Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ.
QUYẾT NGHỊ:
Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030; trên cơ sở kết quả Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ và địa phương về quy hoạch ngày 19 tháng 8 năm 2021, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để thực hiện có hiệu quả những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước, việc triển khai phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, bám sát và cụ thể hóa các nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
3. Tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch theo nguyên tắc các văn bản hướng dẫn các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch phải thống nhất với Luật Quy hoạch và tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Quy hoạch và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, tiêu chuẩn, điều kiện đầu tư, kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân trước ngày 31 tháng 10 năm 2021.
- Rà soát, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý theo trình tự, thủ tục rút gọn, đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Quy hoạch, các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch. Hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm 2021.
điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch. Hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm 2021.
khoản 4 Điều 16 và khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh của các địa phương:
- Chỉ đạo khẩn trương trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán nhiệm vụ quy hoạch; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 theo nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Chỉ điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020 trong trường hợp cần thiết, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất, quyết định điều chỉnh; xem xét, lồng ghép các nội dung liên quan để đưa vào quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.
- Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực theo hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu để lập các quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng chưa tổ chức lựa chọn được nhà thầu lập quy hoạch; các bộ, ngành xây dựng phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu cho từng quy hoạch cụ thể, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để triển khai thực hiện. Đối với các quy hoạch thuộc lĩnh vực đảm bảo bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật được thực hiện chỉ định thầu theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu.
b) Thời hạn lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 được gia hạn đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo quy định.
- Thường xuyên hướng dẫn theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương trong việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
a) Giao Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Bố trí kinh phí chi thường xuyên năm 2021 để các bộ, ngành và địa phương tổ chức lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
c) Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương sửa đổi quy định về nguồn vốn tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 10 năm 2021 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Việc triển khai lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ nguồn lực được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, các luật và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết này; thường xuyên tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, CN (2).
Điều 59. Quy định chuyển tiếp
1. Các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện như sau:
...
d) Các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đã được quyết định hoặc phê duyệt hết hiệu lực chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Điều 16. Quy trình lập quy hoạch
...
4. Quy trình lập quy hoạch tỉnh thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch. chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch.
c) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan lập quy hoạch.
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch. đề xuất Điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng.
đ) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch.
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
...
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
...
2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh. đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn.
b) Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển.
c) Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn. lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội.
d) Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn. phương án phát triển hệ thống khu kinh tế. khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. khu du lịch. khu nghiên cứu, đào tạo. khu thể dục thể thao. khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển các cụm công nghiệp. phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. phương án phân bố hệ thống điểm dân cư. xác định khu quân sự, an ninh. phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực.
đ) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt. các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải. các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia. mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới đường tỉnh.
e) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
g) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh.
h) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện.
i) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. các khu xử lý chất thải liên huyện.
k) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh.
l) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
m) Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
n) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.
o) Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.
p) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Điều 16. Quy trình lập quy hoạch
...
4. Quy trình lập quy hoạch tỉnh thực hiện theo các bước sau đây:
a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch. chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch.
c) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan lập quy hoạch.
d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch. đề xuất Điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng.
đ) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch.
e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.
h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
...
Điều 19. Lấy ý kiến về quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương liền kề.
Điều 26. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
File gốc của Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2021 về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Nghị quyết 119/NQ-CP năm 2021 về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Chính phủ ban hành