CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2012/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012 |
Căn cứ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Nghị định này quy định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Cơ quan quản lý cấp trên” là cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp y tế: Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế do trung ương quản lý là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đối với các đơn vị sự nghiệp y tế do địa phương quản lý là Sở Y tế.
Điều 3. Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế
a) Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển;
c) Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên;
2. Việc đăng ký, phân loại các đơn vị sự nghiệp y tế được ổn định trong thời gian 03 năm, sau thời hạn 03 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trường hợp đơn vị có biến động về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi làm thay đổi cơ bản mức tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì được xem xét điều chỉnh việc phân loại trước thời hạn.
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức và hoạt động mẫu do Bộ Y tế ban hành, các đơn vị sự nghiệp y tế xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
Điều 5. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn
a) Đối với đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2: Đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, gồm các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và các chỉ tiêu, hoạt động dịch vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để đăng ký, làm cơ sở theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;
2. Đơn vị sự nghiệp y tế được chủ động quyết định các biện pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này theo các quy định của pháp luật và phải bảo đảm các điều kiện về nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định để thực hiện và cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
4. Bộ Y tế xây dựng và ban hành các hướng dẫn về chuyên môn và quy trình kỹ thuật; quy định về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu đối với các đơn vị y tế thuộc các lĩnh vực còn lại theo tuyến chuyên môn; quy định các nội dung, chỉ tiêu cơ bản trong kế hoạch hoạt động chuyên môn; xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.
1. Đơn vị được góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật để mở rộng cơ sở, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật; triển khai các kỹ thuật ngoài danh mục kỹ thuật và nhiệm vụ chuyên môn được giao; tổ chức các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật. Việc góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết phải được hạch toán theo dõi riêng hoặc thành lập cơ sở hạch toán độc lập.
Điều 7. Tổ chức bộ máy; kế hoạch tuyển dụng và quản lý, sử dụng công chức, viên chức
a) Trên cơ sở Quy chế tổ chức và hoạt động đã được phê duyệt, đơn vị được quyết định thành lập hoặc tổ chức lại các khoa, phòng và tổ chức khác trực thuộc để thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn đã đăng ký hoặc được cơ quan quản lý cấp trên giao;
2. Kế hoạch tuyển dụng viên chức
b) Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về cơ cấu, số lượng viên chức do cơ quan có thẩm quyền ban hành; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động chuyên môn, nhu cầu công việc, vị trí việc làm, quỹ tiền lương của đơn vị, hằng năm đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, trong đó nêu rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu viên chức cần thiết của từng tổ chức trực thuộc;
d) Đối với đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4: Kế hoạch tuyển dụng viên chức của đơn vị do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị phê duyệt;
3. Tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức:
b) Đối với đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2: Người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức theo thi tuyển hoặc xét tuyển và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Thủ trưởng đơn vị có quyền tiếp nhận viên chức ngạch bác sỹ chính và tương đương trở xuống;
e) Đơn vị phải có trách nhiệm bảo đảm cơ cấu, số lượng viên chức tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Điều 8. Xây dựng quy hoạch phát triển và dự án đầu tư
2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển được duyệt, tình hình thực tế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của đơn vị, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đơn vị lập và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp theo quy định của pháp luật.
1. Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1:
Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Vốn vay các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
c) Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật: Đơn vị chỉ được huy động để đầu tư cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phương thức trả lãi với lãi suất thỏa thuận tối đa không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
đ) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật;
2. Đối với các đơn vị thuộc nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4:
Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng; danh mục, số lượng trang thiết bị y tế phù hợp với quy mô và lĩnh vực chuyên môn y tế;
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể loại hình, tiêu chí, thẩm quyền quyết định đơn vị được sử dụng ngân sách chi đầu tư phát triển để trả nợ gốc vay; hướng dẫn việc kết cấu vào giá dịch vụ để trả nợ gốc vay và lãi vay trong các trường hợp này.
Đối với Dự án đầu tư theo hình thức BOT hoặc BTO để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công tác khám bệnh, chữa bệnh. Nhà đầu tư và đơn vị thỏa thuận việc hoàn trả vốn để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật trong hợp đồng.
a) Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
c) Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
2. Các đơn vị được huy động vốn, vay vốn và sử dụng “năng lực, chất lượng và uy tín” của đơn vị để tham gia đầu tư xây dựng mới các cơ sở y tế ngoài khuôn viên của đơn vị theo hình thức góp vốn, chia lãi theo tỷ lệ vốn góp với các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
3. Thủ trưởng đơn vị phải xây dựng phương án tài chính (huy động vốn; trả gốc vay và lãi vay), phương án hoạt động dịch vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn và hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
1. Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được giao tài sản theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
3. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng, tổ chức và bảo đảm kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản để nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Điều 12. Nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên
2. Nguồn thu sự nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ y tế; trong đó nguồn thu của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
4. Từ phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Thu từ các hoạt động khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
1. Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh (trừ các cơ sở làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh phong, tâm thần) thuộc nhóm 3, nhóm 4:
b) Giai đoạn 2014 - 2015: Ngân sách nhà nước bảo đảm:
- Chi phí về tiền lương, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định hiện hành (sau đây gọi chung là Quỹ tiền lương cơ bản): Ngân sách đảm bảo 100% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến quận, huyện, 70% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản cho các bệnh viện thuộc Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại;
d) Mức ngân sách hỗ trợ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này là tính chung cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ, ngành, địa phương. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định mức bảo đảm cụ thể cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trung ương quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định mức bảo đảm cụ thể cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương quản lý.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành mức chi khám bệnh, chữa bệnh và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần.
a) Ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, gồm:
- Các chi phí để vận hành và bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành như: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, chi phí nghiệp vụ chuyên môn để kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình bệnh dịch, ... và các khoản chi hợp lý khác. Khoản kinh phí này được tính và giao cho đơn vị trên cơ sở số lượng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền giao hoặc trên cơ sở dân số trên địa bàn có tính đến mô hình dịch bệnh, điều kiện tự nhiên của địa bàn đơn vị phụ trách và định mức chi bình quân đối với từng loại hình đơn vị.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành định mức phân bổ ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc.
b) Trường hợp đơn vị có tổ chức thu phí, lệ phí: Chi phí bảo đảm hoạt động thường xuyên của bộ phận làm nhiệm vụ thu phí, lệ phí thực hiện theo quy định hiện hành của pháp lệnh phí, lệ phí.
5. Đối với đơn vị đang được xếp loại là đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi sang thực hiện theo nhóm 1 hoặc nhóm 2 thì được xem xét, hỗ trợ một lần kinh phí vào năm đầu thực hiện chuyển đổi với mức tối đa bằng mức kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ cho đơn vị năm trước liền kề năm chuyển đổi.
1. Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cung cấp cho người bệnh, kể cả người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế: Thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
3. Đối với những hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền đặt hàng thì mức thu theo giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.
Điều 15. Quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính chi hoạt động thường xuyên
a) Số thu khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn. Số thu khấu hao của các tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động được sử dụng để chi trả gốc tiền vay, lãi vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn;
c) Đối với các nội dung chi quản lý, chi hoạt động chuyên môn chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mức chi: Đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế, vào quy trình chuyên môn kỹ thuật để xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi cho phù hợp theo nguyên tắc ban hành theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
đ) Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc nhằm sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.
a) Đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2:
- Trích lập Quỹ thu nhập tăng thêm và dự phòng ổn định thu nhập;
- Trích lập Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Riêng đối với các đơn vị có chênh lệch thu lớn hơn chi dưới 01 lần Quỹ tiền lương ngạch bậc, chức vụ trong năm thì trích tối thiểu 15%;
- Trích Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập của người lao động trong trường hợp thu nhập bị giảm sút;
- Trích lập Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh.
d) Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng để hỗ trợ trong trường hợp người bệnh có chi phí điều trị lớn, không có khả năng chi trả và chi trả cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị được ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động không thường xuyên, gồm:
2. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh (đối với các đơn vị không phải là đơn vị y tế dự phòng).
4. Kinh phí thực hiện các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.
6. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc đặt hàng không thường xuyên (điều tra, quy hoạch, khảo sát,...).
8. Kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản cố định khác, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán để đơn vị thực hiện nhưng không gắn với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển.
10. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
1. Các khoản kinh phí không thường xuyên được phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị theo nhiệm vụ được giao hàng năm.
QUY ĐỊNH VỀ GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 18. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Năm 2013: Giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở các chi phí trực tiếp sau đây:
b) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ;
d) Chi phí chi trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.
a) Các khoản chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Năm 2014 - 2015: Chỉ tính 30% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
c) Chi phí nhân công thuê ngoài (nếu có). Chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ để chi trả thù lao nhằm khuyến khích, thu hút các chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị;
đ) Chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện.
a) Các chi phí trực tiếp:
- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;
b) Chi phí gián tiếp:
- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới.
5. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2, cơ sở thực hiện xã hội hóa của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được tính đầy đủ các yếu tố chi phí quy định tại Khoản 3 Điều này và có tích lũy để đầu tư phát triển. Mức tích lũy tối đa không quá 10% chi phí của dịch vụ và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Điều 19. Thẩm quyền quy định và quyết định giá dịch vụ y tế
b) Khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định này.
4. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xem xét điều chỉnh trong trường hợp:
b) Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương;
5. Thẩm quyền quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 20. Quy định về đối tượng và phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh
a) Người có thẻ Bảo hiểm Y tế: Được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mức quy định của pháp luật về Bảo hiểm Y tế. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người nước ngoài là công dân của nước có ký kết Điều ước quốc tế về khám, chữa bệnh với Việt Nam thì chi phí khám, chữa bệnh; sẽ được áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
a) Người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 66 của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người bệnh trong các trường hợp thiên tai, thảm họa lớn theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Trung ương quản lý; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do địa phương quản lý.
a) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên giá của từng dịch vụ, kỹ thuật y tế được quy định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế người bệnh đã sử dụng;
Khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thanh toán theo trường hợp bệnh. Bộ Y tế xây dựng lộ trình để đến năm 2020 phần lớn các loại bệnh hoặc nhóm bệnh được thanh toán theo phương thức này.
1. Khoản thu từ các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi khung giá do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành theo quy định của Nghị định này được để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng và không phản ánh vào ngân sách nhà nước.
3. Đối với khoản thu từ hoạt động dịch vụ, của các cơ sở hạch toán độc lập quy định tại Điều 6 của Nghị định này: Đơn vị được phép mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để theo dõi và quản lý nhưng khi sử dụng phải chuyển về tài khoản của đơn vị ở Kho bạc Nhà nước để quản lý việc chi tiêu và quyết toán.
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
1. Các đơn vị có trách nhiệm bảo đảm tiền lương cơ bản theo ngạch, bậc, chức vụ và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho người lao động.
Điều 23. Nguồn đảm bảo chính sách tiền lương
2. Đối với các đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4: Từ nguồn thu của đơn vị và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước bảo đảm ngân sách để chi trả tiền lương, kể cả tiền lương tăng thêm theo lộ trình cải cách tiền lương đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số/kế hoạch hóa gia đình; các đơn vị còn lại, sau khi đã sử dụng nguồn thu nhưng vẫn không bảo đảm thì được xem xét, bổ sung từ ngân sách nhà nước để bảo đảm chi trả tiền lương, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ hiện hành cho người lao động.
1. Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo đúng các quy định hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, đề xuất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện về nhà ở và làm việc để thu hút cán bộ y tế, đặc biệt là các bác sỹ, dược sỹ mới ra trường về công tác tại các đơn vị y tế công lập thuộc địa phương quản lý.
4. Nghiêm cấm các cơ sở y tế, công chức, viên chức y tế thu thêm của người bệnh ngoài mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, chỉ định các kỹ thuật y tế không đúng với hướng dẫn quy trình kỹ thuật và hướng dẫn điều trị. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012 và thay thế Nghị định số 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về thu một phần viện phí.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào các quy định tại Nghị định này để hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập đang được cập nhật.
Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 85/2012/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2012-10-15 |
Ngày hiệu lực | 2012-12-01 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |