BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v: hướng dẫn bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 | Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2021 |
Kính gửi:
Thực hiện Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022. Tiếp theo công văn số 1734/BYT-DP ngày 17/3/2021 về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 về việc hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 như sau:
1.1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, các cơ sở tổ chức tiêm chủng rà soát, hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó có kế hoạch đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
a) Xử trí tại chỗ:
- Cơ sở tổ chức tiêm chủng thực hiện xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo các Hướng dẫn chuyên môn (Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TTBYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán điều trị giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 02/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, ban hành kèm theo Quyết định số 3348/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Khi vượt quá năng lực, hoặc người được tiêm có diễn biến nặng, nghiêm trọng, cơ sở tiêm chủng chủ động, khẩn trương thông báo và đề nghị hỗ trợ của Đội cấp cứu lưu động hoặc Bệnh viện thường trực cấp cứu.
b) Đội cấp cứu lưu động:
- Các Đội cấp cứu lưu động chuẩn bị sẵn sàng và hỗ trợ cấp cứu các trường hợp có sự cố bất lợi sau tiêm tại điểm tiêm chủng bảo đảm tiếp cận tới điểm tiêm trong thời gian dưới 10 phút, khi được yêu cầu hỗ trợ từ các cơ sở tiêm chủng.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, lập danh sách (kèm thông tin liên lạc) và phân công các Bệnh viện trên địa bàn (có Khoa Hồi sức tích cực có trang thiết bị và năng kỹ thuật) chịu trách nhiệm thường trực cấp cứu cho người có sự cố nặng, nguy kịch sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 của các xã, phường, quận, huyện hoặc các điểm, cụm điểm tiêm chủng.... Lưu ý đến khoảng cách từ điểm tiêm chủng đến các Bệnh viện này.
d) Bệnh viện phụ trách cấp cứu theo vùng: Bộ Y tế phân công Bệnh viện Bạch Mai (Khoa cấp cứu: điện thoại là 0869587707 và Khoa hồi sức tích cực: điện thoại là 0869587726), Bệnh viện Trung ương Huế (điện thoại: 0965301212) và Bệnh viện Chợ Rẫy (điện thoại: 02838554137) chịu trách nhiệm hội chẩn, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật từ xa, trực tiếp hoặc tiếp nhận cấp cứu, điều trị người có sự cố nặng, nguy kịch sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi vượt quá năng lực của các bệnh viện, tương ứng theo Khu vực Bắc, Trung và Nam.
2. Về sàng lọc, phân nhóm đối tượng trước khi tiêm chủng: các cơ sở tổ chức tiêm chủng triển khai sàng lọc người dân trước khi tổ chức tiêm chủng để phân nhóm: nhóm đủ điều kiện tiêm chủng ngay, nhóm trì hoãn tiêm chủng và nhóm tiêm chủng tại bệnh viện theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 được ban hành tại Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 của Bộ Y tế.
Trên đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế, đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc phát sinh, đề nghị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn.
- Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |
BẢNG KIỂM AN TOÀN TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
|