BỘ VĂN HOÁ - BỘ Y TẾ | VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 02-TT/LB | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 1975 |
VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NẾP SỐNG MỚI
Cuộc vận động xây dựng nếp sống mới ở miền Bắc nước ta hiện nay là một cuộc vận động cách mạng có tính chất sâu sắc và toàn diện, có phạm vi hoạt động rộng lớn. Để phục vụ chủ trương tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và phong trào lao động sản xuất nói chung, vấn đề giữ gìn sức khoẻ có vị trí rất lớn, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, nhiều cấp. Trong phạm vi y tế, văn hoá liên bộ thấy cần có sự phối hợp chỉ đạo chung để thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động từ trung ương đến cơ sở. Trong việc chỉ đạo đó ngành y tế chịu trách nhiệm chính về mặt hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn ; ngành văn hoá chịu trách nhiệm về mặt tuyên truyền vận động bằng các hình thức văn học nghệ thuật.
Trên tinh thần đó, liên bộ ra thông tư này nhằm giúp các địa phương thấy rõ được mục đích, yêu cầu, nội dung công tác và biện pháp thực hiện.
1. Làm cho công tác vệ sinh phòng bệnh gắn liền với phong trào nếp sống mới của quần chúng, trước mắt nhằm thực hiện tốt quy ước tổ chức lại đám tang, đám cưới, giỗ, tết, hội hè.
2. Phối hợp về mặt tuyên truyền vận động để gây thành một phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch trong quần chúng, từng bước đưa phong trào ấy tiến lên, đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ, về tuổi thọ của quần chúng, phục vụ tốt nhiệm vụ sản xuất, quốc phòng và xây dựng cuộc sống mới, con người mới.
3. Từng bước làm thay đổi bộ mặt văn hoá, xã hội miền Bắc nước ta.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỤ THỂ CỦA PHONG TRÀO VỆ SINH PHÒNG BỆNH
Muốn giải quyết 3 yêu cầu chính nói trên, liên Bộ Y tế - Văn hoá chủ trương từ nay đến cuối năm 1975 các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố và các Sở, Ty y tế, văn hoá cần tiến hành những việc cụ thể sau đây.
1. Đối với vùng thành thị và công nghiệp:
- Tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân chủ yếu là công nhân và thị dân hàng tuần tích cực làm tổng vệ sinh đường phố, xí nghiệp, cơ quan, trường học.
- Khẩn trương thu dọn hết những đống rác, những đống gạch, ngói, sắt, thép vụn hay những phế liệu khác trong thời kỳ chiến tranh còn đọng lại, chuyển những thứ ấy đi nơi khác, hoặc đem lấp các hố bom,các chỗ trũng, nhằm làm cho vùng này được sạch sẽ phong quang, đồng thời góp phần giải quyết mặt bằng đất đai để mở rộng thêm đường sá, xây dựng thêm cơ sở sản xuất, nhà ở hoặc những công trình phúc lợi cho nhân dân.
- Thanh toán kịp thời những nguồn phân, nước tiểu, các nguồn rác thải hàng ngày, khơi thông các cống rãnh, mương máng, chấm dứt tệ vứt rác, vứt súc vật chết hay những vật uế tạp khác ra đường phố. Các hố xí công cộng cần được bảo đảm đủ với nhu cầu và cần được dọn sạch thường xuyên.
- Ở các cửa hàng thực phẩm, các hàng ăn, giải khát phải có chế độ kiểm tra việc thực hiện những quy tắc vệ sinh do hai ngành y tế và thương nghiệp đã phối hợp ban hành.
- Ở các khu nhà tập thể hay những nơi công cộng khác cần đề nghị các cơ quan có trách nhiệm xây dựng hoặc tu sửa lại các bể chứa nước, các nhà tắm, nhà vệ sinh, đặt thêm thùng đựng rác, phát triển thêm xe cộ đổ rác, tăng cường phương tiện hút phân ở các bể phân, lấp các ao tù. Thường xuyên tổ chức những đợt diệt chuột, diệt ruồi, muỗi.... Tổ chức tiêm chủng phòng dịch trong nhân dân theo kế hoạch y tế; giáo dục ý thức vệ sinh chung, có biện pháp kiểm tra thường xuyên.
2. Đối với vùng nông thôn, đồng bằng và trung dược sĩ:
- Phát động phong trào làm sạch các ruộng. Thường xuyên làm vệ sinh thôn xóm.
- Vận động nhân dân ăn chín, uống chín, diệt ruồi, muỗi, chuột.
- Vận động nhân dân xây dựng các công trình vệ sinh giếng nước, nhà tắm, hố xí 2 ngăn theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Y tế.
- Vận động nhân dân không nuôi chó, không thả lợn rông, không để trẻ em và gia súc ỉa đái trên mặt đường hay những nơi công cộng khác.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh và đặt quy tắc vệ sinh phòng dịch, chống ô nhiễm ở các cơ sở chăn nuôi tập thể, cac nơi chế biến phân, các lò sát sinh, các kho thực phẩm, các kho chứa thuốc trừ sâu.
3. Đối với vùng kinh tế mới: Cần có quy hoạch xây dựng bản làng theo nếp sống mới, bảo đảm đủ các công trình vệ sinh ngay từ khi mới đến.
4. Đối với miền núi:
- Cũng như đối với đồng bằng và trung dược sĩ, vận động nhân dân ăn chín, uống chí, diệt ruồi, muỗi, chuột, phát động phong trào ‘sạch bản- tốt đồng” thường xuyên phát quang và làm vệ sinh bản làng.
- Vận động dời chuồng gia súc xa nhà, không ỉa xuống suối; tuỳ theo điều kiện thực tế từng nơi mà làm hố xí 2 ngăn như miền xuôi hoặc hố xí chìm.
- Bài trừ mê tín dị đoan, đau yếu phải tìm đến y tế.
- Vận động phụ nữ khám thai và đến đẻ ở bệnh viện hay trạm y tế.
- Vận động nhân dân tiêm chủng phòng ngừa hàng năm, tiếp tục đến cùng công tác tiêu diệt bệnh sốt rét.
- Ngoài những nội dung trên, tuỳ đặc điểm của từng vùng về kinh tế, văn hoá, tuỳ đối tượng mà tuyên truyền vận động các vấn đề khác như vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi giải trí sau những ngày làm việc khẩn trương, đặc biệt là rèn luyện thân thể nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ và sức dẻo dai trong lao động.
5. Vận động sinh đẻ có kế hoạch để có điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Hai ngành y tế và văn hoá cần phối hợp chặt chẽ với đoàn thể phụ nữ, với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp để tuyên truyền vận động tích cực và kiên trì thực hiện chủ trương này.
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN.
1. Như trên đã nói cuộc vận động thực hiện nếp sống mới nói chung và cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh nói riêng là những cuộc vận động lâu dài, liên quan đến mỗi tầng lớp xã hội, do đó phải được lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và chính quyền các cấp. Hai ngành văn hoá và y tế là tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, đồng thời là cơ quan trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Sau khi cấp uỷ và chính quyền đã có chủ trương, hai ngành phải cùng nhau bàn bạc và thống nhất về nội dung, tận dụng mọi lực lượng, xây dựng một kế hoạch công tác cụ thể thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, hết sức tránh chồng chéo và tràn lan, ít hiệu quả.
2. Khi xây dựng quy ước nếp sống mới của từng vùng, từng khu vực, hai ngành cần có sự phối hợp nghiên cứu tình hình để có nội dung thích hợp với từng nơi, đặt yêu cầu vệ sinh thành một yêu cầu thi đua xây dựng xã và các đơn vị cơ sở của Nhà nước.
3. Hai ngành cũng cần có sự phối hợp về mặt bồi dưỡng cán bộ xây dựng nếp sống mới, về ngân sách tuyên truyền, về mặt chỉ đạo điển hình.
Tổ chức phổ biến và thảo luận nghiêm chỉnh trong nhân dân, công nhân, viên chức các cơ quan Nhà nước bản điều lệ vệ sinh đã ban hành theo Nghị định số 194-CP ngày 31-12-1964 và các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế..., Bộ Công an của liên bộ Y tế - Thể dục thể thao.
4. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành có liên quan như y tế, công trình thị chính, văn hoá, giáo dục, công an phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ thực hiện các điều lệ và thông tư trên, hàng năm có kế hoạch cụ thể, sau mỗi năm có kiểm điểm rút kinh nghiệm để dần dần đưa những công tác này vào nền nếp vững chắc.
Từng thời kỳ, hai ngành cùng có sự phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; động viên khen thưởng kịp thời.
Liên Bộ Văn hoá và Y tế yêu cầu Ủy ban hành chính các cấp, các Sở, Ty Văn hoá và y tế có kế hoạch cụ thể thực hiện thông tư này với tinh thần nghiêm chỉnh, có kế hoạch để tưng bước đưa cuộc vận động nếp sống mới nói chung và nếp sống vệ sinh phòng bệnh nói riêng của chúng ta và nền nếp, đáp ứng yêu cầu vì sức khoẻ nhân dân trong những điều kiện mới vì nhiệm vụ và lao động của giai đoạn cách mạng hiện nay.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ | Q. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
File gốc của Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1975 về việc chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh trong cuộc vận động xây dựng nếp sống mới do Bộ Y tế và bộ Văn hoá ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1975 về việc chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh trong cuộc vận động xây dựng nếp sống mới do Bộ Y tế và bộ Văn hoá ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá, Bộ Y tế |
Số hiệu | 2-TT/LB |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Hoàng Minh Giám, Vũ Văn Cẩn |
Ngày ban hành | 1975-01-14 |
Ngày hiệu lực | 1975-01-29 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Đã hủy |