ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 599/KH-UBND | Đắk Nông, ngày 30 tháng 8 năm 2021 |
Tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kịp thời phòng ngừa, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước nhằm đảm bảo tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
Xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm thực hiện công việc của các cơ quan liên quan trong thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030
Kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông nhằm đảm bảo tính mạng và sức khỏe của trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
a) Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em:
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích năm 2025 xuống còn 16/100.000 trẻ em và 15/100.000 trẻ em vào năm 2030.
- Giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030.
b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em:
- 90% trẻ em từ 06 đến dưới 16 tuổi biết các quy định về an toàn giao thông đường bộ năm 2025 và 95% vào năm 2030.
c) Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan:
- 70% cán bộ cấp xã, công chức, viên chức, giáo viên, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của các ngành, đoàn thể liên quan, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tập huấn các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em năm 2025 và 90% vào năm 2030.
- 8/8 huyện, thành phố triển khai thu thập thông tin, dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em.
1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông thường xuyên và chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trực tiếp tại cộng đồng, trường học, cơ sở giáo dục trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
3. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em của các cấp, các ngành, đoàn thể.
5. Xây dựng môi trường an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
b) Thí điểm và nhân rộng mô hình xã, phường, thị trấn đạt cộng đồng an toàn an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
6. Can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn giao thông trẻ em, phòng ngừa ngã, cháy, bỏng, động vật cắn, phòng ngừa trẻ em tự tử.
b) Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em: Vận động toàn xã hội, cộng đồng, người dân sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ như: mũ bảo hiểm, dây đai an toàn, ghế ngồi an toàn. Cung cấp kiến thức, kỹ năng, các quy định an toàn giao thông đường bộ cho cha mẹ, trẻ em tại trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và cộng đồng. Triển khai mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại khu vực có tập trung đông trẻ em. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định an toàn giao thông cho trẻ em.
d) Phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em: Triển khai thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về phòng, chống cháy, bỏng cho trẻ em. Cung cấp, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em kiến thức kỹ năng về phòng, chống cháy, bỏng, xử lý tình huống nguy hiểm và sơ cấp cứu khi bị cháy, bỏng. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn an toàn về phòng, chống cháy, bỏng tại gia đình, trường học và các công trình công cộng có trẻ em tham gia hoạt động.
e) Phòng ngừa trẻ em tự tử: Triển khai thực hiện các quy định pháp luật, chính sách về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và trẻ em các kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa tự tử ở trẻ em; phát hiện sớm và theo dõi, hỗ trợ, các trường hợp trẻ em có nguy cơ tự tử.
8. Tăng cường phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em. Vận động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng, người dân trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
2. Nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác trẻ em.
Rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Kiểm tra, thanh tra, theo dõi, thu thập số liệu, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Chương trình. Tổ chức sơ kết, tổng kết và xây dựng Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn tiếp theo.
3. Sở Giao thông vận tải: Triển khai công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em. Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của ngành giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Rà soát, hướng dẫn tiêu chuẩn bảo đảm an toàn phương tiện đưa đón trẻ em, học sinh đến trường. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng, chống tai nạn giao thông cho trẻ em trong trường học. Triển khai mô hình an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em, mô hình cổng trường an toàn, các mô hình can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em tại khu vực có tập trung đông trẻ em.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai lồng ghép công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trong phòng, chống thiên tai, bão lũ. Hướng dẫn và quản lý bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, vật nuôi tại gia đình và cộng đồng để phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
7. Công an tỉnh: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em do lực lượng công an quản lý tại địa phương.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; ưu tiên nội dung, thời lượng tuyên truyền phòng, chống đuối nước trẻ em. ứng dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông và mạng internet để truyền thông, phổ biến thông tin, kiến thức pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
11. Các Sở, Ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động tham gia, tổ chức triển khai Kế hoạch.
a) Căn cứ vào Kế hoạch này, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương; phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc huy động nguồn lực. Trong đó, chú trọng công tác phòng, chống đuối nước trẻ em thông qua các nội dung cụ thể:
Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và các em học sinh về phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên hệ thống truyền thanh cơ sở; thường xuyên phát những thông điệp cảnh báo những địa điểm, khu vực có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn đuối nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân; tăng cường giới thiệu về kỹ năng bơi lội; kỹ năng phòng ngừa, ứng cứu khi xảy ra đuối nước.
Huy động các nguồn lực để xây dựng hồ bơi, tổ chức dạy bơi và các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn.
c) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng năm, đột xuất báo cáo số liệu, tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện hàng năm trước ngày 15/11 về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.
- Bộ LĐ-TBXH (B/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Công an tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, CTTTĐ, KGVX(Hp).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tôn Thị Ngọc Hạnh
File gốc của Kế hoạch 599/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 599/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Nông |
Số hiệu | 599/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Tôn Thị Ngọc Hạnh |
Ngày ban hành | 2021-08-30 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-30 |
Lĩnh vực | Văn hóa |
Tình trạng |