TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
BẢN ÁN 24/2022/HS-PT NGÀY 25/05/2022 VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG VÀ MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
Trong các ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2022, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 11/2022/TLPT-HS ngày 15 tháng 02 năm 2022, đối với các bị cáo Trần Văn A và Trần Đức T. Do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2022/HS-ST ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Các bị cáo có kháng cáo:
1. Trần Văn A, sinh năm 1986 tại Hà Nam; nơi cư trú: Thôn A, xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam; nghề nghiệp: Kinh doanh; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Thiên chúa giáo; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Minh C (Đã chết) và bà Trần Thị N; có vợ Nguyễn Thị N4 và 03 con, lớn nhất sinh năm 2012, nhỏ sinh năm 2018; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 05/6/2021 đến ngày 14/6/2021 chuyển tạm giam. Hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam, có mặt.
2. Trần Đức T, sinh năm 1994 tại Hà Nam; nơi cư trú: Thôn A xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Đức X và bà Trần Thị H5; vợ, con: Chưa có; tiền án: Không; tiền sự: Ngày 26/3/2020 bị Công an huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xử phạt hành chính số tiền 2.000.000 đồng về hành vi “Xâm hại đến sức khỏe của người khác” (Đã nộp phạt ngày 26/3/2020); nhân thân: Ngày 19/01/2018 bị Công an huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định xử phạt hành chính số tiền 2.500.000 đồng về hành vi “Xâm hại đến sức khỏe của người khác” (Đã chấp hành xong). Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 25/12/2020 đến ngày 03/01/2021 chuyển tạm giam. Hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam, có mặt.
- Người bào chữa cho bị cáo Trần Văn A: Bà Đinh Thị P - Luật sư của Công ty Luật TNHH B, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh; địa chỉ: Số nhà .., tổ …, Khu …, phường H, thành phố H, tỉnh Quảng Ninh, có mặt ngày 24, vắng mặt ngày 25/5/2022.
- Ngoài ra còn có 04 bị cáo, 01 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều không kháng cáo và không bị kháng cáo, kháng nghị (Tòa án không triệu tập).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Trần Văn A là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển T1. Tháng 01/2020, A mua lại quán hát karaoke O có địa chỉ tại thôn A, xã A, huyện B của Trần Văn H và người đứng tên trong Giấy phép kinh doanh là Phạm Quang T2, sinh năm 1994, trú tại thôn A, xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 2020, A thuê anh Nguyễn Văn H1 làm quản lý tại quán hát karaoke O với mức lương 7.000.000 đồng/tháng và A giao cho anh Nguyễn Quang K làm nhân viên và giám sát việc thu chi tiền từ hoạt động kinh doanh; đồng thời A lập ra nhóm “T A quản lý karaoke” trên ứng dụng Zalo để quản lý, chỉ đạo, giám sát hoạt động kinh doanh của quán.
Khoảng đầu tháng 6 năm 2020, Trần Đức T đến gặp và nói chuyện với A và được biết việc kinh doanh của quán hát karaoke O có doanh số thấp. Vì vậy, T xin A cho T làm quản lý quán hát với cam kết sẽ tăng doanh thu, lợi nhuận cho quán. A đồng ý và thuê T làm quản lý quán hát thay cho H1, với mức lương 7.000.000 đồng/tháng. Sau đó, A thuê cháu ruột (Trần Trọng T3) làm Kế toán cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển T1; đồng thời, làm giám sát việc thu chi tiền từ hoạt động kinh doanh của quán với mức lương là 2.000.000 đồng/tháng và đến cuối năm A sẽ trả thêm cho T3 số tiền 50.000.000 đồng. Sau khi thuê T và T3; A điều chuyển H1 và K làm việc tại nhà hàng H6 và trang trại của A.
Ngày 14/6/2020, T và T3 đến làm việc tại quán karaoke O, A đưa cho T 01 chiếc điện thoại Samsung, bên trong lắp 01 sim điện thoại Viettel số thuê bao 0986225879, dùng để tham gia nhóm Zalo có tên “T A quản lý karaoke” và có 03 thành viên trong nhóm gồm: A, T, T3; mục đích để thuận tiện cho A chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, giám sát hoạt động kinh doanh của quán hát. Khi T, T3 đến làm việc tại quán hát thì A, T, T3 đã bàn bạc thống nhất cho khách đến hát mang ma túy vào phòng hát để sử dụng; quán tính tiền của khách với giá như sau: Phòng VIP1 là 250.000 đồng/1 giờ hát, 300.000 đồng/1 giờ hát có sử dụng ma túy (hay gọi là bay lắc); các phòng VIP2, VIP3, VIP4, VIP5 là 150.000 đồng/1 giờ hát, 200.000 đồng/1 giờ hát có sử dụng ma túy. Hàng ngày các khoản thu chi của quán hát, T phải ghi chép vào 6 quyển sách rồi chụp ảnh và đưa lên nhóm Zalo “T A quản lý karaoke” để A theo dõi, chỉ đạo. Vào thời điểm 8 giờ hoặc 16 giờ mỗi ngày, T3 đến chốt sổ thu chi tại quán; T sẽ trực tiếp đưa tiền mặt hoặc chuyển tiền từ tài khoản Ngân hàng Techcombank có số 19036181354... của Trần Đức T qua tài khoản Ngân hàng Vietcombank có số 1015680… của Trần Trọng T3. T3 có nhiệm vụ quản lý tiền thu được từ quán karaoke giúp A và chuyển tiền cho A qua tài khoản Ngân hàng và thực hiện việc chi tiền thanh toán mua vật liệu xây dựng, cát, đá, xi măng, cây cảnh, trả lãi Ngân hàng và các khoản khác theo sự chỉ đạo của A.
Khi T và T3 mới đến làm việc tại quán hát, A có mời thêm chị Nguyễn Thị A1, người quen của A vào nhóm Zalo “T A quản lý karaoke” để hướng dẫn T3 và T về việc ghi chép sổ, sách. Sau đó, T tuyển dụng 19 nhân viên nữ để phục vụ khách đến hát và khách đến sử dụng trái phép chất ma túy tại quán hát khi có nhu cầu. Để quản lý nhân viên; T sử dụng 17 quyển sách ghi chép, theo dõi giờ phục vụ của các nhân viên, bên ngoài bìa mỗi quyển sách đều có ghi tên nhân viên, nội dung bên trong mỗi quyển sách T ghi giờ nhân viên phục vụ tại phòng hát với các ký hiệu: “H” là khách hát không sử dụng ma túy, giá tiền là 150.000 đồng/1 giờ; “B” là khách hát có sử dụng ma túy với giá tiền là 180.000 đồng/1 giờ; mục đích để đến cuối tháng sẽ thanh toán tiền cho nhân viên, khi có nhân viên phục vụ bay lắc hoặc hát thì quán đều thu lại số tiền 50.000 đồng/1 giờ của nhân viên.
Đến khoảng đầu tháng 8 năm 2020, A chỉ đạo T thay biển quảng cáo ở ngoài cổng quán hát, góc trên cùng bên trái là dòng chữ “T A Hà Nam” còn ở giữa biển là dòng chữ “Karaoke O”. Cùng với đó để hợp thức việc kinh doanh quán hát; cũng trong tháng 8 năm 2020, A soạn bản hợp đồng thuê nhà để làm quán karaoke O giữa A và T3 nhưng trong hợp đồng đề ngày 01/5/2020 rồi dùng bản hợp đồng này để chuyển tên chủ đăng ký kinh doanh quán hát karaoke O từ Phạm Quang T2 sang tên của Trần Trọng T3 từ ngày 08/9/2020. Sau đó, giữa T3 và T có ký kết hợp đồng lao động làm công việc quản lý tại quán karaoke O với mức lương 7.000.000 đồng/tháng, với mục đích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa cấp giấy chứng nhận. Đến ngày 29/8/2020, A nhắn tin trên nhóm “T A quản lý karaoke” của ứng dụng Zalo với nội dung chỉ đạo T3 và T điều chỉnh giá các phòng hát, cụ thể là “Điều chỉnh giờ hát Vip1 lên 300k/ giờ. Bay 400k/ giờ. Vip 2, 3, 4 lên 200k/ giờ. Bay 250k/ giờ. T và T3 điều chỉnh nhé”; T và T3 đều hiểu ý chỉ đạo của A nên tăng giá phòng VIP1 lên 300.000 đồng/1 giờ hát, 400.000 đồng/1 giờ hát có sử dụng ma túy (Bay lắc), các phòng VIP2, VIP3, VIP4, VIP5 là 200.000 đồng/1 giờ hát, 250.000 đồng/1 giờ hát có sử dụng ma túy.
Đến tháng 11 năm 2020, thấy nhiều khách đến quán hát có nhu cầu sử dụng ma túy nên T đã nảy sinh ý định mua ma túy về bán kiếm lời. T không nói cho A và T3 biết mà tự liên hệ với một người đàn ông tên C1 ở tỉnh Nam Định (không xác định được lai lịch, địa chỉ) và mua 20 viên ma túy dạng kẹo màu xám, 07 viên ma túy dạng kẹo màu xanh, 16 túi ma túy Ketamine với tổng số tiền 28.100.000 đồng; T mang về cất giấu tại ô thoáng nhà vệ sinh ở tầng hầm của quán hát karaoke O. Tối ngày 22/12/2020, T tiếp tục liên lạc với C1 hỏi mua thêm 04 túi ma túy Ketamine với số tiền 5.000.000 đồng, C1 đồng ý, giao cho người nam thanh niên mang đến quán hát đưa cho T.
Khoảng 21 giờ ngày 22/12/2020, Trần Tiến Đ1 cùng với Trần Quang N1, Trần Quang L (N1 và L là 02 anh em ruột) đến quán karaoke O và được T sắp xếp vào hát tại phòng VIP2; đồng thời, bố trí 03 nhân viên của quán gồm: Đặng Thị Hằng N2, Hoàng Hiền H3 và Trần Thị Thu T4 vào hát cùng. Sau đó, Đ mua của T 02 chỉ ma túy Ketamine (04 túi) với giá 6.000.000 đồng. T mang vào trong phòng Vip2 01 đĩa sứ màu trắng, 01 thẻ nhựa ATM, bật lửa và ống hút rồi lấy 02 gói Ketamine đổ ra đĩa sứ đã hơ nóng rồi cầm thẻ ATM miết các hạt tinh thể Ketamine trên đĩa; (Đây gọi là “xào ke”). Sau khi “xào ke” xong, T chia ma túy thành nhiều đường thẳng nhỏ trên đĩa (Đây gọi là “kẻ ke”) rồi đặt xuống mặt bàn và đi ra ngoài để Đ tổ chức cho N1, N2, H3 sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng VIP2. Thời điểm này, T4 đi ra ngoài phòng hát, L nằm ngủ tại ghế nên cả hai không sử dụng ma túy và không biết việc các đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong phòng VIP2.
Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 24/12/2020, T3 đến quán karaoke O, vào phòng VIP2 và nói với T “Lấy cho em ít đồ” (Ý của T3 là bảo T lấy cho ma túy để sử dụng); đồng thời, bảo T gọi nhân viên Lò Thị H4 vào hát cùng T3 và T lấy 02 viên ma túy tổng hợp dạng kẹo và 02 túi ma túy Ketamine mang vào để ở trên ghế trong phòng hát VIP2, còn 01 đĩa sứ màu trắng, 01 thẻ nhựa dạng thẻ ATM của Ngân hàng Agribank có ghi chữ NGUYEN TRONG THUY, 01 ống hút được cuốn bằng tờ tiền polime mệnh giá 10.000 đồng để trên mặt bàn trong phòng hát rồi đi ra ngoài. T3 lấy 01 viên ma túy dạng kẹo để sử dụng và đưa 01 viên cho H4 rồi nói “Em sử dụng đi”, H4 đồng ý và cả 02 cùng sử dụng bằng hình thức nhai rồi uống. Khoảng 30 phút sau, T3 đi ra ngoài gọi T vào phòng VIP2 để “xào ke” cho T3. T đi vào phòng “xào ke” xong, H4 dùng thẻ nhựa ATM “kẻ ke” Ketamine thành 02 đường thẳng nhỏ để cho T3 sử dụng; sau đó, H4 tiếp tục “kẻ ke” Ketamine thành 02 đường thẳng nhỏ rồi tự mình sử dụng và cả 2 ngồi hát cùng nhau.
Khoảng 23 giờ ngày 24/12/2020, Đ, N1 và T4 đi chơi về đến quán karaoke O. T4 đi về phòng trong quán còn Đ và N1 ngồi ở bàn uống nước. Đ và N1 rủ nhau thuê phòng hát và mua ma túy để sử dụng; cả hai thống nhất Đ là người trả tiền mua ma túy, N1 sẽ chịu một nửa số tiền và trả sau cho Đ. Sau đó, Đ gọi điện thoại rủ L đến hát tại quán karaoke O. Khi L đến thì T sắp xếp cho Đ, N1, L và T4 vào hát tại phòng VIP5, còn Đ đi ra quầy lễ tân hỏi mua của T 01 chỉ ma túy Ketamine, T đồng ý và lấy 01 gói ma túy Ketamine vào trong phòng VIP5 đưa cho Đ, Đ cầm và đưa N1; N1 cầm và để trên mặt bàn trong phòng hát. Tiếp đó, T mang 01 chiếc đĩa sứ màu trắng, 01 thẻ nhựa dạng thẻ ATM của Ngân hàng Vietcombank có ghi chữ HOANG QUOC HUY, 01 ống hút được cuốn bằng tờ tiền polime mệnh giá 10.000 đồng vào phòng hát và “xào ke”, xong rồi T đi ra ngoài. Khi đó N1 đang ngồi cạnh T4 và nói “T6 ơi, kẻ ke đi” (T6 là tên gọi khác của T4 sử dụng khi làm nhân viên tại quán). T4 “kẻ” ma túy thành 05 đường thẳng nhỏ với mục đích để cho N1 sử dụng, còn một phần ma túy chưa “kẻ” vẫn ở trên đĩa. “Kẻ” xong, T4 bê đĩa ma túy đưa cho N1 sử dụng bằng hình thức hít vào cơ thể. Khi N1 sử dụng hết 02 đường Ketamine thì T4 để đĩa ma túy xuống mặt bàn. Ngay sau đó Đ tự bê đĩa ma túy lên sử dụng hết 02 đường Ketamine rồi đặt đĩa ma túy xuống mặt bàn. Tiếp đó, T4 sử dụng hết 01 đường Ketamine còn lại. Số ma túy chưa được “kẻ” vẫn ở trong đĩa sứ và Đ, N1, L, T4 ngồi hát cùng nhau. Đên khoang 23 giơ 30 phút cùng ngày , T tiêp tuc lây 01 túi ma túy Ketamine đươc goi kin bằng giây vê sinh mau trăng đưa cho anh Đặng Quốc H6 là nhân viên cua quan (Khi đưa T không noi cho H6 biêt bên trong goi giây la ma túy) và bao mang vao phong VIP 5 đưa cho khách. Anh H6 câm goi giây mang vao phong VIP5 để ở bàn rôi đi ra ngoài. Khoảng 00 giờ ngày 25/12/2020, T bảo 02 nhân viên của quán là H3 và N2 đi vào phòng VIP5 để hát cùng nhóm của Đ, khi vào trong phòng VIP5, H3 và N2 không sử dụng ma túy.
Đến 01 giơ ngay 25/12/2020, Tổ công tác của Công an huyên Binh Luc phôi hơp cung Công an xa An Ninh kiêm traquán karaoke O, phát hiện Trần Đức T và Trần Trọng T3 sử dụng quán hát karaoke O tổ chức cho Đ, N1 và T4 sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng VIP5; còn T3 và H4 sử dụng trái phép chất ma túy tại phòng VIP2, trong các phòng hát còn một phần ma túy các đối tượng chưa sử dụng hết.
Lưc lương Công an đa lâp biên ban băt ngươi pham tôi qua tang đôi vơi Trân Đức T, Trân Trong T 3 về hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” và tiến hành thu giữ các vật chứng, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án gồm:
Thu giữ của Trầ n Đưc T: 01 điên thoai Nokia 110, bên trong lắp 01 sim điện thoại 0986225…; 17 quyển sách thếp ghi tên các nhân viên của quán và 06 quyển sách màu trắng ghi thu, chi thanh toán tiền của quán karaoke O, được niêm phong trong túi ni lông màu vàng dán kín.
Tại phòng hát VIP2: Thu trên măt ban 01 thẻ nhựa dạng thẻ ATM của Ngân hàng Agribank có ghi chữ NGUYEN TRONG THUY ; 01 ống hút được quấn băng tơ tiên polime mênh gia 10.000 đông; 01 đia sư mau trăng , trong long đia có các hạt tinh thể màu trắng được cho vào 01 túi ni lông màu trắng có kẹp nhựa viên đo ; 01 túi ni lông màu trắng có kẹp nhựa viền đỏ bên trong chứa các hạt tinh thê mau trăng . Các túi ni lông được niêm phong trong phong bì ký hiệ u QT02. Thu giư cua Trân Trong T 3: 01 điên thoai Nokia 110, bên trong lắp 01 sim điện thoại 0985023…; 01 điên thoai Redmi 8, bên trong lắp 01 sim điện thoại 0919991…. Thu giư cua Lò Thị H4: 01 điên thoai Iphone 7 Pus, bên trong lắp 01 sim điện thoại 0376159….
Tại phòng hát VIP 5: Thu trên măt ban : 01 thẻ nhựa dạng thẻ ATM của Ngân hang V ietcombank có ghi chư HOANG QUOC HUY ; 01 ống hút được quân băng tơ tiên polime mênh gi á 10.000 đông; 01 đia sư mau trăng, trong long đia co cac hat tinh thê mau trăng đươc cho vao 01 túi ni lông màu trắng có kẹp nhưa viên đo ; 01 túi ni lông màu trắng có kẹp nhựa viền đỏ bên trong chứa các hạt tinh thể màu trắng . Các túi ni lông được niêm phong trong p hong bi ky hiêu QT05. Thu giư cua Trân Tiên Đ : 01 điên thoai Iphone 7 Plus; 01 ví giả da màu đen, bên trong vi co 01 thẻ C ăn cươc công d ân mang tên Trân Tiên Đ và 5.600.000 đông. Thu giư cua Trân Quang N1: 01 điên thoai Iphone 6 và tạm giữ 01 xe môtô BKS 90B3-267... Thu giư cua Trân Quang L: 01 điên thoai Nokia 105 và 01 điên thoai Samsung co chư LT≡A . Thu giữ của Đặng Thị Hằng N2:
01 điên thoai Iphone 6. Thu giư cua Trần Thị Thu T4: 01 điên thoai Oppo . Thu giư cua Hoàng Hiền H3: 01 điên thoai Iphone 6 Plus.
Đối với 02 chiêc đia sư , 02 ống hút và 02 thẻ nhựa dạng thẻ ATM , đươc niêm phong trong tui ni lông ky hiêu QT 03; sô tiên 5.600.000 đông đươc niêm phong trong phong bi ky hiêu QT06; 11 điên thoai, 01 ví giả da và thẻ C ăn cươc công dân đươc niêm phong trong tui ni lông mau trăng co logo mau vang đo.
Ngay sau khi băt , giư cac đôi tương , Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyên Binh Luc đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi làm việc của Trần Đức T tại quán karaoke O. Quá trình khám xét lực lượng Công an tiếp tục thu giư đươc các vật chứng, đô vât, tài sản:
Thu giữ trong tui phia trươc bên phai quân bo treo trong tủ quần áo trong phòng ngủ của Trần Đức T (Phòng đầu tiên bên phải dưới tầng trệt): 01 túi ni lông mau trăng co kep nhưa viên đo , bên trong co 03 túi ni lông màu trắng đều có kẹp nhựa và chứa các hạt tinh thể màu trắng , trong đo 02 túi có viền màu đo, 01 túi có viền màu xanh, tất cả đươc niêm phong trong phong bi ky hiêu KX01.
Thu tai ô thoang trong nha vê sinh ở tầng hầm: 09 túi ni lông màu trắng đều có kẹp nhựa viền màu đỏ , bên trong đêu chưa cac hạt tinh thể màu trắng ; 01 túi ni lông mau trăng co kep nhưa viên màu đo , bên trong chưa 05 viên nen mau xanh không ro hinh dang ; 01 túi ni lông màu trắng có kẹp nhựa viền đỏ , bên trong chưa 20 viên nen mau xam không ro hin h dang. Các túi ni lông được niêm phong trong phong bi ky hiêu KX02.
Thu tai quây lê tân: Sô tiên 18.021.000 đông đươc niêm phong trong phong bì ký hiệu KX 03; 09 thẻ nhựa đều ghi chữ V inaphone 4G SPEED; 03 ống tròn bằng nhựa đêu co chiêu dai 10cm, đương kinh 03mm; 01 đia sư màu trắng đương kính 22cm đươc niêm phong trong tui ni lông mau vang ký hiệu KX04.
Quá trình khám xét chỗ ở của Trân Đưc T, Trân Trong T 3, Trân Tiên Đ , Trân Quang N 1; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Lục không thu giữ đồ vật, tài liệu gì liên quan đến vụ án.
Tại Bản kết luận giám định số 1364/GĐKTHS ngay 28/12/2020 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tinh Nam Đinh kêt luân:
“Mâu dang tinh thê mau trăng trong : 02 (Hai) túi ni lông màu trắng kích thước đều khoảng (2,5x2,5)cm được niêm phong ký hiệu QT02; 02 (Hai) túi ni lông mau trăng kich thươc đêu khoang (2,5x2,5)cm đươc niêm phong ky hiêu QT05; 03 (Ba) túi ni lông mau trăng kich thươc đêu khoang (2,5x2,5)cm đươc niêm phong ky hiêu KX 01; 09 túi ni lông màu trắng kích thước đều khoảng (2,5x2,5)cm đươc niêm phong ky hiêu KX 02 và mẫu dạng tinh thể màu trắng bám dính trên bề mặt của: 02 (Hai) chiêc đia sư mau trăng; 02 (Hai) ống hút và 02 (Hai) thẻ ATM được niêm phong ký hiệu QT 03 gưi giam đinh đêu la ma tuy . Loại ma túy : Ketamine. Tông khôi lương mâu QT 02: 0,773 gam; Tông khôi lương mâu QT 05: 0,642 gam; Tông khôi lương mâu KX 01: 2,104 gam; Tông khôi lương mâu KX 02 (Trong 09 túi ni lông màu trắng ): 5,082 gam; Tông khôi lương mâu QT03: Không xac đinh đươc khôi lương mâu.
Mâu gôm 05 (Năm) viên nen mau xanh không ro hinh dang trong 01 (Một) túi ni lông màu trắng kích thước khoảng (7x5)cm va 20 (hai mươi) viên nen mau xám không rõ hình dạng trong 01 (Một) túi ni lông màu trắng kích thước khoảng (7x5)cm đươc niêm phong ky hiêu KX 02 gưi giam đinh đêu la ma tuy . Loại ma túy: MDMA. Tông khôi lương mâu KX 02 (05 viên nen mau xanh ): 1,755 gam; Tông khôi lương mâu KX02 (20 viên nen màu xám): 8,964 gam”.
Quá trình điều tra vụ án, T3 và T đã khai nhận thường xuyên báo cáo hoạt động của quán karaoke O trên nhóm Zalo có tên “T A quản lý karaoke” để A nắm được, chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của quán. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Lục, phối hợp cùng Tổng Công ty viễn thông Quân đội Viettel, Chi nhánh Hà Nam tiến hành kiểm tra, khai thác dữ liệu trong điện thoại Redmi 8, bên trong lắp 01 sim điện thoại 0919991… tạm giữ của T3. Kết quả kiểm tra trong ứng dụng Zalo có 07 nhóm gồm “T A nhóm Lãnh đạo”, “T A quản lý nhà hàng”, “T A quản lý nhà nghỉ”, “T A quản lý karaoke”, “Nhóm quản lý Hà Nam 2020”, “T A quản lý máy xúc”, “T A quản lý trang trại”; trong các nhóm Zalo có tên “T A quản lý karaoke” và “T A nhóm Lãnh đạo” có các đoạn tin nhắn, hình ảnh thể hiện tài khoản Zalo “Cậu A” (T3 lưu số điện thoại 0986136… trong máy điện thoại là “Cậu A”) chỉ đạo, điều hành hoạt động của quán karaoke O phù hợp với lời khai của T3 và T.
Ngày 05/6/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Lục thi hành Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Trần Văn A và thu giữ của Trần Văn A 01 điện thoại Samsung Galaxy S10, bên trong lắp 01 sim điện thoại số 0986136….
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của A tại Thôn A, xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam, Cơ quan điều tra đã thu giữ: 01 xe môtô BKS 29G1-923…; 01 Chứng nhận đăng ký xe môtô; 01 Giấy đăng ký hộ kinh doanh mang tên Trần Trọng T3; 01 Phiếu lý lịch Tư pháp mang tên Trần Trọng T3; 01 Sổ tạm trú mang tên Trần Trọng T3; 01 Sổ mang tên Phương án chữa cháy của cơ sở Karaoke O; 01 Sổ mang tên hồ sơ theo dõi, quản lý công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở Karaoke O; 01 Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy; 01 Phiếu lý lịch tư pháp mang tên Phạm Quang T2; 01 Giấy đăng ký hộ kinh doanh (Phô tô Công chứng) mang tên Phạm Quang T2; 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự số 04/GCN (Bản phôtô); 01 Giấy ủy quyền ngày 20/3/2020; 01 Hợp đồng cung cấp dịch vụ số HD 3396/2020/POS365; 01 Hợp đồng mua bán hàng hóa, Phụ lục 01 biên bản bàn giao hàng hóa; 01 Hồ sơ theo dõi quản lý công tác phòng cháy chữa cháy (Bản phôtô); 01 Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính); 01 Căn cước công dân mang tên Nguyễn Thị N4; 02 Sổ hộ khẩu, sổ thứ nhất chủ hộ Trần Văn A; sổ thứ 2 chủ hộ Nguyễn Thị N4; 01 Hộp giấy kích thước (12,6x6x7)cm, mở bên trong có 01 hộp dấu chữ ký; 03 Giấy ra vào số 296 cấp ngày 20/12/2019 của Bộ Công an cấp cho xe ôtô BKS 30E-890…; 02 Hợp đồng bảo hiểm; 02 hộp nhựa màu đỏ (Hộp dấu chức danh), 01 hộp ghi chữ “Chủ tịch HĐQT Trần Văn A”, 01 hộp ghi chữ “Giám đốc Trần Thị B”; 03 quyển hóa đơn giá trị gia tăng;
02 Hồ sơ xin việc mang tên Nguyễn Thị N4; 01 bìa kẹp màu đỏ ghi chữ “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, bên trong có 01 quyển Điều lệ Công ty; 03 Phiếu thu; 01 Đơn xin thuê đất Nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích; 01 Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất Nông nghiệp; 01 bản viết tay Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp; 02 Giấy biên nhận tiền; 01 Giấy thông báo về việc giao nộp sản phẩm trên diện tích thuê đất làm trang trại; 02 Quyết định về việc kiểm tra thuế; 01 Biên bản công bố Quyết định kiểm tra; 02 Biên bản kiểm tra thuế;
01 Quyết định về việc xử lý vi phạm về thuế; 01 Biên bản xác nhận; 03 Hợp đồng kinh tế; 01 Hợp đồng giao khoán; 01 Phụ lục hợp đồng số 03; 04 Quyết định của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển T1 về việc áp dụng hóa đơn điện tử; 03 Thông báo phát hành hóa đơn điện tử; 01 Biên bản họp Hội đồng quản trị (Bản dự thảo chưa có chữ ký); 03 Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử; 01 Hợp đồng giữa Trần Trọng T3 và Trần Thị Hiền; 01 Hợp đồng giữa Trần Trọng T3 và Trần Đức T; 01 tờ giấy A4 ghi sổ công nợ của anh T7; 01 tờ giấy A4 ghi danh sách người vay của anh T7. 01 Tờ giấy A4 ghi nội dung: “ Ngày 19/5/2021, Đ2 vay 30 triệu (lãi 2k), tính đến ngày 29/6/2021 là 10 ngày = 600k tiền lãi. Ngày 29/5/2021 Đ2 vay 20 triệu, chốt 1 giấy ngày 29/5/2021 tổng 50 triệu (lãi 2k)”.
Khám xét khẩn cấp nơi làm việc của Trần Văn A tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển T1 tại thôn A, xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam đã thu giữ:
01 xe môtô BKS 90B3-183…; kèm theo 01 chìa khóa của xe; 01 Sổ quỹ tiền mặt bãi vật liệu năm 2020; 01 Sổ công nợ phải trả người bán năm 2021 bìa màu xanh; 01 Sổ theo dõi bãi vật liệu năm 2021; 06 Sổ nội dung ghi giờ hát, tiền khách thanh toán của các phòng Vip1, Vip2, Vip3, Vip4, Vip5 của quán karaoke O (Trong đó có 01 Sổ không có bìa nội dung ghi giờ hát và tiền khách thanh toán của các phòng từ Vip1 đến Vip5).
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của A tại Nhà nghỉ Victoria thuộc thôn A, xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam; Cơ quan điều tra đã thu giữ: 01 Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đăng ký lần đầu ngày 24/4/2018 do Phòng Tài chính, Kế hoạch huyện Bình Lục cấp; 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do Công an huyện Bình Lục cấp ngày 27/11/2018; 01 Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kiểm tra ngày 12/11/2018; 01 Biên bản kiểm tra cơ sở kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự của Công an huyện Bình Lục ngày 03/02/2021; 01 Sổ kê tài sản nhà nghỉ; 01 Sổ theo dõi doanh thu trong ngày; 01 Sổ quản lý kinh doanh dịch vụ lưu trú; 01 sổ quỹ tiền mặt Victoria năm 2020.
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của A tại phòng 1… Tòa nhà S số 1.. đường C, phường Y, quận H, Thành phố Hà Nội; Cơ quan điều tra đã thu giữ: 01 Giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô BKS 30E-563… mang tên Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đầu tư Á Châu, có địa chỉ 1/51/402, Đ, M, N, Hà Nội, do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 06/10/2015; 01 Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của xe ôtô BKS 30E-563… có giá trị đến ngày 20/11/2021; 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ôtô BKS 30E-563… có thời hạn đến ngày 23/3/2021.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Lục phối hợp cùng Tổng Công ty viễn thông Quân đội Viettel, Chi nhánh Hà Nam tiến hành kiểm tra, khai thác dữ liệu trong điện thoại Samsung Galaxy S10, bên trong lắp 01 sim điện thoại 0986136… đã tạm giữ của Trần Văn A; kết quả: Trong ứng dụng Zalo có các nhóm gồm: “T A nhóm Lãnh đạo”, “T A quản lý máy xúc”, “T A quản lý trang trại”, “Nhà hàng H6”, “Nhóm quản lý cho vay 2020”, “CẦM ĐỒ XANH”, “Máy xúc T A”, “Đăng ký thương hiệu T A” và một số nhóm không liên quan đến ngành nghề dịch vụ kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển T1.
Tại Bản kết luận giám định số 5130/C09-P6 ngày 09/7/2021 của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an kết luận:
“1. Trong đối tượng gửi giám định ký hiệu A1: Không phát hiện dấu hiệu cắt ghép, chỉnh sửa nội dung các tin nhắn Zalo có trong 07 nhóm (group) có tên: T A nhóm Lãnh đạo; T A quản lý nhà hàng; T A quản lý nhà nghỉ; T A quản lý karaoke; Nhóm quản lý Hà Nam 2020; T A quản lý máy xúc; T A quản lý trang trại.
2. Trong đối tượng gửi giám định ký hiệu A2: Không phát hiện dấu hiệu cắt ghép, chỉnh sửa nội dung các tin nhắn Zalo có trong 06 nhóm (group) có tên: T A nhóm Lãnh đạo; T A quản lý máy xúc; T A quản lý trang trại; Nhóm quản lý cho vay 2020; Nhà hàng H6; CẦM ĐỒ XANH”.
Ngày 12/7/2021, anh Trần Ngọc N3 tự nguyện giao nộp cho Cơ quan điều tra số tiền 12.000.000 đồng và trình bày số tiền do Trần Trọng T3 đóng tiền 04 bát họ vào tháng 11 và tháng 12 năm 2020 cho anh N3. Quá trình điều tra Trần Trọng T3 cũng khai nhận lấy tiền từ doanh thu của quán karaoke O để đóng tiền 04 bát họ cho anh N3.
Quá trình điều tra vụ án, ngày 08/6/2021 Trần Văn A đã khai nhận hành vi phạm tội của bản thân, nhưng sau đó A thay đổi lời khai, không thừa nhận việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của quán karaoke O, trong đó có việc cho khách sử dụng trái phép chất ma túy tại các phòng hát.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2022/HS-ST ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã áp dụng các điểm a, b, c khoản 2 Điều 255; Điều 38; Điều 17; Điều 58 Bộ luật Hình sự (Đối với các bị cáo Trần Văn A, Trần Trọng T3 và Trần Tiến Đ1); điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự (Đối với các bị cáo Trần Trọng T3 và Trần Tiến Đ1); khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự (Đối với bị cáo Trần Trọng T3); các điểm b, c, p khoản 2 Điều 251; các điểm a, b, c khoản 2 Điều 255; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 38; Điều 17; Điều 58; Điều 55 Bộ luật Hình sự (Đối với bị cáo Trần Đức T); điểm c khoản 2 Điều 255; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 38; Điều 17; Điều 58 Bộ luật Hình sự (Đối với bị cáo Trần Quang N1); khoản 1 Điều 255; các điểm n, s khoản 1 Điều 51; Điều 65; Điều 17; Điều 58; Điều 90; Điều 91; khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự và khoản 3 Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự (Đối với bị cáo Trần Thị Thu T4); khoản 5 Điều 255; các khoản 2, 3 Điều 35 Bộ luật Hình sự (Đối với các bị cáo Trần Văn A, Trần Tiến Đ1, Trần Quang N1). Điều 47 Bộ luật Hình sự; khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 106; Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 14.
Tuyên bố các bị cáo Trần Văn A, Trần Đức T, Trần Trọng T3, Trần Tiến Đ1, Trần Quang N1 và Trần Thị Thu T4 phạm tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; bị cáo Trần Đức T phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy".
Xử phạt bị cáo Trần Văn A 12 (Mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày ngày 05 tháng 6 năm 2021; bị cáo Trần Đức T 09 (Chín) năm tù về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy"; 8 (Tám) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy". Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo T phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 17 (Mười bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 25 tháng 12 năm 2020.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên phạt 03 bị cáo khác với mức hình phạt từ 07 đến 09 năm tù và 01 bị cáo bị phạt 02 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách 05 năm; đồng thời, phạt bổ sung các bị cáo; xử lý vật chứng; án phí hình sự sơ thẩm và tuyên quyền kháng cáo cho các bị cáo.
Ngày 17 tháng 01 năm 2022, bị cáo Trần Đức T kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt; Ngày 21 tháng 01 năm 2022, bị cáo Trần Văn A kháng cáo toàn bộ bản án với lý do bị oan.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều giữ nguyên nội dung kháng cáo, không thay đổi, bổ sung.
Quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Trần Văn A và Trần Đức T; giữ nguyên Bản án sơ thẩm và buộc các bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định.
Bị cáo Trần Đức T không tranh luận với quan điểm của Viện kiểm sát nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Văn A có quan điểm tranh luận:
Thứ nhất, về tố tụng: Khi khám xét chỗ ở của Trần Văn A, không có mặt bị cáo mà chỉ có một người chứng kiến là vi phạm nghiêm trọng tố tụng; Lời khai của các bị cáo và người làm chứng có mâu thuẫn nhưng không được đối chất; dữ liệu điện tử trong các tin nhắn Zalo do Cơ quan điều tra thu thập có nhiều mâu thuẫn, không đảm bảo trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ, không đảm bảo tính hợp pháp về chứng cứ theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không cho bị cáo A và bị cáo T3 thực nghiệm điều tra trên điện thoại cùng nhắn tin trong nhóm Zalo xem có tên “Cậu A” trong nhóm không; Tòa án cấp sơ thẩm bỏ sót người tham gia tố tụng cụ thể: Chị Nguyễn Thị N4 là vợ bị cáo liên quan đến chiếc xe mô tô Biển kiểm soát:
90B3-183… nhưng cấp sơ thẩm không đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và đề nghị cấp phúc thẩm triệu tập Trần Trọng T3, Trần Thị T5 tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Thứ hai, về nội dung: Lời khai ban đầu của bị cáo Trần Văn A có sự tác động của Điều tra viên, không phải do bị cáo tự nguyện khai nên không coi đó làm chứng cứ buộc tội; bị cáo A không tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, lời khai của bị cáo Trần Đức T tại phiên tòa phúc thẩm thể hiện T là người quản lý quán karaoke O và khi cho khách sử dụng trái phép chất ma túy thì A không biết, chỉ khi úp trên Zalo thì bị cáo A mới biết nên A không thể tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; Chiếc điện thoại Samsung Galaxy S10 có sử dụng Zalo nhóm “T A quản lý karaoke” nhưng đầu tháng 5 năm 2020, bị cáo A đã đưa cho T3 sử dụng để liên lạc với khách hàng trong việc mua bán vật liệu, xây dựng; A không sử dụng chiếc điện thoại này nữa, đến trước khi T3, T bị bắt; bị cáo A đã lấy chiếc điện thoại Galaxy S10 về để đi chụp hình ngày Noel. Như vậy, A không nhắn tin trên Zalo chỉ đạo T3 và T cho khách sử dụng bay, lắc trong quán hát. Cấp sơ thẩm truy thu của Trần Văn A số tiền 357.650.000 đồng là không có cơ sở vì: A không phải là chủ quán hát, không hưởng lợi nhuận từ quán hát. Nếu có cơ sở chứng minh số tiền này có nguồn gốc từ việc cho khách sử dụng ma túy tại quán thì thuộc trách nhiệm liên đới của T3 và T chứ không phải của A.
Do cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và các chứng cứ buộc tội bị cáo Trần Văn A không có căn cứ nên Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Bị cáo Trần Văn A nhất trí quan điểm của Luật sư và bổ sung: Quán karaoke O bị cáo đã cho Trần Trọng T3 thuê, mọi hoạt động của quán do T3 chỉ đạo, bị cáo không phải là chủ quán nên không biết.
Quan điểm tranh luận của Kiểm sát viên: Cấp sơ thẩm không vi phạm nghiêm trọng tố tụng, khi khám xét chỗ ở của bị cáo A đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật; lời khai ban đầu của bị cáo A không mâu thuẫn với lời khai của các bị cáo, người làm chứng Nguyễn Thị A1 nên không cần thiết phải đối chất và phù hợp với những tin nhắn trên nhóm Zalo “T A quản lý karaoke”; các tin nhắn Zalo được cấp sơ thẩm thu thập đúng trình tự thủ tục; các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, kết quả xét hỏi tại phiên tòa có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo; Việc cấp sơ thẩm không đưa chị N4 tham gia tố tụng là thiếu sót nhưng cấp sơ thẩm trả lại chiếc xe mô tô Biển kiểm soát 90B3-183… cho bị cáo A là chủ sở hữu nên cấp phúc thẩm không triệu tập đối với chị N4, chiếc xe trên không có tranh chấp nên không cần sửa bản án sơ thẩm về phần nội dung này. Đối với số tiền 369.650.000 đồng là tiền do Trần Văn A thu lợi bất chính từ việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nên truy thu là đúng quy định; Luật sư đề nghị đưa chị Trần Thị T5 tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng là không có căn cứ vì: Chị T5 không trực tiếp biết hành vi phạm tội của các bị cáo. Tóm lại, Luật sư đề nghị hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại là không có căn cứ nên Viện kiểm sát không nhất trí và giữ nguyên quan điểm.
Quan điểm của Luật sư và bị cáo Trần Văn A không nhất trí quan điểm của Kiểm sát viên; Luật sư vẫn đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Lời nói sau cùng của bị cáo Trần Văn A đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hủy bản án sơ thẩm để điều tra làm rõ đảm bảo công bằng cho bị cáo; bị cáo Trần Đức T đề nghị giảm hình phạt cho bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về nội dung đơn kháng cáo của các bị cáo đều trong thời hạn luật định, đơn thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 332 của Bộ luật Tố tụng hình sự và hợp lệ cần được cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
[2] Về tội danh: Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Văn A không thừa nhận mình là chủ quán hát karaoke O, với lý do quán hát đã được A cho T3 thuê từ ngày 01/5/2020 nên bị cáo không liên quan đến mọi hoạt động của quán hát. Hơn nữa, đầu tháng 6 năm 2020, bị cáo đã đưa chiếc điện thoại Sam sung Galaxy S10 có sử dụng Zalo cho T3 sử dụng để T3 quản lý toàn bộ các hoạt động của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển T1; bị cáo đã yêu cầu T3 rời nhóm “T A quản lý karaoke” khỏi điện thoại. Vì vậy, bị cáo không phạm tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” như cấp sơ thẩm kết tội. Đối với bị cáo Trần Đức T khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như bản án sơ thẩm, lời nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của các bị cáo khác trong vụ án (Trừ bị cáo A) và phù hợp với Biên bản bắt người phạm tội quả tang, vật chứng thu giữ, cũng như các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở kết luận: Quán karaoke O có địa chỉ tại thôn A, xã A, huyện B, tỉnh Hà Nam thuộc quyền sở hữu của Trần Văn A. Quá trình kinh doanh dịch vụ karaoke tại quán Olala, Trần Văn A thuê Trần Đức T làm quản lý trực tiếp tại quán và Trần Trọng T3 giám sát việc thu chi tiền từ hoạt động kinh doanh của quán. Từ ngày 14/6/2020, Trần Văn A đã đồng ý và trực tiếp chỉ đạo Trần Đức T, Trần Trọng T3 bằng điện thoại di động trên ứng dụng Zalo trong nhóm có tên “T A quản lý karaoke” để cho khách đến hát karaoke được sử dụng ma túy tại các phòng hát của quán nhằm thu lợi bất chính. Đến khoảng tháng 11 năm 2020, thấy nhiều khách đến hát có nhu cầu sử dụng ma túy nên Trần Đức T đã mua ma túy tổng hợp loại MDMA và Ketamine cất giữ tại phòng vệ sinh ở tầng hầm của quán karaoke O để bán cho khách kiếm lời, cụ thể:
Khoảng 21 giờ ngày 22/12/2020, tại quán karaoke O; Trần Đức T bán trái phép 04 túi Ketamine cho Trần Tiến Đ1 với số tiền 6.000.000 đồng để Đ tổ chức cho Trần Quang N1, Hoàng Hiền H3, sinh ngày 20/11/2004, Đặng Thị Hằng N2, sinh ngày 15/6/2004 cùng sử dụng tại phòng hát Vip2 của quán. Tiếp đó, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 24/12/2020, cũng tại phòng hát Vip2 của quán karaoke O; Trần Đức T bán 02 viên ma túy tổng hợp dạng kẹo (MDMA) và 02 túi Ketamine cho Trần Trọng T3 để T3 sử dụng và cho Lò Thị H4, sinh ngày 21/7/2005 cùng sử dụng. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, T tiếp tục bán 02 túi Ketamine cho Trần Tiến Đ1 và Trần Quang N1 để sử dụng cùng với Trần Thị Thu T4, sinh ngày 09/12/2004 tại phòng hát Vip5 của quán karaoke O. Đến 01 giờ ngày 25/12/2020, tổ công tác của Công an huyện Bình Lục phối hợp với Công an xã An Ninh, huyện Bình Lục kiểm tra phát hiện tại các phòng Vip2 và Vip5 của quán karaoke O có các đối tượng đã sử dụng ma túy, trong từng phòng còn 0,773 gam Ketamine và 0,642 gam Ketamine chưa sử dụng. Tổng số ma túy mà Trần Văn T đã bán và cất giữ với mục đích để bán kiếm lời, được thu giữ là 10,719 gam MDMA và 8,601 gam Ketamine. Như vậy, Bản án sơ thẩm đã tuyên bố bị cáo Trần Văn A phạm tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, được quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 255 của Bộ luật Hình sự; bị cáo Trần Đức T phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, được quy định tại các điểm b, c, p khoản 2 Điều 251 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 255 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không oan sai.
[3] Xét kháng cáo của các bị cáo Trần Văn A và Trần Đức T
[3.1] Đối với kháng cáo của bị cáo Trần Văn A và Luật sư bào chữa cho bị cáo A đều đề nghị hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, Hội đồng xét xử thấy rằng: Quá trình điều tra, truy tố và xét xử, cấp sơ thẩm không vi phạm nghiêm trọng tố tụng; Mặc dù, khi khám xét chỗ ở của bị cáo A chỉ có một người chứng kiến nhưng quá trình khám xét đều đảm bảo khách quan, có chính quyền địa phương cùng tham gia; lời khai của các bị cáo và người làm chứng (Nguyễn Thị A1) ban đầu không mâu thuẫn, sau này bị cáo A chối tội cho rằng bị cáo không phải người chỉ đạo điều hành quán karaoke O nên mới phủ nhận toàn bộ lời khai của các bị cáo khác và người làm chứng (Nguyễn Thị A1). Ngoài lời khai của các bị cáo, người làm chứng, còn nhiều tài liệu khác chứng minh người chỉ đạo điều hành (Chủ quán) karaoke là Trần Văn A như giữ liệu điện tử trong các tin nhắn Zalo do Cơ quan điều tra thu thập thể hiện rõ A đã thành lập nhóm Zalo có tên “T A quản lý karaoke” và đưa Trần Đức T, Trần Trọng T3, Nguyễn Thị A1 vào tham gia nhóm để Trần Văn A điều hành mọi hoạt động của quán hát karaoke O được thể hiện ngay trên máy điện thoại thu giữ của Trần Trọng T3 (Cháu gọi A bằng cậu ruột) đã lưu tên tài khoản là “Cậu A”. Những tin nhắn A nhắn lên nhóm “T A quản lý karaoke” mang nội dung yêu cầu và quyết định T, T3 phải làm gì; ví dụ tin nhắn ngày 13/6/2020 gửi cho T “E chốt với T3 xong gửi đề xuất thanh toán lên nhóm a duyệt”, “Nhân viên của quán là 1 tuần thanh toán 1 lần e nhé”; tin nhắn ngày 16/6/2020 A gửi lên nhóm “Ko ai đc tự ý thay đổi khi a chưa duyệt nhé”, tin nhắn ngày 29/8/2020 vào hồi 22 giờ 20 phút “Điều chỉnh giờ hát Vip 1 lên 300k/giờ. Bay 400k/giờ. Vip 2,3,4 lên 200k/giờ. Bay 250k/giờ T và T3 điều chỉnh nhé”.
Ngoài ra còn một đoạn tin nhắn ngày 04/7/2020 trên nhóm”T A quản lý karaoke”, thể hiện bị cáo A là người chỉ đạo mọi hoạt động của quán hát karaoke O như “Cậu A”: Nhân viên ứng tiền sao ko xin ý kiến vậy e; “A T”: A ơi bé này mới về k có quần áo k có son phấn e phải mua cho nó chứ. Để nó có đồ để làm chứ a; “Cậu A”: Đừng để a phải nói lại lần nữa. Tất cả mua bán gì T đề xuất hợp lí a duyệt cho mua, hoặc chi. E ko đc tự đi mua hay chi gì nữa. Gửi hết lên nhóm này. T chỉ lo quản lý quán, làm chuẩn, làm tốt để có đông khách là đc. Việc nhỏ cũng phải là chuẩn cho a. Sao. Có ai có ý kiến gì ko. Từ bây giờ mọi việc e làm cho chuẩn. Phòng kt làm chuẩn theo quy trình. Ai sai tôi sẽ phạt rõ ng đấy.
Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo A khai đã đưa chiếc điện thoại Samsung Galaxy S10 của bị cáo cho T3 sử dụng từ đầu tháng 5 năm 2020 đến ngày 24/12/2020, bị cáo mới lấy lại nên bị cáo không thể nhắn tin chỉ đạo trên nhóm Zalo được. Song lời khai của T3 tại phiên tòa sơ thẩm, T3 khẳng định không sử dụng điện thoại của Trần Văn A để nhắn trên nhóm Zalo “T A quản lý karaoke”; đồng thời, T3 cũng xác định: “Sau ngày 29/8 giá hát thường là 200.000 đồng/1 giờ, hát bay lắc là 250.000đ/1 giờ”; giá này do “Cậu A” điều chỉnh bằng hình thức nhắn tin trên nhóm Zalo “T A quản lý karaoke”; lời khai của Trần Trọng T3 tại phiên tòa sơ thẩm hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc. Như vậy, lời khai của Trần Văn A tại phiên tòa phúc thẩm xác định đưa cho Trần Trọng T3 sử dụng điện thoại của A từ tháng 5 năm 2020 đến trước khi T3 bị bắt là không có căn cứ để chấp nhận.
Đối với các tin nhắn Zalo, được Cơ quan điều tra thu thập đúng theo trình tự và kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự đã kết luận: “Không phát hiện dấu hiệu cắt ghép, chỉnh sửa nội dung các tin nhắn Zalo”. Việc Luật sư đề nghị cho thực nghiệm điều tra trên điện thoại của T3 và của A xem có tên “Cậu A” trong nhóm không thì thấy: Bị cáo A bị bắt sau các bị cáo khác gần 06 tháng; khi bị bắt Cơ quan điều tra thu giữ chiếc điện thoại và đã kiểm tra điện thoại không có A tham gia nhóm “T A quản lý karaoke”; A đã rời khỏi nhóm sau khi T3 và các đồng phạm bị bắt là phù hợp với lời khai ban đầu của bị cáo A khai có tham gia nhóm. Do vậy, việc thực nghiệm điều tra trên điện thoại của T3 và A không còn giá trị.
Việc cấp sơ thẩm không đưa chị Nguyễn Thị N4 tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không làm thay đổi bản chất vụ án vì: Chiếc xe mô tô Biển kiểm soát 90B3-183… mang tên Trần Trọng T3 nhưng T3 và A xác định là tài sản của Trần Văn A, không phải tài sản riêng của chị Nguyễn Thị N4 nên cấp sơ thẩm đã trả lại cho bị cáo Trần Văn A là đúng quy định của pháp luật. Tại thời điểm giải quyết vụ án, Trần Văn A và chị Nguyễn Thị N4 có quan hệ vợ chồng và tại phiên tòa bị cáo A xác định vợ chồng vẫn hòa thuận, hạnh phúc, nếu sau này phát sinh tranh chấp giữa chị N4 và A đối với chiếc xe mô tô trên sẽ được giải quyết bằng vụ án khác nên đơn đề nghị của chị Nguyễn Thị N4 không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Đối với số tiền 369.650.000 đồng cấp sơ thẩm xác định là tiền thu được từ việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại quán karaoke O do Trần Văn A làm chủ quán nên đã truy thu và trừ số tiền 12.000.000 đồng do anh Trần Ngọc N3 tự nguyện giao nộp (Trước đó A có đóng tiền 04 bát họ vào tháng 11 và tháng 12 năm 2020 cho anh N), nên buộc Trần Văn A phải nộp sung ngân sách Nhà nước số tiền còn lại 357.650.000 đồng là có căn cứ đúng pháp luật.
Về yêu cầu của Luật sư, bị cáo Trần Văn A và chị Trần Thị T5 đều đề nghị triệu tập Trần Trọng T3 và chị Trần Thị T5 tham gia phiên tòa phúc thẩm để làm sáng tỏ vụ án; Hội đồng xét xử thấy: Tại cơ quan điều tra, cũng như tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo Trần Trọng T3 đều khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, không kêu oan và không khiếu nại hành vi tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; bản thân T3 không kháng cáo. Do vậy, cấp phúc thẩm không triệu tập Trần Trọng T3. Đối với chị Trần Thị T5 không phải là người chứng kiến toàn bộ hành vi “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” tại quán karaoke O nên cấp sơ thẩm không đưa vào tham gia tố tụng là đúng quy định. Do vậy Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của chị Trần Thị T5, Luật sư cũng như bị cáo Trần Văn A.
Từ những phân tích trên, không có căn cứ chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư và không có căn cứ để chấp nhận toàn bộ kháng cáo của bị cáo Trần Văn A.
[3.2] Đối với kháng cáo của bị cáo Trần Đức T xin giảm nhẹ hình phạt, Hội đồng xét xử thấy: Hành vi phạm tội của bị cáo thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, cùng một lúc bị cáo phạm hai tội, mỗi tội đều có ba tình tiết định khung hình phạt; bản thân bị cáo lại có tiền sự, nhân thân xấu. Cấp sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo đó là khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải; có bố đẻ là bệnh binh, được quy định tại điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự để xử phạt bị cáo 09 năm tù về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” và 08 năm 06 tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” là phù hợp pháp luật không nặng. Tại cấp phúc thẩm, bị cáo không xuất trình tài liệu chứng cứ mới để giảm nhẹ hình phạt. Do vậy, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Đức T.
[4] Về án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo phải chịu theo quy định của pháp luật.
Các Quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị cấp phúc thẩm không xem xét.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Trần Văn A, Trần Đức T; Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2022/HS-ST ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Áp dụng các điểm a, b, c khoản 2, khoản 5 Điều 255; Điều 17; Điều 58;
Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 35; Điều 47 của Bộ luật Hình sự. Điểm a khoản 3 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với Trần Văn A.
Áp dụng các điểm b, c, p khoản 2 Điều 251; các điểm a, b, c khoản 2 Điều 255; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 58; Điều 55 và Điều 38 của Bộ luật Hình sự đối với Trần Đức T.
Áp dụng Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
1. Tuyên bố bị cáo Trần Văn A phạm tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; bị cáo Trần Đức T phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
2. Xử phạt:
- Bị cáo Trần Văn A 12 (Mười hai) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ bị cáo bị bắt, tạm giữ (Ngày 05/6/2021).
- Bị cáo Trần Đức T 09 (Chín) năm tù về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; 8 (Tám) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo T phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 17 (Mười bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt, tạm giữ (Ngày 25/12/2020).
3. Áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền sung ngân sách Nhà nước đối với bị cáo Trần Văn A số tiền 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).
4. Về vật chứng đã thu giữ:
- Tịch thu sung ngân sách Nhà nước 01 điện thoại nhãn hiệu Samsung Galaxy S10 và tịch thu tiêu hủy Sim điện thoại lắp trong máy điện thoại.
- Trả lại bị cáo Trần Văn A 01 (Một) xe môtô Biển kiểm soát: 90B3-183… (Số khung 4208LY004…, số máy KF42E0008…) cùng 01 (Một) chìa khóa xe nhưng tiếp tục giữ lại để đảm bảo công tác thi hành án dân sự.
(Tình trạng vật chứng như Biên bản giao nhận vật chứng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
5. Buộc bị cáo Trần Văn A nộp sung ngân sách Nhà nước 369.650.000 đồng; được đối trừ 12.000.000 đồng trong tổng số 35.621.000 đồng đã thu giữ. Bị cáo A tiếp tục phải nộp 357.650.000 đồng (Ba trăm năm mươi bẩy triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng). Theo ủy nhiệm chi ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
6. Án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Trần Văn A và Trần Đức T mỗi bị cáo phải nộp 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng).
Các Quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
File gốc của Bản án về tội tổ chức sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy số 24/2022/HS-PT – Tòa án nhân dân Hà Nam đang được cập nhật.
Bản án về tội tổ chức sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy số 24/2022/HS-PT – Tòa án nhân dân Hà Nam
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân Hà Nam |
Số hiệu | 24/2022/HS-PT |
Loại văn bản | Bản án |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2022-05-25 |
Ngày hiệu lực | 2022-05-25 |
Lĩnh vực | Hình sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |