BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4999 TC/TCHQ | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2002 |
Kính gửi: Đ/C Bộ trưởng Bộ Tài chính
Trong quá trình thực hiện Nghị định 16/CP ngày 20/3/1996 và các Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998, Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/CP, còn có những nội dung quy định trong Nghị định chưa được hiểu thống nhất, dẫn tới những khó khăn trong quá trình thực hiện, như những quy định sau đây:
- Đối với những trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng quy định tại điểm k, khoản 5 điều 12a của Nghị định;
- Việc xác định nguồn gốc ngoại hối, vàng hợp pháp hay không hợp pháp quy định tại khoản 3, điều 13 Nghị định.
Để hiểu và áp dụng thống nhất những quy định trên, Tổng cục Hải quan đã dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm 13b, điểm 20c phần II Thông tư số 08/2000/TT-TCHQ ngày 20/11/2000 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.
1/ Sửa đổi, bổ sung điểm 13b, phần II Thông tư số 08/2000/TT-TCHQ như sau:
Bổ sung đoạn "Trường hợp giấy phép được cấp sau khi ký hợp đồng nhưng trước ngày hàng về tới cửa khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định vào trước đoạn "Trường hợp giấy phép được cấp sau khi ký hợp đồng, thì xử phạt theo quy định tại điểm g, khoản 5, khoản 7 Điều 12a Nghị định". Quy định như vậy nhằm xử lý hợp tình, hợp lý đối với những doanh nghiệp trong một số trường hợp do cần tranh thủ thời cơ trong kinh doanh, đã ký hợp đồng mua bán hàng hóa trước, nhưng cũng đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép trước khi hàng hóa về tới cửa khẩu. Những trường hợp này cần phải xử phạt, nhưng không nên áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa, gây tổn thất và khó khăn cho doanh nghiệp.
2/ Sửa đổi, bổ sung điểm 20c, phần II Thông tư số 80/2002/TT-TCHQ như sau:
Thay thế điểm 20c bằng nội dung hướng dẫn sau đây:
"Việc xác định nguồn gốc ngoại hối, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng Việt Nam (sau đây gọi chung là ngoại hối) hợp pháp hay không hợp pháp phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc để xem xét, đánh giá. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, phải đưa vào một trong các cơ sở sau đây để xác định:
- Xác nhận của Ngân hàng về ngoại hối được rút ra từ tài khoản tại Ngân hàng;
- Ngoại hối từ nước ngoài đem vào Việt Nam có khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập cảnh;
- Ngoại hối có được do thu nhập từ lương và các khoản thu khác bằng ngoại tệ;
- Ngoại hối có được do tiền công lao động, tiền hoa hồng thông qua các dịch vụ thương vụ được tổ chức cá nhân chi trả xác nhận.
- Ngoại hối có được do thừa kế, phân chia tài sản thừa kế mà tài sản chưa được phát mại, trong đó người có nhu cầu sử dụng đứng tên sở hữu đã trả tiền trước cho các thành viên khác tương ứng với mỗi phần thừa kế;
- Ngoại hối của người thân, bạn bè gửi nhờ mang hộ;
- Ngoại hối do được trả nợ;
- Ngoại hối có được do vay của người thân, bạn bè."
Đối với ngoại hối nhờ mang hộ, ngoại hối được trả nợ, ngoại hối vay mượn; ngoài việc xác nhận của người mang hộ, người trả nợ, người cho vay, phải chứng minh được ngoại hối đó có nguồn gốc hợp pháp.
Quy định như vậy mới đảm bảo quản lý được chặt chẽ và xử lý được các trường hợp phát sinh trong thực tế mà thời gian vừa qua do chưa có hướng dẫn cụ thể, khi xử lý đã dẫn tới nhiều khiếu kiện.
Dự thảo này đã có ý kiến tham gia của Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Tư pháp hoàn toàn thống nhất với nội dung dự thảo.
Theo Bộ Thương mại thì phải căn cứ vào khoản 4, Điều 1 Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 và điểm g, điểm k khoản 5 Điều 12a Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan để hướng dẫn, không nên tách ra 2 trường hợp như dự thảo.
Tổng cục Hải quan thấy rằng doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở giấy phép đăng ký kinh doanh, mặt hàng mà Nhà nước quản lý này không phải là mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu, cấm lưu thống, Bộ Thương mại vẫn cấp giấy phép cho nhập khẩu, kể cả trong một số trường hợp đã cấp sau khi ký hợp đồng. Vì vậy, việc tách ra thành 2 trường hợp như dự thảo Thông tư để tùy theo tính chất và mức độ vi phạm để xử lý là phù hợp và vẫn bảo đảm được yêu cầu quản lý.
Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trên phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành, phù hợp thực tiễn.
Căn cứ vào Điều 1, Quyết định số 40/2002/QĐ-TTg ngày 8/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan thuộc Chính phủ, ngày 18/6/2002 Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2757/TCHQ-PC (kèm dự thảo) gửi đồng chí Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ xem xét, ký ban hành Thông tư này. Nay, theo quy định tại Quyết định 113/QĐ-TTg ngày 04/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan kính trình đồng chí xem xét ký ban hành thông tư.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
File gốc của Công văn 4999 TC/TCHQ năm 2002 hướng dẫn Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4999 TC/TCHQ năm 2002 hướng dẫn Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 4999TC/TCHQ |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Ngọc Túc |
Ngày ban hành | 2002-10-10 |
Ngày hiệu lực | 2002-10-10 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |