\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 137/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Thái\r\n Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày\r\n18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm\r\nnghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH ngày 21/7/2022\r\ncủa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Kế hoạch truyền\r\nthông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn\r\n2021-2025;
\r\n\r\nThực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND\r\nngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia\r\ngiảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xét đề\r\nnghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số\r\n641/TTr-SLĐTBXH ngày 25/8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa\r\nbàn tỉnh Thái Nguyên (viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục đích
\r\n\r\nTăng cường truyền thông, nâng cao nhận\r\nthức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp của\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa\r\nbàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là Chương trình) nhằm tạo sự đồng\r\nthuận, ủng hộ của toàn tỉnh góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm\r\nnghèo bền vững; truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình về\r\ncác tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự\r\nlan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên\r\nthoát nghèo của người dân và cộng đồng.
\r\n\r\n2. Yêu cầu
\r\n\r\na) Xác định công tác giảm nghèo bền vững\r\nlà nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính\r\ntrị và toàn tỉnh; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh\r\nvà mang tính nhân văn sâu sắc.
\r\n\r\nb) Truyền thông về công tác giảm\r\nnghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật và được triển khai\r\nsâu rộng từ tỉnh đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết\r\nthực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở; phát\r\nhuy được sự sáng tạo của mọi tầng lớp Nhân dân. Truyền thông về công tác giảm\r\nnghèo phải phù hợp với từng đối tượng, thành phần; từng cấp, ngành phải nắm vững,\r\nhiểu rõ các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo\r\nđể thực hiện đúng, kịp thời và hiệu quả.
\r\n\r\nII. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM\r\nVI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Đối tượng truyền thông
\r\n\r\nNgười dân, cán bộ, đảng viên, công chức,\r\nviên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho\r\nnhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận\r\nnghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống các địa bàn có tỷ lệ nghèo đa\r\nchiều cao, xã còn khó khăn, xã khu vực III; cán bộ làm công tác giảm nghèo các\r\ncấp.
\r\n\r\n2. Phạm vi và thời gian thực hiện
\r\n\r\na) Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi\r\ntoàn tỉnh.
\r\n\r\nb) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến\r\nnăm 2025.
\r\n\r\nIII. NỘI DUNG,\r\nHÌNH THỨC, GIẢI PHÁP
\r\n\r\n1. Nội dung
\r\n\r\na) Tập trung tuyên truyền những mục\r\ntiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình và các nội dung nhằm cụ thể\r\nhóa Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 23/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy\r\nthực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về\r\ntăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm\r\n2030. Trong đó, chú trọng các nội dung sau:
\r\n\r\n- Chiến lược giảm nghèo chuyển từ đầu\r\ntư giảm nghèo theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiêu sâu; tập trung đầu\r\ntư trọng tâm, trọng điểm vào các địa bàn có tỷ lệ nghèo đa chiều cao, các xã\r\ncòn khó khăn, xã khu vực III và đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát\r\ntriển của người dân.
\r\n\r\n- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa\r\nchiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải\r\nquyết vấn đề giảm nghèo cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chiêu thiếu hụt;\r\ngóp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người\r\nnghèo, người dân sinh sống trên địa bàn xã còn khó khăn, xã khu vực III.
\r\n\r\n- Đối với hộ nghèo, đổi mới phương thức\r\nhỗ trợ thông qua các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp\r\ntác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư); hộ gia đình tham gia đóng góp bằng\r\nngày công lao động, tài sản, hiện vật hoặc tiên; từng bước xóa bỏ chính sách\r\ncho không. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho\r\nngười dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.
\r\n\r\nb) Đổi mới, thúc đẩy hiệu quả, chất\r\nlượng thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía\r\nsau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo,\r\nxây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam\r\nkhông còn đói nghèo”.
\r\n\r\nc) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao\r\nnhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao\r\nđộng, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền\r\nthống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” của đồng bào các dân tộc trong\r\ntỉnh đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến\r\nthức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không\r\ntrông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
\r\n\r\nd) Thực hiện các chương trình truyền\r\nthông, vận động người dân địa bàn khó khăn hiểu rõ, chấp hành chủ trương, đường\r\nlối của Đảng và Nhà nước, tiếp cận và thụ hưởng các chính sách, cơ chế giảm\r\nnghèo, an sinh xã hội; chuyển đổi phương thức canh tác, sản xuất theo hướng\r\nkhoa học, phát triển chuỗi giá trị, tăng cường gắn kết quân dân, gắn kết phát\r\ntriển kinh tế - xã hội với xây dựng quốc phòng và an ninh nhân dân.
\r\n\r\nđ) Truyền thông về các tấm gương điển\r\nhình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong\r\ntoàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
\r\n\r\ne) Tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng\r\nđồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm\r\nnghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng đất nước phồn vinh, củng\r\ncố niềm tin và sự đồng thuận của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
\r\n\r\n2. Hình thức
\r\n\r\n- Truyền thông trên các phương tiện\r\nthông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, các trang mạng xã hội.
\r\n\r\n- Tổ chức các cuộc thi báo chí, thi\r\nvăn hóa, văn nghệ; hội nghị, hội thảo; các cuộc vận động, phong trào thi đua\r\n“Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
\r\n\r\n- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền\r\nthông lĩnh vực giảm nghèo đối với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên,\r\nngười làm công tác giảm nghèo.
\r\n\r\n- Tổ chức đối thoại về chính sách giảm\r\nnghèo với người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình tổ\r\nchức thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n- In ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu\r\nvà các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về Chương trình và chính\r\nsách giảm nghèo.
\r\n\r\n3. Giải pháp
\r\n\r\na) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của\r\ncấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của\r\nngười đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị\r\ntrong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông về Chương trình.
\r\n\r\nb) Đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên\r\ntruyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã\r\nhội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng\r\nlợi các mục tiêu giảm nghèo bền vững.
\r\n\r\nc) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ\r\nthông tin, công nghệ số, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả\r\ntruyền thông. Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh truyền thông tương tác\r\nthông qua việc ứng dụng các công nghệ mới về thông tin truyền thông như mạng xã\r\nhội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo nhằm nâng\r\ncao sự tương tác và tham gia của người dân; tạo các kênh truyền thông hai chiều,\r\nđảm bảo mục tiêu tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước và tiếp nhận thông\r\ntin, phản ánh của người dân về việc thực hiện Chương trình; thường xuyên cập nhật\r\ncác nội dung thông tin về Chương trình và chính sách giảm nghèo lên Cổng thông\r\ntin điện tử của tỉnh, Trang Thông tin điện tử của ngành Lao động - Thương binh\r\nvà Xã hội về giảm nghèo.
\r\n\r\nd) Phối hợp với các cơ quan truyền\r\nthông, báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền\r\nthông; tổ chức các sự kiện truyền thông, vận động xã hội, hội thảo, hội nghị; sản\r\nxuất các tác phẩm truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử về kinh nghiệm,\r\nsáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình vươn lên thoát nghèo.
\r\n\r\nđ) Tổ chức các hoạt động đối thoại về\r\nchính sách giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở để tăng cường\r\ngiải thích về chính sách, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện\r\nchính sách bằng các hình thức sáng tạo như hội thi, sân khấu hóa... để thúc đẩy\r\ngiao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện Chương\r\ntrình.
\r\n\r\ne) Xây dựng, phát triển mạng lưới cán\r\nbộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở; nâng cao\r\nnăng lực cán bộ các cấp về công tác truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.
\r\n\r\ng) Phát triển, tăng cường hoạt động\r\nTrang thông tin điện tử về giảm nghèo nhằm phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo,\r\nđiều hành của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh và Cơ\r\nquan thường trực Chương trình (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);\r\ncung cấp thông tin tổng hợp về kết quả tổ chức triển khai thực hiện Chương\r\ntrình; tuyên truyền các chính sách, pháp luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước\r\nvề giảm nghèo đến Nhân dân.
\r\n\r\nh) Hằng năm, tổ chức giám sát, đánh\r\ngiá tình hình triển khai thực hiện công tác truyền thông về Chương trình, lồng\r\nghép với công tác giám sát đánh giá thực hiện Chương trình ở một số địa phương,\r\nđơn vị; kịp thời phản ánh, đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết nếu\r\ncó khó khăn, vướng mắc.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Kinh phí truyền thông, tuyên truyền\r\nvề Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách giao cho Sở Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế, Sở Thông tin\r\nvà Truyền thông để thực hiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\nb) Các huyện, thành phố: UBND các huyện,\r\nthành phố chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động truyền thông,\r\ntuyên truyền về giảm nghèo bền vững từ nguồn ngân sách được cấp hằng năm để thực\r\nhiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\nc) Huy động hiệu quả các nguồn lực hợp\r\npháp, nhất là nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động truyền\r\nthông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội
\r\n\r\n- Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện\r\nKế hoạch này; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền\r\nhình tỉnh, Báo Thái Nguyên, các cơ quan báo, tạp chí Trung ương và địa phương\r\nthực hiện truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững\r\ngiai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
\r\n\r\n- Bảo đảm việc cung cấp các thông tin\r\ncơ bản về Chương trình cho các cơ quan liên quan theo quy định.
\r\n\r\nb) Các huyện, thành phố: Ủy ban nhân\r\ndân các huyện, thành phố chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động\r\ntruyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững từ nguồn ngân sách được cấp hằng\r\nnăm để thực hiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.
\r\n\r\nc) Huy động hiệu quả các nguồn lực hợp\r\npháp, nhất là nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động truyền\r\nthông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Lao động - Thương binh và Xã\r\nhội
\r\n\r\n- Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện\r\nKế hoạch này; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền\r\nhình tỉnh, Báo Thái Nguyên, các cơ quan báo, tạp chí Trung ương và địa phương\r\nthực hiện truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững\r\ngiai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
\r\n\r\n- Bảo đảm việc cung cấp các thông tin\r\ncơ bản về Chương trình cho các cơ quan liên quan theo quy định.
\r\n\r\n- Tổng hợp, đề xuất kinh phí thực hiện\r\ntruyền thông của các sở, ngành, địa phương trong dự kiến phân bổ kế hoạch vốn\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hằng\r\nnăm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
\r\n\r\n- Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc\r\nthực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy\r\nban nhân dân tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch.
\r\n\r\n2. Sở Thông tin và Truyền thông
\r\n\r\n- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản\r\nđẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền về Chương trình bằng nhiều hình thức, nội\r\ndung phong phú, phù hợp; chú trọng truyền thông các cá nhân, tập thể, mô hình\r\nđiển hình, tiêu biểu trong công tác giảm nghèo.
\r\n\r\n- Lồng ghép hoạt động truyền thông về\r\nChương trình với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn\r\n2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng\r\nbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021\r\nđến năm 2025.
\r\n\r\n- Triển khai hiệu quả các giải pháp về\r\nchuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả công tác\r\ntruyền thông.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh\r\ntriển khai Cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo” do Bộ\r\nThông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội\r\nNhà báo Việt Nam tổ chức đến phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tin,\r\nbáo chí trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\n3. Các sở, ban ngành, cơ quan của\r\ntỉnh có liên quan
\r\n\r\n- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được\r\ngiao, xây dựng kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt\r\nđộng truyền thông về Chương trình; tuyên truyền sâu rộng về Chương trình tới\r\ncán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân.
\r\n\r\n5. Ủy ban nhân dân các huyện,\r\nthành phố
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển\r\nkhai thực hiện hiệu quả các hoạt động truyền thông về Chương trình; tổ chức\r\ntuyên truyền sâu rộng về Chương trình tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp\r\nNhân dân trên địa bàn.
\r\n\r\n- Trên cơ sở nguồn kinh phí truyền\r\nthông được giao, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch\r\ntruyền thông về Chương trình, thực hiện hiệu quả chính sách, chương trình giảm\r\nnghèo.
\r\n\r\n- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo tình\r\nhình thực hiện Kế hoạch truyền thông về Chương trình, gửi Sở Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội.
\r\n\r\nTrên đây là Kế hoạch truyền thông về\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa\r\nbàn tỉnh Thái Nguyên; các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố\r\nvà các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai\r\nthực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng\r\nmắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để\r\nxem xét, giải quyết./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang được cập nhật.
Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Nguyên |
Số hiệu | 137/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Lê Quang Tiến |
Ngày ban hành | 2022-09-20 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-20 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng |