THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 619-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 1996 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH KIỂM TRA VỆ SINH THỰC PHẨM SỮATƯƠI TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC
Hiện nay việc sản xuất sữa tươi cung cấp cho tiêu dùng trong nước đangtăng nhanh. Cả nước hiện có 14.000 con bò sữa, trong đó số bò thường xuyên vắtsữa là 9.000 con, tập trung chủ yếu ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thànhphố Hà Nội và cao nguyên Mộc Châu, Lâm Đồng, mỗi ngày sản xuất trung bình đượckhoảng 100 tấn sữa tươi cung cấp cho tiêu dùng trong nước, nhưng phần lớn sữavẫn đang sử dụng dưới dạng sữa tươi không qua chế biến, việc kiểm tra vệ sinhthực phẩm từ khâu vắt, chế biến, đến lưu thông tiêu thụ trên thị trường chưađược giám sát, quản lý chặt chẽ, đang là nguy cơ lan truyền một số bệnh nguyhiểm cho người như: bệnh lao, sảy thai truyền nhiễm, soắn trùng, viêm gan, tụcầu trung vàng...
Để có nguồn sữa tươi và sản phẩm từ sữa đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinhthực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, thi hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh Thú yngày 15 tháng 2 năm 1993 và Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 củaChính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mộtsố biện pháp cấp bách sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về thú y kiểm tra địnhkỳ bệnh của đàn gia súc chuyên vắt sữa theo Điều 1 Pháp lệnh Thú y và Điều lệphòng chống dịch bệnh cho động vật, ban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ.
Đối với những gia súc vắt sữa nếuphát hiện hoặc nghi có bệnh nguy hiểm phải đình chỉ ngay việc vắt sữa và thựchiện ngay biện pháp chữa bệnh.
Hướng dẫn, kiểm tra giám sát việcsản xuất sữa tươi và giám định vệ sinh thú y sữa tươi trước khi cho lưu hànhtrên thị trường theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh Thú y và Điều lệkiểm dịch, kiểm sát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vậtban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm phốihợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối vớinhững người trực tiếp và gián tiếp tham gia quá trình sản xuất, chế biến, kinhdoanh sữa tươi và sản phẩm từ sữa tươi theo quy định của Điều 33 Pháp lệnh Thúy ngày 15 ngày 2 năm 1993.
3. Cơ quan quản lý thị trường củaBộ Thương mại, cơ quan vệ sinh phòng dịch của Bộ Y tế và cơ quan Thú y của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm travệ sinh thực phẩm sữa tươi và sản phẩm từ sữa tươi lưu thông trên thị trường.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp tăngcường việc chỉ đạo thực hiện các quy định về vệ sinh thực phẩm đối với sữa tươivà sản phẩm từ sữa tươi.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơbản, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, thuốc và hoá chất cho ngành Thú y, ngànhY tế trong việc kiểm tra vệ sinh thực phẩm đối với sữa tươi và dịch bệnh củađàn gia súc vắt sữa.
Tổ chức thực hiện tốt việctiêm phòng cho đàn gia súc cung cấp, sữa, bố trí cán bộ có chuyên môn về Thú yvà Y tế để đảm đương được việc kiểm tra vệ sinh thực phẩm sữa tươi từ nơi sảnxuất đến lưu thông trên thị trường.
| Trần Đức Lương (Đã ký) |
File gốc của Chỉ thị 619-TTg năm 1996 về một số biện pháp cấp bách kiểm tra vệ sinh thực phẩm sữa tươi tiêu dùng trong nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 619-TTg năm 1996 về một số biện pháp cấp bách kiểm tra vệ sinh thực phẩm sữa tươi tiêu dùng trong nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 619-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Trần Đức Lương |
Ngày ban hành | 1996-09-06 |
Ngày hiệu lực | 1996-09-21 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Đã hủy |