ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2017/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Kho bạc Nhà nước Bình Phước, Ban Quản lý Khu kinh tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Văn Phòng Chính phủ; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Quy định này quy định một số nội dung việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
1. Quy định này áp dụng đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 3. Thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) và công trình quy định tại Khoản 5 của Điều này.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác nghiệm thu công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng trên địa bàn hành chính tỉnh trừ các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2, Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và công trình quy định tại Khoản 5 của Điều này.
Điều 4. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu
2. Sau khi nhận được báo cáo thông tin của chủ đầu tư về khởi công xây dựng công trình, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Quy định này thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra.
4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Quy định này thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường hợp chủ đầu tư phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 5 Điều này thi thời hạn nêu trên được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này.
6. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều này được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia việc kiểm tra.
Điều 5. Nội dung kiểm tra công tác nghiệm thu
Điều 6. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng gồm:
2. Công trình, hạng mục công trình phải được Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện theo phân cấp về thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu quy định tại Điều 3 của Quy định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư nêu tại Khoản 1 điều này. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này.
1. Công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách.
3. Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường ngoài các công trình quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của điều này được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì và yêu cầu nhà thầu có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
2. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
Điều 9. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng
2. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì.
a) Trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 5 (năm) trăm triệu đồng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
4. Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại Điểm a, Điểm b, Khoản 3 Điều này.
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
3. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định tại Điều 9, Điều 11, Điều 12 của Quy định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cho Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Công tác bảo dưỡng công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hằng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt.
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
7. Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ để quản lý và theo dõi.
1. Kiểm định, định kỳ theo quy trình bảo trì công trình được duyệt.
3. Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì.
5. Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
1. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
2. Các vị trí quan trắc; thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng); Thời gian quan trắc; số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định.
a) Nhà thầu quan trắc lập phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này, trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt;
Trường hợp số liệu quan trắc quy định tại Khoản 2 Điều này vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Kinh phí bảo trì công trình xây dựng được hình thành từ các nguồn sau đây:
b) Nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhà nước;
d) Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân;
2. Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng:
b) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được tính trong chi phí bảo trì công trình xây dựng;
3. Dự toán bảo trì công trình xây dựng:
b) Dự toán bảo trì được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo kế hoạch bảo trì và đơn giá xây dựng theo quy định của cấp có thẩm quyền phục vụ bảo trì công trình xây dựng để thực hiện khối lượng công việc đó;
4. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 10 Quy định này, chi phí bảo trì công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
1. Đối với công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
b) Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư phải gửi báo cáo Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố;
2. Trách nhiệm của UBND cấp xã: Ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho UBND cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng:
b) Tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố cấp II, cấp III trên địa bàn có sự tham gia của các cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan tại địa phương;
- Cấp sự cố công trình xây dựng theo quy định tại Điều 46, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Điều 16. Trách nhiệm thi hành
a) Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;
e) Phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I; tham gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước đối với công trình xây dựng khi có yêu cầu;
g) Tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn;
i) Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng;
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;
3. Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện (phòng Kinh tế hạ tầng thuộc UBND huyện hoặc phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thị xã) tổ chức thực hiện theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này có trách nhiệm:
b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đối với các công trình xây dựng do UBND cấp huyện quản lý theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Quy định này;
d) Tổng hợp và báo cáo Sở Xây dựng định kỳ trước ngày 05 tháng 12 hằng năm và đột xuất khi có yêu cầu về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
Điều 17. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế
2. Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng xây dựng công trình của các dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế,
4. Phối hợp với Sở Xây dựng hoặc Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng còng trình xây dựng, giám định sự cố công trình của các dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Công trình xây dựng được khởi công trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công trình xây dựng khởi công từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng thực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
1. Thủ trưởng các Sở, ngành: Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu kinh tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức, phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Nhà nước, UBND tỉnh và nội dung cụ thể tại Quy định này.
3. Những nội dung liên quan về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng không quy định tại Quy định này thì được thực hiện theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định pháp luật khác liên quan hiện hành.
File gốc của Quyết định 03/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang được cập nhật.
Quyết định 03/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Số hiệu | 03/2017/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành | 2017-01-20 |
Ngày hiệu lực | 2017-01-30 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Hết hiệu lực |