\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 564/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Kon Tum, ngày 16\r\n tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) QUỸ NẠN NHÂN CHẤT\r\nĐỘC DA CAM/DIOXIN TỈNH KON TUM
\r\n\r\nCHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN\r\nDÂN TỈNH KON TUM
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức chính\r\nquyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của\r\nLuật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11\r\nnăm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của\r\nquỹ xã hội, quỹ từ thiện ;
\r\n\r\nCăn cứ Thông tư số\r\n04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi\r\ntiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25\r\ntháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ\r\nthiện;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Chủ tịch Hội\r\nđồng Quản lý Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum tại Đơn đề nghị\r\nngày 08 tháng 8 năm 2022 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 210/TTr-SNV ngày\r\n14 tháng 9 năm 2022.
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1.\r\nCông nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) lần thứ 1 của Quỹ\r\nNạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định này.\r\nĐiều lệ này thay thế Điều lệ được công nhận tại Quyết định số 167/QĐ- CT ngày\r\n05 tháng 4 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
\r\n\r\nĐiều 2.\r\nQuyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
\r\n\r\nĐiều 3.\r\nChủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nạn nhân chất độc da\r\ncam/dioxin tỉnh Kon Tum, Giám đốc Sở Nội vụ và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân\r\ntỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
QUỸ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TỈNH KON TUM
\r\n(Được công nhận kèm theo Quyết định số 564 /QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022\r\ncủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1.\r\nTên gọi, biểu tượng, trụ sở
\r\n\r\n1. Tên gọi:
\r\n\r\na) Tên tiếng Việt: Quỹ Nạn nhân\r\nchất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum;
\r\n\r\nb) Tên tiếng nước ngoài (tiếng\r\nAnh): Kontum Association for Victims of Agent Orange/dioxin Foundation;
\r\n\r\nc) Tên viết tắt: KAVAF.
\r\n\r\n2. Biểu tượng (logo) của Quỹ Nạn\r\nnhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum: sử dụng Biểu tượng của Hội Nạn nhân\r\nchất độc da cam/dioxin Việt Nam.
\r\n\r\n3. Trụ sở Quỹ: đặt tại trụ sở Hội\r\nNạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum, số 413 U Rê, phường Trường Chinh,\r\nthành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
\r\n\r\n4. Số điện thoại: 02603915117,\r\nsố Fax: 02603915804, Email: [email protected].
\r\n\r\n\r\n\r\nQuỹ Nạn nhân chất độc da\r\ncam/dioxin tỉnh Kon Tum (sau đây gọi tắt là Quỹ) là Quỹ từ thiện hoạt động\r\nkhông vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm mục đích vận động các nguồn lực xã hội trong\r\nvà ngoài tỉnh để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Kon Tum giảm bớt\r\nkhó khăn, cải thiện đời sống, hòa nhập cộng đồng.
\r\n\r\nĐiều 3.\r\nNguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
\r\n\r\n1. Quỹ được hình thành từ nguồn\r\ntài sản đóng góp ban đầu của sáng lập viên và tăng trưởng tài sản Quỹ trên cơ sở\r\nvận động tài trợ, vận động quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh\r\ntheo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của\r\nQuỹ.
\r\n\r\n2. Quỹ được tổ chức và hoạt động\r\ntheo nguyên tắc:
\r\n\r\na) Thành lập và hoạt động không\r\nvì mục tiêu lợi nhuận;
\r\n\r\nb) Tự nguyện, tự chủ, tự trang\r\ntrải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
\r\n\r\nc) Tổ chức, hoạt động theo quy\r\nđịnh của pháp luật và Điều lệ Quỹ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận,\r\nchịu sự quản lý nhà nước của các Sở, ngành liên quan về ngành, lĩnh vực Quỹ hoạt\r\nđộng;
\r\n\r\nd) Công khai, minh bạch về tổ\r\nchức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của Quỹ;
\r\n\r\nđ) Không phân chia tài sản của\r\nQuỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
\r\n\r\n3. Quỹ có phạm vi hoạt động trong\r\ntỉnh Kon Tum.
\r\n\r\n4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có\r\ncon dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 4.\r\nSáng lập viên thành lập Quỹ
\r\n\r\nHội Nạn nhân chất độc da\r\ncam/dioxin tỉnh Kon Tum.
\r\n\r\nĐịa chỉ trụ sở tại: số 413 U\r\nRê, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
\r\n\r\nQuyết định cho phép thành lập:\r\nQuyết định số 380/QĐ-CT ngày 01 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân\r\ntỉnh Kon Tum về việc cho phép thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh\r\nKon Tum.
\r\n\r\n\r\n\r\nCHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; QUYỀN\r\nHẠN VÀ NGHĨA VỤ
\r\n\r\nĐiều 5. Chức\r\nnăng, nhiệm vụ
\r\n\r\n1. Sử dụng nguồn tài sản của Quỹ\r\nđể hỗ trợ, tài trợ cho các đối tượng, các chương trình, dự án phù hợp với tôn\r\nchỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Tiếp nhận và quản lý tài sản\r\nđược tài trợ, viện trợ theo ủy quyền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh\r\nđể thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy quyền phù hợp với tôn chỉ, mục đích\r\ncủa Quỹ và quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Tiếp nhận tài sản từ các tổ\r\nchức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức\r\nkhác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản của Quỹ.
\r\n\r\nĐiều 6. Quyền\r\nhạn và nghĩa vụ
\r\n\r\n1. Quyền hạn của Quỹ:
\r\n\r\na) Tổ chức, hoạt động theo pháp\r\nluật và điều lệ đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận;
\r\n\r\nb) Vận động quyên góp, tài trợ\r\ncho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh tài trợ,\r\nhiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của Quỹ và quy định\r\ncủa pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và\r\ntăng trưởng tài sản Quỹ;
\r\n\r\nc) Được thành lập pháp nhân trực\r\nthuộc theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\nd) Được quyền khiếu nại theo\r\nquy định của pháp luật;
\r\n\r\nđ) Quỹ được phối hợp với cá\r\nnhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho Quỹ hoặc để triển\r\nkhai các đề án, dự án cụ thể của Quỹ theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\ne) Phối hợp với các địa phương,\r\ntổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng và thực hiện các đề án tài trợ\r\ntheo mục đích hoạt động của Quỹ.
\r\n\r\n2. Nghĩa vụ của Quỹ:
\r\n\r\na) Quỹ chịu sự quản lý của Sở\r\nLao động - Thương binh và Xã hội về ngành, lĩnh vực quỹ hoạt động và chỉ được\r\ntiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo Điều lệ của Quỹ;
\r\n\r\nb) Thực hiện tài trợ đúng theo\r\nyêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của Quỹ;
\r\n\r\nc) Quỹ được thành lập từ các\r\nnguồn tài sản hiến, tặng hoặc theo hợp đồng ủy quyền, di chúc mà không tổ chức\r\nquyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% tổng số tài sản để\r\ntài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ;
\r\n\r\nd) Lưu trữ và có trách nhiệm\r\ncung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ,\r\nnghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền\r\ntheo quy định của pháp luật;
\r\n\r\nđ) Sử dụng tài sản, tài chính\r\ntiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của Quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực\r\nhiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng\r\nký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
\r\n\r\ne) Chịu sự thanh tra, kiểm tra,\r\ngiám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo\r\nquy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ\r\nquỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
\r\n\r\ng) Hàng năm, Quỹ có trách nhiệm\r\ncông khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 31\r\ntháng 3;
\r\n\r\nh) Khi thay đổi trụ sở chính hoặc\r\nGiám đốc quỹ, Quỹ phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy\r\nphép thành lập Quỹ;
\r\n\r\ni) Hàng năm, Quỹ phải báo cáo\r\ntình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với cơ quan cấp giấy phép thành lập\r\nvà công nhận Điều lệ Quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp với cơ\r\nquan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Quỹ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực\r\nhoạt động của Quỹ và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt trụ sở\r\ntrước ngày 31 tháng 12;
\r\n\r\nk) Công bố về việc thành lập Quỹ\r\ntheo quy định tại Điều 22 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019\r\ncủa Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
\r\n\r\nl) Thực hiện các quyết định của\r\ncơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quỹ và các\r\nnghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hội đồng quản lý Quỹ.
\r\n\r\n2. Ban Kiểm soát Quỹ.
\r\n\r\n3. Văn phòng và các phòng, ban\r\nchuyên môn.
\r\n\r\nĐiều 8. Hội\r\nđồng quản lý Quỹ
\r\n\r\n1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ\r\nquan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa\r\nvụ của Quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án\r\ntích. Hội đồng quản lý Quỹ có tối thiểu 03 thành viên do sáng lập viên đề cử,\r\ntrường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ\r\nnhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được Chủ tịch Ủy\r\nban nhân dân tỉnh công nhận. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05\r\nnăm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
\r\n\r\n2. Hội đồng quản lý Quỹ có các\r\nnhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Quyết định chiến lược phát\r\ntriển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
\r\n\r\nb) Quyết định các giải pháp\r\nphát triển Quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị từ\r\n100.000.000 (một trăm triệu) đồng Việt Nam trở lên;
\r\n\r\nc) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm\r\nChủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ để cơ quan nhà nước\r\ncó thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ\r\nnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với\r\nGiám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc Quỹ là người do Quỹ thuê; quyết định người\r\nphụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại Điều lệ Quỹ;
\r\n\r\nd) Quyết định mức lương, chế độ,\r\nchính sách khác (nếu có) đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội\r\nđồng quản lý Quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán Quỹ và người làm việc tại\r\nQuỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật;
\r\n\r\nđ) Thông qua báo cáo tài chính\r\nhằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;
\r\n\r\ne) Quyết định cơ cấu tổ chức quản\r\nlý Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ;
\r\n\r\ng) Đổi tên; sửa đổi, bổ sung Điều\r\nlệ Quỹ;
\r\n\r\nh) Quyết định giải thể hoặc đề\r\nxuất những thay đổi về Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ với cơ quan\r\nnhà nước có thẩm quyền;
\r\n\r\ni) Trong thời hạn 60 ngày kể từ\r\nngày có Quyết định công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận Hội đồng\r\nquản lý Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm xây dựng, ban hành: quy định về\r\nquản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; quy định\r\ncông tác khen thưởng, kỷ luật và giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố\r\ncáo trong nội bộ Quỹ; quy định về thời gian làm việc, việc sử dụng lao động và\r\nsử dụng con dấu của Quỹ; quy định cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch,\r\ncác Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; quy định cụ thể việc bổ nhiệm,\r\nmiễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc\r\nQuỹ và Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; các quy định\r\ntrong nội bộ Quỹ phù hợp với quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật;
\r\n\r\nk) Các nhiệm vụ và quyền hạn\r\nkhác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Điều lệ Quỹ.
\r\n\r\n3. Nguyên tắc hoạt động của Hội\r\nđồng quản lý Quỹ:
\r\n\r\na) Cuộc họp của Hội đồng quản\r\nlý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý\r\nQuỹ họp định kỳ một năm hai lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch\r\nHội đồng quản lý Quỹ hoặc theo yêu cầu của trên 1/2 (một phần hai) số\r\nthành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là\r\nhợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ\r\ntham gia;
\r\n\r\nb) Mỗi thành viên Hội đồng quản\r\nlý Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc\r\nhọp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng\r\nvăn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của\r\nthành viên có mặt tại cuộc họp;
\r\n\r\nc) Các Nghị quyết của Hội đồng\r\nquản lý Quỹ được thông qua khi có trên 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng\r\nquản lý Quỹ biểu quyết tán thành.
\r\n\r\nĐiều 9. Chủ\r\ntịch Hội đồng quản lý Quỹ
\r\n\r\n1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ\r\nlà công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý Quỹ bầu và là người đại diện theo\r\npháp luật của Quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể kiêm Giám đốc Quỹ.
\r\n\r\n2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ\r\ncó các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc\r\nchuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;
\r\n\r\nb) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc\r\nchuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy\r\ný kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
\r\n\r\nc) Triệu tập và chủ trì cuộc họp\r\nHội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản\r\nlý Quỹ;
\r\n\r\nd) Giám sát hoặc tổ chức giám\r\nsát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
\r\n\r\nđ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ\r\nký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
\r\n\r\ne) Các quyền và nhiệm vụ khác\r\ntheo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Điều lệ Quỹ.
\r\n\r\n3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng\r\nquản lý Quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể được bầu lại\r\nvới số nhiệm kỳ không hạn chế.
\r\n\r\n4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng\r\nquản lý Quỹ kiêm Giám đốc Quỹ thì phải ghi rõ trong các giấy tờ giao dịch của\r\nQuỹ.
\r\n\r\n5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ\r\ntịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản\r\nlý Quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ theo\r\nnguyên tắc quy định tại Điều lệ Quỹ.
\r\n\r\nĐiều 10.\r\nPhó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
\r\n\r\n1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản\r\nlý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng\r\nquản lý Quỹ.
\r\n\r\n2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản\r\nlý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của\r\nQuỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy\r\nquyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
\r\n\r\n3. Phó Chủ tịch Hội đồng quản\r\nlý Quỹ có thể kiêm Phó Giám đốc Quỹ.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Giám đốc Quỹ do Hội đồng quản\r\nlý Quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc\r\nQuỹ.
\r\n\r\n2. Giám đốc Quỹ là người điều\r\nhành công việc hằng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, chịu\r\ntrách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các\r\nquyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 năm, có thể\r\nđược bổ nhiệm lại.
\r\n\r\n3. Giám đốc Quỹ có các nhiệm vụ\r\nvà quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Điều hành và quản lý các hoạt\r\nđộng của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của\r\nHội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
\r\n\r\nb) Ban hành các văn bản thuộc\r\ntrách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của\r\nmình;
\r\n\r\nc) Báo cáo định kỳ về tình hình\r\nhoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
\r\n\r\nd) Chịu trách nhiệm quản lý tài\r\nsản của Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài\r\nchính, tài sản;
\r\n\r\nđ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản\r\nlý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
\r\n\r\ne) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác\r\ntheo quy định của Điều lệ Quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
\r\n\r\nĐiều 12.\r\nPhụ trách kế toán của Quỹ
\r\n\r\n1. Người phụ trách kế toán Quỹ\r\ndo Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ và\r\nthực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán\r\ntheo quy định của pháp luật về kế toán.
\r\n\r\n2. Người được giao phụ trách kế\r\ntoán của Quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc Quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế\r\ntoán, thống kê của Quỹ theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Không bổ nhiệm người phụ\r\ntrách kế toán thuộc trường hợp những người không được làm kế toán theo quy định\r\ncủa pháp luật về kế toán.
\r\n\r\n4. Người phụ trách kế toán chịu\r\ntrách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể\r\nquỹ hoặc chuyển công tác khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Ban Kiểm soát Quỹ do Chủ tịch\r\nHội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng quản lý\r\nQuỹ. Ban Kiểm soát có ít nhất 03 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và\r\nỦy viên.
\r\n\r\n2. Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động\r\nđộc lập và có nhiệm vụ sau:
\r\n\r\na) Kiểm tra, giám sát hoạt động\r\ncủa Quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật; kiểm tra thường xuyên 06\r\ntháng một lần và đột xuất khi cần thiết;
\r\n\r\nb) Giải quyết đơn, thư phản\r\nánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến Quỹ;
\r\n\r\nc) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng\r\nquản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của Quỹ.
\r\n\r\nd) Trường hợp có vấn đề phát\r\nsinh, Ban Kiểm soát Quỹ có quyền gửi văn bản báo cáo và yêu cầu Hội đồng quản\r\nlý Quỹ xem xét, giải quyết theo quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp\r\nluật.
\r\n\r\n3. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát\r\ncùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
\r\n\r\nĐiều 14.\r\nVăn phòng và phòng, ban chuyên môn
\r\n\r\n1. Văn phòng Quỹ có nhiệm vụ\r\ntham mưu, thực hiện các hoạt động của Quỹ;
\r\n\r\nđiều phối các hoạt động, công\r\ntác hành chính và các nhiệm vụ khác của Quỹ.
\r\n\r\n2. Trong quá trình hoạt động, Hội\r\nđồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định thành lập bộ phận chuyên môn để thực hiện\r\nnhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc, trong công tác vận động, quyên góp, tài trợ,\r\nhỗ trợ, thực hiện các hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ\r\nQuỹ ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\nVẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP\r\nNHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ
\r\n\r\nĐiều 15. Vận\r\nđộng quyên góp, tiếp nhận tài trợ
\r\n\r\n1. Quỹ được vận động quyên góp,\r\nvận động tài trợ trong và ngoài tỉnh nhằm thực hiện mục đích hoạt động của Quỹ\r\ntheo quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Các khoản vận động quyên\r\ngóp, tài trợ (gồm tiền, hiện vật) của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài\r\ntỉnh cho Quỹ phải được kiểm đếm công khai, minh bạch và nộp ngay vào Quỹ theo\r\nđúng quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời công khai thông tin qua trang\r\nthông tin điện tử của tổ chức (nếu có) để công chúng và các nhà tài trợ\r\ncó điều kiện kiểm tra, giám sát.
\r\n\r\n3. Việc tổ chức vận động đóng\r\ngóp hỗ trợ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, sự\r\ncố nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Hội đồng quản\r\nlý Quỹ quyết định tổ chức vận động đóng góp và thực hiện hỗ trợ theo hướng dẫn\r\ncủa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
\r\n\r\n4. Đối với khoản tài trợ, quyên\r\ngóp, ủng hộ, trợ giúp, khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp thực\r\nhiện chi đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và tài sản. Đối với những khoản\r\ntài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ\r\nvà quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 16.\r\nNguyên tắc vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
\r\n\r\n1. Việc vận động tài trợ, vận động\r\nquyên góp tiền, hiện vật, công sức của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện\r\nvới lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc\r\ncá nhân, tổ chức thực hiện.
\r\n\r\n2. Việc quyên góp, tiếp nhận,\r\nquản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ cá nhân, tổ chức đóng góp cho Quỹ phải công\r\nkhai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\n3. Nội dung vận động quyên góp,\r\ntiếp nhận tài trợ phải công khai, minh bạch, bao gồm: mục đích vận động quyên\r\ngóp, tài trợ; kết quả vận động quyên góp, tài trợ; việc sử dụng, kết quả sử dụng\r\nvà báo cáo quyết toán.
\r\n\r\n4. Hình thức công khai bao gồm:
\r\n\r\na) Niêm yết công khai tại nơi\r\ntiếp nhận quyên góp, tài trợ và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;
\r\n\r\nb) Thông báo trên phương tiện\r\nthông tin đại chúng;
\r\n\r\nc) Cung cấp thông tin theo yêu\r\ncầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 17. Đối\r\ntượng, điều kiện nhận hỗ trợ, tài trợ
\r\n\r\n1. Đối tượng, điều kiện nhận hỗ\r\ntrợ, tài trợ
\r\n\r\na) Công dân Việt Nam là nạn\r\nnhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
\r\n\r\nb) Con, cháu, chắt của nạn nhân\r\nsinh ra bị khuyết tật, dị dạng hoặc bị các bệnh khác do chất độc hóa học gây\r\nra.
\r\n\r\nc) Gia đình nạn nhân đặc biệt\r\nkhó khăn, nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa, cần ưu tiên chăm lo giúp đỡ.
\r\n\r\n2. Mức hỗ trợ, tài trợ
\r\n\r\nCăn cứ vào khả năng tài chính của\r\nQuỹ, Hội đồng Quản lý Quỹ quy định cụ thể mức tài trợ, hỗ trợ, quy trình hỗ trợ,\r\ntài trợ phù hợp với Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Hình thức hỗ trợ, tài trợ
\r\n\r\na) Tặng tiền, quà, thuốc chữa bệnh,\r\nphương tiện phục hồi chức năng, phục vụ sinh hoạt.
\r\n\r\nb) Trợ giúp làm nhà ở, sửa chữa\r\nnhà ở; tài trợ các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng nạn nhân.
\r\n\r\nc) Trợ cấp chữa bệnh, trợ cấp\r\nkhi ốm đau, nằm viện dài ngày; hỗ trợ xông hơi giải độc phục hồi sức khỏe.
\r\n\r\nđ) Nuôi dưỡng tại các cơ sở\r\nchăm sóc y tế theo chế độ bán trú hoặc lưu trú có thời gian, hoặc thường xuyên.
\r\n\r\ne) Cấp học bổng học văn hóa, học\r\nnghề.
\r\n\r\ng) Tặng hỗ trợ tiền làm vốn sản\r\nxuất, mở lớp dạy học, dạy nghề, và tư vấn việc làm.
\r\n\r\nh) Trợ cấp lúc gặp khó khăn đột\r\nxuất và các hình thức giúp đỡ khác tùy theo hoàn cảnh cụ thể của nạn nhân và khả\r\nnăng tài chính của Quỹ.
\r\n\r\n\r\n\r\nQUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN,\r\nTÀI CHÍNH
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài\r\ntrợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh theo quy định của pháp luật.\r\nNguồn thu của quỹ không bao gồm nguồn tài sản của các sáng lập viên theo quy định\r\ntại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
\r\n\r\n2. Thu từ hoạt động cung cấp dịch\r\nvụ hoặc từ các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Kinh phí do ngân sách nhà nước\r\ncấp (nếu có), bao gồm:
\r\n\r\na) Thực hiện các nhiệm vụ do cơ\r\nquan nhà nước giao;
\r\n\r\nb) Thực hiện các dịch vụ công,\r\nđề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt\r\nhàng.
\r\n\r\n4. Thu từ tiền lãi tiền gửi,\r\nlãi trái phiếu Chính phủ.
\r\n\r\n5. Thu từ các khoản thu hợp\r\npháp khác (nếu có).
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Chi tài trợ, bao gồm: tài trợ\r\ncho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích\r\nphát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và các mục đích\r\nxã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo điều lệ quỹ. Tài trợ theo sự ủy nhiệm\r\ncủa cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của\r\npháp luật. Tài trợ cho tổ chức, cá nhân phù hợp với mục đích của quỹ.
\r\n\r\n2. Đối với việc vận động, tiếp\r\nnhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục\r\nkhó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm\r\nnghèo thực hiện theo quy định của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối\r\nvà sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do\r\nthiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
\r\n\r\n3. Việc tiếp nhận, sử dụng viện\r\ntrợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ\r\nban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các\r\nvăn bản liên quan.
\r\n\r\n4. Chi thực hiện các dịch vụ\r\ncông, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước\r\nđặt hàng hoặc các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước giao.
\r\n\r\n5. Chi cho hoạt động quản lý quỹ.
\r\n\r\n6. Mua trái phiếu Chính phủ, gửi\r\ntiết kiệm đối với tiền nhàn rỗi của quỹ (không bao gồm kinh phí ngân sách\r\nnhà nước cấp, nếu có).
\r\n\r\n7. Chi thực hiện hoạt động cung\r\ncấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
\r\n\r\nĐiều 20. Nội\r\ndung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
\r\n\r\n1. Chi tiền lương và các khoản\r\nphụ cấp cho bộ máy quản lý Quỹ.
\r\n\r\n2. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\nthất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định.
\r\n\r\n3. Chi thuê trụ sở làm việc (nếu\r\ncó).
\r\n\r\n4. Chi mua sắm, sửa chữa vật tư\r\nVăn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ.
\r\n\r\n5. Chi thanh toán dịch vụ công\r\ncộng phục vụ hoạt động của Quỹ.
\r\n\r\n6. Chi các khoản công tác phí\r\nphát sinh khi đi làm các nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền,\r\nhàng cứu trợ.
\r\n\r\n7. Chi cho các hoạt động liên\r\nquan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chung trong quá trình vận động, tiếp nhận,\r\nvận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ (tiền thuê kho, bến bãi; chi phí\r\nđóng thùng, vận chuyển hàng hóa; chi phí chuyển tiền; chi phí liên quan đến\r\nphân bổ tiền, hàng cứu trợ).
\r\n\r\n8. Các khoản chi khác có liên\r\nquan đến hoạt động của Quỹ.
\r\n\r\n9. Định mức chi hoạt động quản\r\nlý Quỹ;
\r\n\r\na) Hội đồng quản lý Quỹ quy định\r\ncụ thể tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ tối đa không quá 5% tổng thu hàng\r\nnăm của Quỹ (không bao gồm các khoản: tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà\r\nnước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương\r\ntrình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng và các khoản tài trợ có số tiền, địa\r\nchỉ của người nhận);
\r\n\r\nb) Trường hợp nhu cầu chi thực\r\ntế cho hoạt động quản lý Quỹ vượt quá 5% tổng thu hằng năm của Quỹ thì Hội đồng\r\nquản lý Quỹ quy định mức chi nhưng không vượt quá 10% tổng thu hàng năm của Quỹ;
\r\n\r\nc) Trường hợp chi phí quản lý của\r\nQuỹ đến cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 21.\r\nQuản lý tài sản, tài chính của Quỹ
\r\n\r\n1. Hội đồng quản lý Quỹ ban\r\nhành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi\r\ntiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch\r\ntài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
\r\n\r\n2. Ban Kiểm soát Quỹ có trách\r\nnhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng\r\nquản lý Quỹ về tình hình tài sản, tài chính của Quỹ.
\r\n\r\n3. Giám đốc Quỹ chấp hành các\r\nquy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi\r\ntiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trên cơ sở nhiệm vụ\r\nhoạt động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản,\r\ntài chính của Quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
\r\n\r\n4. Hội đồng quản lý Quỹ và Giám\r\nđốc Quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính của Quỹ hàng quý,\r\nnăm theo các nội dung sau:
\r\n\r\na) Danh sách, số tiền, hiện vật\r\nđóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ;
\r\n\r\nb) Danh sách, số tiền, hiện vật\r\ntổ chức, cá nhân được nhận từ Quỹ; công khai kết quả sử dụng và quyết toán thu,\r\nchi từng khoản đóng góp;
\r\n\r\nc) Báo cáo tình hình tài sản,\r\ntài chính và quyết toán quý, năm của Quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật\r\nKế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
\r\n\r\n5. Đối với các khoản chi theo từng\r\nđợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động,\r\ntiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc\r\nphục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
\r\n\r\n6. Quỹ phải thực hiện công khai\r\nbáo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có)\r\ntrên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm theo quy định hiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Trường hợp Quỹ được cơ quan\r\nnhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền\r\nvà tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê đầy đủ, kịp thời trước khi sáp\r\nnhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của Quỹ. Tiền\r\nvà tài sản của Quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng với tổng số\r\ntiền và tài sản của Quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản\r\nkiểm kê tiền và tài sản. Tổng số tiền và tài sản của các quỹ mới được chia,\r\ntách phải bằng với số tiền và tài sản của Quỹ trước khi chia, tách theo biên bản\r\nkiểm kê tiền và tài sản.
\r\n\r\n2. Trường hợp Quỹ bị đình chỉ\r\nhoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được kiểm kê và\r\ngiữ nguyên hiện trạng tài sản. Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn hoạt động,\r\nQuỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến\r\nkhi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\n3. Trường hợp Quỹ bị giải thể,\r\nkhông được phân chia tài sản của Quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của Quỹ thực\r\nhiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n4. Toàn bộ số tiền hiện có của\r\nQuỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của Quỹ khi quỹ giải thể được\r\nthanh toán theo thứ tự sau:
\r\n\r\na) Chi phí giải thể Quỹ;
\r\n\r\nb) Các khoản nợ lương, trợ cấp\r\nthôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định\r\ncủa pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập\r\nthể và hợp đồng lao động đã ký kết;
\r\n\r\nc) Nợ thuế và các khoản phải trả\r\nkhác.
\r\n\r\n5. Đối với tài sản, tài chính tự\r\ncó của quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại\r\ncủa quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách\r\ncấp đó. Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân\r\nsách nhà nước (nếu có) quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện\r\nxử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
\r\n\r\n\r\n\r\nHỢP NHẤT, SÁP NHẬP,\r\nCHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN; ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ QUỸ
\r\n\r\nĐiều 23. Hợp\r\nnhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ
\r\n\r\n1. Việc hợp nhất, sáp nhập,\r\nchia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Điều 39 Nghị\r\nđịnh số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên\r\nquan.
\r\n\r\n2. Hội đồng quản lý Quỹ có\r\ntrách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi\r\ntên Quỹ theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 24.\r\nĐình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ
\r\n\r\nViệc đình chỉ có thời hạn hoạt\r\nđộng của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của\r\nChính phủ .
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Việc thực hiện giải thể Quỹ\r\nthực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ .
\r\n\r\n2. Hội đồng quản lý Quỹ có\r\ntrách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải thể Quỹ theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức, cá nhân có nhiều\r\nđóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được\r\nHội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo\r\nquy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định\r\ncụ thể hình thức, thủ tục thẩm quyền, trình tự xét khen thưởng trong nội bộ Quỹ.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tổ chức thuộc Quỹ, những người\r\nlàm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều lệ này, tùy theo tính chất, mức độ\r\nvi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại\r\nvật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định\r\ncụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền, trình tự xem xét, quyết định kỷ luật\r\ntrong nội bộ Quỹ.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 28. Sửa\r\nđổi, bổ sung Điều lệ
\r\n\r\nViệc sửa đổi, bổ sung Điều lệ\r\nQuỹ phải được trên 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ\r\nthông qua và phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận mới\r\ncó hiệu lực thi hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Điều lệ Quỹ Nạn nhân chất độc\r\nda cam/dioxin tỉnh Kon Tum có 08 Chương, 29 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ\r\nngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.
\r\n\r\n2. Căn cứ các quy định pháp luật\r\nvề quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Điều lệ Quỹ đã được công nhận, Hội đồng quản lý\r\nQuỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum có trách nhiệm hướng dẫn và tổ\r\nchức thực hiện Điều lệ này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 564/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum đang được cập nhật.
Quyết định 564/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Số hiệu | 564/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Ngọc Tuấn |
Ngày ban hành | 2022-09-16 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-16 |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
Tình trạng | Còn hiệu lực |