ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 406/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 14 tháng 7 năm 2020 |
ỨNG PHÓ THẢM HỌA SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH, NHÀ CAO TẦNG
2. Xác định cụ thể nội dung, nhiệm vụ để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về Phòng thủ dân sự được ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn, đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế của tỉnh.
4. Định hướng, chủ động cân đối kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm phương tiện, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
1. Xây dựng kế hoạch, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
3. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các sở, ban ngành, các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng và biện pháp phòng tránh.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI KHI CÓ SỰ CỐ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, NHÀ CAO TẦNG
2 Các lực lượng tham gia:
- Lực lượng trực tiếp tham gia cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn: Quân đội, Công an, Y tế và các lực lượng khác theo điều động của cơ quan chỉ đạo.
- Xây dựng phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp, triển khai công tác ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo lực lượng quân đội là lực lượng chủ lực, nòng cốt.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, xây dựng danh mục, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đầu tư trang bị các phương tiện, trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổ chức điều tra khám nghiệm hiện trường xác định nguyên nhân của sự cố tai nạn xảy ra; phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân chưa được xác định danh tính, chưa được gia đình nhận dạng.
- Triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, nhà nước và doanh nghiệp; ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để hôi của, trộm cắp, cướp giật.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ xây dựng kế hoạch huy động lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy khi có sự cố theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Triển khai thực hiện Luật Xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các công trình xây dựng, nhà cao tầng có nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết sự cố công trình theo thẩm quyền.
4. Sở Y tế.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN theo quy định khi có các nạn nhân chưa được xác định danh tính, chưa được gia đình nhận dạng do sự cố sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng gây ra trước khi mai táng; bảo quản và xác định danh tính nạn nhân bị thiệt mạng do sự cố gây ra theo đúng quy định để bàn giao cho gia đình nạn nhân.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
6. Sở Tài nguyên Môi trường: Xây dựng kế hoạch và giải pháp vệ sinh, làm sạch môi trường tại nơi xảy ra sự cố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các chủ đầu tư kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành quản lý theo quy định, yêu cầu tạm dừng thi công nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu, có nguy cơ gây sập đổ công trình hoặc biện pháp thi công công trình không đảm bảo an toàn theo thẩm quyền đúng quy định.
- Báo cáo định kỳ về công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các công trình xây dựng, nhà cao tầng trên địa bàn quản lý có nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu để trợ giúp và tổ chức cung ứng hàng hóa cứu trợ cho người dân ở khu vực xảy ra sự cố sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng; kiểm tra, xử lý các hành vi lợi dụng việc xảy ra sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa để đầu cơ, nâng giá gây ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
+ Được thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận;
- Kiện toàn Ban Chỉ huy, đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm của các cấp huyện, cấp xã.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã khi nhận được thông tin xảy ra sự cố sập đổ công trình trên địa bàn, bằng phương pháp nhanh nhất phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để huy động lực lượng tham gia công tác ứng cứu và bảo vệ hiện trường; đồng thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng, nhà thầu thi công.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra sự cố và Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
+ Các tài liệu về thiết kế, thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố;
+ Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
- Các sở, ban, ngành, người đứng đầu các cơ sở nhà cao tầng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được phân công xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ, tổng kết và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (Gửi Sở Xây dựng 01 bản để theo dõi, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo).
- Giao Sở Xây dựng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phổ, người đứng đầu các cơ sở, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch này.
Gửi bản điện tử: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 406/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa sập đổ công trình, nhà cao tầng do tỉnh Bắc Kạn ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 406/KH-UBND năm 2020 về ứng phó thảm họa sập đổ công trình, nhà cao tầng do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Số hiệu | 406/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Lý Thái Hải |
Ngày ban hành | 2020-07-14 |
Ngày hiệu lực | 2020-07-14 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng |