CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240-CT | Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG KINH TẾ MỚI LALÂU-LAMEUR TỈNH GIA LAI- KON TUM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Xét dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế mới Lalâu - Iameur tỉnh Gia Lai - Kon Tum (tờ trình số 225/TT-UB ngày 2 tháng 11 năm 1990 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum);
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động -T hương binh và Xã hội (tờ trình số 29-LĐTBXH ngày 1 tháng 8 năm 1991),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Lalâu -Iameur theo các nội dung và mục tiêu chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Vùng kinh tế mới Lalâu-Iameur (huyện Chư Prông) , tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
2. Chủ quản đầu tư: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chủ đầu tư: Do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định, theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
3. Phạm vi vùng dự án:
Vùng dự án bao gồm địa dư của xã Lalâu và xã Iameur (kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000).
Tổng diện tích tự nhiên của vùng 23.500 hécta. Thời kỳ 1991-1995 thực hiện ở phần địa dư xã Lalâu.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ:
a) Thực hiện đến năm 2000:
- Khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp 4.892 hécta để trồng 3005 hécta lúa hai vụ, 51 hécta lúa 1 vụ, 1. 836 hécta cây công nghiệp và cây mầu. Đồng cỏ: 2.570 hécta.
- Chăn nuôi bò thịt, bò cái sinh sản và lợn.
- Bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng phòng hộ: 2.549 hécta và quản lý, sử dụng vùng kinh doanh: 10.627 hécta
- Phân bố lại lao động, dân cư: Đưa dân từ vùng lòng hồ sông Đà thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và từ các tỉnh phía Bắc đến vùng: 4. 570 hộ, 9. 450 lao động, 23.300 nhân khẩu.
- Giải quyết việc làm: 11.450 lao động.
b) Thực hiện thời kỳ 1991 - 1995 (phần địa dư xã Lalâu):
- Khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp 1.560 hécta để trồng 1. 050 hécta lúa 2 vụ, 110 hécta lúa 1 vụ, 400 hécta cây công nghiệp ngắn, dài ngày và cây màu.
- Chăn nuôi bò thịt, bò cái sinh sản và lợn.
- Bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng phòng hộ 2.842 hécta và quản lý, sử dụng rừng kinh doanh: 8.545 hécta.
- Phân bố lại lao động, dân cư: đưa dân từ vùng lòng hồ Sông Đà thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và các tỉnh phía Bắc đến vùng: 1.500 hộ, 3. 300 lao động, 7.000 nhân khẩu.
- Giải quyết việc làm: 5.300 lao động.
5. Đầu tư cơ bản:
Ngoài các nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn tín dụng đầu tư, vốn viện trợ quốc tế, vốn của dân... Tổng số vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thời kỳ 1991 - 1995; 4.500 triệu đồng, bao gồm:
- Đầu tư hỗ trợ ban đầu chủ yếu cho khai hoang trồng cây công nghiệp và xây dựng đồng ruộng: 700 triệu đồng.
- Hỗ trợ làm cầu và làm một số đoạn đường trục nội vùng theo tiêu chuẩn đường liên xã: 900 triệu đồng.
- Làm 2 đập dâng (Iaglae và Ialop) và kênh để tưới 1.570 hécta: 1.860 triệu đồng.
- Xây dựng một số công trình phúc lợi công cộng gồm: trạm xá, trường cấp 1 và trường cấp 2: 200 triệu đồng.
- Kinh phí sự nghiệp chuyển dân: 800 triệu đồng.
- Kiến thiết cơ bản: 40 triệu đồng.
6. Tiến độ đầu tư: giai đoạn 1 của dự án này được đầu tư xây dựng trong 5 năm, bắt đầu từ quý IV/1991. Riêng năm 1991, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định số vốn đầu tư hỗ trợ dự án này lấy trong tổng số vốn kinh tế mới năm 1991 được duyệt.
Điều 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện:
1. Tổ chức thiết kế, thi công các công trình theo dự án được duyệt phù hợp yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao.
2. Tổ chức sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm, đồng thời cùng Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum, các ngành có liên quan tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác đầu tư cho dự án này (vốn liên doanh liên kết, vốn viện trợ quốc tế, vốn tín dụng đầu tư, vốn của dân...).
3. Căn cứ vào dự án được duyệt, lựa chọn công trình, hạng mục công trình để ưu tiên đầu tư, tập trung thực hiện có trọng điểm, phù hợp với khả năng đầu tư hàng năm của Nhà nước; phối hợp với các ngành có liên quan: thuỷ lợi, giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục - đào tạo để thực hiện các hạng mục công trình chuyên ngành thuộc vùng kinh tế mới Lalâu - Iameur bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn; đặc biệt coi trọng việc phòng, chống bệnh sốt rét.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ vốn viện trợ, các nguồn vốn khác để bổ sung vốn đầu tư dự án này.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum có trách nhiệm cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan thực hiện tốt việc xây dựng vùng kinh tế mới Lalâu - Iameur; đưa lao động đến khai thác phù hợp tiến độ đầu tư, xây dựng cơ sở ban đầu để đón dân đến mở mang sản xuất, phát triển sản phẩm hàng hoá theo hình thức hộ gia đình, cá thể, tư nhân; chú ý thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật, và tổ chức dịch vụ phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Thuỷ lợi, Giao thông vận tải và bưu điện, Năng lượng, Tài chính, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Thủ trưởng các ngành, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đồng Sĩ Nguyên (Đã ký) |
File gốc của Quyết định 240-CT năm 1991 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Lalâu-Lameur tỉnh Gia Lai- Kon Tum do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 240-CT năm 1991 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Lalâu-Lameur tỉnh Gia Lai- Kon Tum do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
Số hiệu | 240-CT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đồng Sĩ Nguyên |
Ngày ban hành | 1991-08-03 |
Ngày hiệu lực | 1991-08-18 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Đã hủy |