ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1323/1998/QĐ-UB | Thanh Hoá, ngày 29 tháng 6 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
- Căn cứ Chỉ thị số 14/1998-CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
- Xét đề nghị của Sở Văn hoá - Thông tin tại tờ trình số 09/VHTT ngày 09/3/1998 về việc cưới, việc tang, lễ hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3: - Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, Thủ trưởng các ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- VPCP,Bộ VHTT (báo cáo);
- T.trực Tỉnh ủy;
- T.Trực HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Như Điều 3 - QĐ;
- Lưu.
KT/CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Bưu
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
(Ban hành kèm theo QĐ số 1323/1998/QĐ-UB ngày 29/6/1998 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 2: - Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Bảo tồn có chọn lọc, kế thừa đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những hình thức, lỗi thời lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Triệt để chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Điều 3: - Thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một trong những tiêu chuẩn để "Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá" ở mỗi gia đình, mỗi làng, bản, xóm, thôn, khối phố. Trong đó cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu tự giác thực hiện và vận động các gia đình khác cùng thực hiện.
VIỆC CƯỚI
Điều 5: - Nam chưa vợ, nữ chưa chồng đã tìm hiểu nhau, tự nguyện quyết định kết hôn, thì lễ cưới được tổ chức theo hai nghi thức sau: Lễ kết hôn và phần vui họp mặt sau lễ kết hôn.
a/Việc đăng ký kết hôn: Thủ tục chính thức của việc kết hôn là đôi nam nữ đến UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của nam hoặc nữ để đăng ký kết hôn và xin cấp giấy chứng nhận kết hôn.
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chủ trì việc trao "Giấy chứng nhận kết hôn" cho đôi nam nữ. Sau khi được cấp "Giấy chứng nhận kết hôn" đôi nam nữ đã chính thức thành vợ chồng.
a/ Sau khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn, việc tổ chức hay không tổ chức cuộc vui là tùy thuộc ở đôi vợ chồng mới kết hôn quyết định. Tổ chức vui liên hoan là hình thức báo hỷ, thông báo cho hai bên gia đình, bạn bè, xóm giềng, cơ quan biết để chia vui.
b/Tổ chức cuộc vui có thể tiến hành bằng một trong các hình thức sau:
- Cuộc vui chỉ nên tổ chức một buổi hoặc một ngày tại gia đình hoặc phòng cưới tập thể. Đôi nam nữ kết hôn trong độ tuổi thanh niên thì do Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc chủ trì tổ chức cuộc vui.
c- Xóa bỏ tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài để thu tiền mừng nhằm mục đích vụ lợi. Những đám cưới trước đây đã mừng nhau rồi, nay không đặt ra đòi nợ, không công bố giá trị của tặng phẩm và tên người tặng nhằm khoe khoang, làm mất tính chất văn hóa của cuộc vui.
a. Trang phục cưới: Lễ kết hôn là ngày vui lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy trang phục ngày cưới cần đẹp, trang trọng, lịch sự, không cầu kỳ, khuyến khích cô dâu, chú rể mặc quần áo dân tộc truyền thống phù hợp với mỗi địa phương.
Chương III:
VIỆC TANG
Điều 8: - Khi có người chết thì người thân trong gia đình hoặc cơ quan, đơn vị phải khai tử với chính quyền. Việc khai tử được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có người chết đứng ra lo khai tử và chôn cất chu đáo.
- Bàn bạc với gia đình tang chủ về tang lễ, thống nhất các nghi thức và công việc phải làm.
- Cử người viết điếu văn hoặc lời chia buồn.
Điều 10: - Việc tổ chức đám tang gồm những lễ thức cơ bản sau:
b- Phát tang, phúng viếng và truy điệu:
- Phúng viếng: là thể hiện tình cảm, do đó phải thể hiện thành kính, thương cảm. Việc giúp đỡ nhau khi gia đình có tang gặp khó khăn không được coi là món nợ phải trả.
Điều 11: - Đưa tang và an táng:
- Sau khi làm lễ tưởng niệm, tiến hành di linh cữu ra xe tang cùng với cờ tang, câu đối, vòng hoa, gia đình, bạn bè thân thiết hàng xóm láng giềng đến tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Người đi đưa tang cần giữ thái độ trang nghiêm, không nói chuyện ồn ào, không cười đùa, người qua đường gặp đám tang phải giữ thái độ thành kính.
Điều 12: - An táng, cúng giỗ:
Chương IV:
LỄ HỘI
Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan,buôn thần bán thánh, vụ lợi, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
File gốc của Quyết định 1323/1998/QĐ-UB quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội do tỉnh Thanh Hóa ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1323/1998/QĐ-UB quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Số hiệu | 1323/1998/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Đình Bưu |
Ngày ban hành | 1998-06-29 |
Ngày hiệu lực | 1998-07-14 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Hết hiệu lực |