PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1923-A7 | Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1959 |
Kính gửi:Ủy ban hành chính các khu, thành, tỉnh
Qua hơn 4 năm hòa bình, nhìn chung phong trào vệ sinh phòng dịch ở các thành phố, thị xã đã dần dần được đẩy mạnh, tư tưởng, ý thức vệ sinh phòng bệnh của nhân dân đã đựợc nâng cao, do đó đã giúp cho công tác vệ sinh phòng bệnh đạt nhiều kết quả tốt.
Nhưng bên cạnh đó, tình hình vệ sinh phòng bệnh ở thành thị còn nhiều phức tạp, nhiều khó khăn, khuyết điểm, tạo điều kiện cho các bệnh tật phát sinh. Mặt khác cũng có một số hộ, một số phát sinh. Mặt khác cũng có một số hộ, một số người sau nhiều lần giáo dục cũng không theo, nên đã làm ảnh hưởng xấu đến phong trào vệ sinh phòng bệnh của nhân dân.
Trước tình hình đó, và qua nhiều lần thư, đơn của nhân dân phản ảnh, yêu cầu cần có điều lệ vệ sinh phòng dịch để làm cơ sở trong việc giáo dục nhân dân. Bộ Y tế đã dự thảo một bản điều lệ tạm thời về vệ sinh phòng dịch ở thành thị.
Thủ tướng phủ xét thấy cần có một điều lệ vệ sinh phòng dịch, nhưng vì trình độ ý thức vệ sinh phòng dịch của nhân dân, hoàn cảnh địa phương ở các thành thị có khác nhau, nên việc thi hành chung một điều lệ chưa làm được. Vì vậy, Thủ tướng phủ quyết định để các thành phố, thị xã xây dựng lấy điều lệ cho thành thị mình, nhằm quản lý về mặt vệ sinh phòng dịch trong mỗi thành thị, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc xây dựng một bản điều lệ vệ sinh phòng dịch chung và thống nhất áp dụng cho toàn miền Bắc.
Để xây dựng bản điều lệ vệ sinh của thành phố hay thị xã, Thủ tướng phủ góp ý kiến với Ủy ban như sau:
Đầu mùa hè này, vấn đề bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo sản xuất là một trong những vấn đề trọng yếu bậc nhất. Các Ủy ban cần chú ý lãnh đạo tốt công tác vận động vệ sinh phòng bệnh, làm tốt việc ban hành và chấp hành điều lệ vệ sinh phòng bệnh. Kế hoạch của Ủy ban sẽ gửi về báo cáo với Thủ tướng phủ và Bộ Y tế.
| TL. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VỆ SINH PHÒNG BỆNH Ở THÀNH PHỐ THỊ XÃ
Đặt vấn đề. – Để bảo đảm vệ sinh trong thành thị, ngăn chặn các bệnh dịch, bệnh tật không cho phát sinh và lan rộng, nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đồng thời để đảm bảo trật tự vệ sinh và mỹ quan của nội thành thị, các thành phố, thị xã sẽ ban hành bản điều lệ và nội quy vệ sinh phòng dịch chính thức cho thành thị để nhân dân thực hiện.
Khi đi đường, mọi người phải bỏ rác vào thùng rác công cộng ( nếu đã có) hoặc nơi đã qui định . Rác trong nhà ở phải đổ ra xe rác khi xe đến lấy hoặc vào nơi qui định, không được đặt thùng sẵn ở ngoài đường đi, hè phố.
Điều 9.- Tuyệt đối không được ủ phân hay rác bùn trong khu vực nhà ở để làm phân.
- 16 tuổi trở lên tối thiểu 10 thước khối
- 10 tuổi đến 15 tuổi tối thiểu 7 thước khối
- Dưới 10 tuổi tối thiểu 5 thước khối
VỆ SINH CÁC HÀNG QUÁN, NHÀ TRỌ, CHỢ
Các gian phòng ăn có đủ bồ giấy, ống nhổ có nắp đậy và thau nước sạch để khác hàng rửa tay trước khi ăn.
Riêng nhà trọ, chăn màn, chiếu cần phơi nắng hàng tuần và tối thiểu 1 tháng (hay bị bẩn) phải giặt một lần.
Nói chung, thức ăn, uống, phải đảm bảo sạch sẽ và nấu chín đun sôi. Các quán hàng nói trên phải có vỉ ruồi (hay bẫy ruồi) và diệt ruồi thường xuyên.
Mỗi quán hàng, nhà trọ phải có quyển sổ xây dựng để khách nhận xét về mặt vệ sinh phòng dịch.
BẢN GIẢI THÍCH XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ
Bản nội dung điều lệ vệ sinh phòng dịch nói trên gồm một số mục cần thiết được sắp xếp theo trình tự để giúp các thành thị nghiên cứu xây dựng điều lệ được tương đối thống nhất, không bị lộn xộn giữa các vấn đề với nhau.
Qua nội dung hướng dẫn dưới đây và liên hệ với hoàn cảnh địa phương, các thành thị sẽ quyết định sử dụng những điều nào làm điều lệ chính thức cho thành thị mình, còn những điều khác (không nêu thành điều lệ) sẽ đưa vào bản nội quy vệ sinh phòng dịch chính thức để vận động nhân dân thực hiện. Nguyên tắc của điều lệ là phải được nhân dân triệt để thi hành.
Yêu cầu của nội dung điều lệ:
Trong điều 1, nội dung nhằm mấy yêu cầu:
- Chống những tập quán vệ sinh xấu, có ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan thành thị.
- Ngăn chặn những ổ có thể phát sinh dịch và lan truyền rộng.
Những yêu cầu này nói chung không đòi hỏi đến khả năng kinh tế của nhân dân, mà chủ yếu là giáo dục bỏ các thói quen của nếp sống cũ.
Trong điều 2, nhằm giáo dục nhân dân có ý thức làm chủ nhân ông trong khu phố, thấy trách nhiệm của mình là phải giữ vệ sinh ở nơi mình sinh sống. Một yêu cầu khác là hiện nay các nhà vệ sinh công cộng bị bẩn luôn, thùng rác làm xong lại hỏng, là do một số người vô ý thức cố tình làm bẩn, làm hòng, còn đa số nhân dân đã biết tôn trọng nội quy sử dụng. Thực tế một số người làm bẩn sẽ gây cho những người sử dụng sau làm bẩn thêm.
Điều này quy định nhằm bảo vệ công trình vệ sinh công cộng, làm được tức là đẩy mạnh được phong trào vệ sinh phòng dịch của toàn thành thị.
Trong điều 3, nhằm yêu cầu:
- Không để tình trạng hôi thối của phân, rác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và mỹ quan của thành thị.
Chính thời gian qua, những người lấy phân rong lấy lung tung ban ngày, và nơi chứa rác, phân nằm lẫn lộn trong thành thị, nên đã gây nhiều phản ứng trong nhân dân, nhiều thư từ kêu ca về vệ sinh, đồng thời gây nhiều khó khăn trong việc quản lý ngăn chặn các đường lan dịch.
- Việc đặt thùng phân, nhân dân có thể thi hành tốt nếu đã được giáo dục tốt.
- Việc đổ rác, đưa phân xa thành thị nhằm làm sao cách ly được các ổ truyền dịch, mùi hôi thối không theo gió đưa về thành thị làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, đồng thời ruồi muỗi cũng khó bay vào thành thị một cách dễ dàng được.
Số cây số quy định trong điều lệ là trên lý thuyết, nhưng nếu xa hơn thì càng tốt.
Việc thay thùng vào khoảng đêm nhằm yêu cầu: không cản trở sinh hoạt, giải trí của nhân dân, đồng thời ngăn hôi thối không tỏa lan rộng, vì thường mùa hè mặt đất lúc chiều tối còn nóng nên bốc hơi nhiều và lan rộng.
Trong điều 4, nếu không hạn chế như vậy thì không khí của thành thị sẽ trở nên không tốt (và sức khỏe của nhân dân bị ảnh hưởng vì không khí không điều hòa nhanh chóng do nhà cửa cao thấp, hơn nữa mật độ dân số hiện nay khá cao, nếp sống còn thiếu vệ sinh nhiều).
Mặt khác, thành thị xã hội chủ nghĩa không thể biến thành nơi chăn nuôi được, và cũng không vì một số lợi nhuận nhỏ của một số người mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Hơn nữa một người làm sẽ gây cho nhiều người khác làm theo. Cấm súc vật ra đường là biện pháp đảm bảo vệ sinh công cộng và mỹ quan của phố xá, nhân dân có thể thực hiện được.
Trong điều 5, nhằm giáo dục những nếp sống vệ sinh tốt cho nhân dân, không có ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế của nhân dân.
Trong điều 6, đây là một nguyên tắc rất cần thiết cho việc quản lý vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của nhân dân của các thành phố, thị xã xã hội chủ nghĩa. Không thể để tình trạng phát triển mọi mặt một cách bừa bãi như thời gian qua.
Trong điều 7, đây là yêu cầu cần thiết của cuộc sống trong thành thị, đồng thời ngăn không cho nhà ở có thể phát sinh những ổ dịch và truyền lan. Hơn nữa, một nhà bẩn sẽ ảnh hưởng (gây mùi hôi thối) đến ba bốn nhà xung quanh.
Việc đặt thùng là cần thiết, không tốn bao nhiêu, nhưng điều căn bản là thành thị có Đội vệ sinh để bảo đảm không.
Trong các điều 8,9, nhằm yêu cầu như điều 5. Riêng điều 9 là nhằm ngăn chặn các ổ dịch tiềm tàng trong thành thị.
Trong điều 10, nhằm yêu cầu sau:
- Bảo vệ sức khỏe nhân dân (giáo dục ý thức vệ sinh phòng dịch)
- Tránh tình trạng dân số phát triển một cách bừa bãi.
Hiện nay ở thành thị, nhiều nơi ở chật chội thiếu thoáng khí nên đun bếp trong buồng ở, thán khí sinh ra sẽ làm hại sức khỏe. Thán khí nặng dễ đọng lâu trong buồng, nếu không có gió thổi đi.
Về khối lượng không khí: Theo tiêu chuẩn mỗi người phải hưởng 12 thước khối, các trẻ em cũng phải có từ 7 đến 10 thước khối. Nhưng hiện nay hoàn cảnh thành thị có khó khăn vì nhà ở nên tiêu chuẩn đã rút xuống. Vì vậy cần phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu đó cho người ở, không thể để ở bừa bãi được.
Trong điều 11, nhằm giáo dục nhân dân có cảnh giác với bệnh tật, các chất độc, đồng thời phát huy tinh thần khẩn trương phát hiện dịch, khai báo dịch. Thời gian qua nhân dân ít chú ý vấn đề này nên các bệnh dịch có điều kiện truyền lan rộng làm hại sức khỏe nhân dân và kế hoạch sản xuất. Trong thành thị cần thiết phải báo dịch sớm, chu đáo, không thể coi nhẹ được.
Trong các điều từ 12 đến 18 (mục vệ sinh hàng quán, nhà trọ, chợ):
Nhận định: Thời gian qua có thể nói trong tổng số bệnh tật thì các bệnh đường ruột chiếm tỷ lệ rất cao. Nguyên nhân phát sinh bệnh là do thực phẩm, vì tình hình thực phẩm thời gian qua rất thiếu vệ sinh, các thành thị ít chú ý đến vấn đề này, mặt khác chỉ nặng về vận động mà nhẹ về biện pháp giáo dục hành chính. Kết quả, họ vẫn được lợi mà sức khỏe nhân dân bị tổn thương. Hơn nữa, hàng quán, thực phẩm, chợ là nơi có nhiều rác bẩn, do đó lôi kéo ruồi về rất nhiều, hoặc làm nơi ruồi sinh sản.
Vậy do mấy yêu cầu:
- Bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngăn chặn bệnh dịch, bệnh tật, thực phẩm là một nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hiện nay;
- Hàng quán, nhà trọ, chợ là nơi kinh doanh lấy lãi, nơi hay truyền bệnh cho nhân dân, cần phải tích cực giáo dục;
Cho nên các thành thị cần quản lý chặt chẽ về mặt vệ sinh thực phẩm, bằng cách đề ra các điều lệ cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đồng thời có biện pháp hành chính để giáo dục họ một cách tích cực hơn nữa.
Trong các điều 19, 20, 21, nêu lên những yêu cầu cấp thiết trong việc ngăn chặn, quản lý dịch.
Hiện nay những yêu cầu đó đa số nhân dân vẫn thường xuyên thực hiện, cho nên cần nêu thành điều lệ để làm cơ sở pháp lý trong công tác phòng chống dịch. Có những điều lệ đó, nhân dân sẽ nhận rõ hơn tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch và tích cực giáo dục lẫn nhau đề phòng bệnh tật, bệnh dịch trong thành thị (là nơi thuận tiện cho bệnh dịch phát sinh, lan rộng).
File gốc của Thông tư 1923-A7 năm 1959 về việc giao trách nhiệm cho các khu, thành, tỉnh, xây dựng điều lệ vệ sinh phòng dịch do Phủ Thủ tướng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 1923-A7 năm 1959 về việc giao trách nhiệm cho các khu, thành, tỉnh, xây dựng điều lệ vệ sinh phòng dịch do Phủ Thủ tướng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Phủ Thủ tướng |
Số hiệu | 1923-A7 |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phan Mỹ |
Ngày ban hành | 1959-05-07 |
Ngày hiệu lực | 1959-05-22 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Đã hủy |