THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 220/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2009 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 09/TTr-BXD ngày 22 tháng 01 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
- Là khu kinh tế tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và vùng duyên hải Bắc Bộ;
- Là trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và các thành phố phía Đông Trung Quốc;
- Là đầu mối giao thương quốc tế, là một trong những động lực chính để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Đông Bắc của Tổ quốc.
- Vị trí: trong tọa độ địa lý từ 20040’ đến 21016’ Vĩ Bắc và từ 107015’ đến 1080 Kinh Đông.
- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ diện tích Khu kinh tế, bao gồm phần đất liền và mặt biển (thuộc chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam):
+ Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà;
+ Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ;
+ Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ Long và vùng Vịnh Hạ Long.
- Quy mô diện tích: khoảng 2.171,33 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km2, diện tích mặt biển khoảng 1.620 km2.
Dân số của toàn huyện Vân Đồn hiện trạng năm 2007 khoảng 41.600 người. Dự báo quy mô dân số Khu kinh tế đến năm 2020 đạt khoảng 150.000 người. Tư vấn đề xuất quy mô dân số cụ thể trên cơ sở hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế và của tỉnh Quảng Ninh nhưng phải bảo đảm phù hợp về ngưỡng dân số và phát triển bền vững.
4. Mục tiêu và quan điểm quy hoạch
a) Quan điểm:
- Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế trở thành một khu kinh tế hiện đại, đồng bộ, bảo đảm phát triển theo các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Quy hoạch phải có tính khoa học, kế thừa các quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực.
- Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế phải đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội - chính trị ổn định gắn với an ninh - quốc phòng và phát triển bền vững.
b) Mục tiêu:
- Xây dựng Khu kinh tế năng động, đầu mối giao thương, tạo động lực phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh, Vùng duyên hải Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Hình thành các khu du lịch biển, đảo bền vững và chất lượng cao, tạo điểm đến du lịch giải trí vui chơi cao cấp.
- Tạo môi trường an sinh bền vững, sinh động và chất lượng cao cho người dân trong vùng.
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Khu kinh tế với Khu công nghiệp - Cảng biển Hải Hà, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố cửa khẩu Móng Cái, đảo Hải Nam và với Trung Quốc.
- Bảo đảm quốc phòng - an ninh xã hội và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển.
- Làm cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm phát triển bền vững.
5. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chính
Căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về quy hoạch xây dựng và theo đặc thù là khu kinh tế có tính chất du lịch, dịch vụ sinh thái biển, đảo, khuyến khích tư vấn nghiên cứu, áp dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện của Khu kinh tế, theo hướng hiện đại, mang tầm quốc tế và được Bộ Xây dựng xem xét, chấp thuận.
6. Nội dung nghiên cứu Quy hoạch
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng:
- Phân tích, đánh giá mối liên hệ vùng trong tỉnh Quảng Ninh, Vùng duyên hải Bắc Bộ, trong toàn quốc cũng như các nước trong khu vực, đặc biệt là mối quan hệ với khu vực phía Nam Trung Quốc;
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên; hiện trạng về kinh tế xã hội, đất đai, dân số lao động, hạ tầng kỹ thuật,... của Khu kinh tế;
- Làm rõ các ưu điểm, hạn chế, tiềm năng và thách thức trong quá trình hình thành, phát triển của Khu kinh tế.
b) Phân khu chức năng:
Trên cơ sở các động lực chính phát triển Khu kinh tế gồm:
- Khu du lịch: là động lực chính để phát triển, bố trí các loại hình du lịch: sinh thái; vui chơi giải trí cao cấp; văn hoá - di tích lịch sử và loại hình du lịch khác.
- Khu trung tâm tài chính và thương mại quốc tế: bao gồm các khu tài chính, phi thuế quan, thương mại, dịch vụ hàng hải...
- Trung tâm đầu mối giao thông và hậu cần quốc tế: xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn, các công trình đầu mối - dịch vụ giao thông thuỷ - bộ và hàng không, kết nối hạ tầng với đất liền và với Trung Quốc;
- Khu công nghiệp sạch: các ngành công nghiệp sạch có giá trị cao và thân thiện với môi trường.
- Các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: phát triển các vùng nông nghiệp, đa dạng giống cây trồng và vật nuôi; các vùng trồng đặc sản địa phương, cây thuốc…; nghiên cứu mở rộng và phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với hoạt động du lịch.
- Các khu chức năng khác: khu đô thị sinh thái - dịch vụ biển nằm trên đảo Cái Bầu và một số đảo lớn khác có nhiều cư dân sinh sống.
c) Định hướng phát triển không gian
Nghiên cứu các phương án tổ chức không gian quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu, theo các tiêu chí sau:
- Bảo đảm tính hiện đại, giầu bản sắc dân tộc, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, hạn chế tối đa tác động đến cảnh quan môi trường.
- Có giải pháp về cơ cấu tổ chức không gian phù hợp với tính chất của Khu kinh tế.
- Đảm bảo thuận tiện cho các hoạt động giao thông và làm việc trong Khu kinh tế.
d) Quy hoạch sử dụng đất
Tính toán tổng hợp nhu cầu sử dụng đất toàn Khu kinh tế; chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa - tối thiểu của các khu chức năng trong Khu kinh tế phải đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất - nước - biển và phát triển bền vững của Khu kinh tế.
đ) Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống giao thông:
+ Bảo đảm liên hệ thuận tiện giữa các khu chức năng trong Khu kinh tế gắn kết với hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Ninh, quốc gia và quốc tế.
+ Dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và các loại phương tiện giao thông trong Khu kinh tế để xác định quỹ đất xây dựng dành cho các phương tiện giao thông sẽ phát triển trong tương lai, phát triển và tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng hiện đại, các đầu mối chuyển tiếp vận tải giữa đường bộ - đường sắt - đường thuỷ và hàng không. Cụ thể cần nghiên cứu phát triển:
. Về đường bộ: nghiên cứu xây dựng hệ thống đường bộ để kết nối các phân khu chức năng trên đảo Cái Bầu với hệ thống đường bộ quốc gia và khu vực;
. Về đường hàng không: lựa chọn địa điểm xây dựng sân bay Vân Đồn; nghiên cứu, đề xuất một số sân bay cho máy bay trực thăng trên các đảo của Khu kinh tế;
. Về đường sắt: nghiên cứu xây dựng hệ thống đường sắt nhẹ kết nối các trung tâm - khu chức năng quan trọng, với sân bay và hệ thống đường sắt quốc gia;
. Về đường thủy: lựa chọn và hình thành hệ thống cảng hành khách quốc tế, có quy mô phù hợp trong Khu kinh tế.
- Chuẩn bị kỹ thuật:
+ San nền:
. Xác định cốt xây dựng tối ưu cho từng khu vực trên cơ sở tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, tránh phá vỡ cảnh quan. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình phù hợp với địa hình, phù hợp với các công trình đầu mối cơ bản;
. Tính toán, xác định khối lượng đất đào và khối lượng đất đắp hợp lý, phù hợp với điều kiện địa hình.
+ Thoát nước mưa:
. Nghiên cứu thoát nước mặt theo lưu vực, hạn chế tập trung các dòng chảy làm phá vỡ địa hình tự nhiên để đưa ra giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước mưa phù hợp. Tính toán các giải pháp thu gom, thoát nước mưa bằng các hồ điều hoà - hồ chứa nước trên các đảo Quan Lạn, Bản Sen, Ba Mùn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Cấp điện:
+ Xác định nhu cầu dùng điện theo các giai đoạn, nguồn điện và thiết lập hệ thống cấp điện và các tuyến cáp thông tin liên lạc cho phù hợp và liên thông các đảo.
- Cấp nước:
+ Xác định nhu cầu dùng nước, nguồn nước và thiết lập hệ thống cấp nước cho phù hợp.
+ Nghiên cứu địa hình tận dụng nguồn nước mặt của đảo, nâng cấp và xây mới hệ thống hồ đập nhằm khai thác tối đa nguồn nước tại chỗ, hạn chế đưa nước từ đất liền ra đảo, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư và khách du lịch, nước sản xuất công nghiệp, nước dịch vụ công cộng và thương mại, cứu hỏa...
- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
+ Thoát nước thải:
. Căn cứ vào nhu cầu dùng nước, địa hình khu vực để tính toán lượng nước thải để thu gom, phân loại và xử lý nước thải phù hợp.
. Nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải cục bộ cho các đảo, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra biển.
+ Vệ sinh môi trường:
. Tính toán quy mô, lựa chọn vị trí và giải pháp thu gom và xử lý rác thải hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan khu vực;
. Lựa chọn các khu đất xây dựng nghĩa trang của Khu kinh tế đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan - môi trường, phù hợp với giai đoạn trước mắt và lâu dài.
e) Quy hoạch xây dựng ngắn hạn đến năm 2015
- Quy hoạch, tổ chức không gian của Khu kinh tế đến năm 2015; các giải pháp kiểm soát và quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị đến năm 2015;
- Quy hoạch sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội đến năm 2015;
- Đề xuất chương trình và các dự án ưu tiên đầu tư trong gian đoạn 2009 - 2015 phù hợp với nguồn lực; các cơ chế chính sách phát triển dự án ưu tiên có tính chất đặc thù của Khu kinh tế như: các khu du lịch, khu đô thị trên các đảo, gìn giữ và bảo tồn Vườn quốc gia, các khu vực sinh thái môi trường…;
- Đề xuất giải pháp khai thác các nguồn vốn đầu tư: ngân sách Nhà nước; tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; các tổ chức, cá nhân đầu tư trong nước và nước ngoài; các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
g) Đánh giá môi trường chiến lược
- Triển khai đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch, các dự án, kế hoạch phát triển trong Khu kinh tế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, bảo đảm giữ gìn môi trường, sinh thái và cảnh quan khu vực, phát triển ổn định, bền vững;
- Đánh giá môi trường chiến lược Khu kinh tế phải đặt trong mối quan hệ tác động trong tỉnh Quảng Ninh như: thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà, huyện đảo Cô Tô, huyện Tiên Yên, Vườn quốc gia Bái Tử Long....
h) Dự thảo quy định về quản lý xây dựng
- Đề xuất các vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý, triển khai quy hoạch và các nguồn lực tài chính phát triển đô thị.
- Lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên cơ sở nghiên cứu thiết kế đô thị cho các khu chức năng của Khu kinh tế bao gồm các chỉ tiêu cơ bản (về mật độ xây dựng, tầng cao, các chỉ dẫn khác về kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đô thị) và các chỉ số liên quan khác.
Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và quy định hiện hành về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
Số lượng, nội dung bản vẽ quy hoạch là những bản vẽ chủ yếu cần thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành. Để nâng cao tính thuyết phục và hiệu quả đồ án, khuyến khích tổ chức tư vấn nghiên cứu, thể hiện nhiều bản vẽ, sơ đồ, minh họa chi tiết cho từng ý tưởng phát triển các khu chức năng với chất lượng và phương pháp tiếp cận quốc tế.
- Cơ quan quản lý dự án quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn;
- Cơ quan nghiên cứu, đề xuất quy hoạch: Tập đoàn Giải pháp toàn cầu Thiên Niên kỷ MIGS (Mỹ) - Công ty DPZ Pacific (Malaysia) và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (Việt Nam);
- Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ Xây dựng;
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;
- Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 220/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 220/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 220/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành | 2009-02-18 |
Ngày hiệu lực | 2009-02-18 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |