\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 303/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Kon Tum, ngày 30\r\n tháng 01 năm 2018 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày\r\n30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ\r\ntrợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” (sau đây gọi tắt\r\nlà Đề án 938);
\r\n\r\nThực hiện Hướng dẫn số 11/HD-ĐCT ngày 16/8/2017 của Đoàn Chủ tịch Trung\r\nương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam về việc triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ\r\nnữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên\r\nquan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”.
\r\n\r\nTrên cơ sở đề nghị của Hội liên\r\nhiệp phụ nữ tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển\r\nkhai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như\r\nsau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung
\r\n\r\nNâng cao nhận thức, kiến thức, hỗ trợ\r\nphụ nữ bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, phát huy vai trò chủ\r\nđộng của phụ nữ trong ứng phó và tham gia giải\r\nquyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ\r\nnhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực,\r\nnâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, góp phần thực hiện\r\nmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể
\r\n\r\n- 40.000 bà mẹ có con dưới 16 tuổi\r\nđược cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất\r\nđạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha\r\nmẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực\r\nphẩm, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (các huyện/thành\r\nphố đảm bảo tiếp cận tới 100% số\r\nhội viên tại địa bàn và 30% đối tượng khác)
\r\n\r\n- 80% trở lên cán bộ chuyên trách của\r\ncác cơ quan tham gia triển khai Đề án ở các cấp được bồi dưỡng\r\nnâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ\r\nphụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.
\r\n\r\n- Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ\r\ntrợ ít nhất 500 phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ\r\nhoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn\r\ntác động có chuyển biến tích cực về hành vi (mỗi năm đảm bảo mỗi cơ sở xã/phường/thị trấn hỗ trợ ít\r\nnhất 01 phụ nữ)
\r\n\r\n- 60.000 trở lên phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia\r\nđình sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực. Hàng\r\nnăm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực\r\nnghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng\r\nkịp thời.
\r\n\r\n- Hằng năm, Hội\r\nLiên hiệp Phụ nữ các cấp có ý kiến bảo vệ kịp thời khi có các vụ việc xâm hại,\r\nbạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh và mỗi\r\nxã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất\r\n01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia\r\ngiải quyết/giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên.
\r\n\r\nII. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI\r\nGIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
\r\n\r\n1. Phạm vi
\r\n\r\n- Đề án tập trung vào các vấn đề: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, pháp luật; giáo dục cha mẹ; đảm bảo an toàn vệ\r\nsinh thực phẩm; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực\r\ngia đình đối với phụ nữ, trong đó tuyên truyền, giáo dục phẩm\r\nchất đạo đức và tuyên truyền, giáo dục pháp\r\nluật là nội dung xuyên suốt trong quá trình thực hiện Đề\r\nán từ tỉnh tới cơ sở.
\r\n\r\n- Đề án được triển\r\nkhai tại tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh và thời\r\ngian đầu số chọn điểm chỉ đạo triển khai. Tùy tình hình thực tế, các huyện,\r\nthành phố chủ động lựa chọn vấn đề nổi cộm của địa phương để thực hiện cho phù hợp, đảm bảo\r\nthực hiện mục tiêu của đề án (ưu tiên chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho các xã\r\ncó điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó\r\nkhăn; điểm nóng đối với các vấn đề Đề án can thiệp).
\r\n\r\n2. Đối tượng.
\r\n\r\n- Là Phụ nữ; Cha mẹ có con dưới 16 tuổi; Cán bộ Hội LHPN và các cơ quan triển khai Đề án các cấp (trong đó chú trọng các nhóm phụ nữ là công\r\nnhân lao động trong khu, cụm công nghiệp, phụ nữ vùng khó khăn, nữ sinh viên, học sinh, nữ tuổi vị thành niên... ở địa bàn trọng điểm của các vấn đề xã hội ưu\r\ntiên giải quyết);
\r\n\r\n3. Thời gian lộ trình thực hiện: Đề án được triển khai trong thời gian 10 năm, từ\r\nnăm 2017-2027, chia làm 2 giai đoạn, cụ thể:
\r\n\r\n3.1, Giai đoạn 2017-2022
\r\n\r\nĐẩy mạnh, nâng cao chất lượng truyền\r\nthông, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức,\r\nkiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án;\r\nxây dựng mô hình, điển hình; nghiên cứu,\r\nđề xuất chính sách giải quyết các vấn\r\nđề xã hội liên quan đến phụ nữ; tăng cường phối hợp với ngành chức năng.
\r\n\r\n3.2, Giai đoạn 2023-2027
\r\n\r\nTập trung hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi hành vi thông qua các mô hình, điển\r\nhình đã được xây dựng; phát huy tính chủ động\r\ncủa phụ nữ trong giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan; nghiên cứu, đề xuất\r\nchính sách.
\r\n\r\nIII. NỘI DUNG VÀ\r\nGIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
\r\n\r\n1. Giai đoạn 2017-2022: Tập trung các hoạt động đẩy mạnh, nâng cao chất lượng truyền thông,\r\ngiáo dục vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến\r\nthức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi đề án; xây dựng mô\r\nhình, điển hình; nghiên cứu đề xuất chính sách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ\r\nnữ; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng.
\r\n\r\n1.1, Năm 2017-2018. Ban hành kế hoạch và tổ chức Hội nghị triển khai Đề án.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng\r\nlực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, cán bộ chuyên trách các\r\ncơ quan tham gia triển khai Đề án nhằm phối hợp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ\r\ngiải quyết một số vấn đề xã hội có liên quan.
\r\n\r\n- Tổ chức các hoạt động truyền thông,\r\ngiáo dục, vận động phụ nữ, trong đó lập trung vào vấn đề “Vệ\r\nsinh an toàn thực phẩm”.
\r\n\r\n- Hỗ trợ xây dựng\r\nđiểm các mô hình về “An toàn thực phẩm”
\r\n\r\n- Xây dựng góc tư vấn pháp luật về\r\ncác vấn đề liên quan đến phụ nữ trên\r\ntrang thông tin điện tử của Hội LHPN tỉnh, trong đó tập trung chú trọng về: An toàn thực phẩm, tư vấn tiền hôn nhân, phòng chống bạo lực gia đình, tảo\r\nhôn và kỹ năng xây dựng gia đình...
\r\n\r\n- Thực hiện công tác kiểm tra, giám\r\nsát việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án
\r\n\r\n- Tổ chức Hội nghị sơ kết đánh\r\ngiá kết quả triển khai Đề án năm 2017-2018
\r\n\r\n* Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
\r\n\r\n* Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Y tế; Sở\r\nNông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Công thương; Sở Tư\r\nPháp; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao\r\nvà Du lịch; Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh; Báo Kon\r\nTum.
\r\n\r\n1.2, Năm 2019-2020. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ, trong\r\nđó tập trung chú trọng về giáo dục cha mẹ có con dưới 16 tuổi về chăm\r\nsóc và phát triển toàn diện trẻ thơ.
\r\n\r\n- Xây dựng các mô hình điểm về “Nhóm\r\ncha mẹ trong chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ thơ và đảm\r\nbảo cân bằng giới tính khi sinh”, phòng chống tảo hôn và giáo dục tiền hôn nhân...
\r\n\r\n- Đề xuất cơ chế,\r\nchính sách hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết hiệu quả các\r\nvấn đề xã hội liên quan; Giám sát việc thực thi pháp luật\r\nvề các nội dung của Đề án.
\r\n\r\n- Tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám\r\nsát việc tổ chức triển khai các hoạt\r\nđộng Đề án.
\r\n\r\n- Sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Đề\r\nán (2017-2019).
\r\n\r\n* Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
\r\n\r\n* Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư Pháp, Sở Thông tin và Truyền\r\nthông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Lao động Thương\r\nbinh và xã hội; Ban Dân tộc tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Ban Văn\r\nhóa xã hội -HĐND tỉnh, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum
\r\n\r\n1.3, Năm 2021-2022. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động phụ nữ, trong\r\nđó tập trung chú trọng về Phòng chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở\r\ngiới (bao gồm cả xâm hại trẻ em, mất\r\ncân bằng giới tính khi sinh).
\r\n\r\n- Nhân rộng các mô hình điểm về “An\r\ntoàn thực phẩm”, “Phòng chống bạo lực gia đình/bạo lực\r\ntrên cơ sở giới” và “Nhóm cha mẹ trong chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ\r\nthơ và đảm bảo cân bằng giới khi sinh... đã được\r\ntổng kết, đánh giá có hiệu quả.
\r\n\r\n- Tiếp tục giám\r\nsát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ đồng thời nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ phụ nữ\r\ntham gia giải quyết các vấn đề xã hội cho giai đoạn tiếp\r\ntheo 2023-2027.
\r\n\r\n- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực giới/bạo\r\nlực gia đình phục vụ cho vận động chính sách cho giai đoạn tiếp theo 2023-2027.
\r\n\r\n- Đánh giá kết quả thực hiện nhân rộng\r\ncác mô hình điểm đã thực hiện từ năm 2019-2020.
\r\n\r\n- Sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Đề\r\nán (2017-2022)
\r\n\r\n* Cơ quan chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
\r\n\r\n* Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư Pháp, Sở Thông\r\ntin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở\r\nLao động Thương binh và xã hội; Ban Dân tộc tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Ban VHXH- HĐND tỉnh, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo\r\nKon Tum.
\r\n\r\n2. Giai đoạn 2023-2027: Tập trung các hoạt động hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi\r\nhành vi thông qua các mô hình, điển hình đã được xây dựng ở giai đoạn trước, phát huy tính chủ động của phụ nữ\r\ntrong giải quyết các vấn đề xã hội.
\r\n\r\n- Đối với giai\r\nđoạn này tập trung nhiều các hoạt động về củng cố, nâng\r\ncao chất lượng hoạt động của các mô hình đã được thành lập và triển khai thực hiện của giai đoạn 2017-2022; Chú trọng hỗ trợ kỹ thuật và\r\ngiám sát kết quả triển khai của giai đoạn 2017-2022; tổ chức\r\ncác hoạt động vận động chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết\r\ncác vấn đề xã hội.
\r\n\r\n- Những định hướng cụ thể từng năm của\r\ngiai đoạn 2023-2027 sẽ được đề xuất\r\nvào cuối năm 2022 (trên cơ sở kết quả triển khai của giai\r\nđoạn 2017-2022).
\r\n\r\n\r\n\r\nKinh phí thực hiện Đề án được bố trí\r\ntừ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định, lồng ghép với các Chương trình, Đề\r\nán của các sở, ngành và các nguồn tài chính hợp pháp khác (nếu có).
\r\n\r\nViệc lập dự toán chi tiết kinh phí thực\r\nhiện và quyết toán hàng năm phù hợp với khả năng ngân sách và theo đúng quy định\r\nhiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hội Liên hiệp\r\nPhụ nữ tỉnh
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,\r\nngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham\r\nmưu UBND tỉnh triển khai kế hoạch thực hiện Đề án; định kỳ\r\nhàng năm, sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo kết quả thực\r\nhiện Đề án.
\r\n\r\n- Lồng ghép việc triển khai Đề án với\r\ncác chương trình, Đề án đang được các cấp Hội triển khai.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhối hợp với Hội LHPN tỉnh và các đơn\r\nvị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí từ nguồn\r\nngân sách địa phương (tỉnh và huyện),\r\nlồng ghép từ các chương trình, đề án để thực hiện Kế\r\nhoạch triển khai Đề án phù hợp với khả năng ngân sách và đúng quy\r\nđịnh hiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Lồng ghép triển khai hiệu quả\r\ncác hoạt động của Đề án với thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối\r\nsống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn\r\n2015-2020”.
\r\n\r\n- Đổi mới nội\r\ndung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; đẩy mạnh các phong trào thi đua,\r\ncác cuộc vận động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
\r\n\r\n- Tổ chức đào tạo,\r\ntập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách\r\ncông tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống.
\r\n\r\n- Phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các\r\nhoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh,\r\nsinh viên trong nhà trường; chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm;\r\nkiểm tra, giám sát đánh giá.
\r\n\r\n5. Sở Thông tin\r\nvà Truyền thông
\r\n\r\nChỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo\r\nchí tăng thời lượng, chủ động xây dựng các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền\r\nvề các vấn đề đạo đức xã hội bức xúc liên\r\nquan đến phụ nữ; về phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; vai trò của phụ nữ\r\ntrong giáo dục đạo đức xã hội và gia đình. Xây dựng phóng\r\nsự, clip ngắn để phát sóng đồng loạt trên đài phát thanh,\r\ntruyền hình, đưa lên các kênh thông tin của tinh phục vụ công tác truyền thông đại\r\nchúng.
\r\n\r\n6. Sở Văn hóa,Thể\r\nthao và Du lịch
\r\n\r\n- Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật\r\ntrong xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam .
\r\n\r\n- Lồng ghép triển\r\nkhai có hiệu quả các hoạt động của Đề án trong quá trình thực hiện Đề án “Tuyên\r\ntruyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt nam giai đoạn 2010 -2020”; Đề án “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng\r\ngia đình hạnh phúc”; Chương trình giáo dục đời sống gia\r\nđình đến 2020, Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến\r\nnăm 2020 của tỉnh.
\r\n\r\n7. Sở Lao động -\r\nThương binh và Xã hội
\r\n\r\n- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về\r\nbình đẳng giới; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình\r\nđẳng giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ.
\r\n\r\n- Phối hợp với Hội LHPN tỉnh và các\r\nngành liên quan xây dựng tài liệu truyền thông về phòng chống bạo lực, xâm hại\r\ntrẻ em, phối hợp xây dựng mô hình truyền thông, tư vấn hỗ\r\ntrợ phụ nữ tham gia bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Lồng ghép triển khai có hiệu quả hoạt\r\nđộng của Đề án trong thực hiện Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa\r\nbàn tỉnh .
\r\n\r\n\r\n\r\nTăng cường quản lý\r\nnhà nước về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; về\r\nan toàn thực phẩm; lồng ghép việc thực hiện Đề án với việc\r\nthực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020, Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính\r\nkhi sinh giai đoạn 2016 - 2025”, Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn\r\n2011-2020; phối hợp triển khai các nhiệm vụ khác của kế hoạch theo chức năng,\r\nnhiệm vụ của ngành.
\r\n\r\n9. Sở Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn
\r\n\r\nTăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho phụ nữ\r\ntham gia giải quyết, đảm bảo an toàn thực phẩm; phối hợp triển khai các nhiệm vụ\r\nkhác của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng về nội\r\ndung phổ biến giáo dục pháp luật, hình thức phổ biến giáo\r\ndục pháp luật; lồng ghép giới trong xây dựng\r\npháp luật.
\r\n\r\n- Phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải cơ sở.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường công tác phòng, chống\r\ntội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt quan tâm công tác phát hiện, điều tra, xử lý\r\nkịp thời các vụ bạo lực gia đình, xâm hại, buôn bán phụ nữ, trẻ em xảy ra trên\r\nđịa bàn tỉnh.
\r\n\r\n- Tiếp tục phối hợp với Hội LHPN tỉnh\r\nthực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 01 về quản lý, giáo dục con em\r\ntrong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; phối hợp triển khai các nhiệm vụ khác của Đề\r\nán theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
\r\n\r\n12. Đài phát\r\nthanh và truyền hình, Báo KonTum
\r\n\r\n- Tăng thời lượng, chủ động xây dựng\r\ncác chuyên mục, chuyên trang thường kỳ tuyên truyền về các vấn đề đạo đức xã hội\r\nbức xúc liên quan đến phụ nữ; phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ; về vai trò của phụ nữ trong giáo dục đạo\r\nđức xã hội và gia đình.
\r\n\r\n- Xây dựng clip ngắn để phát sóng đồng\r\nloạt trên các đài phát thanh, truyền hình, đưa lên mạng internet phục vụ công tác truyền thông đại chúng
\r\n\r\n13. Đề nghị Mặt\r\ntrận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Trong phạm\r\nvi, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt\r\nđộng của Đề án trong các Chương trình,\r\nĐề án liên quan.
\r\n\r\na) Liên đoàn Lao động tỉnh: Tuyên\r\ntruyền, vận động đoàn viên hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã\r\nhội có liên quan; phối hợp với Hội LHPN tỉnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nữ công nhân\r\nlao động trong các khu, cụm công nghiệp...; tham gia giám sát việc thực hiện Đề\r\nán.
\r\n\r\nb) Tỉnh đoàn: Phối hợp với các sở,\r\nngành liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên hỗ trợ phụ nữ tham gia giải\r\nquyết các vấn đề xã hội có liên quan;\r\nphối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền,\r\ngiáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức chấp\r\nhành pháp luật cho nam nữ thanh niên, vị\r\nthành niên; tham gia giám sát việc thực hiện Đề án.
\r\n\r\n14. Ủy ban nhân\r\ndân các huyện, thành phố
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án\r\nphù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các cơ\r\nquan chức năng của địa phương triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
\r\n\r\n- Bố trí ngân sách hàng năm để\r\nthực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án.
\r\n\r\n- Định kỳ 6 tháng, một năm, sơ kết, tổng\r\nkết, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Đề\r\nán theo quy định.
\r\n\r\nTrên đây là Kế\r\nhoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia\r\ngiải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027” tỉnh Kon Tum; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội; Chủ tịch UBND các huyện,\r\nthành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn\r\ncứ chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” do tỉnh Kon Tum ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” do tỉnh Kon Tum ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Số hiệu | 303/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Trần Thị Nga |
Ngày ban hành | 2018-01-30 |
Ngày hiệu lực | 2018-01-30 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |