THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2002/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ ý kiến của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 22 tháng 01 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (công văn số 5568/VHTT-VP ngày 24-12-2001) và ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bắn pháo hoa vào dịp Tết cổ truyền và các ngày lễ lớn của dân tộc là sinh hoạt văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, tạo không khí phấn khởi, tự hào, khích lệ mọi người tích cực tham gia lao động sản xuất, hăng say hoạt động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
QUYẾT ĐỊNH:
1- Tổ chức bắn pháo hoa hàng năm:
- Bắn pháo hoa tầm cao 15 phút ở 5 điểm tại Thủ Đô Hà Nội và 4 điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút, tại 02 điểm đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Thời điểm bắn: Từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày mồng một Tết.
b) Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút ở 02 điểm: tại Đền Hùng và thành phố Việt Trì.
- Thời điểm bắn: từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút ngày 10 tháng 3 âm lịch.
2- Tổ chức bắn pháo hoa 5 năm một lần vào năm tròn 5, chẵn 10:
- Bắn pháo hoa tầm cao 15 phút, ở 5 điểm tại Thủ đô Hà Nội và ở 4 điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút tại 02 điểm đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Thời điểm bắn: từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút ngày 2 tháng 9.
b) Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5:
- Bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút ở 02 điểm tại thị xã Điện Biên Phủ.
- Thời điểm bắn: từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút ngày 7 tháng 5.
c) Ngày chiến thắng 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam:
- Bắn pháo hoa tầm cao 15 phút ở 5 điểm tại Thủ đô Hà Nội và ở 4 điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bắn pháo hoa tầm thấp 15 phút ở 2 điểm đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác từ Quảng Trị trở vào đúng vào ngày giải phóng của địa phương mình.
- Thời điểm bắn: Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bắn vào tối ngày 30-4; các địa phương từ Quảng Trị trở vào bán vào tối ngày kỷ niệm giải phóng địa phương mình.
Điều 2: Quản lý Nhà nước về tổ chức sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và bắn pháo hoa trong toàn quốc:
1- Nhà nước thống nhất quản lý tổ chức sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và bắn pháo hoa trong phạm vi cả nước.
2- Nghiêm cấm sản xuất, đốt: cây bông và tất cả các loại pháo khác.
3- Việc tổ chức sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bắn pháo hoa (tầm cao và tầm thấp) đều phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, đạt chất lượng nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân.
4- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng quy định về loại pháo hoa được bắn (pháo hoa tầm cao, pháo hoa tầm thấp), số lượng, thời điểm, thời lượng và địa điểm tổ chức bắn pháo hoa.
Điều 3: Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện:
1- Bộ Văn hoá Thông tin:
Bộ Văn hoá Thông tin ban hành văn bản hướng dẫn việc bắn pháo hoa hàng năm cho các địa phương, theo dõi việc tổ chức thực hiện bắn pháo hoa của các địa phương để rút kinh nghiệm, tổng hợp tình hình và đề xuất với Chính phủ về việc tổ chức và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước về việc tổ chức bắn pháo hoa.
2- Bộ Quốc phòng: là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm sản xuất đạn pháo hoa và khí tài, tàng trữ, vận chuyển, tổ chức chỉ huy, huấn luyện, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật bắn pháo hoa trong cả nước.
a) Căn cứ vào kế hoạch bắn pháo hoa của các địa phương, chủ động tổ chức sản xuất an toàn pháo hoa các loại bảo đảm chất lượng, số lượng, giá thành hợp lý.
b) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quốc phòng có liên quan chuẩn bị nhân lực, phương tiện, kỹ thuật, khí tài phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc tổ chức bắn pháo hoa theo đúng quy định về loại pháp hoa, số lượng, số điểm bắn, thời điểm, thời lượng được bắn và thanh quyết toán kinh phí với từng địa phương được tổ chức bắn pháo hoa.
c) Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa và khí tài bắn pháo hoa.
3- Bộ Tài chính: Hướng dẫn việc sử dụng ngân sách của địa phương cho việc tổ chức bắn pháo hoa và việc thanh quyết toán theo quy định.
4- Bộ Công an: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức bảo đảm tốt an ninh, trật tự trong quá trình bắn pháo hoa, thực hiện các biện pháp cấm đốt pháo nổ, pháo bông và các loại pháo khác gây mất trật tự, an ninh và ô nhiễm môi trường.
5- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo tổ chức tốt việc bắn pháo hoa, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn và tiết kiệm.
b) Bảo đảm kinh phí tổ chức bắn pháo hoa tại địa phương và thanh quyết toán kinh phí với Bộ Quốc phòng kịp thời từ ngân sách của địa phương, theo đúng quy định về loại pháo hoa, số lượng, số điểm, thời điểm và thời lượng được tổ chức bắn.
6- Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức truyền hình, tường thuật việc bắn pháo hoa để phục vụ đồng bào cả nước.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ Văn hoá Thông tin, Quốc phòng, Tài chính, Công an và các Bộ, ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Quyết định 23/2002/QĐ-TTg về việc tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp tết Nguyên Đán và một số ngày kỷ niệm của đất nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 23/2002/QĐ-TTg về việc tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp tết Nguyên Đán và một số ngày kỷ niệm của đất nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 23/2002/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 2002-01-31 |
Ngày hiệu lực | 2002-01-31 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng | Hết hiệu lực |