\r\n\r\n
THANG MÁY\r\nTHUỶ LỰC - PHƯƠNG PHÁP THỬ CÁC YÊU CẦU AN TOUN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT
\r\n\r\nHydraulic lift - Test\r\nmethods for the safety requirements of construction and installation
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6905: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn\r\nTCVN/TC 178 Thang máy, cầu thang máy - băng tải chở khách biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường\r\nban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THANG MÁY THUỶ LỰC - PHƯƠNG PHÁP THỬ\r\nCÁC YÊU CẦU AN TOUN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT
\r\n\r\nHydraulic lift - Test\r\nmethods for the safety requirements of construction and installation
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các\r\nyêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động thuỷ lực qui định\r\ntrong TCVN 6396: 1998.
\r\n\r\nPhương pháp thử qui định trong tiêu chẩn này\r\náp dụng đối với các thang máy thuỷ lực trong các trường hợp sau:
\r\n\r\n- Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng;
\r\n\r\n- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung\r\ntu và đại tu;
\r\n\r\n- Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã\r\nkhắc phục xong;
\r\n\r\n- Hết hạn giấy phép sử dụng;
\r\n\r\n- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn\r\nlao động.
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực - Yêu cầu\r\nan toàn về cấu tạo và lắp đặt.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật\r\nngữ, định nghĩa quy định trong TCVN 6396: 1998
\r\n\r\n3.2. Kiểm tra tổng thể và sự đồng bộ của\r\nthang sau khi lắp đặt được thực hiện bằng cách so sánh sự phù hợp của thiết bị\r\nvới các quy định thiết kế, các hồ sơ kỹ thuật, các chứng chỉ do nhà sản xuất\r\ncung cấp (phụ lục A).
\r\n\r\n3.3. Các thiết bị và dụng cụ kiểm tra và thử\r\nnghiệm phải được kiểm chuẩn và có độ chính xác phù hợp với quy định của cơ quan\r\nchức năng có thẩm quyền.
\r\n\r\n3.4. Việc kiểm tra và thử nghiệm thang máy\r\nthuỷ lực chỉ được tiến hành khi khả năng chịu lực của kết cấu xây dựng phù hợp\r\nvới quy định của nhà thiết kế và khi thang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động tại\r\nnơi lắp đặt thang.
\r\n\r\n4. Phương pháp kiểm\r\ntra và thử nghiệm
\r\n\r\n4.1. Phương pháp kiểm tra
\r\n\r\n4.1.1. Kiểm tra kết cấu xây dựng, kích thước,\r\nđộ chính xác kích thước hình học theo hồ sơ kỹ thuật do nhà chế tạo cung cấp\r\nđối với các đối tượng sau:
\r\n\r\na) Giếng thang;
\r\n\r\nb) Buồng máy, buồng puly (nếu có);
\r\n\r\nc) Cửa tầng, cửa cabin, khe hở giữa các cánh\r\ncửa và giữa các cánh cửa với khuôn cửa;
\r\n\r\nd) Sàn và nóc cabin;
\r\n\r\ne) Các khoảng cách an toàn;
\r\n\r\nf) Sai lệch dừng tầng;
\r\n\r\ng) Cáp và cáp bù;
\r\n\r\nh) Đường kính puly.
\r\n\r\n4.1.2. Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, kết cấu\r\nvà bố trí hợp lý và khả năng làm việc an toàn của các thiết bị và cơ cấu sau:
\r\n\r\na) Trạng thái đóng mở cửa, khả năng chống kẹt\r\ncửa cabin và cửa tầng, thiết bị báo động, thiết bị cứu hộ và chiếu sáng;
\r\n\r\nb) Các thiết bị khoá;
\r\n\r\nc) Kết cấu treo và dẫn hướng cửa;
\r\n\r\nd) Kết cấu tay vịn, kết cấu treo, cửa sập cứu\r\nhộ, thiết bị điều khiển trên nóc cabin;
\r\n\r\ne) Kết cấu đối trọng và kết cấu treo đối\r\ntrọng (nếu có);
\r\n\r\nf) Kết cấu và khả năng điều chỉnh của kẹp\r\nray, khoảng cách tối đa giữa các kẹp ray so với thiết kế;
\r\n\r\ng) Hệ thống thông gió;
\r\n\r\nh) Lối lên xuống, độ sạch sẽ khô ráo của\r\ngiếng thang;
\r\n\r\ni) Hệ thống phanh, hệ thống cứu hộ, bộ chống\r\nđảo pha, hệ thống bảo vệ các bộ phận quay;
\r\n\r\nk) Các công tắc chính, công tắc cực hạn;
\r\n\r\nl) Phương thức phát động bộ hãm bảo hiểm.
\r\n\r\n4.1.3. Đo và kiểm tra các yêu cầu của hệ\r\nthống điện, vận tốc định mức, nhiệt độ buồng máy:
\r\n\r\na) Điện áp, cường độ dòng điện;
\r\n\r\nb) Dây dẫn, bố trí và lắp đặt dây dẫn;
\r\n\r\nc) Điện trở cách điện, điện trở mối nối;
\r\n\r\nd) áp suất toàn tải; van hạn áp;
\r\n\r\ne) Vận tốc định mức;
\r\n\r\nf) Hạn chế thời gian chạy động cơ;
\r\n\r\ng) Hệ chiếu sáng;
\r\n\r\nh) Nhiệt độ.
\r\n\r\n4.1.4. Kiểm tra hệ thống điện an toàn theo\r\nphụ lục B.
\r\n\r\n4.2. Phương pháp thử
\r\n\r\n4.2.1. Thử bộ khống chế vượt tốc.
\r\n\r\nBộ khống chế vượt tốc được thử bằng cách tạo\r\nvượt tốc theo quy định khi cho cabin hoặc đối trọng đi xuống. Đo vận tốc phát\r\nđộng và so sánh với:
\r\n\r\na) Vận tốc phát động theo điều 9.3.1; 9.3.2\r\nTCVN 6396: 1998;
\r\n\r\nb) Hoạt động của điều khiển điện theo điều\r\n9.4.1.11 TCVN 6396: 1998.
\r\n\r\n4.2.2. Thử bộ hãm bảo hiểm
\r\n\r\n4.2.2.1. Thử bộ hãm bảo hiểm cabin:
\r\n\r\n1) Thử nghiệm nhằm kiểm tra độ chính xác sau\r\nlắp đặt, độ tin cậy của cụm thiết bị đồng bộ gồm cabin, ray dẫn hướng, bộ hãm\r\nbảo hiểm và bản mã gắn vào công trình.
\r\n\r\n2) Thử bộ hãm bảo hiểm được tiến hành khi\r\ncabin đi xuống, tải thử được phân bố đều trên sàn cabin, van điều khiển cabin\r\nđi xuống mở và cần lưu ý những vấn đề sau:
\r\n\r\na) Đối với bộ hãm bảo hiểm tức thời hoặc bộ\r\nhãm bảo hiểm tức thời có giảm chấn; cabin chuyển động đi xuống với vận tốc định\r\nmức và chịu tải trọng hoặc;
\r\n\r\n- Bằng tải trọng định mức nếu tải trọng định\r\nmức phù hợp với bảng 1 (điều 7.2.1 TCVN 6396: 1998) hoặc:
\r\n\r\n- Nếu tải trọng định mức nhỏ hơn giá trị nêu\r\ntrong bảng 1 thì tải thử được lấy bằng 125% tải định mức, ngoại trừ trường hợp\r\ntải trọng này nhỏ hơn tải trọng cho trong bảng 1.
\r\n\r\nb) Đối với bộ hãm bảo hiểm êm:
\r\n\r\n- Tải trọng bằng tải định mức, cabin chuyển\r\nđộng với vận tốc định mức hoặc thấp hơn nếu tải trọng định mức phù hợp với bảng\r\n1.
\r\n\r\n- Nếu tải trọng định mức nhỏ hơn giá trị nêu\r\ntrong bảng 1 thì tải thử được lấy bằng 125% tải định mức, ngoại trừ trường hợp\r\ntải trọng này nhỏ hơn tải trọng cho trong bảng 1. Cabin chuyển động với vận tốc\r\nđịnh mức hoặc thấp hơn.
\r\n\r\nNếu phép thử được tiến hành ở vận tốc thấp\r\nhơn vận tốc định mức thì nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật hợp\r\npháp chỉ rõ đặc tính thử của loại bộ hãm bảo hiểm êm khi thử động lực cùng với\r\nbộ phận treo.
\r\n\r\n4.2.2.2. Thử bộ hãm bảo hiểm đối trọng (nếu\r\ncó)
\r\n\r\n1) Thử nghiệm nhằm kiểm tra độ chính xác lắp\r\nghép, độ chính xác lắp đặt, độ tin cậy của cụm thiết bị đồng bộ gồm: đối trọng,\r\nbộ hãm bảo hiểm, ray dẫn hướng và các bản mã gắn vào công trình.
\r\n\r\n2) Thử bộ hãm bảo hiểm được tiến hành khi đối\r\ntrọng đi xuống và:
\r\n\r\na) Đối với bộ hãm bảo hiểm tức thời hoặc loại\r\nbộ hãm bảo hiểm tức thời có giảm chấn.
\r\n\r\n+ Thang không tải.
\r\n\r\n+ Chuyển động với vận tốc định mức. b) Đối\r\nvới bộ hãm bảo hiểm êm.
\r\n\r\n+ Thang không tải.
\r\n\r\n+ Chuyển động với vận tốc định mức hoặc thấp\r\nhơn.
\r\n\r\nNếu phép thử được thực hiện ở vận tốc thấp\r\nhơn vận tốc định mức thì nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ hồ sơ kỹ thuật hợp\r\npháp chỉ rõ đặc tính thử của loại bộ hãm bảo hiểm êm cho đối trọng khi thử động\r\nlực cùng với bộ phận treo.
\r\n\r\n4.2.2.3. Thử bộ hãm bảo hiểm được tiến hành\r\nbằng cách tác động để bộ khống chế vượt tốc bật hãm ngoại trừ trường hợp bộ\r\nkhống chế vượt tốc có puly thử với đường kính nhỏ hơn để tạo vận tốc phát động.
\r\n\r\nSau khi thử không có bất cứ hư hỏng nào làm\r\nảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thang.
\r\n\r\n4.2.3. Thử thiết bị chèn
\r\n\r\nThiết bị chèn được thử khi cabin chuyển động\r\nđi xuống với vận tốc định mức, tải trọng thử được phân bố đều trên sàn, cabin\r\ntựa trên thiết bị chèn, van điều khiển cabin đi xuống đóng và:
\r\n\r\na) Đối với thiết bị chèn kiểu tức thời hoặc\r\ntức thời có giảm chấn: Cabin chịu tải bằng 125% tải định mức. Nếu bộ hãm bảo\r\nhiểm cần thử đóng vai trò là thiết bị chèn thì phép thử được thực hiện theo\r\n4.2.2.1
\r\n\r\nb) Đối với thiết bị chèn êm
\r\n\r\n- Nếu tải trọng định mức phù hợp với bảng 1\r\n(7.2.1 - TCVN 6396: 1998) thì cabin chịu tải bằng 125% tải định mức.
\r\n\r\n- Nếu tải trọng định mức nhỏ hơn giá trị cho\r\ntrong bảng 1 thì cabin chịu tải bằng 125% tải định mức.
\r\n\r\nKết quả thử được đánh giá bằng cách quan sát\r\ncẩn thận trạng thái của thiết bị. Sau khi thử không có hư hỏng gây ảnh hưởng\r\nđến hoạt động bình thường của thang.
\r\n\r\n4.2.4. Thử thiết bị chặn
\r\n\r\nThiết bị chặn được thử khi cabin chuyển động\r\nđi xuống với vận tốc định mức, tải trọng thử bằng 125% tải định mức phân bố đều\r\ntrên sàn, cabin tiếp xúc với thiết bị chặn và giảm chấn (điều 9.5.7 TCVN 6396:\r\n1998), van điều khiển cabin đi xuống đóng. Cabin được dừng ở mỗi tầng bằng\r\nthiết bị chặn.
\r\n\r\nKiểm tra bằng mắt:
\r\n\r\na) Sự làm việc của chốt, cữ chặn và khe hở\r\ntheo phương ngang giữa chốt và cữ chặn khi thang chuyển động;
\r\n\r\nb) Sự hoạt động của cần piston của giảm chấn.
\r\n\r\nSau khi thử không có hư hỏng gây ảnh hưởng\r\nđến hoạt động bình thường của thang.
\r\n\r\n4.2.5. Thử giảm chấn
\r\n\r\nGiảm chấn dạng tích luỹ năng lượng được thử\r\nbằng cách cho cabin với tải trọng định mức tựa trên giảm chấn, cáp nâng trùng.\r\nĐo và quan sát độ lún. So sánh với thông số do nhà chế tạo cung cấp.
\r\n\r\nGiảm chấn tích luỹ năng lượng tự phục hồi và\r\ngiảm chấn hấp thu năng lượng được thử bằng cách cho cabin với tải trọng định\r\nmức và đối trọng tiếp xúc với giảm chấn tại thời điểm có vận tốc bằng vận tốc\r\nđịnh mức hoặc vận tốc khi tính toán giảm chấn.
\r\n\r\nKết quả kiểm tra được đánh giá bằng cách quan\r\nsát cẩn thận tình trạng của giảm chấn.
\r\n\r\nSau khi thử không có bất cứ hư hỏng nào gây\r\nảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thang.
\r\n\r\n4.2.6. Thử van ngắt
\r\n\r\nVan ngắt được thử khi thang đi xuống vượt tốc\r\nchịu tải định mức phân bố đều trong cabin. Xem xét bằng mắt.
\r\n\r\na) Hoạt động của van;
\r\n\r\nb) Kiểm tra vận tốc cabin tại thời điểm van\r\nngắt làm việc so với đồ thị điều chỉnh của nhà sản xuất cung cấp;
\r\n\r\nc) Trong trường hợp sử dụng nhiều van ngắt\r\nphải kiểm tra sự tác động đồng thời và chính xác của chúng bằng cách kiểm tra\r\nđộ nghiêng của sàn cabin.
\r\n\r\n4.2.7. Thử van hãm
\r\n\r\nVan hãm được thử nghiệm hoặc bằng cách:
\r\n\r\na) Đo vận tốc hãm Vmax hoặc
\r\n\r\nb) Tính toán theo công thức sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nP là áp suất toàn tải (MPa)
\r\n\r\nPt là áp suất đo khi thang đi\r\nxuống chịu tải trọng định mức (MPa);
\r\n\r\nVmax là vận tốc đi xuống lớn nhất\r\nkhi van ngắt làm việc (m/s);
\r\n\r\nVt là vận tốc được đo sau một hành\r\ntrình đi xuống của cabin chịu tải định mức.
\r\n\r\nGiá trị Vmax không được lớn hơn\r\ngiá trị vận tốc định mức khi đi xuống cộng với 0,3 m/s
\r\n\r\n4.2.8. Thử áp suất
\r\n\r\nThử áp suất được tiến hành như sau:
\r\n\r\nÁp suất thử trong mạch thuỷ lực giữa van một\r\nchiều và kích bằng 200% áp suất toàn tải. Thời gian giữ áp lực thử là 5 phút.
\r\n\r\nKiểm tra bằng cách xem xét kỹ hiện tượng tụt\r\náp, rò rỉ dầu thuỷ lực trong suốt thời gian giữ áp lực thử. Sau khi thử không\r\ncó biểu hiện gì gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thuỷ lực.
\r\n\r\n4.2.9. Thử trôi tầng
\r\n\r\nThử trôi tầng được thực hiện bằng cách đưa\r\ncabin với tải trọng định mức lên vị trí cao nhất.
\r\n\r\nGiữ cabin đứng yên trong 10 phút. Cabin không\r\nđược trôi xuống quá 10 mm.
\r\n\r\n4.2.10. Thử thiết bị điện chống trôi tầng.
\r\n\r\nThiết bị điện chống trôi tầng được thử bằng\r\ncách cho thang chịu tải định mức. Cabin ở trong vùng từ 0,12 m j dưới mức sàn\r\nđến điểm thấp nhất của vùng mở khoá, thang phải đặt trong trạng thái đi lên,\r\nkhông phụ thuộc vào vị trí các cửa.
\r\n\r\n4.2.11. Thử cứu hộ khi thang đi xuống
\r\n\r\nVận hành tay quay cho cabin đi xuống tựa vào\r\ncột chống (hoặc khi bộ hãm bảo hiểm hoặc thiết bị chèn đang làm việc)... Quan\r\nsát cáp treo cabin. Tiếp tục vận hành cho cabin đi xuống, cáp treo cabin bị\r\ntrùng nếu thiết bị cứu hộ làm việc.
\r\n\r\n4.2.12. Thiết bị báo động cứu hộ.
\r\n\r\nThiết bị báo động cứu hộ được thử ở trạng\r\nthái hoạt động bình thường của thang và ở trạng thái không có điện nguồn. ở cả\r\nhai trạng thái hoạt động của thang chuông và điện thoại phải hoạt động đúng\r\ntheo chỉ dẫn trong hồ sơ kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nCÁC\r\nHỒ SƠ KỸ THUẬT VÀ CHỨNG CHỈ DO NHU SẢN XUẤT CUNG CẤP
\r\n\r\nA.1. Quy định chung
\r\n\r\nHồ sơ kỹ thuật bao gồm các thông tin và tư\r\nliệu cần thiết cho việc lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm thang. Hồ sơ kỹ thuật\r\nđược gửi kèm theo đơn của chủ sở hữu thang cho cơ quan chức năng có thẩm quyền\r\ntrước khi kiểm tra và thử nghiệm.
\r\n\r\nA.2. Các thông tin tổng quan bao gồm:
\r\n\r\nTên, địa chỉ người lắp đặt, chủ sở hữu hoặc\r\nngười sử dụng;
\r\n\r\nNơi lắp đặt lần đầu;
\r\n\r\nThông số cơ bản của thang.
\r\n\r\nA.3. Bản vẽ kỹ thuật và các thông tin chi\r\ntiết về kỹ thuật bao gồm:
\r\n\r\n- Kích thước khoảng không gian dự phòng đỉnh\r\ngiếng và hố thang;
\r\n\r\n- Lối vào hố thang;
\r\n\r\n- Vách ngăn giữa các thang nếu lắp nhiều\r\nthang trong một giếng thang;
\r\n\r\n- Biện pháp bảo vệ kích (khi có yêu cầu);
\r\n\r\n- Tấm chắn (cho nhiều thang được lắp chung\r\nmột hố);
\r\n\r\n- Các quy định về cố định ray;
\r\n\r\n- Vị trí, kích thước, buồng máy, mặt bằng lắp\r\nđặt máy và thiết bị, lỗ thông gió, lực tác động vào công trình;
\r\n\r\n- Lối vào buồng máy;
\r\n\r\n- Vị trí, kích thước, lối vào buồng máy;
\r\n\r\n- Puly, bố trí thiết bị trong buồng puly (nếu\r\ncó);
\r\n\r\n- Loại và kích thước cửa tầng;
\r\n\r\n- Loại và kích thước cửa kiểm tra, cửa sập\r\nkiểm tra;
\r\n\r\n- Kích thước cabin và cửa cabin;
\r\n\r\n- Khoảng cách an toàn;
\r\n\r\n- Đặc tính cơ bản hệ treo như hệ số an toàn,\r\ncáp (số lượng, đường kính, tải trọng kéo đứt cáp) hoặc xích (loại, bước, tải\r\ntrọng kéo đứt xích);
\r\n\r\n- Bản vẽ về nguyên lý hoạt động của thiết bị\r\nchặn;
\r\n\r\n- Lực tác động khi thiết bị chặn làm việc;
\r\n\r\n- Đặc tính cơ bản về cáp của bộ khống chế\r\nvượt tốc (hệ số an toàn, đường kính, lực kéo đứt); hoặc cáp an toàn;
\r\n\r\n- Kích thước, độ bền của ray dẫn hướng, điều\r\nkiện, kích thước mặt chịu ma sát;
\r\n\r\n- Kích thước, độ bền của giảm chấn loại tích\r\nluỹ năng lượng;
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nDANH\r\nMỤC KIỂM TRA VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN AN TOUN
\r\n\r\n\r\n Điều khoản TCVN\r\n 6396-1998 \r\n | \r\n \r\n Nội dung kiểm tra \r\n | \r\n
\r\n 4.2.2.2 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra trạng thái đóng của các cửa kiểm\r\n tra, cứu hộ và cửa sập kiểm tra \r\n | \r\n
\r\n 4.6.2.7 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị dừng trong hố thang \r\n | \r\n
\r\n 5.4.5 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị dừng trong buồng puly \r\n | \r\n
\r\n 6.6.4 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra khoá cửa tầng \r\n | \r\n
\r\n 6.6.6.1 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra trạng thái đóng của cửa tầng \r\n | \r\n
\r\n 6.6.6.5 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra trạng thái đóng của các cửa không\r\n khoá và cửa lùa nhiều cánh \r\n | \r\n
\r\n 7.5.11.1 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra trạng thái đóng của cửa cabin \r\n | \r\n
\r\n 7.6.3.5 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra khoá cửa sập cứu hộ và cửa cứu hộ\r\n trong cabin \r\n | \r\n
\r\n 7.7.6 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị dừng trên nóc cabin \r\n | \r\n
\r\n 7.10.3.3 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ dãn tương đối bất thường của\r\n cáp hoặc xích (nếu dùng 2 cáp hoặc 2 xích) \r\n | \r\n
\r\n 7.9.3.3 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ căng của cáp trong bộ hãm bảo\r\n hiểm \r\n | \r\n
\r\n 9.2.2.7 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra hoạt động của bộ hãm bảo hiểm \r\n | \r\n
\r\n 9.4.1.11 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra hoạt động của bộ khống chế vượt\r\n tốc \r\n | \r\n
\r\n 9.4.1.12 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra sự phục hồi của bộ khống chế vượt\r\n tốc \r\n | \r\n
\r\n 9.4.1.13 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ căng của cáp bộ khống chế vượt\r\n tốc \r\n | \r\n
\r\n 9.6.7.4.c) \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ phục hồi của giảm chấn \r\n | \r\n
\r\n 11.8.3.2.2b) \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ căng của thiết bị truyền tín\r\n hiệu vị trí cabin với thang dẫn động trực tiếp \r\n | \r\n
\r\n 11.8.3.2.3b) \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ căng trong thiết bị truyền tín\r\n hiệu vị trí cabin cho thang dẫn động gián tiếp \r\n | \r\n
\r\n 11.8.3.3.1 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra công tắc cực hạn \r\n | \r\n
\r\n 10.6 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra khoá cửa cabin \r\n | \r\n
\r\n 10.10.3 \r\n | \r\n \r\n Chống chùng cáp (xích) \r\n | \r\n
\r\n 11.4.2 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra công tắc chính \r\n | \r\n
\r\n 11.8.1.2.a)2 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra về việc điều chỉnh và điều chỉnh\r\n lại tầng \r\n | \r\n
\r\n 11.8.1.2.a)3 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra độ căng của thiết bị truyền tín\r\n hiệu vị trí cabin (khi điều chỉnh và điều chỉnh lại tầng) \r\n | \r\n
\r\n 11.8.1.3.3.c) \r\n | \r\n \r\n Hạn chế chuyển động của cabin khi xếp dỡ\r\n hàng trên bệ \r\n | \r\n
\r\n 11.8.1.5i) \r\n | \r\n \r\n Thiết bị dừng cho thao tác kiểm tra \r\n | \r\n
\r\n 11.8.6 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống báo quá tải \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6905:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6905:2001, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6905:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6905:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6905:2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6905:2001
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về thang máy thuỷ lực – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6905:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |