………
BÁO CÁO
Tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XLVPHC
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật đã trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết thi hành (Dự kiến văn bản trong quá trình thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cần đề xuất ban hành hành mới).
- Việc xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai thi hành Luật XLVPHC.
- Đánh giá khái quát kết quả, hiệu quả và tác động của những văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật XLVPHC đã ban hành.
2. Công tác phổ biến pháp luật về XLVPHC:
- Số lượng hội nghị và các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai; số lượng người được phổ biến, tuyên truyền.
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ của hoạt động phổ biến, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân.
3. Công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính:
- Số lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đã tổ chức.
- Số lượng công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính tham gia tập huấn.
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của công tác tập huấn, bồi dưỡng.
4. Công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Sở, ngành, địa phương:
- Nêu rõ đã tiến hành bao nhiêu cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành, phối hợp thanh tra.
- Số liệu về hồ sơ xử lý vi phạm hành chính phát hiện có sai phạm và các sai phạm phổ biến.
- Số liệu về các trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi phạm tại Điều 12 Luật XLVPHC và các hành vi vi phạm điển hình.
5. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm: Nêu rõ có bao nhiêu hồ sơ XLVPHC bị khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là việc giải quyết bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt khi quyết định vi phạm hành chính có sai phạm.
6. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính:
- Việc bố trí đơn vị, bộ phận thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Số lượng công chức (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).
- Đánh giá về tính phù hợp của tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
II. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính
1. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính:
- Số vụ việc vi phạm bị phát hiện, số vụ vi phạm đã bị xử phạt qua các năm: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh số liệu giữa các năm và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục.
- Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính qua các năm: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành; số quyết định đã thi hành, chưa thi hành xong, nguyên nhân của tình trạng này; số quyết định bị cưỡng chế thi hành, nguyên nhân của tình trạng này, số tiền phạt thu được; số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu; số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện. Từ đó, đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu giữa các năm và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục.
2. Nhận xét, đánh giá về tình hình xử phạt vi phạm hành chính:
- Nhận xét, đánh giá chung, khái quát tình hình vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực/địa bàn quản lý.
- Các lĩnh vực xảy ra nhiều hành vi vi phạm hành chính.
- Các hành vi vi phạm phổ biến.
- Nguyên nhân chính của tình hình vi phạm hành chính.
3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về hình thức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
- Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: Đánh giá sự phù hợp của mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực với tình hình thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội hiện nay (mức phạt tiền trong lĩnh vực nào cần tăng lên, lĩnh vực nào cần giảm xuống).
- Việc áp dụng các hình thức xử phạt:
+ Nêu rõ những hình thức xử phạt nào thường xuyên được áp dụng, hình thức nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng hình thức xử phạt; có cần thiết phải bổ sung hình thức xử phạt nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn không?
+ Đánh giá về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: Đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả chưa; cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
- Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Nêu rõ những biện pháp khắc phục hậu quả nào thường xuyên được áp dụng, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng biện pháp?
+ Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Việc quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính không?
+ Đánh giá về thủ tục áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Đã đầy đủ, cụ thể chưa?
- Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
+ Thống kê số lượng người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi chức danh có thẩm quyền xử phạt. Đồng thời, liệt kê, báo cáo rõ các chức danh này hiện có thẩm quyền xử phạt trong các ngành, lĩnh vực nào?
+ Việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính không?
+ Có cần thiết phải bổ sung chức danh nào khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
+ Quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp thực tiễn không?
4. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cụ thể như sau:
- Đánh giá về thủ tục thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: Đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả chưa; cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
- Việc thực hiện quy định về công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt vi phạm hành chính: Đánh giá hiệu quả thực hiện; cần thiết phải bổ sung các trường hợp cần công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt vi phạm hành chính không...?
III. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Kết quả
- Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính qua các năm: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm.
- Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm.
- Tình hình thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm
2. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, cụ thể như sau:
- Biện pháp xử lý hành chính nào được áp dụng phổ biến nhất, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng biện pháp?
- Căn cứ, đối tượng, thời hiệu áp dụng đối với từng biện pháp đã bảo đảm sự phù hợp thực tiễn chưa?
- Thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả chưa; cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
IV. Tình hình áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Nêu rõ những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nào thường xuyên được áp dụng, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng biện pháp; có cần thiết phải bổ sung biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn không.
- Đánh giá về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính:
+ Căn cứ áp dụng từng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã bảo đảm sự phù hợp thực tiễn chưa?
+ Cần thiết phải bổ sung thẩm quyền cho các chức danh nào trong việc áp dụng từng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không?
+ Thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả chưa; cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
V. Tình hình áp dụng biện pháp thay thế XLVPHC đối với người chưa thành niên
- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm.
- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm.
VI. Thống kê số liệu, thời điểm chốt số liệu
1. Số liệu được lấy từ ngày từ ngày 02/07/2012 (thời điểm công bố luật theo Nghị quyết số 24/2012/QH13) và 01/7/2013 (đối với với các quy định của Luật XLVPHC) đến hết ngày 31/3/2017.
2. Việc thống kê số liệu được thực hiện theo các phụ lục kèm theo mẫu Báo cáo này.
B. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT XLVPHC ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Thông qua việc thực hiện tổng hợp số liệu, đánh giá số liệu tại nội dung Phần A, đề nghị đánh giá những chính sách pháp lý trong Luật XLVPHC được áp dụng như thế nào (trước khi Luật XLVPHC được ban hành so với sau khi Luật XLVPHC được ban hành) và tác động của những chính sách này đến công tác quản lý hành chính nhà nước và đời sống kinh tế - xã hội:
Ví dụ: Đánh giá chính sách bảo đảm quy trình chặt chẽ, minh bạch, công khai trong xử phạt vi phạm hành chính (Luật XLVPHC quy định thêm: Giải trình, miễn, giảm XPVPHC,…); chính sách về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính; chính sách bảo đảm quyền tự do của công dân trong xử lý vi phạm hành chính (biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người phải tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ và tuân theo phán quyết của tòa án);…
1. Tác động của Luật XLVPHC đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước nói chung và của Sở, ngành, địa phương nói riêng; đặc biệt, cần nêu rõ vai trò, tác dụng của Luật XLVPHC đối với hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tại Việt Nam; sự quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
2. Tác động của Luật XLVPHC đối với công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung (những chuyển biến trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác xử lý hành chính; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành xử lý vi phạm hành chính; tình hình xử phạt vi phạm hành chính; tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính...).
3. Tác động của Luật XLVPHC trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính.
4. Đánh giá những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn mà Luật XLVPHC chưa điều chỉnh là cơ sở cho đề xuất, kiến nghị bổ sung các vấn đề, chính sách mới trong Luật.
Phần thứ hai
KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG THI HÀNH LUẬT XLVPHC VÀ NGUYÊN NHÂN
I. Khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong công tác triển khai thi hành Luật XLVPHC
Các Sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định, đề nghị nêu rõ và đánh giá những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đối với các nội dung:
1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật XLVHCP.
2. Thực hiện quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Về các điều kiện đảm bảo thi hành Luật: Kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật; tổ chức bộ máy, nhân sự.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ.
- Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính, giải đáp vướng mắc pháp luật.
- Công tác kiểm tra, thanh tra.
- Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính.
- Công tác báo cáo, thống kê.
3. Nguyên nhân (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan)
II. Hạn chế, bất cập trong quy định của Luật XLVPHC
1. Về sự phù hợp của Luật XLVPHC năm 2012 với quy định của Hiến pháp năm 2013 và sự thống nhất, đồng bộ các đạo luật có liên quan.
2. Về các quy định cụ thể của Luật XLVPHC.
3. Nguyên nhân (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan)
Phần thứ ba
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT XLVPHC
Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, nhất là những hạn chế, vướng mắc, bất cập và đánh giá tác động của Luật XLVPHC theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao, các Sở, ngành, địa phương đề xuất các nội dung sau:
1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về XLVPHC
- Hoàn thiện Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành (trọng tâm là những nội dung cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung của Luật XLVPHC và đồng thời đề xuất ban hành văn bản, quy định mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế).
- Các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đề xuất chính sách pháp lý mới
Từ đánh giá tác động của Luật XLVPHC đến nền hành chính và đời sống kinh tế - xã hội tại Phần B, đề xuất hoàn thiện các chính sách của Luật XLVPHC; đề xuất các chính sách mới phát sinh sau khi triển khai thi hành Luật XLVPHC trong thời gian vừa qua và trong bối cảnh hiện nay.
3. Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật
Căn cứ vào thẩm quyền, trách nhiệm được giao, các Sở, ngành, địa phương đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trong việc bảo đảm các điều kiện về tổ chức, biên chế, các nguồn lực để nâng cao chất lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trên đây là báo cáo tổng kết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính của …………………………