BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v chấn chỉnh thông báo mất tờ khai hải quan | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan nhận được công văn của một số Cục Hải quan địa phương (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Hồ Chí Minh…) thông báo việc mất tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu (bản lưu người khai hải quan) thuộc nhiều loại hình (kinh doanh, tạm nhập – tái xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu) trong đó nổi lên là loại hình nhập gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu là loại hình phải thực hiện thanh khoản, hoàn thuế. Ngày 17/8/2009, Tổng cục Hải quan có công văn số 4911/TCHQ-GSQL chấn chỉnh nhưng hiện tượng doanh nghiệp khai mất tờ khai hải quan có chiều hướng gia tăng.
Để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp khai mất tờ khai hải quan để có thể lợi dụng gian lận trong lĩnh vực quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, thanh khoản, hoàn thuế, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện ngay một số việc sau:
1. Nghiêm túc quán triệt thực hiện đúng hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 4911/TCHQ-GSQL ngày 17/8/2009.
2. Trường hợp doanh nghiệp thông báo mất tờ khai hải quan thì yêu cầu doanh nghiệp phải có giải trình nêu rõ lý do mất tờ khai, có xác nhận việc mất tờ khai, trách nhiệm truy tìm tờ khai báo mất, cơ quan Hải quan xem xét cụ thể nếu chưa đủ cơ sở để khẳng định việc mất tờ khai hải quan thì không thông báo mất tờ khai trên toàn quốc, không tạo tiền lệ cho doanh nghiệp thông báo việc làm mất tờ khai hải quan gây ảnh hưởng đến công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và thanh khoản, hoàn thuế.
Trường hợp cơ quan Hải quan có đủ cơ sở khẳng định việc doanh nghiệp khai mất tờ khai là có thực thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; việc thanh khoản, hoàn thuế đối với các trường hợp mất tờ khai hải quan chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính theo điểm 3 dưới đây.
3. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trước khi trình lãnh đạo Bộ hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp làm mất tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng bản sao tờ khai hải quan khi thanh khoản, hoàn thuế đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, yêu cầu Hải quan địa phương thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
4. Về sử dụng tờ khai xuất khẩu khi thanh khoản hợp đồng gia công:
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính thì căn cứ để xác định hàng hóa thực xuất khẩu là tờ khai xuất khẩu có xác nhận thực xuất. Vì vậy, trong khi chưa ban hành các Thông tư mới thay thế Thông tư số 79/2009/TT-BTC, Thông tư số 116/2008/TT-BTC, Thông tư số 74/2010/TT-BTC thì khi thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công, ngoài việc đối chiếu hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp với số liệu trên máy, công chức thực hiện thanh khoản cần kiểm tra, đối chiếu với bảng thống kê Biên bản bàn giao để xác định hàng đã đến cửa khẩu xuất (đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu). Trường hợp có nghi vấn số liệu không trung thực hoặc có hiện tượng xuất khống, xuất thiếu thì đề nghị doanh nghiệp xuất trình thêm các chứng từ khác để đối chiếu như tờ khai xuất khẩu có xác nhận thực xuất, B/L…
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết, hướng dẫn doanh nghiệp thống nhất thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Từ khóa: Công văn 7266/TCHQ-GSQL, Công văn số 7266/TCHQ-GSQL, Công văn 7266/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, Công văn số 7266/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, Công văn 7266 TCHQ GSQL của Tổng cục Hải quan, 7266/TCHQ-GSQL
File gốc của Công văn 7266/TCHQ-GSQL về chấn chỉnh thông báo mất tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 7266/TCHQ-GSQL về chấn chỉnh thông báo mất tờ khai hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 7266/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành | 2010-12-03 |
Ngày hiệu lực | 2010-12-03 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |