hai kết cấu kề, nhưng không\r\nlớn hơn 60mm.
\r\n\r\n(3) \r\nĐối với thân\r\nphương tiện xi măng lưới thép
\r\n\r\nKhông\r\ncó vết nứt, vỡ trên vỏ bao; chỗ vỡ cục bộ bị lộ cốt hoặc diện tích của chỗ vá\r\nthủng ở bề mặt tấm không lớn hơn 50% diện tích của tấm.
\r\n\r\n(4) \r\nĐối với thân\r\nphương tiện bằng nan tre
\r\n\r\n(a) \r\nLớp trát kín không\r\ntróc cục bộ một phía hoặc hai phía;
\r\n\r\n(b) \r\nCác nan không bị\r\nmục, gẫy, dập hoặc các mối nối buộc cố định phải chắc chắn.
\r\n\r\n(5) \r\nĐối với phương\r\ntiện xi măng cốt tre
\r\n\r\nCốt\r\nkhông bị mục, dập, gẫy, lớp xi măng trát không bị tróc.
\r\n\r\n9.3.2 Ổn định, mạn khô, sức chở
\r\n\r\n1 Mạn khô của phương tiện khi đã có đủ\r\ntrang bị, hàng hóa, người được chở phải thỏa mãn theo các yếu tố sau:
\r\n\r\n(1) \r\nTheo trị số mạn\r\nkhô phương tiện mẫu;
\r\n\r\n(2) \r\nTrong mọi trường\r\nhợp mạn khô không nhỏ hơn 100 mm;
\r\n\r\n(3) \r\nKhi tổng số người\r\nđược chở, hàng hóa dự kiến chở đã ở dưới phương tiện, thực hiện vận chuyển:
\r\n\r\n(a) \r\n1/4 số người được\r\nchở và hàng hóa dồn về từng mạn phương tiện, mà từng mép mạn vẫn chưa nhúng\r\nnước;
\r\n\r\n(b) \r\n1/4 số người được\r\nchở và hàng hóa nói trên dồn về phía mũi phương tiện, mà tại mũi phương tiện\r\nvẫn còn mạn khô;
\r\n\r\n(c) \r\nKhi thực hiện theo\r\nquy định tại 9.3.2-1(1), 9.3.2-1(2) mà mép trên của boong hoặc ở bất kỳ điểm\r\nnào của mạn phương tiện nhúng nước thì phải giảm lượng hàng hóa, người được chở\r\ncho đến khi còn mạn khô;
\r\n\r\n(4) \r\n Mạn khô của\r\nphương tiện là giá trị lớn nhất của các giá trị xác định theo 9.3.2-1(1),\r\n9.3.2-1(2) và 9.3.2-1(3);
\r\n\r\n(5) \r\n Dấu mạn khô: dấu\r\nmạn khô là một đường thẳng có kích thước 400 mm x 25 mm được gắn ở giữa chiều\r\ndài phương tiện theo hướng dẫn của Đăng kiểm và sơn bằng sơn có màu dễ phân\r\nbiệt.
\r\n\r\n2 Phương tiện đã thỏa mãn điều kiện xác\r\nđịnh mạn khô bằng cách xác định thực tế theo quy định được nêu trong 9.3.2-1\r\nthì coi như phương tiện đã thỏa mãn tiêu chuẩn ổn định.
\r\n\r\n3 Số lượng người được chở, hàng hóa được\r\nsử dụng để xác định mạn khô và tính ổn định nêu trong 9.3.2-1 được xem là sức\r\nchở cho phép của phương tiện nếu phương tiện có khoang chứa và đủ diện tích chở\r\nngười theo mật độ quy định ở điều 4.3.1-3 Chương 4 Phần này.
\r\n\r\n9.3.3 Các thiết bị di chuyển phương tiện
\r\n\r\n1 Đối với phương tiện dùng máy làm thiết\r\nbị di chuyển thì phải thoả mãn yêu cầu sau:
\r\n\r\n(1) Đối với các phương tiện xi\r\nmăng nan tre theo quy định được nêu trong 6.1.2 Chương 6 Phần này;
\r\n\r\n(2) Nơi đặt máy phải riêng biệt,\r\nkhông có hàng hóa hoặc người ngồi xung quanh, thoáng và vận hành dễ dàng;
\r\n\r\n(3) Máy và trang bị phải được cố\r\nđịnh chắc chắn vào thân phương tiện khi hoạt động;
\r\n\r\n(4) Nếu máy sử dụng nhiên liệu dễ\r\nbắt lửa như xăng, dầu thì hệ thống ống dẫn và bình chứa phải kín, có khay hứng\r\nvà thiết bị thu gom nhiên liệu rơi vãi cũng như các biện pháp phòng chống cháy,\r\nống xả không được đưa ra mạn ở vị trí thấp hơn đường nước. Nếu két nhiên liệu\r\nlà két rời thì ống xả cách két nhiên liệu ít nhất là 350 mm nếu nhiên liệu là\r\nđi-ê-den và 500 mm với nhiên liệu là xăng;
\r\n\r\n(5) Máy phải luôn ở trạng thái\r\nhoạt động tin cậy, các thông số kỹ thuật phải nằm trong phạm vi cho phép;
\r\n\r\n(6) \r\nNếu dùng ắc quy\r\nkhởi động thì dung luợng ắc quy phải đảm bảo khởi động ít nhất 6 lần liên tục\r\nmà không phải nạp;
\r\n\r\n(7) Máy phải được kiểm tra kỹ\r\nthuật lần đầu và chu kỳ cùng với thân phương tiện theo nội dung nói trên và\r\nchạy thử ít nhất là 1 giờ liên tục ở chế độ vòng quay định mức khi phương tiện\r\ntách bến.
\r\n\r\n2 Phương tiện di chuyển bằng be chèo thì\r\nbe chèo phải phù hợp với các yêu cầu sau đây:
\r\n\r\n(1) Số lượng be chèo không ít hơn\r\n01 bộ với phương tiện có chiều dài nhỏ hơn 5 m;
\r\n\r\n(2) Số lượng be\r\nchèo không ít hơn 02 bộ với phương tiện có chiều dài từ 5 m - đến 10 m;
\r\n\r\n(3) Số lượng be chèo không ít hơn\r\n03 bộ với phương tiện có chiều dài lớn hơn 10 m;
\r\n\r\n(4) Chèo không bị mối mọt, gẫy,\r\nvỡ và được cố định vào thân phương tiện qua cọc chèo bằng dây thảo mộc hoặc\r\nnilon;
\r\n\r\n(5) Bố trí phải đảm bảo cho người\r\nchèo thao tác thuận lợi.
\r\n\r\n3 Phương tiện di chuyển bằng dây kéo thì\r\nphải đảm bảo các điều kiện sau:
\r\n\r\n(1) Dây kéo đủ độ bền không có chỗ\r\nxơ, dập;
\r\n\r\n(2) Dây kéo phải cố định chắc chắn\r\nvào thân phương tiện qua thiết bị buộc dây;
\r\n\r\n(3) Nếu dùng tời để kéo thì tốc độ\r\nkéo phải nhỏ hơn 1,6 m/giây và phải có thiết bị đệm để giảm lực khi phương tiện\r\nchạm vào bờ làm hỏng mũi phương tiện;
\r\n\r\n(4) Mọi phương tiện phải trang bị ít\r\nnhất 01 sào chống, đường kính sào chống không nhỏ hơn 50 mm.
\r\n\r\n9.3.4 Thiết bị lái
\r\n\r\n1 Thiết bị lái chỉ yêu cầu ở phương tiện\r\ncó động cơ;
\r\n\r\n2 Thiết bị lái có thể lái trực tiếp bằng cần\r\nlái hoặc bằng vô lăng qua hệ thống dẫn động;
\r\n\r\n3 Bánh lái phải có diện tích bằng từ 4% đến\r\n8% tích số L x d; L và d xem 2.2.2, 2.2.6 Chương 2 Phần 2 của Quy chuẩn này;
\r\n\r\n4 Nếu dùng hệ trục chân vịt không cố định để\r\nđiều động phương tiện thì không cần lắp đặt thiết bị lái nhưng phải đảm bảo\r\nthao tác dễ dàng và tính quay trở của phương tiện thoả mãn yêu cầu của Phần\r\nnày.
\r\n\r\n9.3.5 Trang bị an toàn
\r\n\r\n1 Trang bị cứu sinh
\r\n\r\nCác phương tiện đều\r\nphải trang bị dụng cụ cứu sinh theo quy định dưới đây:
\r\n\r\n(1) \r\nĐối với phương\r\ntiện chở đến 6 người trang bị 1 phao tròn; phương tiện chở trên 6 người: trang\r\nbị 2 phao tròn;
\r\n\r\n(2) \r\nPhải trang bị phao\r\náo cứu sinh hoặc dụng cụ nổi tương đương có kiểu được duyệt cho 100% số người\r\ntrên phương tiện;
\r\n\r\n(3) \r\nĐối với phương\r\ntiện chở khách phải trang bị thêm 10% phao áo cho trẻ em
\r\n\r\n2 Trang bị cứu đắm
\r\n\r\nPhương\r\ntiện có Lmax nhỏ hơn 5 m phải trang bị 01 gầu múc nước, phương tiện có Lmax\r\nbằng và lớn hơn 5 m phải trang bị 02 gầu múc nước và các nêm gỗ, giẻ, phoi xảm,\r\nđinh để khắc phục sự cố khi bị nạn. Gầu múc nước phải có dung tích không nhỏ\r\nhơn 3 lít.
\r\n\r\n3 Trang bị chằng buộc, tín hiệu, cầu lên\r\nxuống
\r\n\r\n(1) Trên tất cả các phương tiện phải bố\r\ntrí thiết bị buộc dây;
\r\n\r\n(2) Thiết bị buộc phải chắc chắn,\r\ndây buộc là loại cáp mềm, nilon hoặc dây thảo mộc có đường kính và chiều dài\r\nthích hợp;
\r\n\r\n(3) Tất cả các phương tiện đều\r\nphải có cầu lên xuống cho người, cầu phải chắc chắn và đảm bảo cho người đi an\r\ntoàn khi lên xuống phương tiện;
\r\n\r\n(4) Các phương tiện phải trang bị\r\ntín hiệu theo Mục 2 Chương V của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHẦN 3 -\r\nQUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
\r\n\r\n\r\n\r\n
1.1 \r\nPhương tiện\r\nthuỷ nội địa cỡ nhỏ phải được giám sát kỹ thuật theo các quy định của Quy chuẩn\r\nnày trong thiết kế, đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi, khai thác, nhập\r\nkhẩu phương tiện kể cả các vật liệu, các trang thiết bị sử dụng trên phương\r\ntiện.
\r\n\r\n1.2 \r\nCơ quan đăng\r\nkiểm thực hiện giám sát kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ theo quy chuẩn\r\nnày gồm: Cục Đăng kiểm Việt Nam, các chi cục, chi nhánh đăng kiểm thuộc Cục\r\nĐăng kiểm Việt Nam, các đơn vị đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải.
\r\n\r\n1.3 \r\nViệc giám sát\r\nkỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ theo quy chuẩn này của cơ quan đăng\r\nkiểm không thay thế việc quản lý chất lượng của các tổ chức kiểm tra chất lượng\r\nở các đơn vị thiết kế, đóng mới, sửa chữa phương tiện, các cơ sở chế tạo vật\r\nliệu, trang thiết bị sử dụng trên phương tiện, cũng như việc quản lý chất lượng\r\ncủa chủ phương tiện.
\r\n\r\n1.4 Các chứng nhận
\r\n\r\n1.4.1 Hồ sơ kỹ thuật được nêu trong 1.5.2 Chương 1 Phần 2 của Quy chuẩn\r\nnày sau khi được thẩm định và xác nhận thoả mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ\r\nđược cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thuỷ nội địa.
\r\n\r\n1.4.2 Phương tiện sau khi được giám\r\nsát kỹ thuật theo các quy định tại Chương 1 Phần 2 hoặc các quy định nêu trong 9.3\r\nChương 9 Phần 2 (đối với phương tiện nêu ở điều 9.1) và xác nhận đã thoả mãn\r\ncác yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được chứng nhận hợp quy bằng việc cấp Giấy\r\nchứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
\r\n\r\n1.4.3 Giấy chứng nhận an toàn kỹ\r\nthuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa mất hiệu lực khi:
\r\n\r\n(1) Không đưa phương tiện vào\r\nkiểm tra đúng thời hạn quy định;
\r\n\r\n(2) Không thực hiện các yêu cầu\r\ncủa Đăng kiểm khi kiểm tra;
\r\n\r\n(3) Chủ phương tiện tự ý hoán cải\r\nlàm thay đổi công dụng và tính năng của phương tiện hoặc thay đổi máy móc và\r\ntrang thiết bị mà không được kiểm tra xác nhận theo quy chuẩn này;
\r\n\r\n(4) Phương tiện bị tai nạn.
\r\n\r\n1.4.4 Mẫu giấy chứng nhận
\r\n\r\n1 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương\r\ntiện thủy nội địa theo quy định tại các Phụ lục 41, 42, 43, 44, 45 của Thông tư\r\nsố 15/2013/TT-BGTVT ngày 26/07/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy\r\nđịnh về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi\r\ntrường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử\r\ndụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT)\r\nđược cấp khi hoàn thành thẩm định thiết kế theo quy định của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n2 Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ\r\nmôi trường phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Phụ lục 39 và Phụ lục 40\r\ncủa Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT được cấp khi tàu hoàn thành giám sát kỹ thuật\r\ntheo quy định của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.4.5 Thời hạn giấy chứng nhận
\r\n\r\nThời hạn của giấy chứng nhận an toàn\r\nkỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định trùng với thời hạn của các đợt kiểm\r\ntra nêu tại 1.3, Chương 1, Phần 2 – Quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.4.6 Thủ tục cấp giấy chứng nhận
\r\n\r\n1 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thẩm định\r\nthiết kế phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư\r\nsố 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định\r\nvề đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Thông tư số\r\n48/2015/TT-BGTVT).
\r\n\r\n2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ\r\nthuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 10\r\ncủa Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT.
\r\n\r\n3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ\r\nthuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu được quy định tại Điều 11\r\ncủa Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHẦN\r\n4 - TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
\r\n\r\n\r\n\r\n
1.1 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
\r\n\r\n1.1.1 Tổ chức hệ thống đăng kiểm\r\nthống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác giám sát các phương tiện\r\nthuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.1.2 Tổ chức in ấn, phổ biến Quy\r\nchuẩn này cho các đơn vị, tổ chức cá nhân liên quan thuộc đối tượng áp dụng nêu\r\nở Quy chuẩn này; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quy chuẩn.
\r\n\r\n1.1.3 Hướng dẫn thực hiện các quy\r\nđịnh của Quy chuẩn này đối với các cơ sở thiết kế, các chủ phương tiện, các cơ\r\nsở đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu, các đơn vị Đăng kiểm thuộc hệ\r\nthống Đăng kiểm trong phạm vi cả nước và các cá nhân có liên quan đến quản lý\r\nkhai thác phương tiện.
\r\n\r\n1.1.4 Thẩm định thiết kế đóng mới,\r\nhoán cải, nhập khẩu và phục hồi phương tiện đối với các hồ sơ được quy định\r\ntrong 1.5.2 theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành có\r\nliên quan.
\r\n\r\n1.1.5 Kiểm tra, giám sát việc đóng\r\nmới, hoán cải, phục hồi, nhập khẩu, sửa chữa các phương tiện kể cả các phương\r\ntiện đang khai thác theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện\r\nhành có liên quan.
\r\n\r\n1.2 Trách nhiệm của các cơ sở thiết kế:
\r\n\r\n1.2.1 Phải tiến hành thiết kế phương\r\ntiện thoả mãn các quy định của Quy chuẩn này;
\r\n\r\n1.2.2 Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết\r\nkế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định tại Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.2.3 Chịu trách nhiệm về các số liệu trong\r\nhồ sơ thiết kế.
\r\n\r\n1.3 Trách nhiệm của các cơ sở\r\nđóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ
\r\n\r\n1.3.1 Phải có đủ năng lực, bao gồm cả\r\ntrang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu\r\ncầu đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa phương tiện theo quy định tại QCVN\r\n89:2015/BGTVT.
\r\n\r\n1.3.2 Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất\r\nlượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi tiến hành đóng\r\nmới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa phương tiện. Đối với các tàu đóng mới, hoán\r\ncải và phục hồi còn phải đóng đúng thiết kế được thẩm định.
\r\n\r\n1.3.3 Chịu sự kiểm tra giám sát của\r\ncơ quan Đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi\r\ntrường trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa phương tiện\r\ntheo quy định tại Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.4 Trách nhiệm của chủ phương\r\ntiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ\r\n
\r\n\r\n1.4.1 Phải chấp hành các quy định về\r\nđăng kiểm phương tiện, có trách nhiệm duy trì trạng thái kỹ thuật và bảo vệ môi\r\ntrường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra, đưa phương tiện vào kiểm tra đúng\r\nkỳ hạn theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.4.2 Cung cấp các hồ sơ trình thẩm định theo\r\nquy định trong 1.5 Chương 1 Phần 2 của Quy chuẩn này cho cơ quan Đăng kiểm khi kiểm\r\ntra phương tiện đóng mới, lần đầu.
\r\n\r\n1.4.3 Phải có mặt hoặc uỷ quyền cho người\r\nđại diện tại phương tiện khi cơ quan Đăng kiểm kiểm tra phương tiện, cung cấp\r\ncho cơ quan Đăng kiểm thông tin về thời gian, địa điểm kiểm tra.
\r\n\r\n1.5 Trách nhiệm của các tổ chức\r\ncá nhân xuất nhập, khẩu
\r\n\r\nCác tổ chức, cá nhân xuất,\r\nnhập khẩu phương tiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ,nhập khẩu vật liệu dùng chế tạo phương\r\ntiện thuỷ nội địa cỡ nhỏ cũng như các trang thiết bị, các trang thiết bị lắp\r\nđặt trên phương tiện phải đảm bảo chất lượng theo các quy định của Quy chuẩn\r\nnày và các quy định xuất, nhập khẩu có liên quan.
\r\n\r\n1.6 Trách nhiệm của Bộ Giao\r\nthông vận tải
\r\n\r\nBộ Giao thông vận tải (Vụ\r\nKhoa học - Công nghệ) có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân\r\nthủ Quy chuẩn này của các cơ quan, đơn vị có hoạt động liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1.1 \r\nCục\r\nĐăng kiểm Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
\r\n\r\n1.2 \r\nPhương\r\ntiện đang khai thác đã có hồ sơ đăng kiểm trước thời điểm Quy chuẩn này có hiệu\r\nlực, vẫn được phép giám sát kỹ thuật theo các quy định đã áp dung trước đây.\r\nTrường hợp hoán cải, phục hồi, thay đổi công dụng, vùng hoạt động của phương\r\ntiện sau khi Quy chuẩn có hiệu lực thì phải áp dụng theo các quy định của Quy\r\nchuẩn này.
\r\n\r\n1.3 \r\nCăn\r\ncứ các yêu cầu quản lý phương tiện, thực tế áp dụng Quy chuẩn này, Cục Đăng\r\nkiểm Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn khi\r\ncần thiết.
\r\n\r\n1.4 \r\nTrong\r\ntrường hợp các văn bản quy định, tài liệu, tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy\r\nchuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định\r\ntrong văn bản mới.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2015/BGTVT về Giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ đang được cập nhật.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2015/BGTVT về Giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | QCVN25:2015/BGTVT |
Loại văn bản | Quy chuẩn |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2016-11-24 |
Ngày hiệu lực | 2017-06-28 |
Lĩnh vực | Giao thông |
Tình trạng | Còn hiệu lực |