BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09-BYT/TT | Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 1980 |
Nghị quyết số 15 - CP ngày 14 tháng 1 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ đã nêu phương hướng cải tiến mạng lưới y tế các ngành là:"từng bước vững chắc thực hiện thống nhất quản lý các cơ sở y tế thuộc các ngành khác vào ngành y tế ..." và có quy định:"... Ở các xí nghiệp mà giao thông không thuận tiện, xa các bệnh viện thì trạm y tế xí nghiệp được phép có một số giường bệnh, giường đẻ để phục vụ kịp thời, tại chỗ sức khoẻ của công nhân, viên chức. Các giường này được hưởng tiêu chuẩn giường bệnh viện".
Căn cứ vào phương hướng nói trên, việc phát triển giường bệnh, giường lưu ở trạm y tế cơ sở cần theo hướng:
Tăng giường bệnh, giường lưu ở các cơ sở do ngành y tế quản lý;
Giảm dần số giường bệnh, giường lưu ở các cơ sở chữa bệnh còn đang do các ngành khác quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận vào ngành y tế sau này và vẫn bảo đảm số giường bệnh và giường lưu theo yêu cầu của các ngành.
Tuy nhiên do khó khăn thực tế hiện trong một thời gian ngắn phát triển, mở rộng được các phòng khám bệnh, các giường bệnh tại các cơ sở điều trị của địa phương, cho nên các xí nghiệp, trường học còn gặp nhiều khó khăn trong việc khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên, học sinh.
Sau khi đã thống nhất với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ban tổ chức của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Nội thương, Bộ Y tế ra thông tư hướng dẫn thống nhất việc tổ chức giường bệnh tại trạm y tế xí nghiệp, trường học như sau.
I. NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ PHỤC VỤ GIƯỜNG BỆNH
1. Nhiệm vụ:
Ngoài nhiệm vụ cơ bản của trạm y tế cơ sở đã ghi trong nghị quyết số 15 - CP và 10 nhiệm vụ trước mắt trong văn bản số 1386 - BYT/TC, các giường bệnh của trạm y tế được quy định làm các nhiệm vụ:
a. Cấp cứu tuyến một (đối với các trạm ở xa bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, giao thông không thuận tiện);
b. Săn sóc, theo dõi, điều trị các bệnh nhân bị bệnh cấp tính, tai nạn đột cấp của bệnh mãn tính nhẹ song cần phải được điều trị nội trú; điều trị tiếp những bệnh nhân do bệnh viện tuyến trên giới thiệu về vì thiếu giường bệnh;
c. Tổ chức cách ly, săn sóc, theo dõi điều trị số bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm nhẹ chưa đến mức chuyển vào bệnh viện điều trị nhưng cần phải cách ly, theo dõi điều trị để đề phòng biến chứng;
d. Đỡ đẻ thường (đối với các trạm y tế đóng xa các cơ quan đỡ đẻ của ngành y tế ở địa phương).
Với nội dung hoạt động được quy định trên đây, trạm y tế có giường bệnh phải phấn đấu thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, hạ thấp ngày điều trị trung bình, hạn chế việc chuyển bệnh nhân không đúng tuyến lên bệnh viện; ngược lại, phải phát hiện kịp thời để đưa đi cấp cứu, điều trị những bệnh thuộc quy định của tuyến trên, tuyệt đối không được điều trị tại trạm những bệnh nhân vượt khả năng điều trị của trạm.
2. Tổ chức:
Giường bệnh của trạm y tế cơ sở là một bộ phận trong trạm, không tổ chức thành một đơn vị riêng biệt như bệnh xá, trạm xá trước đây và do trưởng trạm y tế trực tiếp quản lý chỉ đạo.
Căn cứ vào nghị quyết số 15 - CP, tất cả các giường lưu có chế độ giường bệnh xá, giường trạm xá đều thống nhất tên gọi là giường bệnh và phải được ghi thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Các giường bệnh này hiện nay chỉ đặt ra đối với các xí nghiệp, nhà máy, công trường, lâm trường, công ty, đoàn, đội thăm dò khảo sát và các tổ chức có tính chất hoạt động kinh doanh sản xuất tương đương, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, nghiệp vụ, đào tạo công nhân trực thuộc trung ương đóng tại địa phương (dưới đây gọi tắt là xí nghiệp, trường học trung ương).
Để phù hợp với khả năng, nhiệm vụ và quy mô tổ chức quản lý giường bệnh trong một trạm y tế, số lượng giường bệnh quy định ít nhất là 5 giường, nhiều nhất không quá 25 giường; khoảng 200 cán bộ, công nhân viên của xí nghiệp được có một giường bệnh, khoảng 300 học sinh và cán bộ, công nhân viên của trường học được có một giường bệnh. Các đơn vị đặc biệt đóng tập trung ở nơi xa xôi hẻo lánh, quá xa cơ sở y tế tuyến trên, giao thông không thuận tiện, việc vận chuyển cấp cứu khó khăn, nếu được Sở, Ty y tế địa phương xác nhận cần ưu tiên có giường bệnh thì được căn cứ vào số gia thuộc đi theo cán bộ, công nhân viên, học sinh của đơn vị đó và yêu cầu cấp cứu của nhân dân sở tại để có thêm một vài giường bệnh trong biên chế như thông tư số 42 - BYT/TT ngày 6 tháng 11 năm 1976 đã hướng dẫn.
3. Biên chế:
Ngoài số biên chế làm nhiệm vụ cơ bản của trạm y tế đã được quy định trong thông tư số 14 - BYT/TT (hoặc phòng khám bệnh đa khoa khu vực đã được quy định trong thông tư số 15-BYT/TT), các giường bệnh nói trên được có thêm biên chế phục vụ giường bệnh tính theo tỷ lệ 0,5 biên chế cho một giường bệnh. Biên chế này chủ yếu dành cho việc phục vụ chuyên môn kỹ thuật điều trị; vì vậy, việc tổ chức phục vụ hậu cần phải dựa vào tổ chức hậu cần phục vụ chung của đơn vị như hành chính quản trị, cấp dưỡng, bếp ăn, ... để gọn nhẹ biên chế cho trạm.
Ở những đơn vị xí nghiệp, trường học được duyệt có chỉ tiêu giường bệnh thì toàn bộ biên chế của trạm (bao gồm biên chế của trạm làm nhiệm vụ tuyến y tế cơ sở và biên chế phục vụ giường bệnh) được thống nhất tính vào biên chế sự nghiệp y tế của ngành đó.
Mặc dù được có giường bệnh nhưng trạm y tế vẫn là tuyến y tế cơ sở, phải lấy nhiệm vụ cơ bản được ghi trong nghị quyết số 15 - CP và 10 nhiệm vụ trước mắt của trạm y tế xí nghiệp, cơ quan, trường học ghi trong văn bản số 1386-BYT/TC ngày 24 tháng 4 năm 1978 làm nhiệm vụ hàng đầu. Tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, quản lý sức khoẻ từng người trong đơn vị, tăng cường điều trị ngoại trú thông thường tại nhà. Các trạm y tế có giường bệnh tuyệt đối không được sử dụng tập trung dồn tất cả biên chế của trạm vào công tác điều trị.
1. Điều kiện:
a. Phải chính thức có trạm y tế được thành lập như quy định trong thông tư.............
b. Phải có y, bác sĩ điều trị và có biên chế phục vụ giường bệnh (ngoài số biên chế làm nhiệm vụ cơ bản của một trạm y tế thông thường);
c. Phải có nhà cửa, trang thiết bị để triển khai giường bệnh;
d. Phải làm đẩy đủ thủ tục đăng ký xin chỉ tiêu giường bệnh để được chính thức ghi vào chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước hàng năm.
2. Thủ tục đăng ký:
a. Căn cứ vào các điều kiện và tiêu chuẩn số lượng cán bộ, công nhân viên, học sinh đã nói ở mục I, đơn vị đóng ở địa phương nào trực tiếp đăng ký với Sở, Ty y tế địa phương nơi đó;
b. Sở, Ty y tế địa phương xem xét có thực sự cần phải có giường bệnh không, nếu thực sự cần thiết thì sau khi kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn, Sở, Ty y tế phải có văn bản thoả thuận và xác nhận cho đơn vị. Nội dung xác nhận phải ghi rõ:
- Xét về mặt chuyên môn nghiệp vụ y tế, số giường bệnh cần thiết là bao nhiêu,
- Đơn vị xin giường bệnh thuộc loại đơn vị đóng ở nơi xa xôi hẻo lánh, xa cơ quan y tế tuyến trên của ngành y tế địa phương hay thuộc đơn vị đóng tập trung nhưng ngành y tế địa phương không có khả năng đảm nhiệm vì các cơ sở y tế địa phương đóng gần đó còn thiếu giường bệnh hoặc chưa có điều kiện tổ chức, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực.
- Hình thức tổ chức (trạm y tế có giường bệnh hay phòng khám bệnh có giường bệnh), thoả thuận phân công quản lý và quy định tuyến trên chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ và điều trị là tổ chức nào.
3. Trình tự lập kế hoạch giường bệnh hàng năm:
a. Đơn vị phải gửi báo cáo kèm theo nội dung xác nhận của Sở, Ty y tế địa phương về Bộ chủ quản của đơn vị để Bộ chủ quản lập kế hoạch kinh phí và biên chế cho trạm y tế có giường bệnh thống nhất với Bộ Y tế trình Nhà nước xét duyệt theo kế hoạch hàng năm;
b. Hàng năm, Sở, Ty y tế cũng có trách nhiệm theo dõi tổng hợp số giường đã xác nhận, thoả thuận cho các xí nghiệp, trường học của các ngành ở trung ương đóng tại địa phương và báo cáo về Bộ Y tế cùng một lần với kế hoạch giường bệnh của địa phương;
c. Sau khi đã được ghi thành chỉ tiêu giường bệnh chính thức của Nhà nước, Bộ Y tế sẽ thông báo kế hoạch đó cho từng Bộ để Bộ đó giao lại chỉ tiêu cho từng đơn vị trực thuộc; đồng thời, Bộ Y tế cũng thông báo cho các Sở, Ty y tế để theo dõi và chỉ đạo thực hiện.
Căn cứ vào quyết định số 15 - CP của Hội đồng Chính phủ và sự thoả thuận của Bộ Tài chính tại công văn số 241 - HCVX tháng 9 năm 1979, các giường bệnh nói trong thông tư này được tính theo định mức của giường bệnh viện (tuyến thấp nhất là bệnh viện huyện).
Đối với trạm y tế có giường bệnh, kinh phí nói trên không bao gồm khoản định mức y, dược phí cho cán bộ, công nhân viên quy định trong quyết định số 91 - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung cụ thể về định mức chi tiêu Bộ Tài chính thoả thuận sẽ có văn bản hướng dẫn thêm.
Thông tư này quy định thống nhất hình thức tổ chức tên gọi giường bệnh tại trạm y tế xí nghiệp, trường học trực thuộc trung ương đóng tại địa phương nhằm tiếp tục triển khai việc củng cố, tăng cường các trạm y tế thuộc tuyến y tế cơ sở theo tinh thần quyết định số 91 - TTg và nghị quyết số 15 - CP của Hội đồng Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Các giường bệnh quy định trong thông tư này phải được ghi thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và được hưởng tiêu chuẩn giường bệnh viện (tương đương giường bệnh viện huyện). Ngoài ra, các trạm y tế nào không được tổ chức giường bệnh, nếu còn duy trì một số giường lưu để theo dõi bệnh nhân trong một thời gian ngắn trước khi gửi lên tuyến trên thì vẫn sử dụng kinh phí y, được phí thông thường cho cán bộ, công nhân viên quy định trong quyết định số 91 - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Những giường lưu này không nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và không có định mức kinh phí.
Bộ Y tế trân trọng đề nghị các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phổ biến rộng rãi và kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, quan hệ chặt chẽ với các Sở, Ty y tế địa phương nhanh chóng củng cố các trạm y tế cơ sở và chỉ cho tổ chức giường bệnh tại trạm ở những nơi thật sự cần thiết, tránh làm ồ ạt, tràn lan.
Bộ cũng yêu cầu các Sở, Ty y tế phải chú ý tới mạng lưới trạm y tế xí nghiệp, trường học trực thuộc trung ương đóng tại địa phương, phải hết sức thận trọng trong việc xác nhận số giường bệnh cho các đơn vị cần thiết phải có, theo dõi và tạo điều kiện để đơn vị triển khai nhanh chóng các giường bệnh đã được ghi trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
Trước mắt, Sở, Ty y tế cần tổ chức phổ biến, hướng dẫn thủ tục đăng ký giường bệnh nói trong thông tư này cho các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương để kịp điều chỉnh, bổ sung vào kế hoạch năm 1980.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và bổ sung cho các thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính số 32 - TT/LB ngày 24 tháng 12 năm 1974, thông tư số 42-BYT/TT ngày 6 tháng 11 năm 1976, thông tư số 14-BYT/TT ngày 9 tháng 5 năm 1977 và thông tư số 15-BYT/TT ngày 17 tháng 5 năm 1977 của Bộ Y tế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, các ngành, của Uỷ ban nhân dân và Sở, Ty y tế phản ảnh về Bộ Y tế nghiên cứu bổ sung hoặc kiến nghị Nhà nước giải quyết.
| Hoàng Đình Cầu (Đã ký) |
File gốc của Thông tư 09-BYT/TT-1980 hướng dẫn tổ chức giường bệnh tại trạm y tế xí nghiệp, trường học theo Nghị quyết 15-CP năm 1975 do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 09-BYT/TT-1980 hướng dẫn tổ chức giường bệnh tại trạm y tế xí nghiệp, trường học theo Nghị quyết 15-CP năm 1975 do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 09-BYT/TT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Hoàng Đình Cầu |
Ngày ban hành | 1980-06-25 |
Ngày hiệu lực | 1980-06-25 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Đã hủy |