ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2015/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 02 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 288/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 5 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bạc Liêu tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này hướng dẫn cấp giấy phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động, thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu gửi hồ sơ đề nghị được chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết, quy định cụ thể như sau:
- Dự án công trình thiết yếu xây dựng mới có quy mô nhóm A, nhóm B; có liên quan đường cấp I, cấp II, cấp III hoặc có liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai cơ quan trực tiếp quản lý đường địa phương trở lên; công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường do tỉnh quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận đối với:
- Dự án công trình thiết yếu sửa chữa, cải tạo, nâng cấp liên quan đến đường từ cấp III trở xuống.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu
- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.
- Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kinh phí liên quan.
4. Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này.
c) Thời gian gia hạn: chỉ gia hạn một lần với thời gian không quá 12 tháng.
a) Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
c) Gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp phép thi công công trình.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 13 Quy định này.
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của chủ đầu tư);
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ; riêng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công là 02 bộ.
5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình thiết yếu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông và sự bền vững của kết cấu công trình đường bộ. Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công và nhà thầu thi công công trình thiết yếu phải có đủ năng lực hành nghề đối với công trình đường bộ.
7. Chủ đầu tư công trình thiết yếu nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
9. Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép thi công do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp và tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan; giấy phép thi công theo mẫu tại Phụ lục 4 Quy định này.
1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ phải tuân theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển quảng cáo phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.
3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo lắp đặt ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu giới hạn này bị vi phạm thì đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển quảng cáo.
Cơ quan có thẩm quyền là Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao quản lý.
a) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy định này;
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định này;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
c) Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG TỈNH
1. Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh bao gồm các loại sau:
b) Đường chuyên dùng: Đường lâm nghiệp, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ (cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).
d) Đường dẫn ra vào cửa hàng xăng dầu, trạm dừng nghỉ.
a) Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương để lập danh mục các điểm đấu nối vào đường tỉnh. Đường nhánh được đấu nối vào đường tỉnh phải theo danh mục điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Chủ đầu tư, chủ sử dụng nút giao điểm đấu nối phải tự xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao và không được bồi thường, hỗ trợ khi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền yêu cầu xóa bỏ hoặc cải tạo nút giao.
5. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh:
- Trong khu vực đô thị: Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề nhau vào đường tỉnh thực hiện theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành về quản lý đường đô thị.
b) Đối với đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu:
- Trong khu vực đô thị: Khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề (nằm cùng một phía) là 1.000m; khoảng cách tối thiểu giữa các trạm xăng dầu liền kề (nằm khác phía) là 300m (kể cả những đoạn đi qua giao lộ).
- Khoảng cách trên áp dụng đối với các cửa hàng xăng dầu được quy hoạch theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và được áp dụng cho cả những đoạn đi qua giao lộ.
- Ngoài ra, vị trí đấu nối của đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu vào đường địa phương phải:
+ Cách nút giao thông (ngã ba, ngã tư, vòng xoay) cùng phía một khoảng cách tối thiểu là 50m.
c) Đối với các điểm đấu nối công cộng; đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu có trước thời điểm hiệu lực của Quy định này sẽ được xem xét cụ thể trên cơ sở phải đảm bảo an toàn giao thông và khoản 3 Điều này.
Điều 8. Danh mục các điểm đấu nối vào đường tỉnh
Nội dung cơ bản của công tác lập danh mục các điểm đấu nối như sau:
2. Khảo sát, thống kê
b) Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng theo Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; trong đó, phân loại cửa hàng xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và chưa được chấp thuận đấu nối vào đường tỉnh.
a) Thuyết minh các điểm đấu nối
- Bản giải trình lý do các điểm đấu nối trong danh mục nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo Quy định này.
b) Danh mục các điểm đấu nối:
- Bình đồ thể hiện các vị trí dự kiến đấu nối.
Điều 9. Phê duyệt và thực hiện quản lý danh mục đấu nối
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập danh mục các điểm đấu nối vào từng tuyến đường tỉnh và thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị có liên quan lập danh mục điểm đấu nối vào từng tuyến đường huyện, đường xã để làm cơ sở quản lý.
b) Khi cần xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng điểm đấu nối có trong danh mục, căn cứ văn bản cho phép sử dụng điểm đấu nối của đơn vị quản lý đường bộ, tổ chức, cá nhân sử dụng điểm đấu nối lập hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Quy định này để được giải quyết.
Điều 10. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh
1. Sở Giao thông vận tải chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của nút giao đấu nối liên quan đến đấu nối vào đường tỉnh.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao.
- Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao; trong đó, cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Ủy ban nhân dân tỉnh chưa xác định rõ chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
5. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường tỉnh đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt thiết kế kỹ thuật thì không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.
Điều 11. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh
a) Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao, biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông theo ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
c) Phê duyệt dự án, công trình nút giao theo quy định hiện hành.
2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 13 Quy định này.
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao chụp có xác nhận của chủ đầu tư);
b) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.
5. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
7. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.
1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị thì cho phép mở điểm đấu nối tạm thời để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc; hết thời hạn đấu nối tạm sẽ hoàn trả hiện trạng ban đầu của hành lang an toàn đường bộ.
Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng thì phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong Danh mục các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu nối tạm thời gửi cơ quan có thẩm quyền 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);
- Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.
4. Việc chấp thuận thiết kế, cấp giấy phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy định này.
1. Cách thức thực hiện: Tổ chức, đơn vị, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn phòng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền;
c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì có văn bản hướng dẫn hoàn thiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính); nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận hoặc cấp giấy phép thi công. Trường hợp không chấp thuận hoặc không cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Trước khi phê duyệt dự án xây dựng công trình thiết yếu phải gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét chấp thuận theo quy định.
3. Khi ký kết hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư phải thỏa thuận với nhà thầu thi công điều, khoản xử phạt vi phạm hợp đồng nếu không thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây mất an toàn và ùn tắc giao thông.
5. Trước khi khởi công phải thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi công trình đi qua biết để phối hợp.
1. Có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo điểm a, khoản 1, Điều 3 Quy định này; chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào các tuyến đường do tỉnh quản lý; chấp thuận đấu nối có thời hạn vào các tuyến đường do tỉnh quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
2. Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị, đường xã theo đúng quy định hiện hành.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo đúng Quy định này.
1. Những nội dung không đề cập trong Quy định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…….../……… | ………, ngày……tháng………năm 201…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chấp thuận xây dựng (...3...)
Kính gửi:..……………..……………..(4)
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- (…5…)
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
- Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do (...9...) thực hiện.
(...2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
Số điện thoại:………………….
- Như trên;
- ..……………;
- Lưu VT.
(……2......)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu được quy định tại Điều 4 của Quy định này.
(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.
(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).
(10) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…….../……… | ………, ngày……tháng………năm 201…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Chấp thuận xây dựng (...3...)
Kính gửi:..……………..……………..(4)
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- (…5…)
Gửi kèm theo các tài liệu sau:
- (...6...)
Địa chỉ liên hệ:……………..
| (……2......) |
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu.
(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu được quy định tại Điều 4 của Quy định này.
(6) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…….../……… | ………, ngày……tháng…...năm 201…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp phép thi công (...3...)
Kính gửi:..……………………………(...4...)
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ (...5..);
Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (...8...) (bản chính)..
(...2...) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
(...2...) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (...10...) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (.. .2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Số điện thoại:………………….
- Như trên;
- ..……………;
- Lưu VT.
(……2......)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);
(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;
(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.
(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.
MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
UBND TỈNH BẠC LIÊU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…….../…..-…. | ………, ngày……tháng………năm 201…… |
GIẤY PHÉP THI CÔNG
Công trình:…………….(1)…………….
Lý trình:…………….….đường tỉnh....……
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ văn bản số:……./…….ngày..../…../200...của .......(2) chấp thuận thiết kế công trình…..(1)…..;
1. Cấp cho:…..(3)…..
- Điện thoại……………………………;
2. Được phép thi công công trình:.…..(1)….., trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình giao thông đường bộ từ lý trình Km…….đến Km…….đường……., theo hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công được duyệt theo Quyết định số:……./…….ngày...../…./200.. của…..(4)….., gồm các nội dung chính như sau:
b)……………………………………………………..…………………………………………………….;
..)……………………………………………………..……………………………………………………..
- Mang giấy này đến đơn vị quản lý đường bộ (trực tiếp quản lý tuyến đường) để nhận bàn giao mặt bằng hiện trường; tiến hành thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho đường bộ;
- Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, nếu đơn vị thi công không thực hiện việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; mọi trách nhiệm liên quan đến tai nạn giao thông và chi phí thiệt hại khác (nếu có) đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp luật;
- Khi kết thúc thi công phải bàn giao lại mặt bằng, hiện trường cho đơn vị quản lý đường bộ;
4. Thời hạn thi công:
Quá thời hạn quy định phải đề nghị cấp gia hạn./.
- …………….;
- Tổng cục ĐBVN (thay b/c);
- Thanh tra Sở GTVT (để p/h);
- …………….;
- Lưu VT...
(……2……)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn nội dung ghi trong mẫu Giấy phép thi công:
(2): Ghi tên cơ quan thẩm quyền chấp thuận thiết kế (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện...).
(4): Chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền (trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực phê duyệt thiết kế).
Ghi chú.
File gốc của Quyết định 15/2015/QĐ-UBND Quy định về cấp giấy phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang được cập nhật.
Quyết định 15/2015/QĐ-UBND Quy định về cấp giấy phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bạc Liêu |
Số hiệu | 15/2015/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Thanh Dũng |
Ngày ban hành | 2015-10-02 |
Ngày hiệu lực | 2015-10-12 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |