CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1996 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16-CP NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1996 QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.-
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, bao gồm:
a. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
b. Vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan;
c. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác (dưới đây gọi chung là hàng hoá, vật phẩm) và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam;
d. Hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới Việt Nam chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 4.-
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c. Buộc thiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu xét hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính về hải quan thì xử phạt theo quy định của Nghị định này; thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới về hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 5.- Những trường hợp bất khả kháng:
1. Hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bất khả kháng, nếu khai báo đầy đủ với hải quan thì không bị xử phạt, nhưng trong vòng 30 ngày phải đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mọi trường hợp không khai báo đều bị xử phạt theo điểm i Khoản 6 Điều 12 Nghị định này.
2. Việc nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu sẽ không bị xử phạt khi người gửi hàng đã khai báo đầy đủ trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và trước khi phương tiện vận tải hàng hoá, vật phẩm được hoàn thành thủ tục nhập cảnh. Quy định tại khoản này không áp dụng đối với hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
Điều 6.- Vi phạm quy định về thời gian khai báo, làm thủ tục hải quan:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đền 200.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Không thực hiện đúng thời gian đã đăng ký làm thủ tục hải quan;
b. Không đến khai báo để làm thủ tục hải quan đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Không đến làm thủ tục hải quan sau 45 ngày, kể từ ngày phương tiện vận chuyển hàng hoá, vật phẩm đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh;
b. Để quá thời hạn 10 ngày không tái xuất hàng hoá, vật phẩm buộc phải tái xuất.
Điều 7.- Vi phạm quy định về niêm phong và áp tải hải quan:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Niêm phong hải quan không còn nguyên vẹn khi xuất trình đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan;
b. Không bảo quản nguyên vẹn niêm phong kho hàng hoá, bao gói, đồ vật, phương tiện vận tải đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển phương tiện vận tải, hàng hoá, vật phẩm do Hải quan áp tải.
Điều 8.- Vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cư dân trong khu vực biên giới có một trong các vi phạm sau đây:
a. Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không đúng tuyến đường và cửa khẩu quy định;
b. Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không thuộc diện Nhà nước cho phép được trao đổi;
c. Mang hàng hoá, vật phẩm trao đổi qua biên giới vượt định lượng Nhà nước quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số hàng hoá, vật phẩm mang qua biên giới vượt tiêu chuẩn quy định có trị giá trên 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người không phải là cư dân trong khu vực biên giới, lợi dụng quy định về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới để xuất khẩu, nhập khẩu trái phép.
5. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều này ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 9.- Vi phạm quy định tiêu chuẩn hành lý, quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hành lý, quà biếu vượt quá tiêu chuẩn Nhà nước quy định mà số lượng vượt tiêu chuẩn thuộc diện hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch, giấy phép hoặc kế hoạch định hướng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá tương đương 10.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm sau ngày có hiệu lực của quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trái với các quy định khác về xuất khẩu, nhập khẩu.
b. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá trên 20.000.000 đồng.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm điểm c khoản 3 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 10.- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế không có giấy phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế thuộc loại Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
3. Vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tái xuất vật phẩm là tài sản di chuyển hoặc tài sản thừa kế.
Điều 11.- Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Người không có nhiệm vụ tự ý lên, xuống phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra hải quan.
b. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam không dừng đúng các địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Tự ý cặp mạn tàu, thuyền và phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan;
c. Trì hoãn hoặc gây khó khăn khi Hải quan yêu cầu mở nơi để hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; buồng máy, nơi làm việc và những khu vực khác của phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh để kiểm tra hải quan hoặc khám xét theo thủ tục hành chính.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
b. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam không đi đúng tuyến đường, cửa khẩu đã cho phép.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Tìm cách tẩu tán hoặc vứt bỏ hàng hoá, vật phẩm để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Ngăn cản việc bắt giữ, vận chuyển hoặc đánh tráo, tẩu tán tang vật vi phạm hành chính về hải quan đã bị phát hiện, bắt giữ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Ngoài việc phạt tiền, còn bị phạt bổ sung hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Buộc phải rời ngay phương tiện vận tải nếu vi phạm điểm a khoản 1 hoặc điểm a khoản 3 Điều này;
b. Buộc phải dừng phương tiện vận tải để Hải quan kiểm tra; buộc phải thực hiện yêu cầu kiểm tra của hải quan nếu vi phạm điểm b, khoản 1 và điểm b, c khoản 3 Điều này;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong vòng 30 ngày, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần những vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5, điểm a, b khoản 4 Điều này.
Điều 12.- Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Sửa đổi lược khai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá, vật phẩm khi phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh;
b. Từ chối hoặc trì hoãn việc xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc xác định tính hợp pháp của hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Tự ý chuyển nhượng không đúng quy định đối với hàng hoá, vật phẩm tạm nhập, tái xuất của đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan;
b. Tự ý sử dụng hàng hoá, vật phẩm được giao cho chủ hàng quản lý chờ làm thủ tục hải quan;
c. Không đưa đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển tiếp;
d. Chứa chấp, mua bán hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép;
g. Tự ý thay đổi bao bì hàng hoá, vật phẩm đã kiểm tra hải quan;
h. Đánh tráo hàng hoá, vật phẩm đã kiểm tra hải quan với hàng hoá, vật phẩm chưa kiểm tra hải quan.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng chất lượng ghi trong hợp đồng thương mại, gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái quy định về ưu đãi miễn trừ hải quan;
b. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái quy định của Nhà nước về viện trợ nhân đạo;
c. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngoài hợp đồng, lược khai hoặc vận tải đơn;
d. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng cấm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g. Trao đổi hàng hoá, vật phẩm trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
h. Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, cắt toa, tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
i. Không khai báo hải quan;
k. Chuyển nhượng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
Đối với vi phạm ghi tại điểm d, e, k khoản 6 của Điều này là vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan nào phát hiện và thụ lý đầu tiên thì cơ quan đó xử phạt.
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh.
8. Ngoài việc phạt tiền còn phải tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tạm đình chỉ làm thủ tục xuất khẩu; tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hoặc buộc tái xuất đối với một trong các vi phạm sau:
a. Tịch thu hàng hoá, vật phẩm nếu vi phạm quy định tại điểm b, d, e, h khoản 3; khoản 6, khoản 7 Điều này;
b. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 30 đến 90 ngày đối với một trong các vi phạm:
- Vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Vi phạm quy định tại điểm k, m khoản 6 Điều này;
c. Tạm đình chỉ làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đối với một trong các vi phạm:
- Vi phạm quy định tại điểm b, khoản 2, khoản 6 Điều này, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Vi phạm quy định tại điểm k, m khoản 6 Điều này;
d. Buộc tái xuất khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày, nếu vi phạm điểm e khoản 6 Điều này mà hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư, đã sử dụng hoặc công nghệ lạc hậu;
e. Buộc tái xuất khỏi Việt Nam trong vòng 7 ngày hoặc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm, nếu vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
9. Vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này có thể bị phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
10. Hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam quá thời hạn giao hàng theo hợp đồng Thương mại, mà người nhận hàng từ chối nhận hàng thì áp dụng mức phạt theo quy định tại khoản 5 Điều này và buộc phải đưa hàng ra khỏi Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức nhập khẩu ngoại hối không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần khoản 1 của Điều này.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối nhập khẩu, có trị giá tương đương 100.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức xuất khẩu ngoại hối không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, tịch thu từ 10% đến 20% số ngoại tệ xuất khẩu không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần khoản 5 của Điều này.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép mà cố tình giấu diếm thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều này, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung vào công quỹ.
Điều 14.- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 200.000 đồng khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam không khai báo Hải quan.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số lượng từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Nhập khẩu tiền Việt Nam không có nguồn gốc rõ ràng với số lượng trên 50.000.000 đồng;
b. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam sử dụng để thanh toán trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
4. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị phạt bổ sung hoặc buộc thực hiện các biện pháp sau đây:
a. Đình chỉ xuất khẩu;
b. Tịch thu số tiền là tang vật vi phạm nếu cố tình giấu diếm sự kiểm tra hải quan.
Điều 15.- Xúc phạm đe doạ nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc đe doạ nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 16.-
1. Đội trưởng các đội công tác nghiệp vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng.
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền dến 2.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật và phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại;
d. Tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
Điều 17.-
1. Đối với hành vi có mức phạt tiền trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ kèm theo tang vật đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt, đồng thời báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của hải quan nơi nào thì hải quan ở đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định này.
3. ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Thủ trưởng đơn vị bộ đội Biên phòng đóng tại địa điểm đó được quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Cơ quan Cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường khi phát hiện hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hàng hoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trái phép trên thị trường Việt Nam, thì xử phạt theo quy định tại điểm a, b, d, e khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 18.- Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính hoặc ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi cản trở việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
2. Thời hạn giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo nơi xa cửa khẩu, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 48 giờ. 3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Không được giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
Điều 19.- Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
1. Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, thành phố; Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này vắng mặt thì cấp Phó của họ được quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Điều 20.- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Những người quy định tại Điều 19 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, những người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại Điều 19 của Nghị định này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì ngoài trách nhiệm bồi thường, còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành niêm phong với sự có mặt của người vi phạm hoặc đại diện của họ hoặc chính quyền địa phương và người chứng kiến.
5. Đối với người Việt Nam, ngoại hối, các chất ma tuý và những đồ vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hưng hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và có thể lập hội đồng tổ chức bán các tang vật đó theo quy định hiện hành, tiền thu được nộp vào kho bạc Nhà nước.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền quyết định tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tang vật hoặc tiền đã tổ chức bán tang vật trong thời gian tạm giữ cho đương sự.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Điều 21. Khám người theo thủ tục hành chính:
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định người đó cất giấu trong người các đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người có thẩm quyền được quy định tại Điều 19 của Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Nhân viên hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính, khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám người ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ. Nhân viên Hải quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư Hải quan và thông báo quyết định cho người đó biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
Điều 22.- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Các trường hợp khám phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế, phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Trong trường hợp có cơ sở để khẳng định phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng trên có chứa đựng hàng hoá thuộc danh mục mà Chính phủ Việt Nam cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu thì phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Khi xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức quảng cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Quyết định xử phạt phải giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và nơi thu tiền xử phạt.
Điều 24.- Lập biên bản vi phạm hành chính:
- Khi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định này thì phải kịp thời lập biên bản và trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt thì biên bản và các hồ sơ liên quan phải được gửi kịp thời đến cấp có thẩm quyền.
- Hình thức, nội trung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1. Khi cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhiều hành vi quy định trong Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt phải xác định mức phạt đối với từng hành vi vi phạm, sau đó cộng các mức phạt lại thành mức phạt chung của vụ vi phạm. Nếu trong các hành vi đó có mức phạt tiền vượt thẩm quyền thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để quyết định.
2. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
4. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hình thức và nội dung quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26.- Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu đối với các vụ vi phạm xảy ra tại địa phương nào thì Cục Hải quan chuyển giao cho Sở Tài chính vật giá tại địa phương đó. Đối với những tang vật, phương tiện bị tịch thu tại những cửa khẩu biên giới xa xôi, đường vận chuyển khó khăn hoặc là loại hàng hoá mau hỏng, khó bảo quản thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện tại địa bàn đó.
Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện vi phạm nộp vào Kho bạc Nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí lưu kho, bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển, giám định, xác minh, xử lý đối với từng trường hợp vi phạm.
2. Việc giải quyết tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ, tính mạng con người và môi trường sống; hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 52 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 27. - Xử lý đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam hay tái xuất:
1. Hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá thời hạn 60 ngày kể từ sau thời hạn cuối cùng phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì làm thủ tục sung công quỹ Nhà nước.
2. Mọi trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam, nếu quá thời hạn quy định trong quyết định xử phạt mà đương sự không thực hiện sẽ bị sung công quỹ.
Điều 28.- Xử lý đối với hàng hoá, vật phẩm vô chủ, tang vật vi phạm là đối tượng chịu thuế:
1. Đối với hàng hoá tang vật vi phạm phát hiện được qua khám xét mà không có người nhận, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trôi dạt, vứt bỏ và những trường hợp khác không xác định được chủ sở hữu, người có thẩm quyền xử phạt quyết định thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu không có người đến nhận thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hàng hoá là tang vật vi phạm bị xử phạt nếu thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiền phạt chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 29.- Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
2. Cá nhân, tổ chức khi đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế chấp hành.
Điều 30.- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, thực hiện theo các biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ tiền lương, thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản Ngân hàng;
b. Kê biên và thu giữ tài sản có trị giá tương ứng với số tiền phạt;
c. Tạm đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho tới khi thi hành xong quyết định xử phạt.
2. Cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm, đồng thời là cấp ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế.
3. Các đơn vị quản lý, kinh doanh có cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành quyết định xử phạt, khi Hải quan yêu cầu thì các đơn vị này có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều này.
Các cơ quan Tài chính, Ngân hàng, Lực lượng cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế của Hải quan.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 31.- Khiếu nại việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính:
1. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 của Nghị định này thì cá nhân tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp này.
2. Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Điều 32.- Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người ra quyết định xử phạt trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại đó là quyết định cuối cùng.
3. Khiếu nại đối với quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được gửi cho chính người đã ra quyết định xử phạt để giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thì có quyền gửi khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét, kết luận, trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, đồng thời thông báo kết luận của mình cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, nếu nhất trí với kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thay đổi quyết định xử phạt. Quyết định này là quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh không đồng ý với kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định xử lý về khiếu nại. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.
4. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
5. Người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì có thể quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý về quyết định bồi thường, bồi hoàn thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
6. Mọi khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan được áp dụng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 35.-
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 1996 và thay thế Nghị định 232/HĐBT ngày 25 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
Hướng dẫn
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung ... Điều 13, 14 của Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 dưới đây gọi tắt là Nghị định 54 và Nghị định 16.
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 ... Nghị định 16:
Điều 13. Vi phạm quy định về ngoại hối, vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Khi xuất cảnh:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo ngoại hối, vàng theo quy định của pháp luật có giá trị tương đương từ 10.000.000 đồng trở lên.
2. Khi nhập cảnh:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối, vàng có giá trị tương đương từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối, vàng, có giá trị tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo ngoại hổi, vàng theo quy định của pháp luật có giá trị tương đương từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 điều này nếu có tình tiết tăng nặng, hoặc số lượng ngoại tệ không khai báo có giá tri tương đương từ 50.000 đồng Việt Nam trở lên mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sau khi xử phạt theo quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu số ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp thì được trả lại. trường hợp không có nguồn gốc hợp pháp thì tịch thu sung công quỹ.
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
18- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:
a/ Ngoại hối theo quy định tại Điều 13 Nghị định 16/CP được hiểu là kim khí quý và các loại tiền nước ngoài (ngoại tệ) còn có hiệu lực lưu hành, các loại giấy tờ có giá trị chuyển đổi, thanh toán, theo quy định của pháp luật, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải khai báo hải quan.
b/ Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng lớn tương đương 5 triệu đồng Việt nam trở lên đều bị xử phạt.
c/ Khi vi phạm khoản 4 Điều 13 mà số ngoại hối khai khống tương đương 100 triệu đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
d/ Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền theo quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định 16/CP, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ, trừ số ngoại hối theo quy định của pháp luật được miễn khai báo hải quan.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
20. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:
a. Ngoại hối theo quy định tại Điều 13 Nghị định 16/CP được hiểu là kim khí quý và các loại tiền nước ngoài (ngoại tệ) còn có hiệu lực lưu hành, các loại giấy tờ có giá trị chuyển đổi, thanh toán theo quy định của pháp luật, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải khai báo hải quan.
Đối với kim khí quý không phải là tư trang mang trên người, nếu không khai báo đều bị xử phạt theo điểm i khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
b. Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng tương đương 5 triệu đồng Việt Nam trở lên đều bị xử phạt.
c. Khi vi phạm khoản 4 Điều 13 mà số ngoại hối khai khống tương đương 100 triệu đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
d. Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền theo quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định 16/CP, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ, trừ số ngoại hối theo quy định của pháp luật được miễn khai báo hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
18- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:
a) Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng lớn tương đương 5.000.000 đồng Việt Nam trở lên đều bị xử phạt.
b) Khi vi phạm khoản 4 Điều 13 Nghị định mà số ngoại hối khai khống tương đương 100.000.000 đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền theo quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ, trừ số ngoại hối theo quy định của pháp luật được miễn khai báo hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
19- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:
a/ Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng lớn tương đương 5.000.000 đồng Việt Nam trở lên đều bị xử phạt.
b/ Vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định16/CP sửa đổi, bổ sung mà số ngoại hối khai khống tương đương 100.000.000 đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
c/ Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếm bằng các hình thức tinh vi nhằm mục đích đối phó với việc kiểm tra Hải quan, để khi Hải quan tiến hành kiểm tra khó phát hiện được thì ngoài việc phạt tiền theo quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung công quỹ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
19. Vi phạm quy định về ngoại hối, vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh.
a. Các trường hợp khai khống ngoại hối, vàng có số lượng lớn tương đương từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên đều bị xử phạt.
b. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định mà số ngoại hối, vàng khai khống tương đương từ 100.000.000 đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
c. Vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định, sau khi xử phạt, nếu ngoại hối, vàng có nguồn gốc hợp pháp thì được trả lại, trường hợp ngoại hối, vàng không có nguồn gốc hợp pháp thì tịch thu sung công quỹ. Xác định nguồn gốc ngoại hối, vàng hợp pháp thực hiện theo điểm 20c Mục II Thông tư này.
Hướng dẫn
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung ... Điều 13, 14 của Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 dưới đây gọi tắt là Nghị định 54 và Nghị định 16.
...
5. Sửa đổi, bổ sung ... Điều 14 Nghị định 16:
...
Điều 14. Vi phạm quy định về tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật với số lượng từ 10.000.000 đồng Việt Nam đến 20.000.000 đồng Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật với số lượng từ trên 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Sau khi xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, nếu số tiền có nguồn gốc hợp pháp thì được trả lại. trường hợp không có nguồn gốc hợp pháp thì bị tịch thu sung công quỹ.
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
19- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt nam.
a/ Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/CP không có tình tiết tăng nặng, tang vật vi phạm dưới 10 triệu đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
b/ Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu.
c/ Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
21. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam.
a. Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/CP không có tình tiết tăng nặng, tang vật vi phạm dưới 10 triệu đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
b. Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu.
c. Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
20- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam:
a/ Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung không có tình tiết tăng nặng, tang vật vi phạm dưới 10.000.000 đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
b/ Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu.
c/ Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
20. Vi phạm quy định về tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh:
a. Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định có tình tiết giảm nhẹ, tang vật vi phạm dưới 10.000.000 đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Nếu có tình tiết tăng nặng thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà phạt tiển từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b. Vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định nếu tang vật vi phạm là tiền Việt Nam không có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu sung công quỹ số tang vật đó.
c. Việc xác định nguồn gốc ngoại hối, đồng Việt Nam hợp pháp hay không hợp pháp căn cứ vào hồ sơ vụ việc, tuỳ từng trường hợp cụ thể và phải dựa vào một trong các giấy tờ sau để xác định:
- Xác nhận của Ngân hàng về số ngoại hối, vàng, đồng Việt Nam được rút ra từ Ngân hàng đó.
- Thu nhập từ lương và các khoản thu nhập khác.
- Thừa kế.
- Hoá đơn thanh toán mua bán hàng hoá.v.v...
Trong quá trình thực hiện Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 và các Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998, Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/CP, còn có những nội dung quy định trong Nghị định chưa được hiểu thống nhất, dẫn tới những khó khăn trong quá trình thực hiện, như những quy định sau đây:
- Đối với những trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng quy định tại điểm k, khoản 5 điều 12a của Nghị định.
- Việc xác định nguồn gốc ngoại hối, vàng hợp pháp hay không hợp pháp quy định tại khoản 3, điều 13 Nghị định.
Để hiểu và áp dụng thống nhất những quy định trên, Tổng cục Hải quan đã dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm 13b, điểm 20c phần II Thông tư số 08/2000/TT-TCHQ ngày 20/11/2000 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.
...
2/ Sửa đổi, bổ sung điểm 20c, phần II Thông tư số 80/2002/TT-TCHQ như sau:
Thay thế điểm 20c bằng nội dung hướng dẫn sau đây:
"Việc xác định nguồn gốc ngoại hối, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng Việt Nam (sau đây gọi chung là ngoại hối) hợp pháp hay không hợp pháp phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc để xem xét, đánh giá. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, phải đưa vào một trong các cơ sở sau đây để xác định:
- Xác nhận của Ngân hàng về ngoại hối được rút ra từ tài khoản tại Ngân hàng.
- Ngoại hối từ nước ngoài đem vào Việt Nam có khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập cảnh.
- Ngoại hối có được do thu nhập từ lương và các khoản thu khác bằng ngoại tệ.
- Ngoại hối có được do tiền công lao động, tiền hoa hồng thông qua các dịch vụ thương vụ được tổ chức cá nhân chi trả xác nhận.
- Ngoại hối có được do thừa kế, phân chia tài sản thừa kế mà tài sản chưa được phát mại, trong đó người có nhu cầu sử dụng đứng tên sở hữu đã trả tiền trước cho các thành viên khác tương ứng với mỗi phần thừa kế.
- Ngoại hối của người thân, bạn bè gửi nhờ mang hộ.
- Ngoại hối do được trả nợ.
- Ngoại hối có được do vay của người thân, bạn bè."
Đối với ngoại hối nhờ mang hộ, ngoại hối được trả nợ, ngoại hối vay mượn. ngoài việc xác nhận của người mang hộ, người trả nợ, người cho vay, phải chứng minh được ngoại hối đó có nguồn gốc hợp pháp.
Quy định như vậy mới đảm bảo quản lý được chặt chẽ và xử lý được các trường hợp phát sinh trong thực tế mà thời gian vừa qua do chưa có hướng dẫn cụ thể, khi xử lý đã dẫn tới nhiều khiếu kiện.
Hướng dẫn
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 và Điều 5 thuộc Chương I Nghị định số 16/CP.
1/ Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 1.
1- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan.
b) Vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan.
c) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác (dưới đây gọi chung là hàng hoá, vật phẩm) và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.
d) Hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, vật phẩm qua biên giới Việt Nam chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2- Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày 06 tháng 7 năm 1995.
3-Việc nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu sẽ không bị coi là vi phạm hành chính khi người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của người gửi hàng thông báo đầy đủ với cơ quan Hải quan trước khi Hải quan kiểm tra hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hàng hoá, vật phẩm là ma tuý, vũ khí, tài liệu phản động".
Hướng dẫn
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 và Điều 5 thuộc Chương I Nghị định số 16/CP.
...
2/ Điều 5 được bổ sung và chia thành hai điều như sau:16
"Điều 5a. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính:
Hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế khẩn thiết đều phải khai báo Hải quan theo quy định của pháp luật. phải đưa hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải đó ra khỏi Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
Điều 5b. áp dụng mức phạt tiền và hình thức phạt bổ sung.
1- Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền quy định đối với hành vi đó. nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền giảm xuống nhưng không được dưới mức tối thiểu của khung phạt tiền. nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng cao nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.
Việc xem xét áp dụng mức xử phạt cụ thể phải căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, theo nguyên tắc có lợi cho đương sự.
2- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp hành chính khác phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính".
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
1/ Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 6. Vi phạm các quy định về thời gian khai báo, làm thủ tục hải quan:
1- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục hải quan đúng thời hạn quy định của pháp luật.
2- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời gian đi và đến của phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
b) Tạm nhập, tái xuất. tạm xuất, tái nhập hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải không đúng thời gian ghi trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật".
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
5. Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 6 Nghị định là thời hạn quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
...
2/ Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về niêm phong và áp tải hải quan.
1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản nguyên vẹn niêm phong hải quan kho hàng hoá, hàng hoá, bao gói, vật phẩm, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý mở niêm phong hải quan hoặc di chuyển phương tiện vận tải, hàng hoá, vật phẩm do Hải quan áp tải hoặc quy định không được di chuyển khi niêm phong.
3- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý mở niêm phong hải quan để thay đổi chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá (eticket), vật phẩm mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tự ý tiêu thụ số hàng hoá, vật phẩm đã thay đổi thì ngoài việc phạt tiền còn phải hoàn lại số tiền tương ứng với trị giá hàng hoá, vật phẩm đã tự ý tiêu thụ.
4- Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này nếu dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử phạt theo các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu".
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
...
3/ Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 8 .Vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan.
b) Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không đúng tuyến đường và cửa khẩu quy định.
c) Mang qua biên giới không khai báo hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm mang vượt định lượng quy định của Nhà nước.
d) Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm thuộc diện Nhà nước không cho phép trao đổi.
2-Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số hàng hoá, vật phẩm mang qua biên giới vượt quá tiêu chuẩn quy định không khai báo hải quan có trị giá trên 10.000.000 đồng.
3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4- Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm.
Trường hợp hàng hoá, vật phẩm vi phạm gây ô nhiễm môi trường thì buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ".
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
6- a/ Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định 16/CP phải là cư dân thường trú trong khu vực biên giới. Cá nhân không phải là cư dân thường trú trong khu vực biên giới vi phạm quy định tại Điều 8 sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều này.
b/ Trị giá và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.
c/ Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới hình thức khác tại Cửa khẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Hải quan và pháp luật liên quan.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
8/a- Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính quy định tại Điều 8 Nghị định 16/CP phải là cư dân thường trú trong khu vực biên giới. Cá nhân không phải cư dân thường trú trong khu vực biên giới vi phạm quy định tại Điều 8 sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều này.
b. Giá trị và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.
c. Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới hình thức khác tại Cửa khẩu biên giới dường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Hải quan và pháp luật liên quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
8- Chủ thể "vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới", bao gồm cư dân khu vực biên giới và ngoài khu vực biên giới. Trị giá và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.
Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm dưới hình thức khác tại Cửa khẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Hải quan và pháp luật liên quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
8- Chủ thể vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới bao gồm: cư dân khu vực biên giới và ngoài khu vực biên giới. Trị giá và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới giữa Việt Nam và nước chung biên giới có quy định khác, thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.
Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm dưới hình thức khác tại Cửa khẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật liên quan.
Trường hợp cư dân biên giới mang ngoại hối (bao gồm cả tiền Việt Nam, vàng tiêu chuẩn quốc tế) qua biên giới vượt quá tiêu chuẩn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, không khai báo hải quan thì xử phạt theo quy định tại Điều 13, 14 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung được hướng dẫn xử lý tại điểm 19, 20 Phần II Thông tư này.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
8. Chủ thể vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới bao gồm: cư dân khu vực biên giới và ngoài khu vực biên giới. Trị giá và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm dưới hình thức khác tại Cửa khẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hải quan và pháp luật liên quan.
Trường hợp cư dân biên giới mang ngoại hối (bao gồn cả tiền Việt Nam, vàng) qua biên giới vượt quá tiêu chuẩn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, không khai báo hải quan thì xử phạt theo quy định tại Điều 13, 14 Nghị định, được hướng dẫn xử lý tại điểm 19, 20 Phần II Thông tư này.
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
...
4/ Điều 9 được sửa đổi và chia thành hai điều.
"Điều 9a. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu không đúng với khai báo hải quan.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái với quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.
3.Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị buộc đưa ra khỏi Việt Nam hoặc không được xuất khẩu số hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu trái quy định của Nhà nước. nếu tang vật, phương tiện vi phạm là hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì bị tịch thu.
4. Trường hợp người nhận quà biếu không được thông báo trước hoặc có nghi ngờ về nội dung thực của hàng hoá, vật phẩm mình được nhận thì được Hải quan cho xem hàng hoá trước khi khai báo hải quan, nếu người nhận quà biếu yêu cầu. Việc xem trước hàng hoá phải chịu sự giám sát của Hải quan.
Điều 9b. Vi phạm quy định về hành lý xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng theo quy định của khai báo hải quan.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hải quan khi xuất khẩu hành lý trái với các quy định của Nhà nước về chính sách xuất khẩu.
b) Không khai báo hải quan khi nhập khẩu hành lý mà Nhà nước cấm nhập khẩu.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này thì không được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào Việt Nam số hành lý trái quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc bị tịch thu nếu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu".
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
7- a/ Đối với vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định 16/CP, trong trường hợp hành lý, quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, có khai báo hải quan, là hàng hoá, vật phẩm khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu hoặc là hàng hoá không quản lý bằng hạn ngạch, kế hoạch định hướng, hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khác thì không xử phạt, nhưng người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá đó phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp không khai báo hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 11.1 Thông tư này. nếu là hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu thì kèm theo hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật.
- Trường hợp hàng hoá thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (không bao gồm vũ khí, chất nổ, ma tuý, tài liệu phản động) có khai báo hải quan thì không cho phép xuất khẩu, nhập khẩu. đối với hàng nhập khẩu thì buộc đưa ra khỏi Việt nam trong vòng 30 ngày, nếu không thực hiện thì xử lý theo Điều 27 Nghị định 16/CP.
- Trường hợp quà biếu nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn định lượng theo quy định của Nhà nước, sau khi thực hiện xong việc nộp phạt thì giải quyết hàng hoá theo hướng dẫn hiện hành về chế độ hành lý, quà biếu.
- Người nhận hàng quà biếu gửi qua đường bưu điện trước khi khai báo, nếu đề nghị thì được cơ quan Hải quan cho mở xem với sự giám sát của nhân viên Hải quan. Trong trường hợp đó, họ có thể được từ chối nhận những hàng hoá, vật phẩm nhất định mà không bị xử phạt. Hàng hoá, vật phẩm người nhận từ chối nhận sẽ bị sung công quỹ, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
b/ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm, văn hoá phẩm là hành lý, quà biếu thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhưng không mang tính chất kinh doanh hoặc không có tình tiết tăng nặng thì xử phạt theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 9 Nghị định 16/CP. Các trường hợp vi phạm khác, nếu tang vật vi phạm là văn hoá phẩm đều bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
9/a- Đối với vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định 16/CP, trong trường hợp số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, có khai báo hải quan, là hàng hoá, vật phẩm khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu hoặc là hàng hoá không quản lý bằng hạn ngạch, kế hoạch định hướng, hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khác thì không xử phạt, nhưng người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá đó phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp không khai báo hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo hướng dẫn tại điểm 13.1, 13.2, 13.4, Thông tư này.
b. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm, văn hoá phẩm thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhưng không mang tính chất kinh doanh hoặc không có tình tiết tăng nặng thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 16/CP. Các trường hợp vi phạm khác, nếu tang vật vi phạm là văn hoá phẩm đều bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
9- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 9a là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu bằng hình thức quà biếu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng, hàng hoá tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong trường hợp quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, có khai báo hải quan, là hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu, không quản lý bằng hạn ngạch, kế hoạch định hướng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khác thì không xử phạt. nhưng người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi đã kiểm tra hải quan mà người nhận quà biếu từ chối nhận, thì được phép đưa quà biếu đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự).
10- Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng quy định của khai báo hải quan (quy định trong nội dung tờ khai hải quan) mà không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 9b thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp hành lý xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, có khai báo hải quan là hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu thì xử lý như điểm 9 phần II Thông tư này.
Các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không mang tính chất quà biếu, hành lý thì xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu, hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì không được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu và không xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
9- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 9a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng. hàng hoá tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu. hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khác.
Trường hợp thực tế hàng hoá, vật phẩm (là quà biếu) khi kiểm tra đúng với khai báo hải quan nhưng người nhận từ chối nhận, hoặc trường hợp nhập khẩu quà biếu thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì yêu cầu người nhận quà biếu đó thông báo cho người gửi, người vận chuyển đưa vật phẩm, hàng hoá đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung. quá thời hạn không đưa ra thì hàng hoá, vật phẩm đó bị sung công quỹ hoặc bị tiêu huỷ.
10- Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng quy định về khai báo hải quan (quy định trong nội dung tờ khai hải quan) mà không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 9b Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không mang tính chất quà biếu, hành lý thì xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì không được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu và không xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
9. Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 9a Nghị định là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hành hoá, vật phẩm thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng. hàng hoá tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu. hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khác.
Trường hợp thực tế hàng hoá, vật phẩm khi kiểm tra đúng với khai báo hải quan nhưng người nhận từ chối nhận, hoặc trường hợp nhập khẩu quà biếu thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì yêu cầu người nhận quá biếu đó thông báo cho người gửi, người vận chuyển đưa vật phẩm, hàng hoá đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định. quá thời hạn không đưa ra thì hàng hoá, vật phẩm đó bị sung công quỹ hoặc bị tiêu huỷ.
- Quà biếu gửi theo đường bưu phẩm, bưu kiện hay chuyển phát nhanh có vi phạm mà cơ quan Bưu điện thay mặt chủ hàng làm thủ tục thì thực hiện theo điểm 2 Phần IV Thông tư liên tịch số 06/TTLT-TCBĐ-TCHQ ngày 11/12/1998 giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Bưu điện về việc làm thủ tục Hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, vật phẩm, hàng hoá xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh.
10. Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng quy định về khai báo hải quan (quy định trong nội dung tờ khai hải quan), mà không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 9b Nghị định thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 9b nói trên.
Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không mang tính chất quà biếu, hành lý thì xử theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.
Việc xác định hành lý xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép hay không, phải căn cứ vào văn bản về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, lấy đó làm cơ sở để xác định hành vi vi phạm "xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không có giấy phép theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 9b Nghị định.
Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì không cho phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không xử phạt.
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
...
5/ Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 10. Vi phạm quy định về tài sản di chuyển, tài sản thừa kế xuất khẩu, nhập khẩu:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế thuộc diện Nhà nước không cho xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Trong trường hợp tài sản di chuyển, tài sản thừa kế là ngoại tệ, kim khí quý, đá quý khi xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam".
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
8- Đối với vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định 16/CP nếu không xin được giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm là tài sản di chuyển, tài sản thừa kế, theo quy định của pháp luật phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải tái xuất hoặc đình chỉ xuất khẩu vật phẩm là tài sản di chuyển, thừa kế đó.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
10. Đối với vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định 16/CP nếu không xin được Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm là tài sản di chuyển, tài sản thừa kế, theo quy định của pháp luật phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải tái xuất hoặc đình chỉ xuất khẩu vật phẩm là tài sản di chuyển, thừa kế đó.
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
...
6/ Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan:
1- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Tự ý lên, xuống phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra hải quan.
b) Không dừng phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.
2- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về quản lý hải quan khi đưa tàu biển vận chuyển hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên các tuyến đường quốc tế vào trái cảng Việt Nam.
3- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Tự ý cặp mạn tàu, thuyền chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
b) Không chấp hành hiệu lệnh của Hải quan khi di chuyển phương tiện vận tải trong khu vực kiểm soát hải quan.
c) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá để Hải quan kiểm tra.
4- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Đưa vào khu vực kiểm soát hải quan hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực kiểm soát hải quan mà không đủ giấy tờ hợp pháp.
b) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép trong khu vực kiểm soát hải quan.
c) Điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định.
d) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong vận đơn không có lý do xác đáng.
5- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Tẩu tán hoặc vứt bỏ hàng hoá, vật phẩm để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hải quan.
b) Ngăn cản việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính của Hải quan hoặc đánh tráo, tẩu tán tang vật vi phạm hành chính về hải quan đã bị phát hiện, tạm giữ mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa, tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đang chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan.
6- Ngoài việc phạt tiền, còn bị phạt bổ sung hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Buộc rời khỏi phương tiện vận tải nếu vi phạm điểm a khoản 1. điểm a khoản 3 Điều này.
b) Buộc dừng phương tiện vận tải và thực hiện yêu cầu kiểm tra của Hải quan nếu vi phạm điểm b khoản 1. điểm b, c khoản 3 Điều này.
c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm b khoản 4. khoản 5 Điều này.
d) Tước quyền sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong vòng 30 ngày, nếu tái phạm quy định tại điểm a, c khoản 4 và khoản 5 Điều này".
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
9-
...
b/ Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định 16/CP bao gồm tất cả các phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11/
...
b. Phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, kể cả chuyển khẩu quy định tại Nghị định 16/CP bao gồm tất cả các phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11- Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
...
11.3) Khi phát hiện được hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hàng hoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trên thị trường Việt
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
11- Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
a/ Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, cập cảng không có trong hành trình của tàu, nhưng không khai báo hải quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999.
b/ Hàng hoá, vật phẩm không khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trong khu vực kiểm soát hải quan, không phải thuộc sở hữu của thuyền viên thì xử lý theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung. Trường hợp đủ căn cứ pháp lý xác định hàng hoá đó thuộc sở hữu của người điều khiển, người phục vụ hoặc hành khách trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, phục vụ cho chuyến đi của họ hoặc hàng hoá thuộc tiêu chuẩn hành lý thuyền viên thì xử phạt theo quy định tại Điều 9b Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
c/ Khi phát hiện được việc mua, bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm không đúng theo quy định của pháp luật hoặc có nguồn gốc nhập khẩu trái phép thì tùy tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà áp dụng mức phạt được quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 17. Điều 21 Nghị định 01/CP ngày 3/1/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. hoặc khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung. nếu có hành vi trốn thuế thì xử lý theo điểm 12.a dưới đây.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
11. Phương tiện vận tải chở hành hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
...
b. Hàng hoá, vật phẩm không khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trong khu vực kiểm soát hải quan:
- Trường hợp xác định hàng hoá, vật phẩm không thuộc hành lý của thuyền viên thì xử phạt theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định.
- Trường hợp xác định hành hoá đó thuộc hành lý của người điều khiển, người phục vụ hoặc hành khách trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, phục vụ cho chuyến đi của họ hoặc hàng hoá thuộc tiêu chuẩn hành lý thuyền viên thì xử phạt theo quy định tại Điều 9b Nghị định.
Hướng dẫn
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.
...
7/ Điều 12 được bổ sung, sửa đổi và chia thành 3 điều như sau:
"Điều 12a. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan.
1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Không xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc xác định tính hợp pháp của hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
b) Không đưa hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.
2- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, chuyển nhượng hàng hoá, vật phẩm thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan không đúng quy định.
b) Tự ý thay đổi bao bì hàng hoá, vật phẩm đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
c) Tự ý sử dụng hàng hoá, vật phẩm được giao chủ hàng quản lý chờ làm thủ tục hải quan.
3- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng nội dung giấy phép.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã hàng, chủng loại, trị giá, xuất xứ hàng hoá.
c) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu.
d) Đánh tráo hàng hoá, vật phẩm đã kiểm tra hải quan với hàng hoá, vật phẩm chưa kiểm tra hải quan.
4- Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2. điểm b, c khoản 3 Điều này, dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
5- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái với quy định về ưu đãi miễn trừ hải quan.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái với quy định của Nhà nước về viện trợ nhân đạo.
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc danh mục hàng cấm nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm giả mạo xuất xứ Việt Nam.
e) Đưa hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải vào Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
g) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định.
h) Chuyển nhượng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
i) Giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh.
7- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc có thể bị áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm nếu vi phạm quy định tại điểm d khoản 3. khoản 5 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 30 ngày đến 90 ngày đối với một trong các vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 3. điểm h, i khoản 5 Điều này nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
c) Buộc đưa ra khỏi Việt Nam nếu vi phạm điểm a khoản 3 mà hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chung.
d) Buộc đưa ra khỏi Việt Nam trong vòng từ 7 đến 15 ngày hoặc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm nếu vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
8- Đối với những vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi thi hành xong quyết định xử phạt, hàng hoá được giải quyết như sau:
a) Hàng là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu, hàng đi theo chương trình đầu tư nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu theo nguồn vốn ''hỗ trợ phát triển chính thức - ODA'', nếu nhập thừa so với khai báo hải quan nhưng có trong hợp đồng, giấy phép thì được trừ lùi vào hợp đồng, giấy phép. nếu chậm giấy phép thì được gia hạn nộp giấy phép trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký làm thủ tục hải quan. Quá 60 ngày không xin được giấy phép thì buộc phải tái xuất.
Trường hợp nhập thừa so với khai báo hải quan, không có trong hợp đồng, giấy phép mà không có lý do chính đáng thì tịch thu sung công quỹ.
b) Hàng tạm nhập, tái xuất: nếu nhập khẩu thừa so với khai báo hải quan, nhưng có trong hợp đồng hoặc giấy phép thì được trừ lùi vào hợp đồng, giấy phép. nếu không có trong hợp đồng hoặc giấy phép mà không có lý do chính đáng thì tịch thu sung công quỹ.
c) Hàng khuyến mại xuất khẩu, nhập khẩu thừa so với khai báo hải quan đều bị tịch thu sung công quỹ.
d) Hàng hóa nhập khẩu theo nguồn viện trợ không hoàn lại, khi nhập khẩu mà chưa có giấy phép, hoặc không đúng với thoả thuận viện trợ hàng hóa thì được gia hạn nộp giấy phép theo quy định taị điểm a khoản này, hoặc được bổ sung thoả thuận viện trợ hàng hóa khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu hàng hóa thuộc diện viện trợ khẩn cấp thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định việc giải toả hàng.
e) Hàng hoá, vật phẩm chờ tái xuất hoặc chờ đưa ra khỏi Việt Nam, không thuộc diện hàng cấm thì được gửi kho ngoại quan theo Quy chế gửi hàng vào kho ngoại quan.
Điều 12b . Vi phạm quy chế quản lý kho ngoại quan.
1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Đưa hàng hoá vào kho ngoại quan không đúng khai báo hải quan.
b) Vi phạm Quy chế quản lý kho ngoại quan.
2- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa hàng hoá, vật phẩm cấm gửi kho ngoai quan vào kho ngoại quan, đồng thời buộc đưa hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam trong vòng 10 ngày.
Điều 12c. Vi phạm Quy chế về quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm Quy chế quản lý hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và gia công xuất khẩu.
2- Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu".
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
12- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12a Nghị định:
12.1) Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b, c khoản 3 Điều 12a dẫn đến thất thu thuế thì xử lý như sau:
- Nếu có đủ căn cứ pháp lý khẳng định hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự mà số thuế ẩn lậu dưới 50.000.000 đồng Việt Nam, nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế. hoặc số thuế ẩn lậu có số lượng lớn từ 50.000.000 đồng Việt Nam trở lên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố không xử phạt vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khi không có đủ căn cứ xác định được hành vi vi phạm dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tùy theo tính chất hành vi, mức độ vi phạm mà xử phạt theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 12a Nghị định.
12.2) Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nộp chậm tiền thuế, tiền phạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì lập biên bản vi phạm để xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
12.3) Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
12.4) Trường hợp khai báo tên hàng hoá, vật phẩm bằng tiếng Việt Nam chưa chính xác so với tên hàng hoá bằng tiếng Anh trên chứng từ trong hồ sơ hải quan và tài liệu kỹ thuật liên quan (nếu có) do dịch thuật, thì yêu cầu dịch lại chính xác, không xử phạt.
...
14- Trường hợp khai báo đúng hàng hoá, vật phẩm thực xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng áp mã sai lần đầu, hải quan sẽ hướng dẫn áp mã lại cho chính xác và không xử phạt. Nếu đã được hướng dẫn một lần mà tiếp tục áp mã sai thì áp dụng điểm b, khoản 3, Điều 12a để xử phạt.
15- Đối với quy định tại điểm d, khoản 8 Điều 12a, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố phải báo cáo đầy đủ, kịp thời để Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hoá hoặc uỷ quyền cho Cục trưởng Hải quan chịu trách nhiệm giải phóng hàng hoá.
16- Quy định tại điểm e, điểm g, khoản 5 Điều 12a Nghị định không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thương mại, phù hợp với giấy phép kinh doanh của người nhập khẩu mà trong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT, người nhập khẩu đã xuất trình được giấy phép.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
12- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung:
a/ Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2. điểm b, c khoản 3 Điều 12a dẫn đến thất thu thuế thì việc xử phạt được thực hiện như sau:
- Cách tính chênh lệch thuế và áp dụng mức phạt:
Lấy số thuế phải nộp của mặt hàng thực nhập khẩu, trừ đi số thuế mà chủ hàng đã khai báo trên tờ khai hải quan sẽ có số thuế gian lận. Số thuế gian lận bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức chênh lệch về thuế do đơn vị nghiệp vụ về thuế xác định.
Sau khi tính được số thuế gian lận, phải đối chiếu với Thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế để xem xét số lượng thuế gian lận mà xử phạt theo Luật thuế hay chuyển khởi tố hình sự. Nếu xử lý hành chính thì căn cứ vào Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và điểm 2, Phần II Thông tư số 128/1998/TT-BTC ngày 22/9/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/CP để xử phạt từ 1 đến 5 lần thuế gian lận cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
- Căn cứ pháp lý để ra quyết định xử phạt phải phù hợp với các quy định sau đây của các Luật thuế:
+ Khoản 3, Điều 20 thuộc khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 1 số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Khoản 3 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng.
+ Khoản 3 Điều 17 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Khi không có đủ căn cứ pháp lý xác định được hành vi vi phạm là cố ý gian lận tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà xử phạt theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
b/ Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
c/ Trường hợp khai báo tên hàng hoá, vật phẩm bằng tiếng Việt Nam chưa chính xác so với tên hàng hoá bằng tiếng Anh trên chứng từ trong hồ sơ hải quan và tài liệu kỹ thuật liên quan (nếu có), chỉ do lỗi dịch thuật, thì yêu cầu dịch lại chính xác, không xử phạt.
...
14- Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan nhưng không ảnh hưởng đến tiền thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp, không vi phạm quy định về chính sách mặt hàng, vệ sinh môi trường hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì không xử phạt, nếu pháp luật không quy định khác.
15- Vi phạm quy định về quy chế quản lý đối với hàng gia công xuất khẩu, nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12c Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
16- Quy định tại điểm e, điểm g, khoản 5 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thương mại, phù hợp với giấy phép kinh doanh của người nhập khẩu mà trong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều 5 Bản quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 16/1999/NĐ-CP, người nhập khẩu đã xuất trình được giấy phép. Trường hợp theo quy định của pháp luật, hợp đồng thương mại chỉ được ký khi đã có giấy phép nhưng người nhập khẩu lại được cấp phép sau khi ký hợp đồng thì cơ quan Hải quan phải trao đổi với cơ quan cấp giấy phép và Viện kiểm sát nhân dân trước khi xử lý.
17- Đối với quy định tại điểm d, khoản 8 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, phải báo cáo đầy đủ, kịp thời để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hoá hoặc uỷ quyền cho Cục trưởng Hải quan chịu trách nhiệm giải phóng hàng hoá.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
12. Vi phạm quy định tại Điều 12a Nghị định:
a. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2. điểm b, c khoản 3 Điều 12a dẫn đến thất thu thuế thì việc xử phạt được thực hiện như sau:
- Cách tính chênh lệch thuế và áp dụng mức phạt:
Lấy số thuế phải nộp của mặt hàng thực nhập khẩu, trừ đi số thuế mà chủ hàng đã khai báo trên tờ khai hải quan sẽ có số thuế gian lận. Số thuế gian lận bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức chênh lệch về thuế do đơn vị nghiệp vụ về thuế xác định.
Sau khi tính được số thuế gian lận, phải đối chiếu với khoản 1 Điều 161 (tội trốn thuế) Bộ Luật Hình sự để xử phạt theo Luật thuế hay chuyển khởi tố hình sự. Nếu xử lý hành chính thì căn cứ vào Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và điểm 2, Phần II Thông tư số 128/1998/TT-BTC ngày 22/9/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/CP để xử phạt từ 1 đến 5 lần thuế gian lận, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
- Căn cứ pháp lý để ra quyết định xử phạt phải phù hợp với các quy định sau đây của các Luật thuế:
+ Khoản 3, Điều 20 thuộc khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 1 số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Khoản 3 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng.
+ Khoản 3 Điều 17 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Khi không có đủ chứng cứ pháp lý xác định được hành vi vi phạm là cố ý gian lận tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà xử phạt theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 12a Nghị định.
b. Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
...
14. Nhập khẩu hàng hoá sai nội dung giấy phép, hoặc khai báo hải quan sai về mã hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, chủng loại, trị giá, xuất xứ mã hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu thì xử phạt theo khoản 1, Điều 12c Nghị định.
15. Vi phạm quy định về quy chế quản lý đối với hàng gia công xuất khẩu, nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hành xuất khẩu thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12c Nghị định. Trường hợp vi phạm về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công, thì ngoài việc thực hiện quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải thực hiện việc thanh khoản hợp đồng gia công theo đúng quy định hiện hành.
16. Quy định tại điểm e, điểm g, khoản 5 Điều 12a Nghị định không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thương mại, phù hợp với giấy phép kinh doanh của người nhập khẩu mà trong thời hạn quy định tại khoản 1, Điều 5 Bản quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999, người nhập khẩu đã xuất trình được giấy phép (trừ trường hợp nêu tại điểm 13b Phần II Thông tư này).
17. Đối với quy đinh tại điểm d, khoản 8 Điều 12a Nghị định, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải báo cáo đầy đủ, kịp thời để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hoá hoặc uỷ quyền cho Cục trưởng Hải quan chịu trách nhiệm giải phóng hàng hoá.
Hướng dẫn
Điều 4. Bổ sung, sửa đổi Điều 16 và Điều 17 Chương III Nghị định số 16/CP.
1/ Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 16.
1- Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2- Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c) Tịch thu tang vật và phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và quyết định xử lý tiêu huỷ hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
d) Tước quyền sử dụng. thu hồi giấy phép hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Điều 4. Bổ sung, sửa đổi Điều 16 và Điều 17 Chương III Nghị định số 16/CP.
...
2/ Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 17.
1- Đối với hành vi có mức phạt tiền trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ kèm theo tang vật đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt, đồng thời báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
3- ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức Hải quan thì thủ trưởng đơn vị bộ đội Biên phòng đóng tại địa điểm đó, chiến sĩ Biên phòng đang thi hành công vụ được quyền xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định tại mục 3, Điều 3 của Nghị định này.
4- Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường khi phát hiện hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hàng hoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trái phép trên thị trường Việt Nam, thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11, sửa đổi, thuộc Điều 3 Nghị định này. điểm a khoản 2. điểm h, i khoản 5 Điều 12a sửa đổi, thuộc Điều 3 Nghị định này".
Hướng dẫn
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 chương V Nghị định 16/CP như sau:
"Điều 27 . Xử lý đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất:
1- Hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá 90 ngày kể từ thời hạn cuối cùng phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đã được cơ quan Hải quan thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, sau 30 ngày không có người đến làm thủ tục hải quan thì bị sung công quỹ Nhà nước.
Hàng hoá, vật phẩm không xác định được chủ sở hữu, quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà không có người đến nhận thì bị sung công quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ. Quy định này không áp dụng đối với hàng hoá, vật phẩm mau hỏng hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường.
2- Mọi trường hợp hàng hóa, vật phẩm theo quy định phải tái xuất, hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Hải quan mà đương sự không thi hành sẽ bị sung công quỹ hoặc tiêu huỷ".
Hướng dẫn
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 và 32 chương VI Nghị định số 16/CP .
1/ Điều 31 được sửa đổi như sau:
"Điều 31. Khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính.
1- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 của Nghị định 16/CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra Quyết định áp dụng các biện pháp này.
2- Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3- Nếu người khiếu nại không đồng ý việc giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này thì có quyền khởi kiện tại Toà Hành chính".
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
1- Khiếu nại việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
a/ Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính như: tạm giữ người. tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. khám người. khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định 16/CP thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
b/ Việc giải quyết khiếu nại phải thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bằng Quyết định giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn, thay đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ biện pháp ngăn chặn.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
1. Khiếu nại việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
a. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính như: tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. khám người. khám phương tiện vận tải đồ vật theo thủ tục hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định 16/CP thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
b. Việc giải quyết khiếu nại phải thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bằng Quyết định giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn, thay đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ biện pháp ngăn chặn.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
1- Khiếu nại việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.
a) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính như tạm giữ người. tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. khám người. khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
b) Việc giải quyết khiếu nại phải thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bằng Quyết định giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn, thay đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ biện pháp ngăn chặn.
Hướng dẫn
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 và 32 chương VI Nghị định số 16/CP .
...
2/ Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 32. Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
2- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện tại Toà Hành chính.
Trường hợp người bị xử phạt khiếu nại với cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã ra Quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại vừa gửi khiếu nại đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt hành chính, vừa khởi kiện tại Toà Hành chính thì việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Toà Hành chính. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ vi phạm sang Toà Hành chính có thẩm quyền để giải quyết.
3- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch tỉnh, Cục trưởng Hải quan tỉnh) được gửi cho chính người đã ra quyết định xử phạt giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch tỉnh hoặc Cục trưởng cục Hải quan tỉnh thì có quyền gửi khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, hoặc khởi kiện tại Toà Hành chính.
Nếu người khiếu nại chỉ khiếu nại với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét, kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của Chủ tịch tỉnh, Cục trưởng Hải quan tỉnh thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, Chủ tịch tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải xem xét, thay đổi quyết định của mình theo kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Nếu Chủ tịch tỉnh không đồng ý với kết luận của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, thì Chủ tịch tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định xử lý về khiếu nại. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.
Trường hợp người khiếu nại vừa gửi khiếu nại đến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, vừa khởi kiện tại Toà Hành chính, thì Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan chuyển hồ sơ sang Toà Hành chính có thẩm quyền để xét xử.
4- Việc khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
5- Trường hợp người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì đồng thời ra quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định bồi thường, bồi hoàn thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết."
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
...
2- Khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
- Người có thẩm quyền Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.
Đối với Quyết định của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần thứ hai.
Đối với các Quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan, thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
Đối với các Quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ 2 là Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại lần thứ 2 đối với các Quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND Tỉnh. nếu Chủ tịch UBND Tỉnh đồng ý với Quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì ra quyết định sửa đổi quyết định của mình. Trường hợp Chủ tịch UBND Tỉnh không đồng ý với Quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước.
Mọi khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan được giải quyết theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 31, 32 Nghị định 16/CP. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước, thì có quyền khiếu nại lên cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp vừa có khiếu nại lên cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp, vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì thực hiện theo Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3- Khi giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào khoản 3, Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và mẫu ấn chỉ HC20 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
...
2. Khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
- Người có thẩm quyền Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.
Đối với quyết định của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng Phòng nghiệp vụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần thứ hai. Quyết định giải quyết khiếu nại đó là Quyết định cuối cùng.
Đối với các Quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan, thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu. Quyết định giải quyết khiếu nại đó là Quyết định cuối cùng.
Đối với các Quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố, thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai là Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. Quyết định đó là Quyết định cuối cùng.
- Đối với các Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại lần 2. nếu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh đồng ý với Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là Quyết định cuối cùng. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh không đồng ý với Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Quyết định của Tổng Thành tra Nhà nước là Quyết định cuối cùng.
Mọi khiếu nại Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan được giải quyết theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 31, 32 Nghị định 16/CP.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
...
6- Điểm 2 phần VI được sửa lại như sau:
"2- khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan.
- Người có thẩm quyền Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.
Đối với quyết định của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì trưởng phòng nghiệp vụ, trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần 2.
Đối với các quyết định xử phạt của Trưởng hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan, thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu.
Đối với các quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố, thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ 2 là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại lần thứ 2 đối với các Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đồng ý với Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì ra quyết định sửa đổi quyết định của mình. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh không đống ý với quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước.
Mọi khiếu nại quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan được giải quyết theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 31, 32 Nghị định 16/CP. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước, thì có quyền khiếu nại lên cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp vừa có khiếu nại lên cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp, vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì thực hiện theo Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính".
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
...
2- Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
- Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.
Đối với quyết định của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần thứ hai.
Đối với các quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan, Trưởng phòng nghiệp vụ (nếu không thành lập Đội) thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
Đối với các Quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai là Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại lần thứ hai đối với các quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh. nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh đồng ý với quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì ra quyết định sửa đổi quyết định của mình. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh không đồng ý với quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước.
Mọi khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan được giải quyết theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và điều 31, 32 của Nghị định, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của họ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp vừa có khiếu nại lên cấp trên trực tiếp (của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại), vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì thực hiện theo Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3- Khi giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào khoản 3, Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và mẫu ấn chỉ HC20 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
1- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
2- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
2- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
4. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định XPVPHC về HQ (sau đây gọi tắt là Nghị định) mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
2- Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 16/CP được hiểu như sau:
a/ Tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, Tổ chức kinh tế, Tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật Việt nam.
b/ Cá nhân gồm: Người Việt nam, người nước ngoài, người không quốc tịch có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt nam.
c/ Cá nhân, Tổ chức Việt nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, và quy định về xử phạt của cơ quan Hải quan tại các Nghị định 88/CP ngày 14/12/195. Nghị định 01/CP ngày 3/1/1996. Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996. Nghị định 18/CP ngày 24/2/1997. Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 v.v.. trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia, hoặc ký kết có quy định khác.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
2. Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 16/CP được hiểu như sau:
a. Tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, Tổ chức kinh tế, Tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b. Cá nhân gồm: Người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam. c. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, hoặc ký kết có quy định khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
3- Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 được hiểu như sau:
a) Tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Cá nhân gồm: Người Việt Nam và người nước ngoài, người không quốc tịch có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (gọi tắt là Nghị định) và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
3- Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung được hiểu như sau:
a/ Tổ chức gồm: cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b/ Cá nhân gồm: người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c/ Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
...
5. Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định được hiểu như sau:
a. Tổ chức gồm: cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b. Cá nhân gồm: người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quy định tại Nghị định này và các Nghị định khác của Chính phủ có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
3- Chỉ những người và cơ quan được quy định tại Điều 16 và khoản 1, 3, 4 Điều 17 Nghị định 16/CP mới có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
4- Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo khoản 1, 2, 3 Điều 20 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điểm 1 Mục VIII Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30/8/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 54/CP đối với số thuế ẩn lậu ở dưới mức truy cứu trách nhiệm được quy định tại Thông tư số 06/TTLB ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế.
5- Để đảm bảo việc xử phạt đúng thời gian Luật định, trong một số trường hợp cụ thể khi cả Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh vắng mặt thì được phép uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu (nơi không có Phòng Xử lý) hoặc Trưởng phòng Xử lý ký Quyết định xử phạt, người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Việc uỷ quyền phải thực hiện bằng văn bản.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
3. Chỉ những người và cơ quan được quy định tại Điều 16 và khoản 1, 3, 4 Điều 17 Nghị định 16/CP mới có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
4- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm: người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đứng tên trên tờ khai hải quan, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện vi phạm hành chính về hải quan. người mua bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc xuất nhập khẩu trái phép. người mua bán không đúng quy định hàng hoá thuộc đối tượng ưu đãi thuế quan. người có hành vi cản trở, xúc phạm nhân viên hải quan thi hành công vụ, khi có hành vi cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy định quản lý Nhà nước về Hải quan.
5- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người, trong cùng một thời điểm có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính về từng hành vi vi phạm. Trong trường hợp các hành vi vi phạm nói tại điểm này đều thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì ra một Quyết định xử phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật lên cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính về hải quan thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Đối với hành vi sửa đổi tên người nhận hàng trong vận đơn hoặc lược khai hàng hoá. điều chỉnh số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá, vật phẩm trên lược khai sau khi phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 12 Nghị định 16/CP. không xem xét trách nhiệm hành chính đối với những phát sinh từ hành vi vi phạm ban đầu. Điều kiện sửa đổi phải theo đúng quy định tại điểm 10.a Phần II Thông tư này.
6- Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và chỉ ra Quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến bằng văn bản của Viện Kiểm sát nhân dân.
7- Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.
...
9- Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định 16/CP trùng với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định khác ban hành sau Nghị định 16/CP, có xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan thì xử phạt theo quy định tại văn bản được ban hành sau cùng.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới có cùng giá trị pháp lý quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
10- a/ Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan như quy định tại Điều 8, các điểm a, b, d, e khoản 3. d, e, k khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP thì cơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra Quyết định xử phạt.
b/ Những hành vi gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 06/TTLN ngày 20 tháng 9 năm 1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao- Toà án tối cao- Bộ Nội vụ do cơ quan khác không có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển giao hồ sơ, tang vật để cơ quan Hải quan ra Quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c/ Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì khi chuyển giao hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo khác.
d/ Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơn vị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra Quyết định xử phạt. những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt. khi có ý kiến khác nhau trong việc xử phạt thì phải báo cáo xin ý kiến của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, mức phạt và các biện pháp hành chính khác một cách đúng đắn.
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng làm căn cứ quyết định hình thức, mức phạt bao gồm:
a. Tình tiết giảm nhẹ:
- Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả.
- Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra.
- Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật, làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải tự mình gây ra hoàn cảnh đó.
- Vi phạm do trình độ lạc hậu.
b. Tình tiết tăng nặng:
- Vi phạm có tổ chức.
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
- Xúi dục hoặc lôi kéo người chưa thành niên vi phạm. ép buộc người khác phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm.
- Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm.
- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
5. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người, trong cùng một thời điểm có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính về từng hành vi vi phạm. Trong trường hợp các hành vi vi phạm nói tại điểm này đều thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì ra một Quyết định xử phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật lên cấp có thẩm quyền xử phạt.
Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính về hải quan thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
6. Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và chỉ ra Quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến bằng văn bản của Viện Kiểm sát nhân dân.
7/a- Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.
b. Đối với những vi phạm mà tang vật vi phạm có trị giá thấp hơn mức phạt thì áp dụng mức phạt tối đa bằng 50% giá trị tang vật vi phạm. quy định này không áp dụng với hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
...
9. Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định 16/CP trùng với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định khác có xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan thì xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP.
10-a/ Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm xử phạt của nhiều cơ quan như quy định tại Điều 8, các điểm a, b, d, e khoản 3. d, e, k khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP thì cơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra Quyết định xử phạt.
b. Những hành vi gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do cơ quan khác phát hiện được thì chuyển giao hồ sơ, tang vật để cơ quan Hải quan ra Quyết định xử phạt theo quy đinh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c. Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì khi chuyển giao hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự.
d. Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơn vị nào phát hiện lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra Quyết định xử phạt. những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
...
7- Bỏ đoạn b điểm 7 Phần I Thông tư 41/TCHQ -PC. Đoạn a điểm 7 nay sửa lại là điểm 7
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, phải căn cứ vào Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (những Điều còn hiệu lực thi hành) và Nghị định 54/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 16/CP (Sau đây gọi chung là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan).
...
4- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm: Người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện vi phạm hành chính về hải quan. người mua bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc xuất nhập khẩu trái phép. người mua bán không đúng quy định hàng hoá thuộc đối tượng ưu đãi thuế quan. người có hành vi cản trở, xúc phạm nhân viên hải quan thi hành công vụ.
5- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi Quyết định xử phạt bằng tiền một người trong cùng thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật lên cấp có thẩm quyền xử phạt.
6- Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì người có thẩm quyền trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, đồng thời gửi báo cáo Tổng cục Hải quan và chỉ ra quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân.
7- Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.
8- Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định trùng với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định khác được ban hành sau, có xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan, thì xử phạt theo quy định tại văn bản được ban hành sau cùng.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới có cùng giá trị pháp lý, quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với vi phạm hành chính về hải quan xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
9. a) Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra quyết định xử phạt.
b) Những hành vi gian lậu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 06/TTLN ngày 20 tháng 9 năm 1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án tối cao- Bộ Nội vụ, do cơ quan khác không có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển hồ sơ, tang vật để cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c) Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không thuộc thẩm quyền của Hải quan thì khi chuyển giao hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo khác.
d) Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơn vị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra quyết định xử phạt. những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt. khi có ý kiến khác nhau trong việc xử phạt thì trong thời hạn quy định phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
10- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan của các doanh nghiệp khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạt tương ứng với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và các Nghị định khác có quy định hành vi và thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan.
11- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế khẩn thiết, có khai báo hải quan, cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo đúng quy định của pháp luật thì không bị xử phạt hành chính. Trường hợp không khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2, Điều 6 Nghị định.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1- Khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, phải căn cứ vào Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (những Điều còn hiệu lực thi hành) và Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 16/CP nêu trên (sau đây gọi chung là Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung).
...
4- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm: người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan. người mua bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép. người mua bán không đúng quy định hàng hoá thuộc đối tượng ưu đãi thuế quan. người có hành vi cản trở, xúc phạm nhân viên Hải quan thi hành công vụ.
5- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi quyết định xử phạt bằng tiền đối với một người trong cùng thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm nêu trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
6- Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan tỉnh) trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và chỉ ra quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân.
7- Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hải quan theo quy định của pháp luật.
8- Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung trùng với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Nghị định khác được ban hành sau, có xác định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, thì xử phạt theo quy định tại văn bản được ban hành sau cùng.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới có cùng giá trị pháp lý, quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với vi phạm hành chính về hải quan xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới ban hành, theo nguyên tắc có lợi cho đương sự được quy định tại khoản 1, Điều 5b Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
9- Về thẩm quyền xử lý vi phạm:
a/ Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra quyết định xử phạt.
b/ Những hành vi gian lận thuế (bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 06/TTLN ngày 20 tháng 9 năm 1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ, do cơ quan khác không có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển hồ sơ, tang vật để cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt và thu thuế theo quy định của pháp luật.
c/ Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan chuyển giao hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo khác.
d/ Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơn vị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra quyết định xử phạt. những đơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt. khi có ý kiến khác nhau trong việc xử phạt thì trong thời hạn quy định phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
e/ Đối với vi phạm hành chính về hải quan bị bắt giữ trên biển cũng thực hiện theo nguyên tắc này. Trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của đơn vị bắt giữ thì chuyển cơ quan Hải quan nơi gần nhất để xử phạt.
Trường hợp vụ án do Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc cơ quan Điều tra ở Trung ương khởi tố hình sự, liên quan đến phạm vi hoạt động của nhiều Cục Hải quan, khi có quyết định đình chỉ điều tra để xử phạt hành chính thì chuyển Cục Hải quan nơi xảy ra vụ án để xử phạt. Trường hợp vụ án xảy ra tại nơi không thuộc địa bàn hoạt động của Hải quan thì chuyển Cục Hải quan gần nơi đã xảy ra vụ án hoặc Cục Hải quan có trụ sở cùng trên địa bàn đặt trụ sở của cơ quan Điều tra, Cục Điều tra chống buôn lậu để xử phạt.
10- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan tại khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạt tương ứng với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung và các Nghị định khác có quy định hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan.
11- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan: hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, có khai báo với cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp không khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2, Điều 6 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Các Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996, Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 và Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/CP và 54/CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan (dưới đây gọi chung là Nghị định XPVPHC về HQ).
2. Nguyên tắc áp dụng Nghị định XPVPHC về HQ:
...
3. Những từ ngữ tại Nghị định XPVPHC về hải quan dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm: người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan. người mua, người bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép. người mua, người bán không đúng quy định hàng hoá thuộc đối tượng ưu đãi về thuế, người có hành vi cản trở, xúc phạm nhân viên hải quan thi hành công vụ.
7. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Khi quyết định xử phạt bằng tiền đối với một người trong cùng thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạm nêu trên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
8. Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sự thì người có thẩm quyền xử phạt thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan tỉnh) trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và chỉ ra quyết định xử phạt hành chính khi đã có ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân.
9. Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí theo quy định của pháp luật.
10. Khi xem xét để áp dụng nguyên tắc có lợi cho đương sự quy định tại khoản 1, Điều 5b Nghị định phải căn cứ vào Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để thực hiện.
11. Về thẩm quyền xử lý vi phạm:
...
12. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan tại khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng mức xử phạt tương ứng với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này và các Nghị định khác có quy định hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan.
13. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan:
...
14. Khi tiếp nhận hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì phải hướng dẫn người khai khai bổ sung và nộp, xuất trình các chứng từ còn thiếu. khi bổ sung đủ hồ sơ theo đúng quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan thì hải quan tiếp nhận đăng ký và không lập biên bản vi phạm.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
...
8- Khi thực hiện Điều 3 Nghị định 16/CP, Hải quan có trách nhiệm thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến các vụ vi phạm hành chính về hải quan để làm cơ sở ra Quyết định xử phạt được kịp thời, chính xác. không được sử dụng các tài liệu, thông tin thu thập trên vào mục đích khác, hoặc làm trở ngại đến sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
1- Hình thức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hình thức phạt chính sau đây: cảnh cáo, phạt tiền.
a/ Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu hoặc lần thứ hai, do lỗi vô ý, có tình tiết giảm nhẹ.
b/ Phạt tiền: Mức phạt tiền trong từng khung xử phạt được áp dụng như sau:
- Phạt tiền ở mức khởi điểm của khung xử phạt nếu vi phạm lần đầu, không có tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền ở giữa khung xử phạt nếu có từ 1 đến 2 tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền ở mức cuối cùng của khung xử phạt nếu có từ 3 tình tiết tăng nặng trở lên.
Trong trường hợp vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng như: vi phạm có tổ chức. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ để vi phạm, hoặc sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh, gây cản trở cho cơ quan Hải quan hoặc giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể phạt ở mức giữa hoặc cuối khung xử phạt.
c/ Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép.
Các hình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.
2- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung trên còn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định 16/CP hoặc:
- Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm.
- Đình chỉ làm thủ tục hải quan.
3- Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm.
Trong trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh thì cơ quan Hải quan thông báo để cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, sau đó thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.
Khi phát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì phải lập tức lập biên bản thu giữ ngay, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.
...
20- Trừ những quy định tại các Điều 13, 14 Nghị định 16/CP và hướng dẫn tại Thông tư này, hoặc những trường hợp được miễn trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật, mọi trường hợp không khai báo hải quan đều bị tịch thu sung công quỹ.
21- Việc khai báo đúng, áp mã sai chưa được quy định trong Nghị định 16/CP, nên khi phát hiện áp mã sai, Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn người khai hải quan khai lại.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
1. Hình thức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hình thức phạt chính sau đây: cảnh cáo, phạt tiền.
a. Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, do lỗi vô ý, có tình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 8, khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/CP.
b. Phạt tiền: Mức phạt tiền trong từng khung xử phạt được áp dụng như sau:
- Phạt tiền ở mức khởi điểm của khung xử phạt nếu vi phạm lần đầu, không có tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền ở giữa khung xử phạt nếu có từ 1 đến 2 tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền ở mức cuối cùng của khung xử phạt nếu có từ 3 tình tiết tăng nặng trở lên.
Trong trường hợp vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng như: vi phạm có tổ chức. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ để vi phạm, hoặc sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh, gây cản trở cho cơ quan Hải quan hoặc giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể phạt ở mức giữa hoặc cuối khung xử phạt.
c. Ngoài hình thức phạt hành chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép.
Các hình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung trên còn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Điều 4 Nghị định 16/CP hoặc:
- Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm.
- Đình chỉ làm thủ tục hải quan.
3. Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm.
Trong trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh XNK, giấy phép nhập nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu. giấy phép nhập vật tư, máy móc góp vốn vào các liên doanh, đầu tư. hạn ngạch hay kế hoạch định hướng. giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phục vụ trực tiếp quốc phòng, an ninh thì cơ quan Hải quan thông báo để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện và sau đó thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.
Khi phát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì phải lập tức lập biên bản thu giữ ngay, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.
4. Trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu nếu người gửi hàng hoá, vật phẩm không thông báo với cơ quan Hải quan bằng văn bản trước khi đăng tờ khai hàng hoá xuất khẩu, hoặc trước khi phương tiện vận tải hoàn thành thủ tục nhập cảnh thì xử phạt theo điểm i khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP. Nếu thông báo đầy đủ bằng văn bản với cơ quan Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 16/CP thì không bị xử phạt, trừ hàng hoá, vật phẩm thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu. Chủ sở hữu hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam là người chịu trách nhiệm hành chính về hải quan. Những tranh chấp giữa người gửi hàng hoá và người nhận hàng không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về hải quan.
5. Chủ sở hữu hàng hoá, vật phẩm. chủ phương tiện hoặc người chỉ huy, điều khiển phương tiện vận tải hoặc người đại diện hợp pháp của họ. người nhận xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác là người chịu trách nhiệm hành chính đối với các vi phạm hành chính do họ thực hiện liên quan đến hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực kiểm soát hải quan.
...
22. Trừ những quy định tại các Điều 13, 14 Nghị định 16/CP và hướng dẫn Thông tư này, hoặc những trường hợp được miễn trách nhiệm hành chính theo quy dịnh của pháp luật, mọi trường hợp không khai báo hải quan đều bị tịch thu sung công quỹ.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
1. Điểm 4 Phần II được sửa đổi, bổ sung như sau: "Trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu nếu người sử dụng hàng hoá, vật phẩm thông báo đầy đủ bằng văn bản với cơ quan Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 16/CP thì không bị xử phạt". Chủ sở hữu hàng hóa hoặc tổ chức, cá nhân có chứng từ có giá trị định đoạt và nhận hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc người thay mặt của tổ chức, cá nhân đứng tên trong tờ khai Hải quan, phải chịu trách nhiệm với tư cách của người đại diện tổ chức hoặc cá nhân khi có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm pháp luật về Hải quan".
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
1- Hình thức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hình thức phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
a) Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu có tình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11 và Điều 10 Nghị định.
b) Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép.
Các hình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.
2- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung trên còn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định như:
- Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm.
- Đình chỉ làm thủ tục hải quan.
- Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm.
Biện pháp hành chính khác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụng độc lập.
3- Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm.
Các cấp Hải quan có thẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép do cơ quan Hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan khác cấp, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đề nghị tước quyền sử dụng giấy phép. sau khi thực hiện đề nghị của Hải quan, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.
Khi phát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
1- Hình thức xử phạt: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hình thức phạt chính là: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
a/ Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11 và Điều 10 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
b/ Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép.
Các hình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.
2- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung nêu trên còn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung như:
- Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm.
- Đình chỉ làm thủ tục hải quan.
- Buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm.
Biện pháp hành chính khác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụng độc lập.
3- Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung "tước quyền sử dụng giấy phép" đối với giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tang vật vi phạm.
Các cấp Hải quan có thẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép do cơ quan Hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan khác cấp, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đề nghị tước quyền sử dụng giấy phép. sau khi thực hiện đề nghị của Hải quan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.
Khi phát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.
4- Khi xem xét xử lý những trường hợp nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung phải căn cứ vào Điều 17 Pháp lệnh Hải quan và Điều 7 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 để xác định thời điểm "Hải quan kiểm tra hàng hoá". Thời điểm "trước khi Hải quan kiểm tra hàng hoá" quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung được hiểu là thời gian trước khi người làm thủ tục hải quan hoặc đại diện hợp pháp của họ xuất trình và mở container hoặc kiện hàng tại địa điểm kiểm tra để Hải quan kiểm tra.
Việc thông báo nhầm lẫn phải được người vận tải, người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do và gửi cho Hải quan trước khi kiểm tra hàng. Trường hợp có đủ căn cứ pháp lý xác định lỗi vi phạm xảy ra do có sự thông đồng giữa bên mua và bán hoặc bên vận tải để buôn lậu, vận chuyển trái phép hoặc trốn thuế thì không chấp nhận việc thông báo nhầm lẫn, mà tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
1. Hình thức xử phạt: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quan phải chịu một trong các hình thức phạt chính là: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
a. Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11 và Điều 10 Nghị định.
b. Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiên vi phạm.
- Tước quyền sử dụng giấy phép.
Các hình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theo hình thức phạt chính.
2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung nêu trên còn có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định như:
- Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm.
- Đình chỉ làm thủ tục hải quan.
- Buộc tiêu huỷ hành hoá, vật phẩm.
Biện pháp hành chính khác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụng độc lập.
3. Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung "tước quyền sử dụng giấy phép" đối với giấy phép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tàng vật vi phạm.
Các cấp hải quan có thẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấy phép do cơ quan Hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan khác cấp, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đề nghị tước quyền sử dụng giấy phép. Sau khi thực hiện đề nghị của Hải quan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.
Khi phát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.
4. Khi xem xét xử lý, những trường hợp nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định phải căn cứ vào Điều 17 Pháp lệnh Hải quan và Điều 7 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan để xác định thời điểm "Hải quan kiểm tra hàng hoá". Thời điểm "trước khi Hải quan kiểm tra hàng hoá" quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định được hiểu là thời gian trước khi người làm thủ tục hải quan hoặc đại diện hợp pháp của họ xuất trình và mở container hoặc kiện hàng tại địa điểm kiểm tra để hải quan kiểm tra.
Việc thông báo nhầm lẫn phải được người vận tải, người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện bằng văn bản, nêu rõ lý do và gửi cho hải quan trước khi kiểm tra hàng. Trường hợp có đủ căn cứ pháp lý xác định lỗi vi phạm xảy ra do có sự thông đồng giữa bên mua và bán hoặc bên vận tải để buôn lậu, vận chuyển trái phép hoặc trốn thuế thì không chấp nhận việc thông báo nhầm lẫn, mà tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
4- a/ Thời gian khai báo làm thủ tục hải quan nói tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 16/CP là thời gian quy định tại khoản 1 Điều 3 Bản quy định ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991. nếu quá thời hạn 45 ngày thì mức phạt tiền áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 16/CP. Những quy định nói tại điểm b này không áp dụng đối với các trường hợp người nhận hàng có lý do chính đáng về việc chậm đến làm thủ tục hải quan.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
6-a/ Thời gian khai báo làm thủ tục hải quan nói tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 16/CP là thời gian quy định tại khoản 1 Điều 3 Bản quy định ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991. nếu quá thời hạn 45 ngày thì mức phạt tiền áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 16/CP. Những quy định nói tại điểm b này không áp dụng đối với các trường hợp người nhận hàng có lý do chính đáng về việc chậm đến làm thủ tục hải quan.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
4-
...
b/ Đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 16/CP, chỉ áp dụng trách nhiệm pháp lý nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc các giấy tờ thay thế khác do Hải quan và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
6-
...
b. Đối với quy định tại điểm b Điều 6 Nghị định 16/CP, chỉ áp dụng trách nhiệm pháp lý nếu trong giấy phép. tờ khai hải quan. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc các giấy tờ thay thế khác do Hải quan và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
5- Đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định, chỉ xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
6- Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung, chỉ xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
6. Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định, chỉ xử phạt nếu trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật, có quy định thời gian phải tái nhập hoặc tái xuất.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
5- Đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 16/CP, nếu hành vi mở niêm phong hoặc thay đổi, giả mạo niêm phong với mục đích tẩu tán hàng hoá thì còn bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 16/CP. nếu thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng với mục đích trốn thuế thì còn bị phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nếu sự thay đổi trên nhằm hợp lý hoá cho phù hợp với giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép thì còn bị phạt theo quy định tại điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP về hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép hoặc không có giấy phép. Ngoài việc bị phạt tiền, chủ thể vi phạm phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
7. Đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 16/CP, nếu hành vi mở niêm phong hoặc thay đổi, giả mạo niêm phong với mục đích tẩu tán hàng hoá thì bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 16/CP. nếu thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng với mục đích trốn thuế thì còn bị phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nếu sự thay đổi trên nhằm hợp lý hoá cho phù hợp với giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép thì còn bị phạt theo quy định tại điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP về hành vi xuất nhập khẩu, khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép hoặc không có giấy phép.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
7- Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 7 mà tự ý tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm, trong trường hợp số hàng hoá vật phẩm đó là tang vật vi phạm hành chính khác bị áp dụng phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ, thì ngoài việc xử phạt theo khoản 3, Điều 7, phải thu hồi lại tiền bán hàng theo giá bán thực tế. Trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi số tiền bằng số tiền bị xử phạt.6 n
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
7- Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung mà tự ý tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm, trong trường hợp số hàng hoá vật phẩm đó là tang vật vi phạm hành chính khác bị áp dụng phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ, thì ngoài việc xử phạt theo khoản 3, Điều 7, phải thu hồi lại số tiền tương đương với trị giá của hàng hoá, vật phẩm đó. Trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi số tiền bằng số tiền bị xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
7. Đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định mà tự ý tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm, trong trường hợp số hàng hoá, vật phẩm đó là tang vật vi phạm hành chính khác bị áp dụng phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ, thì ngoài việc xử phạt theo khoản 3, Điều 7, phải thu hồi lại số tiền tương đương với trị giá của hàng hoá, vật phẩm đó. Trường hợp cần thiết để bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi số tiền bằng số tiền bị xử phạt.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
9- a/ Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 16/CP, bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, do bất khả kháng hoặc vì lý do khác phải cập cảng thứ 2 không có trong hành trình của tàu, nhưng không thông báo trước cho Hải quan.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11/a- Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 16/CP, bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu do bất khả kháng hoặc vì lý do khác phải cập cảng thứ 2 không có trong hành trình của tàu nhưng không thông báo trước cho Hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11- Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
11.1) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, cập cảng không có trong hành trình của tàu, nhưng không khai báo hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Bản quy định về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
11. Phương tiện vận tải chở hành hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
a. Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định bao gồm cả phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyển khẩu, cập cảng không có trong hành trình của tàu, nhưng không khai báo hải quan theo quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
9-
...
c/ Đối với hành vi không chấp hành sự kiểm tra của Hải quan khi vận chuyển hàng hoá trong khu vực kiểm soát hải quan. khi Hải quan kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất, kinh doanh đang chịu sự giám sát hải quan hoặc tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng đã niêm phong thì xử phạt theo quy đinh tại Điều 5 Nghị định 22/CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11/
...
c. Đối với hành vi không chấp hành sự kiểm tra của Hải quan khi vận chuyển hàng hoá trong khu vực kiểm soát hải quan. khi Hải quan kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất, kinh doanh đang chịu sự giám sát hải quan hoặc tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng đã niêm phong hải quan để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt thì xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 22/CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
10- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 16/CP.
a/ Việc sửa đổi tên người nhận hàng trong vận đơn hàng hoá hoặc lược khai hàng hoá, vật phẩm về số lượng, trọng lượng, tên hàng trong phạm vi giấy phép hoặc hợp đồng trước khi khai báo hải quan thì áp dụng xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định 16/CP. Chỉ được phép cho điều chỉnh lược khai, vận đơn phù hợp với pháp luật liên quan và có đủ các điều kiện sau:
- Công văn xin điều chỉnh lược khai hoặc vận tải đơn của người vận tải hoặc đại lý vận tải.
- Lược khai hoặc vận tải đơn gốc.
- Điện tín hoặc FAX của hãng tàu về việc xin điều chỉnh.
- Bản điều chỉnh lược khai hoặc vận đơn.
Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chỉ cho phép điều chỉnh khi hàng hoá đó chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc không có dấu hiệu lợi dụng việc chuyển đổi tên trên vận đơn hoặc lược khai hàng để hợp pháp hoá việc nhập khẩu hàng hoá. Trước khi cho chuyển đổi phải có sự kiểm tra, giám sát thực tế của Hải quan về tên hàng và số lượng hàng hoá đảm bảo phù hợp với yêu cầu xin điều chỉnh.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
10- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 16/CP.
a/ Việc sửa đổi tên người nhận hàng trong vận đơn hàng hoá hoặc lược khai hàng hoá, vật phẩm về số lượng, trọng lượng, tên hàng trong phạm vi giấy phép hoặc hợp đồng trước khi khai báo hải quan thì áp dụng xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định 16/CP. Chỉ được phép cho điều chỉnh lược khai, vận đơn phù hợp với pháp luật liên quan và có đủ các điều kiện sau:
- Công văn xin điều chỉnh lược khai hoặc vận tải đơn của người vận tải hoặc đại lý vận tải.
- Lược khai hoặc vận tải đơn gốc.
- Điện tín hoặc FAX của hãng tàu về việc xin điều chỉnh.
- Bản điều chỉnh lược khai hoặc vận đơn.
Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chỉ cho phép điều chỉnh khi hàng hoá đó chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc không có dấu hiệu lợi dụng việc chuyển đổi tên trên vận đơn hoặc lược khai hàng để hợp pháp hoá việc nhập khẩu hàng hoá. Trước khi cho chuyển đổi phải có sự kiểm tra, giám sát thực tế của Hải quan về tên hàng và số lượng hàng hoá đảm bảo phù hợp với yêu cầu xin điều chỉnh.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
12. Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 16/CP.
a. Việc sửa đổi lược khai hàng hoá, vật phẩm về số lượng trọng lượng, tên hàng trong phạm vi giấy phép hoặc hợp đồng trước khi khai báo với hải quan thì áp dụng xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
10- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 16/CP.
...
b/ Khi phát hiện hành vi tự ý sử dụng hàng hoá, vật phẩm được giao cho chủ hàng quản lý chờ làm thủ tục hải quan, trường hợp hàng hoá đã tiêu thụ hết, không thu hồi lại được thì áp dụng hình thức phạt chính theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 12 Nghị định 16/CP, thu hồi lại tiền bán hàng theo giá bán thực tế.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
10- Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 16/CP.
...
c/ Khi phát hiện được hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu chứa chấp tại các địa điểm trong khu vực kiểm soát hải quan mà không có chứng từ hợp lệ, hoặc mua bán trái quy định của pháp luật, hoặc chứa chấp nhằm mục đích xuất khẩu trái phép, thì xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 Nghị định 16/CP và các quy định pháp luật hiện hành.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
12. Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định 16/CP.
...
b. Khi phát hiện được hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu chứa chấp tại các địa điểm trong khu vực kiểm soát hải quan mà không có chứng từ hợp lệ, hoặc mua bán trái quy định của pháp luật, hoặc chứa chấp nhằm mục đích xuất khẩu trái phép, thì xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
11. Phương tiện vận tải chở hành hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
...
c. Khi phát hiện được việc mua, bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm không theo đúng quy định của pháp luật hoặc có nguồn gốc nhập khẩu trái phép thì tuỳ tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà áp dụng mức phạt được quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 17. hoặc khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định hoặc Điều 21 Nghị định 01/CP ngày 31/1/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. nếu có hành vi trốn thuế thì xử phạt theo điểm 12a dưới đây.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11- Vi phạm các quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP.
11.1: Vi phạm quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12: Khai báo sai số lượng, trọng lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ hàng hoá so với hợp đồng, giấy phép hoặc khai báo không đúng với thực tế hàng hoá:
- Nếu có đủ căn cứ pháp lý khẳng định rõ hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự mà số thuế ẩn lậu dưới 50.000.000 đồng Việt nam, nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế. hoặc số thuế ẩn lậu có số lượng lớn từ 50.000.000 đồng Việt nam trở lên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố không xử phạt vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo khoản 3 Điều 20 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khi không có đủ căn cứ pháp lý khẳng định rõ hành vi trốn thuế thì xử phạt theo điểm a, khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP.
11.2: Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nộp chậm tiền thuế, tiền phạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP.
11.3: Trường hợp khai sai tên hàng, chủng loại hàng so với hợp đồng, giấy phép, có dấu hiệu buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xử phạt theo quy định tại điểm c hoặc điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP. nếu là hàng cấm, thì cộng thêm hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm.
11.4: Trường hợp khai báo sai số lượng, trọng lượng, trị giá, xuất xứ so với thực tế hàng hoá mà hàng hoá là nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu. nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu. hàng góp vốn đầu tư liên doanh (thuộc loại miễn thuế). hàng thuộc quỹ hỗ trợ phát triển (ODA). hàng tạm nhập, tái xuất. tạm xuất, tái nhập. hàng gửi kho ngoại quan. hàng khuyến mại thì xử phạt như sau:
- Phạt tiền theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 14 Nghị định 01/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nếu vi phạm lần đầu hoặc lần thứ hai không có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 12 nếu vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu có hành vi gian lận thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất. tạm xuất, tái nhập. hàng khuyến mại. hàng đầu tư liên doanh (không phải thuộc diện hàng hoá được miễn thuế)
Sau khi thi hành xong Quyết định xử phạt, được trừ lùi vào giấy phép, hợp đồng, hoặc hạn ngạch.
11.5: Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định được việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
11.6: Hành vi " tự ý tẩy xoá, thêm bớt giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự":
Trường hợp sửa chữa, không ảnh hưởng đến bản chất của hồ sơ, không ảnh hưởng đến chế độ quản lý mặt hàng, nghĩa vụ tài chính thì không lập biên bản vi phạm, nhắc nhở cho chủ hàng khai lại, ghi chép cho đúng.
11.7: Trường hợp dịch ra tiếng Việt Nam khi khai báo chưa chính xác thì lấy tiếng Anh làm chuẩn, hoặc được dịch lại với xác nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước và không xử phạt.
11.8: Nếu khai sai số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ so với thực tế hàng hoá, nhưng không ảnh hưởng đến số thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp và chính sách mặt hàng thì không xử phạt, nếu pháp luật không quy định khác.
...
16- Trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng nội dung giấy phép theo quy định của pháp luật, hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư đã qua sử dụng hoặc công nghệ lạc hậu nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép, thì xử phạt theo điểm a, khoản 5, Điều 12 Nghị định 16/CP. nếu không được điều chỉnh giấy phép, thì xử phạt theo điểm e khoản 6 buộc phải tái xuất ra khỏi Việt nam trong vòng 60 ngày. Quá thời hạn trên không tái xuất sẽ bị tịch thu sung công quỹ.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
13. Vi phạm các quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Trong trường hợp sau đây, khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 thì phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
13.1. Khai báo sai số lượng, trọng lượng, chất lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ hàng hoá so với hợp đồng, giấy phép hoặc khai báo không đúng với thực tế hàng hoá nhằm gian lận thuế thì: a. Vi phạm lần thứ nhất phạt 02 lần thuế gian lận.
b. Tái phạm lần thứ nhất phạt 03 lần thuế gian lận.
c. Tái phạm lần thứ hai trở lên phạt 5 lần thuế gian lận.
13.2. Trong trường hợp vi phạm lần đầu tiên nhưng có tình tiết tăng nặng như: Vi phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh thì có thể phạt từ 3 đến 5 lần thuế gian lận.
13.3. Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nộp chậm tiền thuế, tiền phạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP.
13.4. Trường hợp khai sai tên hàng, chủng loại so với hợp đồng, Giấy phép hoặc không đúng với thực tế hàng hoá so với tờ khai hải quan thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xử phạt theo quy định tại điểm c hoặc điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP. nếu là hàng cấm, thì cộng thêm hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm.
13.5. Trường hợp khai báo sai số lượng, trọng lượng, giá trị so với thực tế hàng hoá mà hàng hoá là nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu thì xử phạt như sau:
- Phạt theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 14 Nghị định 01/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nếu vi phạm lần đầu không có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 12 nếu vi phạm lần đầu nhưng có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu có hành vi gian lận thuế.
Sau khi thi hành xong Quyết định xử phạt, được trừ lùi vào giấy phép và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu.
13.6. Nếu khai sai số lượng, trọng lượng, chất lượng, ký mã hiệu, giá trị, xuất xứ so với thực tế hàng hoá nhưng số thuế và các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện trên thực tế thấp hơn so với khai báo thì không xử phạt, nếu pháp luật không có quy định khác, nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
13.7. Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định được việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
...
18. Trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không có Giấy phép hoặc không đúng nội dung giấy phép theo quy định của pháp luật, hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, dây chuyển sản xuất để góp vốn đầu tư đã qua sử dụng hoặc công nghệ lạc hậu, thì xử phạt theo điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP. nếu không được điều chỉnh giấy phép, thì buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày. Quá thời hạn trên không tái xuất sẽ bị tịch thu sung công quỹ.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
...
2. Bổ sung đoạn cuối cuối điểm 13.1 phần II như sau: "Trường hợp không có căn cứ pháp lý khẳng định hành vi gian lận thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phạt tiền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP".
3. Điểm 13.6 phần II được bổ sung và quy định lại như sau: "Nếu khai sai số lượng, trọng lượng, chất lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ so với thực tế hàng hoá, nhưng số thuế và các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện trên thực tế bằng hoặc thấp hơn so với khai báo thì không xử phạt, nếu pháp luật không có quy định khác, nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật".
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11- Vi phạm các quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP.
11.1: Vi phạm quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12: Khai báo sai số lượng, trọng lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ hàng hoá so với hợp đồng, giấy phép hoặc khai báo không đúng với thực tế hàng hoá:
- Nếu có đủ căn cứ pháp lý khẳng định rõ hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự mà số thuế ẩn lậu dưới 50.000.000 đồng Việt nam, nhưng đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án về tội trốn thuế. hoặc số thuế ẩn lậu có số lượng lớn từ 50.000.000 đồng Việt nam trở lên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố không xử phạt vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử phạt theo khoản 3 Điều 20 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Khi không có đủ căn cứ pháp lý khẳng định rõ hành vi trốn thuế thì xử phạt theo điểm a, khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP.
11.2: Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nộp chậm tiền thuế, tiền phạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP.
11.3: Trường hợp khai sai tên hàng, chủng loại hàng so với hợp đồng, giấy phép, có dấu hiệu buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xử phạt theo quy định tại điểm c hoặc điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP. nếu là hàng cấm, thì cộng thêm hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm.
11.4: Trường hợp khai báo sai số lượng, trọng lượng, trị giá, xuất xứ so với thực tế hàng hoá mà hàng hoá là nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu. nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu. hàng góp vốn đầu tư liên doanh (thuộc loại miễn thuế). hàng thuộc quỹ hỗ trợ phát triển (ODA). hàng tạm nhập, tái xuất. tạm xuất, tái nhập. hàng gửi kho ngoại quan. hàng khuyến mại thì xử phạt như sau:
- Phạt tiền theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 14 Nghị định 01/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nếu vi phạm lần đầu hoặc lần thứ hai không có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 12 nếu vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu có hành vi gian lận thuế đối với hàng tạm nhập, tái xuất. tạm xuất, tái nhập. hàng khuyến mại. hàng đầu tư liên doanh (không phải thuộc diện hàng hoá được miễn thuế)
Sau khi thi hành xong Quyết định xử phạt, được trừ lùi vào giấy phép, hợp đồng, hoặc hạn ngạch.
11.5: Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định được việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
11.6: Hành vi " tự ý tẩy xoá, thêm bớt giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự":
Trường hợp sửa chữa, không ảnh hưởng đến bản chất của hồ sơ, không ảnh hưởng đến chế độ quản lý mặt hàng, nghĩa vụ tài chính thì không lập biên bản vi phạm, nhắc nhở cho chủ hàng khai lại, ghi chép cho đúng.
11.7: Trường hợp dịch ra tiếng Việt Nam khi khai báo chưa chính xác thì lấy tiếng Anh làm chuẩn, hoặc được dịch lại với xác nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước và không xử phạt.
11.8: Nếu khai sai số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ so với thực tế hàng hoá, nhưng không ảnh hưởng đến số thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp và chính sách mặt hàng thì không xử phạt, nếu pháp luật không quy định khác.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
13. Vi phạm các quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Trong trường hợp sau đây, khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 thì phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
13.1. Khai báo sai số lượng, trọng lượng, chất lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ hàng hoá so với hợp đồng, giấy phép hoặc khai báo không đúng với thực tế hàng hoá nhằm gian lận thuế thì: a. Vi phạm lần thứ nhất phạt 02 lần thuế gian lận.
b. Tái phạm lần thứ nhất phạt 03 lần thuế gian lận.
c. Tái phạm lần thứ hai trở lên phạt 5 lần thuế gian lận.
13.2. Trong trường hợp vi phạm lần đầu tiên nhưng có tình tiết tăng nặng như: Vi phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh thì có thể phạt từ 3 đến 5 lần thuế gian lận.
13.3. Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. nộp chậm tiền thuế, tiền phạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP.
13.4. Trường hợp khai sai tên hàng, chủng loại so với hợp đồng, Giấy phép hoặc không đúng với thực tế hàng hoá so với tờ khai hải quan thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xử phạt theo quy định tại điểm c hoặc điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP. nếu là hàng cấm, thì cộng thêm hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm.
13.5. Trường hợp khai báo sai số lượng, trọng lượng, giá trị so với thực tế hàng hoá mà hàng hoá là nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu thì xử phạt như sau:
- Phạt theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 14 Nghị định 01/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại nếu vi phạm lần đầu không có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 12 nếu vi phạm lần đầu nhưng có tình tiết tăng nặng.
- Phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nếu có hành vi gian lận thuế.
Sau khi thi hành xong Quyết định xử phạt, được trừ lùi vào giấy phép và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu làm hàng gia công xuất khẩu.
13.6. Nếu khai sai số lượng, trọng lượng, chất lượng, ký mã hiệu, giá trị, xuất xứ so với thực tế hàng hoá nhưng số thuế và các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện trên thực tế thấp hơn so với khai báo thì không xử phạt, nếu pháp luật không có quy định khác, nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
13.7. Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khai báo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định được việc giả mạo giấy tờ để tăng góp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt về hành vi giả mạo giấy tờ. nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
...
2. Bổ sung đoạn cuối cuối điểm 13.1 phần II như sau: "Trường hợp không có căn cứ pháp lý khẳng định hành vi gian lận thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phạt tiền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 16/CP".
3. Điểm 13.6 phần II được bổ sung và quy định lại như sau: "Nếu khai sai số lượng, trọng lượng, chất lượng, ký mã hiệu, trị giá, xuất xứ so với thực tế hàng hoá, nhưng số thuế và các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện trên thực tế bằng hoặc thấp hơn so với khai báo thì không xử phạt, nếu pháp luật không có quy định khác, nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật".
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
13- Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với Bộ Ngoại giao.
Những trường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
15. Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với Bộ Ngoại giao.
Những trường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
17- Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan Ngoại giao.
Những trường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12a Nghị định.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
18- Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan Ngoại giao.
Những trường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
18. Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơ quan ngoại giao.
Những trường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dung quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để được nhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5 Điều 12a Nghị định.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
14- Những trường hợp giả mạo, sửa chữa giấy tờ hoặc hợp lý hoá hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới danh nghĩa hàng viện trợ nhân đạo, trốn tránh sự kiểm soát hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
16. Những trường hợp giả mạo, sửa chữa giấy tờ hoặc hợp lý hoá hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá dưới danh nghĩa hàng viện trợ nhân đạo, trốn tránh sự kiểm soát hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
15- Những trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều 12 Nghị định 16/CP, ngoài việc phạt tiền còn buộc phải tái xuất khỏi Việt nam trong vòng 7 ngày. Hết thời hạn trên không tái xuất sẽ thực hiện việc cưỡng chế buộc tái xuất hoặc bị tịch thu tiêu huỷ theo quy định tại điểm a, khoản 8 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
17. Những trường hợp vi phạm tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều 12 Nghị định 16/CP, ngoài việc phạt tiền còn buộc phải tái xuất khỏi Việt Nam trong vòng 7 ngày. Hết thời hạn trên không tái xuất sẽ thực hiện việc cưỡng chế buộc tái xuất hoặc bị tịch thu tiêu huỷ theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 16/CP.
Những trường hợp vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu chất thải thì xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 26/CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
17- Hàng hoá đưa vào kho ngoại quan:
a/ Hàng hoá, vật phẩm gửi kho ngoại quan nhưng đưa vào Việt nam trước khi ký hợp đồng thuê kho ngoại quan thì áp dụng mức phạt theo quy định tại điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
b/ Trường hợp ngày xếp hàng xuống tàu hiệu lực hợp đồng vẫn còn, nhưng do bất khả kháng, hàng vào tới Việt nam, hợp đồng hết hiệu lực hoặc trường hợp hợp đồng thuê kho ngoại quan không đăng ký với Hải quan trước 24 giờ khi hàng vào Việt nam thì xử phạt theo hướng dẫn tại điểm b - 12.1 của Thông tư này.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
19. Hàng hoá đưa vào kho ngoại quan:
a. Hàng hoá, vật phẩm gửi vào kho ngoại quan nhưng đưa vào Việt Nam trước khi ký hợp đồng thuê kho ngoại quan thì áp dụng mức phạt theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 12 Nghị định 16/CP.
b. Trường hợp ngày xếp hàng xuống tàu hiệu lực hợp đồng vẫn còn, nhưng do bất khả kháng, hàng vào tới Việt Nam, hợp đồng hết hiệu lực hoặc trường hợp hợp đồng thuê kho ngoại quan không đăng ký với hải quan trước 24 giờ khi hàng vào Việt Nam thì bị xử phạt theo hướng dẫn tại điểm b - 14.1 của Thông tư này.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
1- a/ Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu và các Phòng nghiệp vụ do Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là Hải quan Tỉnh) bổ nhiệm, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 16/CP. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra Quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có những tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp trên trực tiếp để ra Quyết định xử phạt.
b/ Các cửa khẩu và Phòng nghiệp vụ không tổ chức Đội công tác nghiệp vụ thì thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng do Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc Trưởng phòng đảm nhiệm.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
1.a. Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu và các Phòng nghiệp vụ do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hải quan tỉnh) bổ nhiệm, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 16/CP. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra Quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước noài hoặc vụ việc có những tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp trên trực tiếp để ra Quyết định xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
1- Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu và Phòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hải quan Tỉnh) bổ nhiệm. các Phòng nghiệp vụ không tổ chức Đội, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp lên trực tiếp để ra quyết định xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
1- Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu và Phòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh bổ nhiệm. các Phòng nghiệp vụ không tổ chức Đội, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp lên trực tiếp để ra quyết định xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
1. Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thuộc cửa khẩu và Phòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh bổ nhiệm. các Phòng nghiệp vụ không tổ chức Đội, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởng các Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộc quyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra quyết định xử phạt. Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có tình tiết phức tạp thì chuyển lên cấp trên trực tiếp để ra quyết định xử phạt.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
2- Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan Tỉnh. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 16/CP.
Quyết định xử phạt 2 triệu đồng và Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có trị giá 5 triệu đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi tới Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu để gửi sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2 triệu đồng hoặc tịch thu tang vật có trị giá trên 20 triệu đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnh phải lập báo cáo, chuyển hồ sơ, tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố ra quyết định xử phạt.
Những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Hải quan nơi đó ra Quyết định xử phạt, đồng thời phải báo cáo Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
2. Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 16/CP.
Quyết định xử phạt 2 triệu đồng và Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có trị giá 5 triệu đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi tới Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu để gửi sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2 triệu đồng hoặc tịch thu tang vật có trị giá trên 20 triệu đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh phải lập báo cáo chuyển hồ sơ, tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra Quyết định xử phạt.
Những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó ra Quyết định xử phạt, đồng thời phải báo cáo Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
2- Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan Tỉnh. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định.
Quyết định xử phạt 2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị 5.000.000 đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở Hải quan Tỉnh.
Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật có trị giá trên 20.000.000 đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ, tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh ra quyết định xử phạt.
Những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó ra quyết định xử phạt.
Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnh hoặc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
2- Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
Quyết định xử phạt 2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị 5.000.000 đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở Hải quan tỉnh.
Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật có trị giá trên 20.000.000 đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ, tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh ra quyết định xử phạt.
Những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó ra quyết định xử phạt.
Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh hoặc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của Luật thuế với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
...
2. Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh. Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định.
Quyết định xử phạt 2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiên có giá trị 5.000.000 đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thnàh phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở Hải quan tỉnh.
Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thu tang vật có giá trị trên 20.000.000 đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ, tang vật lên Cục trưởng Cục hải quan tỉnh ra quyết định xử phạt.
Những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quản lý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó ra quyết định xử phạt.
Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh hoặc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của Luật thuế với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
3- Cục trưởng Hải quan Tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 16/CP.
a/ Đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp, hoặc có áp dụng hình thức phạt bổ sung mà tang vật tịch thu trị giá trên 200 triệu đồng thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ và báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. chỉ khi được sự đồng ý của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan mới được ra Quyết định xử phạt.
b/ Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20 triệu đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân Tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định xử phạt. Sau khi có Quyết định xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan phải báo cáo lên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
c/ Đối với những vi phạm pháp luật Hải quan do Đội kiểm soát cơ động trên biển phát hiện, lập biên bản vi phạm, bắt giữ ở vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hoặc những địa bàn chưa có tổ chức Hải quan mà vượt thẩm quyền của Đội kiểm soát, thì đưa về trụ sở Hải quan nơi gần nhất để thực hiện xử phạt theo quy định chung.
d/ Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh phải kèm theo Bản báo cáo nội dung sự việc và kiến nghị của Cục trưởng Hải quan Tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20 triệu đồng từ cơ quan Hải quan sang UBND Tỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sang Chủ tịch UBND Tỉnh xem xét. trong thời hạn từ 5 đến 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt của Cục trưởng Hải quan, Chủ tịch UBND Tỉnh ra Quyết định xử phạt. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại tệ, đồng Việt nam, kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi kho bạc Nhà nước.
e/ Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch UBND Tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có Quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND Tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định xử phạt. Hàng tháng Cục trưởng Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện Quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND Tỉnh với Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
g/ Trong trường hợp Cục Hải quan phụ trách nhiều Tỉnh, các vụ vi phạm hành chính về hải quan bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào thì chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đã bắt giữ ra Quyết định xử phạt, nếu vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
3. Cục trưởng Hải quan tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 16/CP. a. Đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp, hoặc có áp dụng hình thức phạt bổ sung mà tang vật tịch thu trị giá trên 200 triệu đồng thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải gửi hồ sơ và báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan. chỉ khi được sự đồng ý của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan mới được ra Quyết định xử phạt.
b. Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20 triệu đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra Quyết định xử phạt, đồng thời gửi hồ sơ và báo cáo lên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi chuyển sang Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải chuyển hồ sơ làm báo cáo xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
c. Đối với những vi phạm hải quan phát hiện, lập biên bản ở vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hoặc những địa bàn chưa có tổ chức Hải quan, do Đội Kiểm soát cơ động trên biển phát hiện, bắt giữ và vượt thẩm quyền của các Đội Kiểm soát, thì đưa về Hải quan nơi có trụ sở gần nhất để thực hiện xử phạt theo quy định chung.
Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải kèm theo bản báo cáo tóm tắt nội dung sự việc và kiến nghị biện pháp xử lý trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. (Đối với những vụ vi phạm hành chính theo quy định phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
d. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20 triệu đồng từ cơ quan Hải quan sang Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải thực hiện theo quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy đinh như sau:
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo báo cáo đề xuất biện pháp xử phạt của cấp mình xin ý kiến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Tổng cục Hải quan có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản. trong vòng 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo của Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh gửi hồ sơ kèm theo kiến nghị biện pháp xử phạt vụ vi phạm hành chính đến Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét. chậm nhất 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt của Cục trưởng Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải ra Quyết định xử phạt. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là tiền tệ, kim khí quý, đá quý thì phải niêm phong và gửi kho bạc Nhà nước.
c. Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng Cục trưởng Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện Quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
...
5. Đoạn b,c và d điểm 3 Phần III được sửa đổi như sau:
"b/ Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20 triệu đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt. Sau khi có Quyết định xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan phải báo cáo lên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
c/ Đối với những vi phạm pháp luật Hải quan do Đội kiểm soát cơ động trên biển phát hiện, bắt giữ, lập biên bản ở vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hoặc những địa bàn chưa có tổ chức Hải quan mà vượt thẩm quyền của Đội kiểm soát, thì đưa về trụ sở Hải quan nơi gần nhất để thực hiện xử phạt theo quy định chung.
d. Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải kèm theo bản báo cáo nội dung sự việc và kiến nghị của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về Hải quan có mức pạht trên 20 triệu đồng từ cơ quan Hải quan sang Uỷ ban nhân dân tỉnh phải thực hiện theo quy định chung. Thời hạn xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh gửi hồ sơ kèm theo kiến nghị biện pháp xử phạt vụ vi phạm hành chính sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét. chậm nhất 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt của Cục trưởng Cục hải quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải ra quyết định xử phạt. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho Hải quan để bảo quan. Riêng tang vật là ngoại tệ, đồng Việt Nam, kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi Kho bạc Nhà nước".
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
3- Cục trưởng Hải quan Tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định.
a) Đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp, hoặc áp dụng hình thức phạt bổ sung mà tang vật tịch thu trị giá trên 200.000.000 đồng thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ và báo cáo xin ý kiến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan. chỉ khi được sự đồng ý của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan mới được ra quyết định xử phạt.
b) Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20.000.000 đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân Tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định xử phạt. Sau khi có quyết định xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải báo cáo lên Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
c) Đối với những vi phạm pháp luật Hải quan do Đội Kiểm soát cơ động trên biển phát hiện, lập biên bản vi phạm, bắt giữ ở vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hoặc những địa bàn chưa có tổ chức Hải quan mà vượt thẩm quyền của Đội kiểm soát, thì đưa về trụ sở Hải quan nơi gần nhất để thực hiện xử phạt theo quy định chung.
d) Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Uỷ ban nhân dân Tỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục hải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét. trong thời hạn từ 5 đến 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt của Cục trưởng Hải quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định xử phạt. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại tệ, đồng Việt Nam, kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi kho bạc Nhà nước.
e) Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởng Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh với Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
g) Trong trường hợp Cục Hải quan phụ trách nhiều Tỉnh, các vụ vi phạm hành chính về hải quan bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào thì chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đã bắt giữ ra quyết định xử phạt, nếu vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh.
h) Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với số thuế ẩn lậu ở dưới mức truy cứu trách nhiệm được quy định tại Thông tư số 06/TTLB ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế thì Cục trưởng Hải quan Tỉnh được phạt tiền đến 5 lần số thuế ẩn lậu, nhưng tối đa khi phạt 1 lần thuế ẩn lậu phải dưới 50 triệu đồng. khi phạt 5 lần thuế ẩn lậu phải dưới 250 triệu đồng.
Đối với những trường hợp có mức phạt vượt quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh chỉ ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi ra quyết định xử phạt phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III- THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.
...
3- Cục trưởng Hải quan tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung:
a/ Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20.000.000 đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt. Sau khi có quyết định xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải báo cáo lên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
b/ Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Uỷ ban nhân dân tỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại hối, kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi Kho bạc Nhà nước.
c/ Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởng Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
d/ Trường hợp Cục Hải quan tỉnh phụ trách cả đơn vị Hải quan đặt ở tỉnh khác thì các vụ vi phạm hành chính về hải quan bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào sẽ chuyển đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đó ra quyết định xử phạt (nếu vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh).
e/ Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh thực hiện theo quy định của các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế. Đối với số thuế gian lận ở dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Thông tư số 06/TTLB ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế thì Cục trưởng Hải quan tỉnh được phạt tiền đến 5 lần số thuế gian lận, nhưng tối đa khi phạt 1 lần thuế gian lận phải dưới 50 triệu đồng. khi phạt 5 lần thuế gian lận phải dưới 250 triệu đồng.
Đối với những trường hợp có mức phạt vượt quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh chỉ ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Sau khi ra quyết định xử phạt phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
...
3. Cục trưởng Hải quan tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định:
a. Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên 20.000.000 đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) nơi bắt giữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt.
b. Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về Hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạm hành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Uỷ ban nhân dân tỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ở mỗi cấp được quy định như sau:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chính sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. Tang vật vi phạm vẫn giữ tại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại hối, kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi Kho bạc Nhà nước.
c. Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởng Hải quan phải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân daan tỉnh với Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.
d. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh phụ trách đơn vị Hải quan đặt ở tỉnh khác thì các vụ vi phạm hành chính về hải quan vượt thẩm quyền xử phạt bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào sẽ chuyển đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đó ra quyết định xử phạt.
e. Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh thực hiện theo quy định của các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế. Đối với số thuế gian lận ở dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh được phạt tiền đến 5 lần số thuế gian lận, nhưng tối đa khi phạt 1 lần thuế gian lận phải dưới 50 triệu đồng. khi phạt 5 lần thuế gian lận phải dưới 250 triệu đồng.
Đối với những trường hợp có mức phạt vượt quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh chỉ ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế khi có ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1- Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a/ Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
b/ Khi tạm giữ người phải có Quyết định bằng văn bản và phải giao cho người tạm giữ một bản.
c/ Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ Quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1. Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
b. Khi tạm giữ người phải có Quyết định bằng văn bản và phải giao cho người tạm giữ một bản.
c. Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ Quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1- Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
b) Khi tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
c) Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1- Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a/ Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
b/ Khi tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
c/ Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuâ thủ các nguyên tắc sau đây:
a. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định mới được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
b. Khi tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một văn bản.
c. Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chính hoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
2- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
a/ Khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, phải tiến hành lập biên bản vi phạm và xem xét hành vi đó có phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật hay không. chỉ tạm giữ tang vật khi xác định hành vi vi phạm đó có thể phải áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật sung công quỹ hoặc số tang vật có trị giá tương đương với mức phạt theo hành vi vi phạm để đảm bảo thực hiện Quyết định xử phạt. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không, thì chỉ nên lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối của hành khách xuất nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sản xuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tư liên doanh, hàng nhập khẩu theo vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoại quan, có sai phạm nhưng có trong giấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mẫu cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượng này có văn bản cam kết thực hiện Quyết định xử phạt sau này.
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật phải tuân thủ đúng quy định về thời hạn tạm giữ (không quá 15 ngày) và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 5, Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về thời hạn tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Hải quan các địa phương hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra Quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại vật chất cho chủ hàng theo Điều 7, 8, 9, 10, 11, sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại của cá nhân, người có thẩm quyền tạm giữ gây ra, theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 47/CP quy định về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
b/ Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính.
c/ Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra Quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP và phải được sự đồng ý bằng văn bản.
d/ Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về Quyết định của mình.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
a. Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính.
b. Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra Quyết định phải báo cáo với Thủ trưởng trực tiếp theo quy định Điều 19 Nghị định 16/CP và phải được sự đồng ý bằng văn bản.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
2- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, phải tiến hành lập biên bản vi phạm và xem xét hành vi đó có phải áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật hay không. chỉ tạm giữ tang vật khi xác định hành vi vi phạm đó có thể phải áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật sung công quỹ hoặc số tang vật có trị giá tương đương với mức phạt theo hành vi vi phạm để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không, thì chỉ lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối của hành khách xuất nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sản xuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tư liên doanh, hàng nhập khẩu theo vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoại quan, mà có trong giấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mẫu, cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượng này có văn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt sau này.
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật phải tuân thủ đúng quy định về thời hạn tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 5, Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Hải quan các địa phương hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất cho chủ hàng theo Điều 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại của cá nhân, người có thẩm quyền tạm giữ gây ra, theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 47/CP.
b) Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính.
c) Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghị định và phải được sự đồng ý bằng văn bản.
d) Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
2- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
a/ Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung: trong một lô hàng có hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm và hàng hoá, vật phẩm không phải là tang vật vi phạm thì chỉ được giữ hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không, thì chỉ lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sản xuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tư liên doanh, hàng nhập khẩu theo vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoại quan, mà có trong giấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mẫu, cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượng này có văn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt sau này.
Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Hải quan tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất cho chủ hàng theo Điều 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại do cá nhân, người có thẩm quyền tạm giữ gây ra, theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 47/CP.
b/ Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính.
c/ Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung và phải được sự đồng ý bằng văn bản.
d/ Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh trong từng trường hợp cụ thể được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
a. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân theo quy định tại Điều 20 của Nghị định: trong một lô hàng có hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm và hàng hoá, vật phẩm không phải là tang vật vi phạm thì chỉ được giữ hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không, thì chỉ lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoại hối của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệu sản xuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tư liên doanh, hàng nhập khẩu theo nguồn vốn ODA được miễn thuế, hành gửi kho ngoại quan, mà có trong giấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mẫu, cho giải phóng hàng và yêu cầu các đối tượng này có văn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt sau này.
Tổ chức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Hải quan tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại cho công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại do cá nhân, người có thẩm quyền tạm giữ gây ra, theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 47/CP.
b. Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính.
c. Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánh tráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19 Nghị định và phải được sự đồng ý bằng văn bản.
d. Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh trong từng trường hợp cụ thể được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyền và người được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
4- Khám người theo thủ tục hành chính.
a/ Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 16/CP.
b/ Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem Chứng minh thư Hải quan. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
3. Khám người theo thủ tục hành chính:
a. Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 16/CP.
b. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem Chứng minh thư Hải quan. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
3- Khám người theo thủ tục hành chính.
a) Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định.
b) Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem Chứng minh thư Hải quan. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách trực tiếp.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
3- Khám người theo thủ tục hành chính.
a/ Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung.
b/ Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem chứng minh thư Hải quan. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách trực tiếp.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
3. Khám người theo thủ tục hành chính.
a. Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải được tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định.
b. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem chứng minh thư Hải quan. phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách trực tiếp.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
5- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
a/ Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
b/ Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có Quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt nam, thì việc khám xét thực hiện theo Quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức Ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
a. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải có Quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
b. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
4- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
a) Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
b) Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.
Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
4- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
a/ Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
b/ Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
a. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
b. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia mà phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Khi có cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởng ưu đãi, hoặc chứa chấp những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xét thực hiện theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
6- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi xét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền như Công an, Quản lý thị trường để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi xét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện hành chính trong khu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền như Công an, Quản lý thị trường để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
5- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi xét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV- THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
5- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi xét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi xét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong khu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Việc khám xét ngoài khu vực kiểm soát hải quan, cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1- Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằng hình thức cảnh cáo thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra Quyết định xử phạt tại chỗ.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bằng hình thức cảnh cáo thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra Quyết định xử phạt tại chỗ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
1- Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1- Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bản vi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
2- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt. những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ Quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt).
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt. những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ Quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt).
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
2- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt. những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
2- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt. những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ nội dung quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trường hợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt. những trường hợp vì điều kiện thời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủ nội dung quyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
3- Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành Quyết định xử phạt, đương sự cố tình không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.
Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh trở lên mới được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định 16/CP mà không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác, khi đương sự cố tình không thực hiện Quyết định xử phạt.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
3. Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền kèm theo tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành Quyết định xử phạt, hoặc đương sự không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế, đồng thời tịch thu sung công quỹ.
Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh trở lên mới được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định 16/CP mà không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
3- Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành Quyết định xử phạt, đương sự cố tình không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.
Căn cứ vào điểm c, khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Cục trưởng Cục Hải quan cấp Tỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định mà không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác, khi đương sự cố tình không thực hiện quyết định xử phạt.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
3- Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, đương sự cố tình không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.
Căn cứ vào điểm c, khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung mà không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
...
3. Những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, đương sự cố tình không thực hiện quyết định xử phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.
Căn cứ vào điểm c, khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm chành chính, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hành hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định mà không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế khác.
Hướng dẫn
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
4- Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các Vụ, Cục liên quan thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện phúc tra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong quá tình thực hiện xử phạt để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
V. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.
...
4. Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các Vụ, Cục liên quan thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện phúc tra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đúng quy định của pháp luật.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
4- Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và thời gian đi đến của phương tiện vận tải nói tại điểm a, khoản 2 Điều 6 là thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
5 - Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 6 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung là thời hạn quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
4- Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và thời gian đi đến của phương tiện vận tải nói tại điểm a, khoản 2 Điều 6 là thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
5 - Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 6 Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung là thời hạn quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
5. Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 6 Nghị định là thời hạn quy định tại Điều 5 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
6- Đối với quy định tại khoản 1, Điều 7, chỉ xử phạt khi xác định đối tượng được giao bảo quản niêm phong hải quan có thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
11- Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu quy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trên sông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan.
...
11.2) Hàng hoá, vật phẩm không khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh trong khu vực kiểm soát hải quan, không phải thuộc sở hữu của thuyền viên thì xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định. Trường hợp xác định được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện vận tải... hoặc hành khách xuất nhập cảnh thì xử phạt theo quy định tại Điều 9b Nghị định.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
19- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam:
a) Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định không có tình tiết tăng nặng, tang vật vi phạm dưới 10.000.000 đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
b) Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu.
c) Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm sung công quỹ.
Hướng dẫn
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
Khi nhận được hồ sơ giải quyết khiếu nại, phải căn cứ vào các Điều 30, 31, 32, 36,39, 43, 46 của Luật Khiếu nại, tố cáo để xem xét việc khiếu nại về thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các nội dung có liên quan để quyết định thụ lý hay không thụ lý.
1- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính về hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.
Đối với quyết định xử phạt của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần 2.
Đối với các quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan, Trưởng phòng nghiệp vụ (nơi không thành lập Đội) thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu).
Đối với các quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ 2 là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Đối với các quyết định giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết nhưng còn khiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Thanh tra Nhà nước.
Đối với các quyết định giải quyết khiếu nại về xử phạt theo các Luật thuế mà Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết, nhưng còn khiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2- Thời hạn giải quyết khiếu nại:
a/ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. trường hợp không thụ lý giải quyết phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1 của các cấp Hải quan có thẩm quyền giải quyết (người giải quyết khiếu nại) không được quá 30 ngày từ ngày thụ lý để giải quyết (ngày vào sổ thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại) . Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử phạt bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hoặc kiến nghị Thủ trưởng cấp trên trực tiếp ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.
Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
b/ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình, người giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo của người giải quyết khiếu nại không được quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 60 ngày. ở những vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
3- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại:
Khi giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào Điều 38 (giải quyết khiếu nại lần đầu), Điều 45 (giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo) Luật Khiếu nại, tố cáo và mẫu ấn chỉ HC17 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Các vụ khiếu nại và giải quyết khiếu nại do Cục Hải quan tỉnh, Cục Điều tra chống buôn lậu thụ lý giải quyết theo thẩm quyền, định kỳ phải báo cáo về Tổng cục Hải quan theo mẫu quy định.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
VI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Khi nhận được hồ sơ giải quyết khiếu nại, phải căn cứ vào các Điều 30, 31, 32, 36, 39, 43, 46 của Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 và các Điều 31, 32 Nghị định để xem xét việc khiếu nại về thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các nội dung có liên quan để quyết định thụ lý hay không thụ lý.
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính về hải quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.
Đối với quyết định xử phạt của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Hải quan của khẩu giải quyết khiếu nại lần 2. Đối với các quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan, Trưởng phòng nghiệp vụ (nơi không thành lập Đội) thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyết định của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu).
Đối với các quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Những trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà còn khiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng Thanh tra Nhà nước.
Quyết định giải quyết khiếu nại về xử phạt theo Luật thuế mà Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết, nhưng còn khiếu nại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Thời hạn thông báo nhận được đơn và thời hạn giải quyết khiếu nại:
a. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. trường hợp không thụ lý giải quyết phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1 của các cấp Hải quan có thẩm quyền giải quyết (người giải quyết khiếu nại) không được quá 30 ngày từ ngày thụ lý để giải quyết (ngày vào sổ thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại). Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử phạt bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.
Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan. Khi xét thất lý do tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
c. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình, người giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo của người giải quyết khiếu nại không được quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn nêu trên có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 60 ngày. ở những vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không được quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
3. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại:
Khi giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào Điều 38 (giải quyết khiếu nại lần đầu), Điều 45 (giải quyết khiếu nại lần 2 và các lần tiếp theo) Luật Khiếu nại, tố cáo và mẫu ấn chỉ HC17 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Các vụ khiếu nại và giải quyết khiếu nại do Cục Hải quan tỉnh, Cục Điều tra chống buôn lậu thụ lý giải quyết theo thẩm quyền, định kỳ phải báo cáo về Tổng cục Hải quan theo mẫu quy định.
Hướng dẫn
Trong quá trình thực hiện Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 và các Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998, Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/CP, còn có những nội dung quy định trong Nghị định chưa được hiểu thống nhất, dẫn tới những khó khăn trong quá trình thực hiện, như những quy định sau đây:
- Đối với những trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng quy định tại điểm k, khoản 5 điều 12a của Nghị định.
- Việc xác định nguồn gốc ngoại hối, vàng hợp pháp hay không hợp pháp quy định tại khoản 3, điều 13 Nghị định.
Để hiểu và áp dụng thống nhất những quy định trên, Tổng cục Hải quan đã dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm 13b, điểm 20c phần II Thông tư số 08/2000/TT-TCHQ ngày 20/11/2000 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.
1/ Sửa đổi, bổ sung điểm 13b, phần II Thông tư số 08/2000/TT-TCHQ như sau:
Bổ sung đoạn "Trường hợp giấy phép được cấp sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày hàng về tới cửa khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định vào trước đoạn "Trường hợp giấy phép được cấp sau khi ký hợp đồng, thì xử phạt theo quy định tại điểm g, khoản 5, khoản 7 Điều 12a Nghị định". Quy định như vậy nhằm xử lý hợp tình, hợp lý đối với những doanh nghiệp trong một số trường hợp do cần tranh thủ thời cơ trong kinh doanh, đã ký hợp đồng mua bán hàng hóa trước, nhưng cũng đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép trước khi hàng hóa về tới cửa khẩu. Những trường hợp này cần phải xử phạt, nhưng không nên áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa, gây tổn thất và khó khăn cho doanh nghiệp.
Thực hiện khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II- ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
12- Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép.
12.1: Giấy phép quá hạn:
a/ Hàng xuất khẩu: Buộc chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP.
b/ Hàng nhập khẩu: Nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng do bất khả kháng, hàng về tới cảng hết hạn giấy phép hoặc hợp đồng thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.
Thực hiện khoản 2, Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 03 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
14. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép.
14.1. Giấy phép quá hạn:
a. Hàng xuất khẩu: Buộc chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP.
b. Hàng nhập khẩu: Nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng do bất khả kháng, hàng về tới cảng hết hạn giấy phép hoặc hợp đồng thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.
14.2. Xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản kế thừa theo quy định phải có giấy phép, nhưng không có giấy phép thì xử phạt theo quy định Điều 10 Nghị định 16/CP, đồng thời đình chỉ xuất khẩu hoặc không cho nhập khẩu nếu pháp luật không có quy định khác.
Không tịch thu tài sản di chuyển xuất khẩu, nhập khẩu nếu tài sản đó thực sự thuộc sở hữu của người di chuyển.
14.3. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu sai nội dung giấy phép, nhưng tang vật vi phạm là hàng hoá khuyến khích nhập khẩu, không phải là đối tượng chịu thuế, hoặc vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư thuộc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sử dụng, có khai báo hải quan thì không xử phạt nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
14.4. Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu sai nội dung giấy phép hoặc không có giấy phép nhưng không phải là giấy phép trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu như giấy phép kinh doanh ngành hàng, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy phép nhập nguyên liệu để làm hàng gia công xuất khẩu, giấy phép nhập dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư theo Luật đầu tư, giấy phép được xuất nhập khẩu uỷ thác, giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất. kinh doanh cửa hàng miễn thuế thì xử phạt theo quy định tại các Điều 15, 16, 17, 19 Nghị định 01/CP.
14.5. Đối với trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm ngoài đường mậu dịch, nếu khai báo sai so với thực tế hàng hoá hoặc giấy phép thì bị xử phạt theo hướng dẫn tại các điểm 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 và 14.1, 14.3 của Thông tư này.
Để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hải quan cấp tỉnh). đồng thời, đảm bảo thời hiệu ra quyết định xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/CP và phù hợp với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/TCHQ-PC ngày 6/5/1996 như sau:
...
4. Bổ sung thêm điểm 14.6 phần II như sau: "Trường hợp hàng nhập khẩu sai hợp đồng thương mại, hợp đồng gia công mà người nhận hàng từ chối nhận với lý do xác đáng, phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế thì xử lý theo quy định tại khoản 10 Điều 12 Nghị định này".
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.
...
13- Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép:
13.1) Giấy phép quá hạn:
a) Hàng xuất khẩu: Chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
b) Hàng nhập khẩu: Nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hoặc hợp đồng hết hạn thì xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hóa, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.
13.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật vi phạm là hàng hoá khuyến khích nhập khẩu, không phải là đối tượng chịu thuế, hoặc là vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư thuộc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sử dụng, được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, có khai báo hải quan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
13.3) Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép hoặc không có giấy phép nhưng không phải là giấy phép trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu như giấy phép kinh doanh ngành hàng, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy phép nhập dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư theo Luật Đầu tư, giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất, kinh doanh cửa hàng miễn thuế... thì xử phạt theo quy định tại các Điều 15, 16, 17, 19 Nghị định 01/CP.
13.4) Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán với lý do xác đáng, phù hợp với Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không có dấu hiệu hợp pháp hoá cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 12a Nghị định, buộc đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam.
Trường hợp nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm đúng với khai báo hải quan (không phải là hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu) mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán thì được phép đưa hàng hoá, vật phẩm đó ra khỏi Việt Nam và không bị xử phạt, nhưng phải kiểm tra thực tế chặt chẽ mới cho thực hiện.
13.5) Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan nhưng không ảnh hưởng đến tiền thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp, chính sách mặt hàng, vệ sinh môi trường hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật chung thì không xử phạt, nếu pháp luật không quy định khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II-ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
13- Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép:
a/ Giấy phép quá hạn:
- Hàng xuất khẩu: Chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
- Hàng nhập khẩu: nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hoặc hợp đồng hết hạn thì xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hóa, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.
b/ Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật vi phạm là vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư, thuộc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sử dụng, được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, có khai báo hải quan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
c/ Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán với lý do xác đáng, phù hợp với Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không có dấu hiệu hợp pháp hoá cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 12a Nghị định 16/CP sửa đổi, bổ sung buộc đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam.
Trường hợp nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm đúng với khai báo hải quan (không phải là hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu) mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán nếu có lý do xác đáng, phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng thương mại thì được phép đưa hàng hoá, vật phẩm đó ra khỏi Việt Nam và không bị xử phạt, nhưng phải kiểm tra thực tế chặt chẽ mới cho thực hiện.
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, Điều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 và Điều 2 Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
...
II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT
...
13. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấp phép và văn bản thay thế giấy phép (dưới đây gọi là giấp phép):
a. Giấy phép quá hạn:
- Hàng xuất khẩu: Chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuất khẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
- Hàng nhập khẩu: nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải hiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hết hạn thì xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hoá, theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.
b. Hàng hoá nhập khẩu theo quy định phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng:
- Trường hợp giấy phép được cấp sau khi ký hợp đồng thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 5, khoản 7 Điều 12a Nghị định.
- Đối với giấy phép liên quan đến hàng gia công, hàng gửi kho ngoại quan thì xử phạt theo Điều 12b, 12c Nghị định.
c. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật vi phạm là vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư, thuộc công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sử dụng, được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, có khai báo hải quan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
d. Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từ chối nhận, trả lại người bán với lý do xác đáng, phù hợp với hợp đồng thương mại, Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không có dấu hiệu hợp pháp hoá cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 12a Nghị định, buộc đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam.
File gốc của Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đang được cập nhật.
Vi phạm hành chính
- Công văn 746/TTrB-P1 năm 2021 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch và tiêm vắc xin phòng Covid-19 do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
- Quyết định 1519/QĐ-KTNN năm 2021 bãi bỏ Hướng dẫn 165/HD-KTNN kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành
- Quyết định 44/2021/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; phát triển, sử dụng rừng và quản lý lâm sản; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định 24/2021/QĐ-UBND quy định về các trường hợp và thẩm quyền xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Quyết định 27/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 17/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Công văn 1996/STP-PBGDPL năm 2021 về tuyên truyền một số quy định người dân cần tuân thủ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội ban hanh
- Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2021 tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Công văn 4456/VPCP-CN năm 2021 về báo cáo kết quả 01 năm thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, tập kết bến bãi, kinh doanh khoáng sản và bảo vệ đê điều do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Quyết định 24/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-UBND
Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 16-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1996-03-20 |
Ngày hiệu lực | 1996-04-01 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Văn bản Được hướng dẫn
- Công văn số 4811 TCHQ/KTTT ngày 06/10/2004 của Tổng cục Hải quan về việc thời hạn nộp hồ sơ xét hoàn thuế
- Công văn số 2218 TCHQ/KTTT ngày 19/05/2004 của Tổng cục Hải quan về việc xử phạt vi phạm hành chính
- Công văn số 1318 TM/XNK ngày 31/07/2002 của Bộ Thương mại về việc tạm nhập tái xuất đường
- Công văn số 3509/TCHQ-GSQL ngày 24/07/2002 của Tổng cục Hải quan về việc tạm nhập tái xuất đường
- Công văn số 1257/TM-XNK ngày 22/07/2002 của Bộ Thương mại về việc xử lý đường tạm nhập tái xuất tồn đọng tại cửa khẩu Hải Phòng, Quảng Ninh
- Công văn số 1267/TM-XNK ngày 22/07/2002 của Bộ Thương mại về việc xử lý đường tạm nhập tái xuất tồn đọng tại cửa khẩu Hải Phòng, Quảng Ninh
- Công văn về việc hướng dẫn áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường
- Công văn hướng dẫn bổ sung thông tư số 42/TCHQ-GSQL
- Công văn hướng dẫn thi hành Quyết định số 97/TCHQ-PC ngày 5/8/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về trình tự, xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan
Văn bản Hướng dẫn
- Thông tư 242/TCHQ-PC-1997 hướng dẫn thi hành Nghị định 16/CP-1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- Thông tư 41/TCHQ-PC-1996 hướng dẫn Nghị định 16/CP-1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Thông tư 05/1998/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Nghị định 16/CP-1996 và Nghị định 54/1998/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- Thông tư 05/1999/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Nghị định 16/CP và Nghị định 54/1998/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Thông tư 08/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4999 TC/TCHQ năm 2002 hướng dẫn Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Thông tư 155/TCHQ-PC sửa đổi Thông tư 41/TCHQ-PC-1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 16/CP-1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành