ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2008/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 19 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007 và 2008;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính; Thông tư 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bao gồm: Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Thuế, Hải quan và các lực lượng chức năng khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Quản lý thu, nộp ngân sách nhà nước
Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 mục I Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, cụ thể như sau:
1. Khoản tiền thu, nộp ngân sách nhà nước được sử dụng một phần để bổ sung cho cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bao gồm:
a) Tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
- Tiền phạt vi phạm hành chính do các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại nộp theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền.
- Tiền bán hàng hóa, tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
b) Tiền bán tài sản tịch thu theo quyết định của cơ quan công an, kiểm sát, tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với các vụ án hình sự về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả mà các lực lượng này thu, nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Toàn bộ các khoản tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước và do cơ quan tài chính thống nhất quản lý.
a) Các khoản tiền thu, nộp do cơ quan cấp Trung ương và cấp tỉnh thực hiện được nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh; các khoản tiền thu, nộp do các cơ quan từ cấp huyện trở xuống thực hiện được nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp.
b) Đối với những việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên biển thuộc vùng biển của tỉnh Tiền Giang quản lý thì tiền thu từ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được đưa vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính Tiền Giang mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
c) Đối với những vụ việc kiểm tra, phát hiện bắt giữ, xử lý tại địa điểm ở xa nơi mở tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính (lực lượng của các cơ quan cấp tỉnh trực tiếp kiểm tra, kể cả các Đội Quản lý thị trường của tỉnh đóng trên địa bàn huyện) thì các khoản tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả được tạm nộp vào Kho bạc Nhà nước các huyện, thị. Kho bạc Nhà nước các huyện, thị thu hộ và chuyển ngay về tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
3. Số tiền thu, nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính sau khi đã trừ đi các chi phí được phép chi và phần được sử dụng để bổ sung kinh phí cho cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo Quy định này, số còn lại phải nộp vào ngân sách địa phương sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản tài sản tính theo hợp đồng cụ thể.
2. Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển tài sản từ thời điểm kiểm tra (tịch thu) hoặc tạm giữ cho tới khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền và cho đến khi hoàn thành việc xử lý được thanh toán theo hợp đồng với mức chi tối đa như sau:
a) Chi thuê bốc dỡ hàng hóa để kiểm tra:
- Phương tiện xe:
+ Hàng tạp hóa: 50.000 đồng/tấn.
+ Đồ giấy, nhựa: 60.000 đồng/tấn.
+ Hàng phế liệu (sắt vụn, miểng chai): 120.000 đồng/tấn.
+ Hàng dễ vỡ (kim khí điện máy, sành sứ, thủy tinh, gạch): 100.000 đồng/tấn.
+ Hàng nông sản (gạo, đậu, trái cây ...): 60.000 đồng/tấn.
+ Hàng thủy sản (còn sống chứa trong thùng có nước): 80.000 đồng/tấn.
+ Gỗ các loại: 100.000 đồng/m3.
- Phương tiện tàu thuyền bốc lên bờ để kiểm tra:
+ Hàng có trọng lượng nhẹ (hàng nông sản, thủy sản, tạp hóa...): 120.000 đồng/tấn.
+ Hàng có trọng lượng nặng (sắt vụn, miểng chai, vật liệu xây dựng...): 180.000 đồng/tấn.
+ Gỗ các loại không quá 250.000 đồng/m3.
- Chi phí thuê mướn phương tiện ban đêm (từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau) của lực lượng điều tra, trinh sát, xác minh khi cần thiết phục vụ cho quá trình công tác (chi phí này quyết toán bằng biên nhận của người cho thuê):
+ Phương tiện đường bộ: 7.000 đồng/km.
+ Phương tiện đường thủy: 60.000 đồng/km.
b) Bốc dỡ ra vào kho:
- Hàng dễ vỡ và cồng kềnh (kim khí điện máy, sành sứ, thủy tinh, gạch): 65.000 đồng/tấn.
- Các hàng hóa khác không quá 45.000 đồng/tấn.
c) Chi phí vận chuyển:
- Đối với xe tải từ 01 tấn trở lên thanh toán theo hợp đồng cụ thể.
- Đối với xe tải dưới 01 tấn được thanh toán như sau:
+ Cự ly từ 5 - 15 km: tối đa không quá 60.000 đồng/chuyến;
+ Cự ly hơn 15 km: không quá 100.000 đồng/chuyến.
- Xe ba - gác: 15.000 đồng/chuyến.
Trường hợp cơ quan ra quyết định xử lý đã được Nhà nước bố trí kho bãi, biên chế, phương tiện vận tải thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó.
3. Chi phí đăng báo, quảng cáo thanh toán theo hợp đồng.
4. Chi phí công tác:
- Tiền ăn cho lực lượng trực tiếp kiểm tra, điều tra, trinh sát, xác minh, truy bắt chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: 60.000 đồng/ngày đêm/người. Riêng đối với đi công tác kiểm tra thường xuyên trong tỉnh và đi công tác làm nhiệm vụ xác minh vụ việc ngoài tỉnh, thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ công tác phí.
- Tiền ăn cho người tham gia quá trình điều tra, trinh sát, xác minh như hướng dẫn đường, cung cấp thông tin có liên quan, cùng lực lượng công tác tiếp cận địa điểm, mục tiêu để điều tra, trinh sát, xác minh (đối tượng là người dân địa phương do lực lượng công tác trưng dụng): 80.000 đồng/ngày đêm/người. Số lượng người tham gia tối đa 01 vụ việc: 02 người. Đối với chi phí này có biên nhận nhận tiền của người tham gia.
- Chi phí hội họp các ngành chuyên môn thống nhất hình thức xử lý vi phạm của từng vụ việc, chi phí xác định giá trị lô hàng, định giá khởi điểm: 40.000 đồng/ngày/người.
Việc thanh toán chi phí mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán khoản chi mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cấp tin, của thủ quỹ, kế toán và thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả.
6. Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã từ thời điểm tạm giữ cho đến khi hoàn thành việc thả vào môi trường tự nhiên hoặc chuyển giao cho vườn thú, trung tâm thí nghiệm, tổ chức khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
7. Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự như: chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được hoặc giá trị tăng thêm của tài sản lớn hơn so với chi phí sửa chữa; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; phí bán đấu giá trả cho doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản nhà nước theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, chi phí bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá thực hiện (trong trường hợp bán đấu giá thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản).
Hội đồng bán đấu giá tài sản được cơ quan tài chính tạm ứng trước tối đa không quá 5% trên giá trị (theo giá khởi điểm) của tài sản bán đấu giá để có nguồn chi cho công tác bán đấu giá tài sản. Kết thúc cuộc bán đấu giá, Hội đồng bán đấu giá phải quyết toán toàn bộ số tiền bán đấu giá, bao gồm số tiền đã tạm ứng.
8. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Căn cứ số thu đã nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét, thanh toán kịp thời các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ theo chế độ quy định tại Quy định này. Các cơ quan, đơn vị phải mở sổ sách kế toán, tổ chức hạch toán, kế toán nguồn kinh phí này theo quy định và hạch toán thu, chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp xử lý vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhưng không có nguồn thu hoặc thu không đủ bù đắp chi phí nêu trên mà tài khoản tạm thu, tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan, đơn vị chống buôn lậu còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ, thanh toán, nếu thiếu thì quyết toán vào các vụ việc khác có thu.
1. Dành 40% để chi cho các nội dung:
- Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Mức tiền thưởng đối với cá nhân do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu quyết định trên cơ sở nguồn kinh phí được sử dụng cho nội dung này.
- Chi bồi dưỡng trong thời gian điều trị cho các cán bộ, chiến sỹ của cơ quan, đơn vị chống buôn lậu bị tai nạn, bị thương hoặc bị chết trong quá trình điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí cho các trường hợp không có chế độ bảo hiểm y tế:
+ Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia xử lý vi phạm hành chính bị thương, tai nạn: tối đa không quá 4.000.000 đồng/vụ;
+ Chi hỗ trợ cho gia đình của cán bộ, công chức bị chết khi thi hành nhiệm vụ: tối đa không quá 15.000.000 đồng/vụ.
- Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm cho cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mức chi tối đa là 1.500.000 đồng/người/tháng.
Đối với vụ việc mà số thu không lớn nhưng có nhiều lực lượng tham gia xử lý thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu được sử dụng thêm tối đa không quá 10% tổng số kinh phí được sử dụng (10% này lấy từ số kinh phí sử dụng cho nội dung chi tại Khoản 2 Điều này) để bổ sung chi bồi dưỡng, khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp một vụ việc có nhiều lực lượng cùng tham gia, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu có trách nhiệm căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc và mức độ tham gia của từng cơ quan, đơn vị để xem xét, chi bồi dưỡng, khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị tham gia, phối hợp đảm bảo công khai, dân chủ.
- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;
- Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
- Chi hội nghị, hội thảo, khảo sát chuyên đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
- Chi hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên. Các cơ quan quản lý lực lượng tham gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành Trung ương về mức chi (nhưng tối đa không quá 10% số kinh phí được sử dụng cho các nội dung quy định tại khoản này) và việc quản lý, sử dụng đối với nội dung chi này.
2. Dành 60% để chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phục vụ cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Việc chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành. Trường hợp nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, chế độ, định mức thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Số kinh phí được bổ sung cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nội dung theo quy định này.
Điều 5. Số tiền thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả sau khi trừ các chi phí quy định tại Điều 3 của Quy định này và bổ sung kinh phí cho các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được sử dụng quy định tại Điều 4 nêu trên, số còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước để đảm bảo cân đối cho các nhu cầu chi tiêu của ngân sách địa phương.
Điều 6. Hạch toán, kế toán và thanh quyết toán nguồn kinh phí được bổ sung
- Các đơn vị được bổ sung kinh phí hoạt động từ nguồn thu chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phải mở sổ kế toán, tổ chức hạch toán, kế toán việc sử dụng nguồn kinh phí này để quản lý chặt chẽ theo quy định hiện hành. Việc thanh, quyết toán và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Quy định này.
+ Trong năm 2008:
Đối với số tiền bán hàng tịch thu khi nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Chương tương ứng, Loại 10, Khoản 10, Mục 052, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Đối với số tiền phạt vi phạm hành chính khi nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Chương tương ứng, Loại 10, Khoản 10, Mục 051, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Từ năm 2009:
Đối với số tiền bán hàng tịch thu khi nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Chương tương ứng, Loại 340, Khoản 369, Mục 4300, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
Đối với số tiền phạt vi phạm hành chính khi nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Chương tương ứng, Loại 340, Khoản 369, Mục 4250, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.
- Việc quyết toán kinh phí đã sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 7. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 8. Đối với các vụ việc phát sinh trước ngày Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương có văn bản phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
File gốc của Quyết định 44/2008/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 44/2008/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Số hiệu | 44/2008/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Thanh Trung |
Ngày ban hành | 2008-12-19 |
Ngày hiệu lực | 2008-12-29 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |