ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8040/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 13 tháng 7 năm 2020 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Kế hoạch số 118-KH/TU ngày 07/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
a) Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai là tập trung các nguồn lực xây dựng du lịch Đồng Nai trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
c) Quản lý, khai thác phát huy tiềm năng phát triển du lịch, lợi thế để xây dựng sản phẩm du lịch; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
2. Yêu cầu
a) Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách tham quan và lưu trú đạt 13%/năm trở lên. Doanh thu từ du lịch đạt 18%/năm trở lên. Đến năm 2025, thu hút khách tham quan và lưu trú khoảng 8.500.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 185.000 lượt). Doanh thu từ du lịch khoảng 3800 tỷ đồng.
2. Giai đoạn 2026 - 2030
b) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và các kỹ năng liên quan đến hoạt động du lịch cho khoảng 700 - 750 lượt người tham gia.
1. Nâng cao nhận thức về du lịch
b) Nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, trong đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch và trong thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Nai.
a) Tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư; tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào các dự án phát triển du lịch, đặc biệt là những nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín để tạo đột phá trong việc xây dựng các khu du lịch trọng điểm; đồng thời có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu hút đầu tư từ người dân trong tỉnh.
c) Ngân sách nhà nước chú trọng và ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tại các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu du lịch trọng điểm để tạo động lực thu hút đầu tư và thuận lợi cho du khách tham quan du lịch.
e) Khuyến khích đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại tạo động lực phát triển du lịch.
3.1. Du lịch sinh thái và xây dựng loại hình du lịch này là thương hiệu của du lịch Đồng Nai
Trước mắt, tập trung tạo mọi điều kiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án: Thác Mai - Bàu nước nóng, tuyến du lịch đường sông, hồ Trị An, hồ Đa Tôn, Công viên Safari... sớm được triển khai; đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện cho dự án khu du lịch Sơn Tiên với quy mô lớn nhất về du lịch của tỉnh hiện nay đi vào hoạt động để tạo “cú hích” cho du lịch Đồng Nai phát triển mạnh.
3.2. Phát triển du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử
b) Nghiên cứu xây dựng các chương trình nghệ thuật truyền thống (đờn ca tài tử, rối nước, nghệ thuật cải lương...) và xây dựng Lễ hội mừng lúa mới (Lễ hội Sayangva) của đồng bào dân tộc Choro thành sản phẩm du lịch, trong đó, chú trọng tổ chức nhiều hoạt động nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương gắn với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa lưu niệm, các món ẩm thực, đặc sản của Đồng Nai để quảng bá, thu hút và phục vụ khách du lịch.
Mời gọi các tổ chức, cá nhân có năng lực đầu tư phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí tại các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch và các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp.
a) Phát triển loại hình du lịch thể thao gắn với Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan (đua xe đạp thể thao, các môn thể thao phối hợp, thuyền buồm, dù lượn...).
3.5. Phát triển du lịch cộng đồng
3.6. Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE)
3.7. Phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm đặc trưng
b) Đối với các địa phương có điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ để thu hút khách du lịch và tăng mức chi tiêu của du khách.
3.8. Liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng
b) Kết nối sản phẩm du lịch sinh thái, các tour, tuyến với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ - Tây Nguyên để phục vụ khách du lịch, trong đó chú trọng các tuyến du lịch:
- Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Thuận.
- Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương.
4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch
b) Tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
d) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm để người lao động tự tin, chủ động phát huy được khả năng của mình trong môi trường hội nhập.
g) Xây dựng lộ trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có khả năng nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành nhằm đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển du lịch.
a) Quan tâm, tạo thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại địa phương; thúc đẩy thị trường khách đi du lịch kết hợp tìm hiểu văn hóa, lịch sử, giáo dục truyền thống và sinh thái.
c) Phát triển thị trường khách quốc tế phù hợp với sản phẩm du lịch sinh thái như thị trường Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ, Tây Âu...
b) Đăng cai các sự kiện cấp quốc gia và quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Đồng Nai đến bạn bè đến từ các vùng miền của đất nước và quốc tế.
d) Liên kết công - tư trong việc huy động kinh phí để tăng cường đầu tư cho xúc tiến, quảng bá điểm đến, phát triển thương hiệu điểm đến.
a) Phát huy trách nhiệm các cấp chính quyền, các đơn vị được nhà nước giao quản lý tài nguyên có biện pháp quản lý và khai thác tài nguyên đảm bảo tuân thủ các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng tài nguyên; kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, tránh việc sử dụng quá mức gây suy giảm hoặc xuống cấp tài nguyên.
c) Đối với các tài nguyên văn hóa tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn du khách tôn trọng và có thái độ ứng xử văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống, môi trường xã hội trong hoạt động du lịch.
e) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, xây dựng ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên của người dân và du khách.
h) Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải nhà kính.
a) Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành và địa phương trong quản lý và hỗ trợ phát triển du lịch. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
c) Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch.
e) Chủ động liên kết, hợp tác với các địa phương trong vùng, các địa phương có ngành du lịch phát triển nhằm phát triển sản phẩm, liên kết tuyến du lịch, quảng bá hình ảnh, trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý...
h) Tiếp tục tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn, nhắc nhở các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh doanh dịch vụ du lịch, đồng thời xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm và có hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh.
9. Ứng dụng khoa học và công nghệ
b) Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch.
d) Ứng dụng rộng rãi công nghệ trong thanh toán dịch vụ du lịch hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt; khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị du lịch thông minh.
Trong các nhiệm vụ và nhóm giải pháp nêu trên thì nhóm nhiệm vụ và giải pháp “huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch” là nhiệm vụ và nhóm giải pháp trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tạo đột phá cho du lịch Đồng Nai phát triển trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế đảm bảo theo quy định.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
b) Đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch nêu trên, định kỳ hàng năm báo cáo (lồng ghép vào báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 118-KH/TU ngày 07/7/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn).
a) Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mời gọi các doanh nghiệp để huy động các nguồn lực đầu tư vào các địa bàn có điều kiện phát triển du lịch.
c) Tham mưu, trình UBND tỉnh bổ sung vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn cho công tác đầu tư hạ tầng du lịch, đặc biệt là các tuyến đường giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh theo Luật Đầu tư công.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
b) Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá về đất nước con người và du lịch Đồng Nai; phát triển du lịch thông minh.
a) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá đầu tư đầu tư và đề xuất danh mục đầu tư công trung hạn đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các khu du lịch trọng điểm.
c) Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh phối hợp các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện các công việc có liên quan tại các dự án giao thông do Trung ương quản lý đi qua địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đồng Nai trong đó ưu tiên thiết kế các sản phẩm làm quà tặng du lịch, đồng thời thực hiện các giải pháp để kết nối các sản phẩm lưu niệm đến các khu, điểm du lịch, các Trung tâm thương mại, siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.
a) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép các nội dung của phát triển du lịch vào Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, các mô hình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
b) Theo dõi, giám sát việc sử dụng đất, sử dụng nguồn nước, khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường của các dự án du lịch theo quy định.
a) Thực hiện công tác tuyên truyền đối ngoại về các hoạt động giới thiệu và quảng bá các sự kiện chính trị đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch và các hoạt động đối ngoại của tỉnh.
9. Công an tỉnh
b) Thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị du lịch. Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị du lịch phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và xây dựng lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh du lịch”.
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các chương trình, đề tài và đề án ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh du lịch; hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, hàng năm các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa lập kế hoạch và dự trù kinh phí gửi về Sở Tài chính tổng hợp. Tùy theo điều kiện và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, quản lý quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ có liên quan nhằm phát huy sức mạnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch.
Chủ động phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch.
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch; thực hiện chuyên trang chuyên mục, bài viết, phóng sự quảng bá hình ảnh du lịch Đồng Nai.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cam kết không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi xâm hại khách tại các khu, điểm du lịch.
c) Rà soát các khu vực có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn cập nhật vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để định hướng phát triển; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia phát triển cộng đồng, du lịch gắn với nông thôn, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.
e) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách tại các khu, điểm du lịch; ngăn chặn và xử lý các đối tượng đeo bám gây phiền hà cho khách du lịch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp triển khai thực hiện để hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 8040/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang được cập nhật.
Kế hoạch 8040/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Số hiệu | 8040/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Hòa Hiệp |
Ngày ban hành | 2020-07-13 |
Ngày hiệu lực | 2020-07-13 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng |