HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 245/2020/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 31 tháng 3 năm 2020 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI VÀ ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 16
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Xét Tờ trình số 1998/TTr-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID- 19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 166/BC-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, triệt để các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Tỉnh ủy Quảng Ninh với mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, chấp nhận thiệt hại về kinh tế để quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch.
3. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, hạn chế tối đa việc mua sắm tài sản, cắt giảm chi phí hội họp, đào tạo, công tác nước ngoài, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách..., kể các các dự án đầu tư XDCB chưa thực sự cấp bách ưu tiên dành nguồn lực tối đa ở các cấp ngân sách cho công tác phòng, chống dịch.
4. Động viên, hỗ trợ kịp thời các lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, nhất là lực lượng tuyến đầu (cán bộ y tế, bác sỹ, công an, quân đội... tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện cách ly, các chốt kiểm dịch...). Thực hiện các phương án bảo vệ tốt nhất, an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế, đặc biệt là tại các cơ sở y tế điều trị người mắc dịch COVID - 19.
6. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Thực hiện việc công khai địa chỉ, số điện thoại...của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, xăng dầu (được phép mở cửa) trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực và tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn trên tinh thần trách nhiệm và “tương sinh, tương ái”;
1. Đối tượng hỗ trợ:
b) Viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh được giao tự chủ 100% về tài chính phải nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà nguồn tài chính của đơn vị không còn đủ khả năng để chi trả.
3. Thời gian hỗ trợ: Tính theo thời gian thực tế mà người lao động bị mất việc nhưng tối đa không quá 03 tháng, kể từ tháng 4/2020.
Trường hợp Trung ương ban hành chính sách chi hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng do dịch COVID - 19 ngoài chính sách quy định tại Điều này mà sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương thì chỉ áp dụng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.
Điều 3. Thực hiện chế độ hỗ trợ (tiền ăn, vật dụng thiết yếu) cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế; chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch; chế độ hỗ trợ cho người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ, cán bộ y tế, quân đội, công an, cộng tác viên, tình nguyện viên...theo quy định tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.
Điều 5. Nguồn lực thực hiện:
- Nguồn giảm chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, giảm chi mua sắm tài sản, chi đi công tác nước ngoài, chi hội nghị, hội thảo...; tạm dừng các dự án, công trình chưa thực sự cần thiết, cấp bách trong năm 2020 (nếu có).
- Tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính ngân sách cấp tỉnh.
Các địa phương tự cân đối ngân sách (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái) chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại được tỉnh hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách. Trường hợp kinh phí phòng chống dịch ở mức độ lớn, vượt quá nguồn lực của địa phương, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch để các huyện có đủ nguồn lực thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
| CHỦ TỊCH |
File gốc của Nghị quyết 245/2020/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh đang được cập nhật.
Nghị quyết 245/2020/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Số hiệu | 245/2020/NQ-HĐND |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Nguyễn Xuân Ký |
Ngày ban hành | 2020-03-31 |
Ngày hiệu lực | 2020-03-31 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |