BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 743/TCT-KK | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2009 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 60/TCHQ-KTTT ngày 06/01/2009 của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc khi thu nợ thuế hàng nhập khẩu qua thuế giá trị gia tăng (GTGT) nội địa chờ hoàn, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại Mục V Phần II Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
Theo quy định tại Luật quản lý thuế, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thực hiện tại Phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính;
Theo hướng dẫn tại Điểm 3.3, Điểm 3.4 và Điểm 4 Mục III Phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về đăng ký thuế.
Theo nội dung công văn số 60/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan thì: Công ty TNHH sản xuất túi xốp Hoàn Cầu (MST: 0301482981) tại thành phố Hồ Chí Minh có nợ thuế GTGT hàng nhập khẩu quá hạn tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Hiện Công ty đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, người điều hành quản lý không có, ngân hàng đã niêm phong xưởng sản xuất. Qua tìm hiểu thông tin từ cơ quan thuế thì Công ty đang còn số tiền thuế GTGT âm đến tháng 10/2008 (theo báo cáo thuế tháng 9/2008) tại Chi cục Thuế Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh; Chi cục Thuế cho biết do giám đốc Công ty bỏ trốn nên Công ty không có hồ sơ hoàn thuế, do vậy Chi cục không thể phối hợp với cơ quan hải quan để thu hồi nợ thuế.
Căn cứ theo các quy định nêu trên và trường hợp của Công ty Hoàn Cầu nêu trên, thì:
- Trường hợp số thuế GTGT âm theo báo cáo thuế tháng 9/2008 của Công ty Hoàn Cầu chỉ là số liệu qua kê khai của Công ty, không phải là số liệu theo Biên bản quyết toán thuế toàn Công ty do cơ quan thuế lập nên không có đủ căn cứ để xác định đây là số tiền thuế GTGT thuộc loại cơ quan thuế phải hoàn trả cho Công ty. Trường hợp này, nếu Công ty (hoặc tổ chức, cá nhân được thụ hưởng theo pháp luật) có hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty gửi cơ quan thuế thì cơ quan thuế mới có đủ căn cứ để phối hợp với cơ quan hải quan để thực hiện bù trừ số thuế GTGT Công ty được xét hoàn với số tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu mà Công ty còn nợ cơ quan hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan.
- Trường hợp của Công ty Hoàn Cầu nêu trên (giám đốc Công ty bỏ trốn, Công ty đã ngừng hoạt động, cơ quan hải quan đã có ý kiến về việc Công ty còn nợ thuế GTGT hàng nhập khẩu) nên cơ quan thuế không có căn cứ để đóng mã số thuế của Công ty mà chỉ thông báo công khai tình trạng không tồn tại của người nộp thuế và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của Ngành Thuế, chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng để có căn xử lý tồn tại về thuế đối với Công ty.
Từ các nội dung trên, Tổng cục Thuế không có căn cứ để hướng dẫn cơ quan thuế địa phương thực hiện bù trừ số tiền thuế GTGT còn âm theo số liệu kê khai của doanh nghiệp tương ứng với số thuế doanh nghiệp còn nợ cơ quan thuế cũng như còn nợ cơ quan hải quan. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cơ quan thuế quyết toán thuế giải thể doanh nghiệp theo quy định hiện hành, thì cơ quan thuế sẽ thực hiện bù trừ số tiền thuế còn phải hoàn trả doanh nghiệp ghi trên biên bản quyết toán thuế tương ứng với số tiền thuế doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước, trong đó có nợ cơ quan hải quan theo quy định hiện hành.
Tổng cục Thuế thông báo để Tổng cục Hải quan được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn số 743/TCT-KK về việc phối hợp thu nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành đang được cập nhật.
Công văn số 743/TCT-KK về việc phối hợp thu nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 743/TCT-KK |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Phạm Văn Huyến |
Ngày ban hành | 2009-03-06 |
Ngày hiệu lực | 2009-03-06 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |