BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 09/1998/TT-BLĐTBXH | Hà nội, ngày 21 tháng 05 năm 1998 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIÊN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT NĂM 1998
Thi hành Quyết định số 53/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 03 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất năm 1998, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ tại Công văn số: 205/TCCP-BCTL ngày 15 tháng 04 năm 1998, Bộ Tài chính tại Công văn số 1548 TC/HCSN ngày 02 tháng 5 năm 1998, Ban Tổ chức chức Trung ương tại Công văn số 396/TC/TW ngày 20 tháng 04 năm 1998 và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Công văn số 442/TLĐ ngày 08 tháng 04 năm 1998; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
I/ ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐLỀU KIỆN ĐƯỢC TRỢ CẤP
1/ Đối tượng được trợ cấp
- Cán bộ, công chức cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng đoàn thể hưởng lương từ ngân sách (bao gồm cả những người hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương và các chế độ như cán bộ, công chức);
- Người hưởng lương từ ngân sách trong lực lượng vũ trang;
- Người đang hưởng bảo hiểm xã hội gồm: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su; tuất công nhân, viên chức, công chức và quân nhân từ trần;
- Người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng.
2/ Điều kiện được xét trợ cấp:
Những người thuộc đối tượng nêu tại điểm 1 trên gặp khó khăn đột xuất trong các hoàn cảnh sau:
- Bản thân đau ốm, tai nạn phải điều trị dài ngày ở bệnh viện;
- Bố, mẹ (cả bên vợ hoặc chồng), vợ (hoặc chồng), con bị ốm đau nặng chi phí khám, chữa bệnh tốn kém;
- Bị chết do căn bệnh hiểm nghèo hoặc bị tai nạn;
- Bị thiên tai, dịch bệnh hiểm nghèo hoặc bị tai nạn;
- Bị thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, các rủi ro (cháy nhà, bão lụt...) làm tổn thất nghiêm trọng đến tài sản gia đình gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày.
II/ MỨC TRỢ CẤP
Tuỳ theo mức độ khó khăn đột xuất của từng trường hợp mà xét trợ cấp theo 1 trong 3 mức: 200.000 đồng; 300.000 đồng; 400.000 đồng/lần người.
Trường hợp đặc biệt cũng không quá 2 lần trợ cấp trong một năm.
Mức trợ cấp cụ thể do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
III/ PHƯƠNG THỨC XÉT TRỢ CẤP
Người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại mục I nói trên phải làm đơn đề nghị được trợ cấp khó khăn đột xuất theo mẫu số 1 theo Thông tư này.
1/ Đối với người đang công tác:
Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ và đơn đề nghi trợ cấp khó khăn đột xuất của cán bộ, công chức, Thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Công đoàn cung cấp xem xét, quyết định mức và số người được trợ cấp. Sau đó tổng hợp mẫu số 2 gửi cơ quan trực tiếp.
2/ Đối với người đang hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng:
Đơn đề nghi trợ cấp khó khăn đột xuất của cá nhân được gửi cho Uỷ ban nhân dân xã phường, xã, thị trấn nơi sinh hoạt tổ hưu trí và nơi lĩnh trợ cấp xem xét lập danh sách đề nghị theo mẫu số 2 gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ xem xét và ra quyết định trợ cấp cho các đối tượng. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 3 báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Hàng quý các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể ở TW, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp số đối tượng được trợ cấp khó khăn đột xuất theo mẫu số 3 báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ - Bộ Tài chính.
IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để trợ cấp khó khăn đột xuất năm 1998 đảm bảo được các yêu cầu theo quy định của Nhà nước, việc tổ chức việc thực hiện như sau:
1/ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ vào số đối tượng, phân bổ kinh phí trợ cấp khó khăn đột xuất cho các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở TW và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
2/ Căn cứ vào mức phân bổ kinh phí của Liên bộ, Bộ Tài chính cấp phát theo quý trực tiếp cho các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể TW và cấp cho địa phương bằng hạn mức kinh phí uỷ quyền Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố.
3/ Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ, Bộ trưởng, Thủ trưởng Ban, ngành, đoàn thể ở TW, Chủ tich Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc TW quyết định phân bổ kinh phí trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đơn vi trực thuộc (kể cả cơ quan Đảng, đoàn thể, cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở đia phương trong chỉ tiêu biên chế).
Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn đột xuất được kịp thời, đúng đối tượng, không chia bình quân, bảo đảm sự công bằng, tránh thất thoát hoặc chi sai mục đích, sai quy định của Nhà nước.
4/ Việc quyết toán kinh phí trợ cấp khó khăn đột xuất năm 1998 theo quy đinh hiện hành của Bộ Tài chính tại phần V Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18/03/1997.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 1998 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1998.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì khó khăn vướng mắc cần phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các Bộ, ngành có liên quan sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ này./.
BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------, Ngày------tháng------năm 1998
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT
Kính gửi:-----------------------------------
Họ và tên: ------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị công tác: ----------------------------------------------------------------------------------
Mức lương (thu nhập): --------------------------------------------------------------------------
Nơi đăng ký linh hưu, trợ cấp mất sức lao động: ----------------------------------------
Mức lương hưu hoặc mức trợ cấp: ----------------------------------------------------------
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: -------------------------------------------------------------
Hiện nay gia đình tôi gặp khó khăn đột suất như sau:-----------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề nghị ------------------------ xem xét giải quyết trợ cấp khó khăn đột xuất mức -------------------- đồng.
Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỂN, CÔNG ĐOÀN HOẶC CƠ SỞ, TỔ HƯU, BAN TBXH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Xét duyệt của cơ quan, đơn vị hoặc Chủ tịch UBND
BẢNG KÊ SỐ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ CẤP KHÓ KHẢN ĐỘT XUẤT TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Số người trong đơn vị (hoặc số đối tượng quản lý):………………………….người
TT | Họ và tên | Lý do được trợ cấp | Mức trợ cấp (đồng) | Ghi chú | ||||||||||||||||||||||||||
Cộng số người được trợ cấp theo các mức: Mức---------------- đồng: Số người------------------------ Số tiền----------------------------- Mức---------------- đồng: Số người------------------------ Số tiền----------------------------- Mức---------------- đồng: Số người------------------------ Số tiền----------------------------- Tổng cộng: Số người ---------------------------- Số tiền---------------------------------------- ---------------, ngày ----tháng ---- năm 1998 NGƯỜI LẬP BIỂU ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ HƯU TRÍ, BAN TBXH XÃ, PHƯỜNG HOẶC CHỦ TỊCH UBND TỔNG SỐ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ CẤP KHÓ KHẢN ĐỘT XUẤT TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
|